[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 444,313

Status
Không mở trả lời sau này.
N

namnguyen_94

NgoBaoChau giả bài nào trong đó vậy c:):)
Câu 1.Trộn 3,24 gam bột Al với 8 gam Fe2O3, thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư có 1,344 lít khí H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm?

Câu 2. Cho 17,04 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại ( Al, Mg, Cu) tác dụng hoàn toàn với O2 dư thu được hỗn hợp Y có khối lượng 26,64 gam .Để hòa tan hoàn toàn hỗn Y cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch chứa hỗn hợp 2 axit HCl 0,6 M và H2SO4 0,3 M ?

Câu 3. Cho hỗn hợp rắn A gồm FeO và FeS2 đem hòa tan hoàn toàn vào 31,5 gam dung dịch HNO3 thu được 3,808 lít khí màu nâu đỏ (đkc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,5 M, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,4 gam chất rắn. Tính nồng độ % của dung dịch HNO3:

A. 62,5%
B. 61,15%
C. 56%
D. Đáp án khác.

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 8,638 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào 0,4 lít dung dịch HCl chưa biết nồng độ thu được 3427,2 ml H2 và dung dịch E. Dung dịch E tác dụng với 0,2 lít dung dịch AlCl3 0,02M tạo ra 0,156 gam kết tủa. Xác định hai kim loại kiềm và nồng độ cảu dung dịch HCl

Câu 5. hòa tan hoàn toàn 49,6 g hh gồm sắt và 3 oxit sắt bằng dung dich H2S04 đặc nóng dư
thu dc dung dich Y va 8,96lit khí sau pu duy nhất, khối lượng muối khan thu dc khi cô cạn dung dich Y là ?
 
D

drthanhnam

@namnguyen_94: Không có đáp án à ^^
Câu 1.Trộn 3,24 gam bột Al với 8 gam Fe2O3, thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư có 1,344 lít khí H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm?
nH2=0,06 mol=> nAl dư=0,04 mol
nAl ban đầu=0,12=> nAl phản ứng=0,08
nFe2O3=0,05
2Al + Fe2O3---> AL2O3 + 2Fe
0,12---0,05
0,08--->0,04
=> H=80%

Câu 2. Cho 17,04 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại ( Al, Mg, Cu) tác dụng hoàn toàn với O2 dư thu được hỗn hợp Y có khối lượng 26,64 gam .Để hòa tan hoàn toàn hỗn Y cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch chứa hỗn hợp 2 axit HCl 0,6 M và H2SO4 0,3 M ?
nO=(26,64-17,04)/16=0,6 mol
=> 3nAl+ 2nMg+2nCu=0,6.2=1,2 mol=n(điện tích dương)
Bảo toàn điện tích:
V.0,6+2.V.0,3=1,2=> 1,2V=1,2=> V=1 lít

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 8,638 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào 0,4 lít dung dịch HCl chưa biết nồng độ thu được 3427,2 ml H2 và dung dịch E. Dung dịch E tác dụng với 0,2 lít dung dịch AlCl3 0,02M tạo ra 0,156 gam kết tủa. Xác định hai kim loại kiềm và nồng độ cảu dung dịch HCl
nH2=0,153
=> nKL=0,306
=> M(KL)=8,638/0,306=28,228=> x Na và y K
Ta có: x+y=0,306
23x+39y=8,638
=> x=0,206 và y=0,1
nAlCl3=0,004 và nAl(OH)3=0,002
=> nOH-=0,006 hoặc 4.0,004-0,002=0,014
=> nHCl=0,3 mol hoặc 0,292 mol
=> Cm=0,75 M hoặc 0,73 M

Câu 5. hòa tan hoàn toàn 49,6 g hh gồm sắt và 3 oxit sắt bằng dung dich H2S04 đặc nóng dư
thu dc dung dich Y va 8,96lit khí sau pu duy nhất, khối lượng muối khan thu dc khi cô cạn dung dich Y là ?
nSO2=0,4
Ta có: nFe3+=0,1.(49,6/8+0,4.2)=0,7=> m(muối)=0,35.400=140 gam
 
N

namnguyen_94

hj,làm chút tự luận cho đỡ phụ thuộc vào đáp án:):)
Câu 35)Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được V lít khí đkc. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 muối nitrat duy nhất và 2V lít hỗn hợp khí gồm NO và SO2( thể tích khí đo cùng đk). Phần trăm về khối lượng của Fe trong X là:
A. 45,8 % B. 43,9% C. 52,1% D. 54,1% .

