[Hóa học] Ôn luyện hóa vô cơ

A

acidnitric_hno3

Cung cấp!
mp = 1,6726.10^-27 ~~ mn
me = 9,1.10^-31
KL ngyên tử = mp + mn
Một electron có điện tích bằng -1,60219.10-19 C
1m=10^6micro m=10^10 angstorong
________________________________________________________
 
H

heartrock_159

CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC LIÊN KẾT HÓA HỌC

A. Lý Thuyết
Câu 1. Cho biết nguyên tố X có Z=28. Nhận định đúng về X :
A. X thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIIA B. X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIIA
C. X thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIIB D. X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIIB

Câu 2. (ĐH-CĐ) Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và kim loại.
C. phi kim và kim loại. D. kim loại và khí hiếm.

Câu 3. (ĐH-CĐ)Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì.
A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

Câu 4. (ĐH-CĐ) Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

Câu 5. (ĐH-CĐ khối A 2007) Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự.
A. R < M < X < Y. B. M < X < R < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < Y < R.

Câu 6. (ĐH-CĐ khối A 2008) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. F, Li, O, Na. B. F, Na, O, Li. C. Li, Na, O, F. D. F, O, Li, Na.

Câu7. (ĐH-CĐ Khối B 2009) cho các nguyên tố: K(Z=19), N(Z=7), Si(Z=14), Mg(Z=12). Dãy gồm các nguyên tố sắp theo chiều giảm dần bán kính:
A. Mg, K, Si, N B. K, Mg, Si, N C. K,Mg, N, Si D. N, Si, Mg,

Câu8. (ĐH-CĐ Khối A 2009) cấu hình electron của ion X2+ là: 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố X thuộc:
A. Chu kì 4, nhóm VIIIA B. Chu kì 4, nhóm IIA
C. Chu kì 4, nhóm VIB D. Chu kì 4, nhóm VIIIB.

Câu 9. (ĐH-CĐ) Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. K, Mg, N, Si. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, Si, N. D. N, Si, Mg, K.

Câu 10. (ĐH-CĐ) Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
A. P, N, O, F. B. P, N, F, O. C. N, P, F, O. D. N, P, O, F.
 
H

hoi_a5_1995

A. Lý Thuyết
Câu 1. Cho biết nguyên tố X có Z=28. Nhận định đúng về X :
A. X thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIIA B. X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIIA
C. X thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIIB D. X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIIB

$ 1s^22s^22p^63s^23p^64s^23d^8 $



Câu 3. (ĐH-CĐ)Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì.
A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.


 
A

acidnitric_hno3

Cung cấp chút kiến thức về so sánh bán kính nguyên tử nhé!
3 nguyên tắc so sánh!
1, Càng nhiều lớp e => BK càng lớn
2, Nếu cùng lớp e thì Z càng lớn thì BK càng nhỏ
3, Nếu cùng Z càng nhiều e BK càng lớn ( so sánh ion với nguyên tử và với nhau đấy:D)
Áp dụng


Câu 6. (ĐH-CĐ khối A 2008) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. F, Li, O, Na. B. F, Na, O, Li. C. Li, Na, O, F. D. F, O, Li, Na.
Có Li: 2/1
O : 2/6
F : 2/7
Na: 2/8/1
NT1 => Na 3 lớp => BK lớn nhất. Tiếp theo sử dụng NT2 có Z càng lớn => BK càng nhỏ => BK F<O<Li<Na => D


Câu7. (ĐH-CĐ Khối B 2009) cho các nguyên tố: K(Z=19), N(Z=7), Si(Z=14), Mg(Z=12). Dãy gồm các nguyên tố sắp theo chiều giảm dần bán kính:
A. Mg, K, Si, N B. K, Mg, Si, N C. K,Mg, N, Si D. N, Si, Mg,K
K : 2/8/8/1
N : 2/5
Si : 2/8/4
Mg:2/8/2
NT1: K lớn nhất ( 4 lớp) N bé nhất ( 2 lớp)
NT2: Cùng lớp e => Mg> Si
=> K>Mg>Si>N =>B

Câu 9. (ĐH-CĐ) Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. K, Mg, N, Si. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, Si, N. D. N, Si, Mg, K.
Giống câu 7:D
 
Last edited by a moderator:
H

hoathuytinh16021995

câu 10. (đh-cđ) dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
a. P, n, o, f​
b. P, n, f, o.
C. N, p, f, o.
d. N, p, o, f.

