[Hóa học] Ôn luyện hóa vô cơ

C

cuncon_baby

6.Cho hỗn hợp X gồm 0,12 mol Fe và 0,03 mol Al vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 . Lắc kỹ để Cu(NO3)2 phản ứng hết thu được chất rắn Y có khối lượng 9,76 gam. Nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 là:
0,5M

0,65M

0,45M

0,75M
Ta nhận thấy Fe và Al sẽ không phản ứng hết. Xét theo chiều của phản ứng.đầu tiên là Al sẽ phản ứng trước
[TEX]Al + Cu{(N{O}_{3}})_{2}}\rightarrow Al({NO}_{3})_{2}+Cu}[/TEX]
->m_muối nhôm=2,28g
Sau khi Al phản ứng thì tới Fe
Gọi x là số mol Fe->m_Cu tạo thành = 64x
->m_Fe còn dư=(0,12-x).56
Theo đề ta có: 64x+ 2,28+(0,12 - x).56= 9,76
->x=0,02
[TEX]{\sum }_{{n}_{Cu({NO}_{3})_2}} = 0,0065[/TEX]
->[TEX]{C}_{M}=0,65[/TEX]

7.Nhiệt phân 3 gam MgCO3 một thời gian được khí X và chất rắn Y. Hấp thụ hoàn toàn X vào 100 ml dung dịch NaOH x (mol/l) thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng với BaCl2 dư tạo ra 3,94 gam kết tủa. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch Z cần 50 ml dung dịch KOH 0,2 M. Giá trị của x và hiệu suất phản ứng nhiệt phân MgCO3 là:
0,75; 50
0,5; 66,67
0,5; 84
0,75; 90

9.Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch H2SO4 loãng dư vào X thì dung dịch thu được hòa tan tối đa m gam Cu (biết rằng có khí NO bay ra). Giá trị của m là:
16

14,4

1,6

17,6
nFeCO3 = 0.05 mol
=> nFe(NO3)3 = 0.05 mol => nNO3- = 0.15 mol
[/tex]3Cu + 8H+ + 2NO3- ---> 3Cu^{2+} + 2NO + 4H_2O[/tex]
0.225______0.15
[tex]2Fe^{3+} + Cu --> 2Fe^{2+} + Cu^{2+}[/tex]
0.05_____0.025
=> mCu = (0.225 + 0.025)*64 = 16 g => Đáp án D


10.Hỗn hợp X gồm Fe và Cu với tỉ lệ phần trăm khối lượng là 4:6. Hòa tan m (gam) X bằng dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) dung dịch Y và có 0,65m (gam) kim loại không tan. Khối lượng muối khan trong dung dịch X là
5,4 gam

6,4 gam

11,2 gam

8,6 gam
m_Fe là 0,4 m
m_Cu là 0,6 m
Fe đứng trước Cu nên Cu chỉ phản ứng khi Fe phản ứng hết.
m_KL không tan = 0,65 m g
-> Cu chưa p/ư và Fe còn dư 0,05 m
Phương trình phản ứng:
4 HNO3 + 3 e -> 3 NO3(-) + NO + 2H2O
Fe - 3 e = Fe(+3) (*)
Từ n_NO = 0,448/22,4 = 0,02 mol ta có n_HNO3 nhận =nđiện tử Fe nhừơng ở (*) = 0,02.3 = 0,06 mol
--> n_Fe pứng trong (*) = số mol Fe(NO3)3 = 0,06/3 = 0,02 mol
m_Fe(NO3)3 = 0,02 x 242 = 4,84 gam
 
Last edited by a moderator:
M

maygiolinh

3.Oxi hóa m gam ancol etylic bằng CuO thành anđehit với hiệu suất h%. (Giả sử chỉ xảy ra sự oxi hóa thành andehit). Làm lạnh các chất sau phản ứng rồi cho chất lỏng thu được tác dụng với Na dư sinh ra 0,02 gam H2. Giá trị của m là:
0,92

0,46

1,38

0,69
Khi oxi hóa ancol bằng CuO có H% tạo ra anđehit, nước và ancol dư
Ta có:[tex]n_{anđehit}= n_{H_2O} \\ ..... n_{ancol}(bđ)=n_{H_2O}+n_{ancol}(dư) = 2n_{H_2} \\ ...... m=0.02*46=0.92 g [/tex]
 