Câu 28)Cho 10,32 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch Y gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được khí NO duy nhất và dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
A. 27,92 B. 25,2 C. 22,96 D. 20,36

Câu 30) Hòa tan m gam Fe3O4 trong 425 ml dung dịch HCl 2,0 M được dung dịch X. Sục một lượng ôxi vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Y làm mất màu 100 ml dung dịch Br2 0,25 M. Giá trị của m :
A. 46,4 g B. 11,6 g C. 32,8 g D. 23,2 g

Bài 31:cho 1,2 gam hh Fe ,Cu vào bình A chứa dd H2SO4 loãng rất dư thu được 0,224 lít khí (đktc) . Cho m gam muối NaNO3 vào bình X sau phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ) . Để V lớn nhất thì giá trị nhỏ nhất của m là :
A.1,7
B.0,283
C.0,567
D.0,85
 
D

drthanhnam

Câu 35)Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được V lít khí đkc. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 muối nitrat duy nhất và 2V lít hỗn hợp khí gồm NO và SO2( thể tích khí đo cùng đk). Phần trăm về khối lượng của Fe trong X là:
A. 45,8 % B. 43,9% C. 52,1% D. 54,1% .
Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
a----------------------->a
FeS+ 2HCl --> FeCl2+ H2S
b----------------------->b
Fe--> Fe3+ +3e
a------------->3a
FeS ---> Fe3+ + S+4 + 7e
b---------------->b---->7b
N+5 + 3e ---> N+2
------3a+7b---->(3a+7b)/3
2(a+b)=b+ (3a+7b)/3
=> 3a=4b
Chọn a=4; b=3
=> %mFe=45,8%

Câu 28)Cho 10,32 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch Y gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được khí NO duy nhất và dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
A. 27,92 B. 25,2 C. 22,96 D. 20,36
Ta có : nH+ =0,32; nNO3-=0,16
=> H+ hết
3Cu + 8H+ + 2NO3- = 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
a------->8a/3
3Ag + 4H+ + NO3- = 3Ag+ + NO + 2H2O
b------>4b/3
64a+108b=10,32
8a/3+4b/3=0,32
=> a=39/380 và b=33/950
=> nNO3- dư=0,08 mol
=> m=10,32+ 0,08.62+0,08.96=22,96 gam

Bài 31:cho 1,2 gam hh Fe ,Cu vào bình A chứa dd H2SO4 loãng rất dư thu được 0,224 lít khí (đktc) . Cho m gam muối NaNO3 vào bình X sau phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ) . Để V lớn nhất thì giá trị nhỏ nhất của m là :
A.1,7
B.0,283
C.0,567
D.0,85
nFe=mH2=0,01 mol=> nCu=0,01 mol
3Fe2+ + 4H+ + NO3- = 3Fe3+ + NO + 2H2O
0,01-----dư-----0,01/3
3Cu + 8H+ + 2NO3- = 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,01----------0,02/3
=> nNO3-=0,01/3+0,02/3=0,01
=> mNaNO3=0,85 gam
 
H

hardyboywwe

1/Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm [TEX]Na_2CO_3[/TEX] và [TEX]NaHCO_3[/TEX] thì thu được 1,008 lit khí( đktc) và dung dịch Y.Cho dung dịch Y tác dụng với [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] dư thì thu được 29,55 gam kết tủa.Nồng độ mol của [TEX]Na_2CO_3 [/TEX]và [TEX]NaHCO_3[/TEX] trong dung dịch X lần lượt là:
A.0,21M và 0,18M
B.0,2M và 0,4M
C.0,21M và 0,32M
D.0,8M và 0,26M


2/Hòa tan hết m gam [TEX]Al_2(SO_4)_3[/TEX] vào nước được dung dịch X.Cho 360 ml dung dịch NaOH 1M vào X thu được 2a gam kết tủa.Các phản ứng xảy ra hoàn toàn,giá trị của m là:

A.18,81 B.15,39 C.20,52 D.19,665


3/Cho phương trình hóa học [TEX]FeSO_4[/TEX] + [TEX]KMnO_4[/TEX] + [TEX]KHSO_4[/TEX] \Rightarrow [TEX]Fe_2(SO_4)_3[/TEX] + [TEX]MnSO_4[/TEX] + [TEX]K_2SO_4[/TEX] + [TEX]H_2O[/TEX].Tổng hệ số(nguyên,tối giản) của các chất có trong phương trình phản ứng là:

A.48 B.52 C.54 D.40

 
M

miducc


2/Hòa tan hết m gam [TEX]Al_2(SO_4)_3[/TEX] vào nước được dung dịch X.Cho 360 ml dung dịch NaOH 1M vào X thu được 2a gam kết tủa.Các phản ứng xảy ra hoàn toàn,giá trị của m là:

A.18,81 B.15,39 C.20,52 D.19,665


Bài này sao kì vậy bạn. Ở trên thì cho là m mà kết tủa lại cho là a. Vậy thì tính sao được. Hix!

3/Cho phương trình hóa học 10[TEX]FeSO_4[/TEX] + 2[TEX]KMnO_4[/TEX] + 16[TEX]KHSO_4[/TEX] \Rightarrow 5[TEX]Fe_2(SO_4)_3[/TEX] + 2[TEX]MnSO_4[/TEX] + 9[TEX]K_2SO_4[/TEX] + 8[TEX]H_2O[/TEX].Tổng hệ số(nguyên,tối giản) của các chất có trong phương trình phản ứng là:

A.48 B.52 C.54 D.40
 
N

ngobaochauvodich

nung nóng hh X gồm 0,1 mol C2H2;0,2 mol xiclopan ;0,1 mol C2H4 và 0,6 mol H2 có xúc tác Ni,sau một thời gian thu dc hh Y có tỉ khối so với H2 bằng 12,5.Cho hh Y tác dụng với Brom dư trong CCl4 thay có tối đa a g Br 2 phản ứng .a=?A 32B 24C8D 16
 
T

thuyan9i

nung nóng hh X gồm 0,1 mol C2H2;0,2 mol xiclopan ;0,1 mol C2H4 và 0,6 mol H2 có xúc tác Ni,sau một thời gian thu dc hh Y có tỉ khối so với H2 bằng 12,5.Cho hh Y tác dụng với Brom dư trong CCl4 thay có tối đa a g Br 2 phản ứng .a=?A 32B 24C8D 16

đang ở vô cơ mà cậu >"<
m ban đầu: 15g
n ban đầu: 1 mol
n sau:15/25=0.6
--> n pi phản ứng: 0.4
=> n pi dư 0.1
=> 16g
 
D

drthanhnam

nung nóng hh X gồm 0,1 mol C2H2;0,2 mol xiclopan ;0,1 mol C2H4 và 0,6 mol H2 có xúc tác Ni,sau một thời gian thu dc hh Y có tỉ khối so với H2 bằng 12,5.Cho hh Y tác dụng với Brom dư trong CCl4 thay có tối đa a g Br 2 phản ứng .a=?
A 32.............B 24................C.8.......................D 16
Ta có:
[tex]M(X)=\frac{0,1.26+0,2.42+0,1.28+0,6.2}{0,1+0,2+0,1+0,6}=15\Rightarrow \frac{M_X}{M_Y}=\frac{15}{25}\Rightarrow \frac{n_Y}{n_X}=\frac{3}{5}[/tex]
Vậy nY=0,6
Số mol khí giảm là số mol H2 phản ứng=0,4 mol.
Vậy Y chỉ cộng được tối đa 0,1 mol Br2=> a=16 gam
 
N

namnguyen_94

1)Cho hidrocacbon X và oxi ( oxi được lấy gấp đôi lượng cần thiết để đốt cháy hoàn toàn X) vào bình đựng dung tích 1 lít ở 406,5 K và 1 atm. Sau khi đốt áp suất trong bình ( đo cùng nhiệt độ ) tăng 5%, khối lượng nước thu được là 0,162 gam. Công thức phân tử của X là :
A. C2H6
B. C4H8
C. C3H6
D. C4H10