Bổ sung giúp bà cho mọi người hiểu nhá:
Trong 1 CK tinhs phi kim tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Trong 1 nhóm tính phi kim giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
=> N<O<F Mà P<N => P<N<O<F =>D
 
Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

Câu8. (ĐH-CĐ Khối A 2009) cấu hình electron của ion X2+ là: [TEX]1s^22s^22p^63s^23p^63d^6[/TEX]. Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố X thuộc:
A. Chu kì 4, nhóm VIIIA B. Chu kì 4, nhóm IIA
C. Chu kì 4, nhóm VIB D. Chu kì 4, nhóm VIIIB.
X [TEX]1s^22s^22p^63s^23p^63d^64s^2[/TEX]
Nhìn thấy chu kì 4 nhé; kết thúc bằng lớp [TEX]3d^64s^2[/TEX] => Phân lớp B
Xác định nhóm bằng cách 6 + 2 =8 => Thuộc nhóm VIIIB
=> D
Câu 4. (ĐH-CĐ) Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là [TEX]3s^23p^6[/TEX]. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
X có cấu hình e LNC: [TEX]3s^23p^5[/TEX];Y có cấu hình e LNC: [TEX]3s^23p^64s^2[/TEX]
 
H

hoathuytinh16021995

Câu 2. (ĐH-CĐ) Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và kim loại.
C. phi kim và kim loại. D. kim loại và khí hiếm.

Câu 4. (ĐH-CĐ) Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

Câu 5. (ĐH-CĐ khối A 2007) Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự.
A. R < M < X < Y. B. M < X < R < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < Y < R.


Câu8. (ĐH-CĐ Khối A 2009) cấu hình electron của ion X2+ là: 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố X thuộc:
A. Chu kì 4, nhóm VIIIA B. Chu kì 4, nhóm IIA
C. Chu kì 4, nhóm VIB D. Chu kì 4, nhóm VIIIB.

acid tôi k hiểu cách tính nhóm của bà! cho tôi công thức tổng quát đc k?
 
A

acidnitric_hno3

Em xin trả lời chị Xương thủy tinh như sau:
Đối với nhóm A nghĩa là các nguyên tố p,s thì nhóm chính là số e lớp ngoài cùng
Đối với nhóm B ( các nguyên tố kết thúc là [TEX]nd^x(n+1)s^y[/TEX]) thì nhóm được tính như sau:
Tổng S = x+ y< 8 => Nhóm là SB
S = x+y =8,9,10 => Nhóm VIIIB
S = x+y >10 => Nhóm là (S-10)B
OK???
 
M

maygiolinh

Câu 6. (ĐH-CĐ khối A 2008) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. F, Li, O, Na. B. F, Na, O, Li. C. Li, Na, O, F. D. F, O, Li, Na.
>>D

Câu 5. (ĐH-CĐ khối A 2007) Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự.
A. R < M < X < Y. B. M < X < R < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < Y < R.
>>A
Câu này thấy khác với hoa thủy tinh?????
 
A

acidnitric_hno3

Bài tập tiếp
11. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Khối lượng TB của nguyên tử khoảng [TEX]10^{-26} kg[/TEX]
B. KL p xấp xỉ bằng KL n
C. KL nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân
D Trong nguyên tử , [TEX]m_e = m_p[/TEX]
12. Nguyên tử X có 13p. KL của proton trong hạt nhân nguyên tử X là
A. [TEX]78,26.10^{23}[/TEX]
B. [TEX]21,71.10^{-24}[/TEX]
C. 27 đvC
D. 27g
13. Nhuyên tử của nguyên tố A có tổng số p,n,e = 18 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng số hạt mang điện. Vậy số electron độc thân của A là?
A.1
B.2
C.3
D.4
14. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng hạt p,n,e = 34. Vậy số ocbitan của nguyên tử X là?
A.5
B.6
C.3
D.4
15. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng hạt p,n,e =40. Vậy số khối của Y là?
A.13
B.27
C.28
D.14
16. Một nguyên tử X có điện tích hạt nhân là [TEX]27,2.10^{-19}[/TEX] Culong. Cho các nhận định sau về X:
1. Ion tương ứng của X sẽ có cấu hình là :[TEX]1s^22s^22p^63s^23p^6[/TEX]
2. X có tổng số ocbitan chứa e là :9
3. X có 1electron độc thân
4. X là 1 kim loại
A.1 B.2 C.3 D.4
17. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong hạt nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích dương. Kết luận nào sau đây ĐÚNG:
A.Y là nguyên tử phi kim
B. ĐIên tích hạt nhân của Y là 17+
C. Y có số khối = 35
D. Ở trạng thái cơ bản Y có 3 e độc thân
18. X, Y ở 2 nhóm liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y = 23. X, Y là
A.N;O B. N;S C. P;O D. P;S
 