M

maygiolinh

11.Cho m (gam) hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư chia dung dịch thu được làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: cô cạn được m1 (gam) muối khan
Phần 2: sục khí Cl2 dư vào rồi cô cạn được m2 (gam) muối khan
Biết m2 - m1 = 0,71 g và trong hỗn hợp đầu tỉ lệ mol FeO : Fe2O3 = 1 : 1. Giá trị của m là:
4,64 gam

2,38 gam

9,28 gam

4,94 gam


Trong hỗn hợp đầu tỉ lệ mol FeO : Fe2O3 = 1 : 1. Xem Fe3O4=FeO+Fe2O3 >> [tex]n_{FeO}=n_{Fe_2O_3}[/tex]
Phấn 1:
[tex]x mol FeCl_2 và 2x mol FeCl_3 [/tex]
Phần 2:
[tex] 3x mol FeCl_3[/tex]
nên [tex]m_2-m_1=35.5* x mol Cl \\........ x= 0.02 \\........m=2*0.02(72+160)=9.28g[/tex]
 
A

acidnitric_hno3

2 Hợp chất Z tạo bởi 2 nguyên tố M,R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% khối lượng, trong hạt nhân nguyên tử M có số nơtron=số proton + 4 còn trong hạt nhân R có số nơtron=số proton, tổng số hạt proton trong Z là 84 và a+b=4. Tìm công thức phân tử của Z
R chiếm 6,667% => M chiếm 93,333%
=> aMM/bMR = 1/14
=> $\frac{a(pM+nM)}{b(pR+nR)} =\frac{1}{14}=> \frac{a(2pM+4)}{2bpR} = \frac{1}{14} => 28apM+ 56a=2bpR=> 14apM+28a= bpR
có apM+ bPR = 84
=> 30apM = -56a+168
Biện luận mà k ra..:(

4 Cho 3 nguyên tử M,X,R trong đó R là đồng vị .
Trong nguyên tử M có : số nơtron–số proton = 3.
Trong nguyên tử M và X có :
số proton của M – số proton của X = 6.
số nơtron của M + số nơtron của X = 36.
Tổng số khối của các nguyên tử trong phân tử MR là 76. XD M , R, X

nM-pM=3
pM-pX = 6 (1)
nM+ nX = 36 (2)
Lấy dưới trừ trên => nX+pX =27 có thể suy ra được pX=13; nX = 14
=> pM = 19; nM =22
R là đồng vị của cái gì thế? X à

5 Ion PxOy3– và SnOm2– đều có tổng số electron là 50. Xác định x,y,n,m và suy ra các ion trên. Cho biết x<y và n<m
.
Có 15x+8y +3 =50=> 15x+8y= 47. Cho x = 1=> y =4=> PO4^3-
Có 16n + 8m +2 = 50=> 2n+m = 6=> n = 1=> m = 4=> SO4^2-
Để tui làm sau nhé;) Đi giặt đã!!!
 
S

socviolet

Pic trầm quá, Sóc đóng góp mấy bài hay nhé :x

Bài 1: Nhiệt phân 37,92g KMnO4 sau một thời gian thu được 35,04g chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 9,28g. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dd H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,008 lit SO2 (đktc). Tính thành phần % khối lượng Mg trong X.

Bài 2: Người ta dẫn 2,464 lit hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 lội qua dd KI vừa đủ thì thấy có V lit khí thoát ra.
a) Tính V.
b) Để làm mất hết lượng I2 sinh ra cần dùng vừa đủ 400ml dd Na2S2O3 0,2M. Xác định % thể tích mỗi chất trong X.
c) Hỗn hợp khí Y gồm CO và H2. Tính thể tích khí Y cần dùng để phản ứng vừa đủ với hỗn hợp X.
Các khí đo ở đktc.

Bài 3: Cho 16g hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Zn tác dụng với Oxi thu được 19,2g rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dd H2SO4 đặc nóng dư thoát ra V lit khí SO2 sản phẩm khử duy nhất (đktc). Cô cạn dd thu được 49,6g hỗn hợp muối khan. Tính giá trị của V.

Bài 4: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dd HNO3 thấy có 0,3mol khí NO2 sản phẩm khử duy nhất thoát ra, nhỏ tiếp dd HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02mol khí NO duy nhất bay ra. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng.

Bài 5:Cho 14g hỗn hợp X gồm Cu và Ag tác dụng với oxi dư nung nóng đến khi khối lượng không đổi thu được 14,8g chất rắn. Mặt khác cho 14g X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lit SO2 (đktc). Tính V?