2)Rót từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm y mol Na2Co3 và y mol K2CO3 thu được 3.36l Co2 (đktc) và dung dịch chứa 138.825g chất tan. Tỉ lệ x:y
A. 11/4 B. 7/3 C. 9:4 D. 11/3
3)Cho m(g) Mg vào dung dịch chứa 0,18 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6.72g rắn. Giá trị m là:
A. 2.88g B. 4.32g C. 2.16g D. 5.04g

4)Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,45 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 51,6 gam chất rắn B. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 88,65 gam kết tủa. Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 7,84 lít B. 8,40 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít
 
L

luckygirl_18

4)Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,45 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 51,6 gam chất rắn B. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 88,65 gam kết tủa. Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 7,84 lít B. 8,40 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít
n BaCO3=0,45 mol=>n C02=0,45 mol=>n [O]=0,45
=>m hh A=51,6+0,45*16=58,8 g
gọi x;y lần lượt là số mol của Fe203,FeO
xét hệ: 160x+72y=58,8
x+y=0,45
=>x=0,3;y=0,15
xét toàn bộ quá trình
C------->C+2e; Fe2+------->Fe3++1e;N+5+3e---------->N+2(NO)
-----------0,45*2 ---------------------0,15------1,05---------0,35
=>V=7,84 l=>A
 
B

barbiesgirl

3)Cho m(g) Mg vào dung dịch chứa 0,18 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6.72g rắn. Giá trị m là:
A. 2.88g B. 4.32g C. 2.16g D. 5.04g
hình như thế.....................................
 
P

phanthanh1711

trong đây toàn bài hay nhưng mà mấy bạn này có chỗ làm tắt, mình chả hỉu gi the mới chán chứ=.=.................................................................................................................................................
 
M

miducc

1)3)Cho m(g) Mg vào dung dịch chứa 0,18 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6.72g rắn. Giá trị m là:
A. 2.88g B. 4.32g C. 2.16g D. 5.04g

Mg phản ứng hết

Mg + 2Fe3+ ---> Mg2+ + 2Fe2+
0,09....0,18........................0,18

Chất rắn là Fe có n = 0,12 mol
Mg + Fe2+ ---> Mg2+ + Fe
0,12<-----------------------0,12

--> m= (0,12 + 0,09).24 =5,04g
 
G

giotsuonglanh

Đốt m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 bằng oxi dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m–10,88 gam chất rắn Y. Nếu oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 56,448 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là :
A. 42,88 B. 43,20 C. 41,60 D. 40,32
 
D

drthanhnam

Đốt m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 bằng oxi dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m–10,88 gam chất rắn Y. Nếu oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 56,448 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là :
A. 42,88 B. 43,20 C. 41,60 D. 40,32
2FeS + 3,5O2 = 2SO2 + Fe2O3
x
2FeS2+ 5,5O2 = 4SO2 + Fe2O3
y
Ta có: mX+ mO2=mFe2O3+mSO2
=> mSO2-mO2=10,88 gam=> (x+2y).64-(7x/4+11y/4).32=10,88
=> 8x+40y=10,88
FeS = Fe3+ + S+6 + 9e
FeS2 = Fe3+ + 2S+6 + 15e
=> 9x+15y=5,04
=> x=0,16 và y=0,24
=> m=42,88 gam
 
N

namnguyen_94


1: Cho 44,1 gam axit glutamic tác dụng với 9,2 gam ancol etylic sau
phản ứng chỉ thu được một sản phẩm X chứa một nhóm chức este . Tách X
đem phản ứng hoàn toàn với NaOH thì thấy cần 200 ml NaOH 0,8M. Vậy
hiệu suất phản ứng este hóa là:
A. 32,0% B. 40,0% C. 53,3% D. 80,0%

05: Nước nguyên chất ở 25 độ C có nồng độ H+ bằng 1,0.10-7 M. Vậy phần
trăm phân tử H2O phân li ra ion ở nhiệt độ này, biết rằng dH2O = 1,0
gam/ml.
A. 1,8.10-7 % B. 8,1.10-7 % C. 8,1.10-6 % D. 1,8.10-5 %