Last edited by a moderator:
H

hoathuytinh16021995

Bài tập tiếp
11. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Khối lượng TB của nguyên tử khoảng [TEX]10^{-26} kg[/TEX]
B. KL p xấp xỉ bằng KL n
C. KL nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân
D Trong nguyên tử , [TEX]m_e = m_p[/TEX]
12. Nguyên tử X có 13p. KL của proton trong hạt nhân nguyên tử X là
A. [TEX]78,26.10^{23}[/TEX]
B. [TEX]21,71.10^{-24}[/TEX]]
C. 27 đvC
D. 27g
p = 1,67*10^-27
=>khối lượng protong trong hạt nhân là : 13*1,67*10^-27=2,1*10^-26

13. Nhuyên tử của nguyên tố A có tổng số p,n,e = 18 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng số hạt mang điện. Vậy số electron độc thân của A là?
A.1
B.2
C.3
D.4
có:[TEX]\left\{\begin{matrix}n+p+e = 18 & & \\ p=e& n=\frac{p+e}{2} & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow n=p=e=6[/FONT][/SIZE][/TEX]
=>có 2 e độc thân
 
Last edited by a moderator:
H

hoathuytinh16021995

14. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng hạt p,n,e = 34. Vậy số ocbitan của nguyên tử X là?
A.5
B.6
C.3
D.4
Có[TEX] :\left\{\begin{matrix}n+p+e=n+2p=34 & \\ 1\leq \frac{n}{p}\leq 1,5 & \end{matrix}\ri=>\left\{\begin{matrix}p=e=10 & \\ n=14& \end{matrix}\right[/TEX]=> số obitan =
15. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng hạt p,n,e =40. Vậy số khối của Y là?
A.13
B.27
C.28
D.14
tương tự bài 15
[TEX]=>\left\{\begin{matrix}e=p=12 & \\ n=16& \end{matrix}\right[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
B

barbiesgirl

15. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng hạt p,n,e =40. Vậy số khối của Y là?
A.13
B.27
C.28
D.14
 
H

hoathuytinh16021995

17. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong hạt nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích dương. Kết luận nào sau đây ĐÚNG:
A.Y là nguyên tử phi kim
B. ĐIên tích hạt nhân của Y là 17+
C. Y có số khối = 35
D. Ở trạng thái cơ bản Y có 3 e độc thân
 
N

nach_rat_hoi

Bài tập tiếp
11. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Khối lượng TB của nguyên tử khoảng [TEX]10^{-26} kg[/TEX]
B. KL p xấp xỉ bằng KL n
C. KL nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân
D Trong nguyên tử , [TEX]m_e = m_p[/TEX]

p = 1,67*10^-27
=>khối lượng protong trong hạt nhân là : 13*1,67*10^-27=2,1*10^-26


có:[TEX]\left\{\begin{matrix}n+p+e = 18 & & \\ p=e& n=\frac{p+e}{2} & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow n=p=e=6[/TEX]

=>có 2 e độc thân

Ê Ê Ê, câu 11 đáp án phải là D chứ nhỉ?????????.............................................
 
A

acidnitric_hno3

Câu 11 đáp án D:D
Câu 17... Hoa thủy tinh nhầm nhé@@
_________________________________________________________
 
N

nach_rat_hoi

Bài tập tiếp
17. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong hạt nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích dương. Kết luận nào sau đây ĐÚNG:
A.Y là nguyên tử phi kim
B. ĐIên tích hạt nhân của Y là 17+
C. Y có số khối = 35
D. Ở trạng thái cơ bản Y có 3 e độc thân

Lập hệ tính được N=18, Z=17.
=> 1s2.2s2.2p6.3s2.3p5 => D sai.
Nó là phi kim,có số khối là 35, điện tích hạt nhân là 17+ đúng hết rồi mà => câu hỏi phải là Kết luận nào sau đây Không ĐÚNG: nhể?
 
H

heartrock_159

Lập hệ tính được N=18, Z=17.
=> 1s2.2s2.2p6.3s2.3p5 => D sai.
Nó là phi kim,có số khối là 35, điện tích hạt nhân là 17+ đúng hết rồi mà => câu hỏi phải là Kết luận nào sau đây Không ĐÚNG: nhể?

Nhìn đáp án cũng đủ biết câu nào đúng rồi bác:
Chắc chắn là clo ---> loại trừ thì câu D sai :D
 
Top Bottom