Bài 6: Hoà tan m gam hỗn hợp Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 9,6g chất rắn không tan và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 51,6g chất rắn khan. Tính m?

Bài 7: Cho khí H2S từ từ đến dư qua dd hỗn hợp FeCl3, AlCl3 và CuCl2 thu được kết tủa X gồm:
A. Al(OH)3, S, CuS.
B. FeS, Al(OH)3, CuS.
C. CuS, S.
D. CuS, Al2S3, S.

Thích số 7 nên nhất định post đủ 7 bài! :khi:
 
N

ngungutruong

Bài 1: Nhiệt phân 37,92g KMnO4 sau một thời gian thu được 35,04g chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 9,28g. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dd H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,008 lit SO2 (đktc). Tính thành phần % khối lượng Mg trong X.
Ta có: mO2 bay lên =2,88g=> n = 0,09mol
m Kl trong X = 9,28-2,88=6,4g
Bảo toàn mol e với a là số mol của Mg, b là mol của Fe
=> 2a+3b = 4.0,09 +0,045.2 =0,45
24a+56b = 6,4
=> a = 0,15; b = 0,05
=> % Mg = 56,25%
Ghét số 7: số áo của CR
11A vô làm kìa bà con...không tui làm hết nớ:))
 
N

nkok23ngokxit_baby25

Bài 3: Cho 16g hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Zn tác dụng với Oxi thu được 19,2g rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dd H2SO4 đặc nóng dư thoát ra V lit khí SO2 sản phẩm khử duy nhất (đktc). Cô cạn dd thu được 49,6g hỗn hợp muối khan. Tính giá trị của V.

BT khối lượng \Rightarrow [TEX]m_{O_{2}}[/TEX] = 3,2 g
\Rightarrow [TEX]n_{O_{2}}[/TEX] = 0,1 mol
quy đổi : [TEX]O_{2}^{2-}[/TEX] ------> [TEX] SO_{4}^{2-}[/TEX]
0,1 mol ------> 0,1mol
[TEX]n_{H_{2}SO_{4}}[/TEX] = 0,1 mol
ta có [TEX]n_SO_{4}^{2-}[/TEX] trong muối = 0,07 mol
bt S \Rightarrow [TEX]n_{SO_{2}[/TEX] = 0,03 mol
\Rightarrow V = 0,672 l
không biết có đúng không nữa:-SS:-SS:-SS
sai chỗ nào thì chỉ cho mình nha :)
 
H

heartrock_159

Bài 2: Người ta dẫn 2,464 lit hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 lội qua dd KI vừa đủ thì thấy có V lit khí thoát ra.
a) Tính V.
b) Để làm mất hết lượng I2 sinh ra cần dùng vừa đủ 400ml dd Na2S2O3 0,2M. Xác định % thể tích mỗi chất trong X.
c) Hỗn hợp khí Y gồm CO và H2. Tính thể tích khí Y cần dùng để phản ứng vừa đủ với hỗn hợp X.
Các khí đo ở đktc.
a) O3 + 2KI + H2O ---> O2 + 2KOH + I2
=> V=2,464 lit.
b) $n_{Na_2S_2O_3}=0,08$mol
$I_2 + 2S_2O_3^{2-} \to 2I^- + S_4O_6^{2-}$
0,04<--0,08mol
=> $n_{O_3}=n_{I_2}=0,04$mol
=> $n_{O_2}=\frac{2,464}{22,4}-0,04=0,07$mol
=> %V :D
c) Hh X: $\Sigma n_O=0,04.3+0,07,2=0,26$mol
CO + O ---> CO2
H2 + O ---> H2O
=> $n_{hh Y}=n_O=0,26$mol => $V_{hh Y}$.
 
A

acidnitric_hno3



Bài 5:Cho 14g hỗn hợp X gồm Cu và Ag tác dụng với oxi dư nung nóng đến khi khối lượng không đổi thu được 14,8g chất rắn. Mặt khác cho 14g X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lit SO2 (đktc). Tính V?
$mO_2 = 0,8 g => n O_2 = 0,025$
Bảo toàn mol e=> $2nCu + nAg =4nO_2^{2-} = 2nSO_2 => nSO_2 = 0,05mol => V = 1,12l$
Bài 6: Hoà tan m gam hỗn hợp Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 9,6g chất rắn không tan và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 51,6g chất rắn khan. Tính m?
9,6g chất rắn không tan là Cu
$Fe_3O_4 + 8HCl --> FeCl_2 + 2FeCl_3 + 4H_2O$
x------------------------->x------------>2x
$Cu + 2FeCl_3 --> CuCl_2 + 2FeCl_2$
x<----2x-------------->x------------->2x
=> m muối khan = 127.3x+ 135.x = 51,6 => x = 0,1
=> m = 39,2g

Bài 7: Cho khí H2S từ từ đến dư qua dd hỗn hợp FeCl3, AlCl3 và CuCl2 thu được kết tủa X gồm:
A. Al(OH)3, S, CuS.
B. FeS, Al(OH)3, CuS.
C. CuS, S.
D. CuS, Al2S3, S.
C
Thích số 7 nên nhất định post đủ 7 bài!
Lại Fan CR7 chứ gì:))
 
A

acidnitric_hno3

bạn có thể trả lời chi tiết một chút được ko??
Mình đọc ko hiểu lắm..
Mình ans giúp nhé!
Dùng cho câu 5,6,7: Chia 47,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Ni thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 7,84 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y chứa x gam muối (không chứa NH4NO3). Nếu cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là y gam. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được V lít khí H2(đktc).
Chú ý là chia làm 2 phần
Câu 5: Giá trị của x là
A. 110,35.
B. 45,25.
C. 112,20.
D. 88,65.
nNO3-=3nNO=3.0,35=1,05
Vậy KL muối=mKL+nNO3-=23,55+62.1,05=88,65
Câu 6: Giá trị của y là
A. 47,35.
B. 41,40.
C. 29,50.
D. 64,95.
Kết tủa lớn nhất. Có thể hiểu là lượng NaOH thêm vào chỉ đủ để tác dụng với muối tạo kết tủa chứ khôg hoà tan kết tủa. Vì hoá trị không đổi
=> nOH-=nNO3-=1,05
=>m kết tủa = mKL + mOH- = 23,55 + 1,05.17 =41,4 g
Câu 7: Giá trị của V là

A. 11,76.
B. 23,52.
C. 13,44.
D. 15,68.
Bảo toàn mol e$ => 2nMg + 3nAl + 2nZn + 2nNi = 3nNO = 2nH_2=> nH_2 =0,525mol => V = 11,76l$
 
L

lehoangthuthuy95

hòa tan hòa toàn 33,8 gam hỗn hợp FeCl2 và NaF vào một lượng nước dư thu đươch dung dich X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Dung dịch X, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m?
 

Nguyen Hoangggg Tam

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng chín 2021
1
1
6
18
TP Hồ Chí Minh
Nguyễn An Ninh
Khai trương pic mấy bài :D

+Na: Số e=p=Z=11. Lại có A=23 --> n=A-Z=12.Tổng số hạt của ntử là 34.

+Ca: Số e=p=Z=20. Có A=40 --> n=20. Tổng số hạt của ntử là 60.

+Cl: Số e=p=Z=17. Có A=35 --> n=18. Tổng số hạt của ntử là 52.

+N: Số e=p=Z=7. Có A=14 --> n=7. Tổng số hạt của ntử là 21.



[TEX]p+Z+N=82 \Leftrightarrow 2Z+Z+4=82 \Leftrightarrow Z=26.[/TEX] ->X là Fe.

Số e=p=Z=26. Số n=30. Số khối A=46



[TEX] 2Z+N=48\Leftrightarrow 2Z+Z=48 \Leftrightarrow Z=16.[/TEX]->Y là S.

Số p=e=Z=n=16 ; A=32. Điện tích hạt nhân:16+

Khối lượng hạt nhân nguyên tử:

[TEX]m=16.1,6726.10^{-27}+16.1,6748.10^{-27} = 5,35584.10^{-26}kg.[/TEX]



[TEX]2Z+N=34 \Leftrightarrow N=34-2Z[/TEX]

[TEX] Z\le \ N \le \ 1,52Z \Leftrightarrow Z\le \ {34-2Z} \le \ 1,52Z \Leftrightarrow 9,6 \le \ Z \le \ 11,3 \Leftrightarrow Z=10.[/TEX]

Vậy A là lưu huỳnh Ne.
hình như là Z≤ N≤ 1,5Z thôi chứ không có số 2 á

ư
Bài 9 . ion X2- có tổng số hạt là 50. Số hạt p bằng số hạt n. Hãy xác định số hiệu nguyên tử của X.
mình thắc mắc công thức vì chỗ mình học khác á nma kết quả thì vẫn đúng như vậy nên thôi
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Yorn SWAT
Top Bottom