10: Cho một ancol đơn chức X phản ứng với HBr có xúc tác thu được chất
hữu cơ Y chứa C, H, Br trong đó % khối lượng Br trong Y là 69,56%.
Biết MY < 260 đvC. Công thức phân tử của ancol X là:
A. C5H7OH B. C4H7OH C. C5H9OH D. C5H11OH

29: Cách tốt nhất để nhận biết bình đựng dung dịch CH3NH2 là
A. Nhận biết bằng mùi.
B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4.
C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3
D. Đưa đầu đũa thủy tinh đã nhúng vào d2 HCl đậm đặc lên phía trên
miệng bình đựng d2 CH3NH2.

19: Một bình cầu dung tích 448 ml được nạp đầy oxi rồi cân. Phóng điện
để ozon hoá, sau đó nạp thêm cho đầy oxi rồi cân. Khối lượng trong hai
trường hợp chênh lệch nhau 0,03 gam. Biết các thể tích nạp đều ở đktc.
Thành phần % về thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là
A. 9,375 % B. 10,375 % C. 8,375 % D. 11,375 %
 
T

thuyan9i

1: Cho 44,1 gam axit glutamic tác dụng với 9,2 gam ancol etylic sau phản ứng chỉ thu được một sản phẩm X chứa một nhóm chức este . Tách X đem phản ứng hoàn toàn với NaOH thì thấy cần 200 ml NaOH 0,8M. Vậy hiệu suất phản ứng este hóa là: A. 32,0% B. 40,0% C. 53,3% D. 80,0% 05: Nước nguyên chất ở 25 độ C có nồng độ H+ bằng 1,0.10-7 M. Vậy phần trăm phân tử H2O phân li ra ion ở nhiệt độ này, biết rằng dH2O = 1,0 gam/ml. A. 1,8.10-7 % B. 8,1.10-7 % C. 8,1.10-6 % D. 1,8.10-5 % 10: Cho một ancol đơn chức X phản ứng với HBr có xúc tác thu được chất hữu cơ Y chứa C, H, Br trong đó % khối lượng Br trong Y là 69,56%. Biết MY < 260 đvC. Công thức phân tử của ancol X là: A. C5H7OH B. C4H7OH C. C5H9OH D. C5H11OH 29: Cách tốt nhất để nhận biết bình đựng dung dịch CH3NH2 là A. Nhận biết bằng mùi. B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4. C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 D. Đưa đầu đũa thủy tinh đã nhúng vào d2 HCl đậm đặc lên phía trên miệng bình đựng d2 CH3NH2. 19: Một bình cầu dung tích 448 ml được nạp đầy oxi rồi cân. Phóng điện để ozon hoá, sau đó nạp thêm cho đầy oxi rồi cân. Khối lượng trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,03 gam. Biết các thể tích nạp đều ở đktc. Thành phần % về thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là A. 9,375 % B. 10,375 % C. 8,375 % D. 11,375 %
tớ thử làm nhé:
câu 1: C
n a xit =0.3
n acol: 0.2
n NaOH = 0.16
Hiệu suất tính theo a xit
n este = nNaOH/2 =0.08
=> H =0.08/0.15=53.333
câu 2:
tớ ra 1.8.10^-7 %
Câu 3:A
k =2

Câu 4:D
Câu 5 A
m tăng là khối lượng oxi thêm vào 0.03/32=n O2 = 1/2 n O3 tạo thành
==> A
 
N

namnguyen_94

...

tớ thử làm nhé:
câu 1: C
n a xit =0.3
n acol: 0.2
n NaOH = 0.16
Hiệu suất tính theo a xit
n este = nNaOH/2 =0.08
=> H =0.08/0.15=53.333
câu 2:
tớ ra 1.8.10^-7 %
Câu 3:A
k =2

Câu 4:D
Câu 5 A
m tăng là khối lượng oxi thêm vào 0.03/32=n O2 = 1/2 n O3 tạo thành
==> A

bạn làm tốt:).thanks b đã tham gia
Nhưng bạn nên trình bày câu 2,3,4 ra để ai chưa biết cách làm có thể tham khảo:):):)
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom