[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 444,281

Status
Không mở trả lời sau này.
D

drthanhnam

Câu 30: Cho các hạt vi mô: F-, Na+, Mg2+, O2-, Ne, Al3+. Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính hạt là:
A. Al3+, Mg2+, Na+, Ne, F- , O2-. B. F-, Na+, Mg2+, O2-, Ne, Al3+
C. Al3+,Mg2+, Na+, F- , O2-, Ne, D. F-, Na+, O2-, Ne, Al3+, Mg2+

Câu 35: Cho cân bằng: CO(k) + H2O (k) --> CO2 (`k) + H2 (k).ở t0C cân bằng đạt được khi có Kc= 1 và [H2O] =0,03 M, [CO2 ] = 0,04 M. Nồng độ ban đầu của CO là :
A. 6/75 M B. 4/75 M C. 7/75 M D. 5/75 M
[H2]=[CO2]=0,04
=> $[CO]=\frac{0,04^2}{0,03}=4/75$
Vậy [CO] ban đầu =4/75+0,04=7/75=> C

Câu 40: Cho hai dung dịch: dung dịch X chứa hai axit H2SO4 O,1M và HC1 0,2M; dung dịch Y chứa 2 bazơ NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Thể tích (ml) dung dịch Y cần phải thêm vào 100ml dung dịch X để được một dung dịch có pH bằng 7 là:
A. 60ml B. 120ml C. 100ml D. 80ml
nH+=0,4.0,1=0,04 mol
nOH-=0,5V
pH=7=> [H+]=[OH-]
=> V=0,04/0,5=0,08=> D
 
D

drthanhnam

<Tiếp ...>
Câu 42: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 thu được 117,6 lít hỗn hợp khí X. Cho X hấp thụ vào nước dư thu được dung dịch Y và 5,6 lít một chất khí thoát ra(đktc). % khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp là
A. 34,62%. B. 65,45%.
C. 55,667%. D. 34,62% hoặc 65,45%.
2Fe(NO3)2 = Fe2O3 + 4NO2 + 1/2O2
x----------------------->2x--->x/4
AgNO3 = Ag + NO2 + 0,5O2
y--------------->y----->y/2
H2O + 2NO2 + 0,5 O2 = 2HNO3
-------2x+y-----x/4+y/2
Khí thoát ra chắc chắn là O2 vì NO2 có thể pu với H2O khi thiếu O2.
=> (x/4+y/2)-(x/2+y/4)=0,25=> y-x=1
Mặt khác 2x+y+x/4+y/2=5,25 => x=1 và y=2
=> %Fe(NO3)2=$\frac{180}{180+170.2}=34,62%$
Câu 49: Cho hỗn hợp m gam gồm Fe và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và 2 gam kim loại chưa tan. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 12,008g KMnO4 trong dung dịch có sẵn H2SO4 loãng dư. Giá trị m là :
A. 42,64g B. 35,36g C. 46,64g D. 24,56g
nH2=nFe phanr ứng=0,3 mol
Trong dd Y chỉ có Fe2+
Fe2+ ---> Fe3+ +e
Mn+7+5e----> Mn+2
=> nFe2+=5nKMnO4=0,076.5=0,38 mol
Fe3O4 = Fe2+ + 2Fe3+
x--------->x----->2x
2Fe3+ + Fe = 3Fe2+
2x------->x---->3x
Vậy 4x = 0,38=> x=0,095=> m=0,095.232+(0,095+0,3).56+2=46,16 gam
 
N

namnguyen_94



Câu 59: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Trong ăn mòn điện hoá trên cực âm xảy ra quá trình oxi hoá.
B. Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra quá trình oxi hoá nước.
C. Than cốc là nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép.
D. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al.

Câu 54: A là một hợp chất màu lục thực tế không tan trong dung dịch loãng axit và kiềm. Khi nấu chảy với K2CO3 có mặt không khí thì chuyển thành chất B có màu vàng (dễ tan trong nước). Cho chất B tác dụng với H2SO4 loãng tạo thành chất C có màu da cam. Chất C tác dụng với HCl đặc thấy tạo thành chất khí màu vàng lục. A, B, C lần lượt là
A. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7. B. CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7.
C. CrO, K2Cr2O7, K2CrO4. D. Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4.

Câu 53: Tính pH của dd A gồm HF 0,1M và NaF 0,1M.Biết hằng số axit của HF là Ka = 6,8.10-4.
A. 2,18 B. 1,18 C. 3,17 D. 1,37

Câu 45: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 thấy có 0,3 mol khí NO¬2 sản phẩm khử duy nhất thoát ra, nhỏ tiếp dung dịch HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02 mol khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 24,27 g B. 26,92 g C. 19,5 g D. 29,64 g

Câu 36: Cho từ từ 450 ml dd HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 19,7 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch X lần lượt là:
A. 0,2M và 0,15M B. 0,2M và 0,3M C. 0,3M và 0,4M D. 0,4M và 0,3M

Câu 24: Xét phản ứng thuận nghịch sau: SO2(k) + NO2(k) ⇌ SO3(k) + NO(k).
Cho 0,11(mol) SO2, 0,1(mol) NO2, 0,07(mol) SO3 vào bình kín 1 lít. Khi đạt cân bằng hóa học thì còn lại 0,02(mol) NO2. Vậy hằng số cân bằng KC là
A. 20 B. 18 C. 23 D. 0,05
 
N

nhoklokbok

Câu 59: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Trong ăn mòn điện hoá trên cực âm xảy ra quá trình oxi hoá.
B. Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra quá trình oxi hoá nước.
C. Than cốc là nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép.
D. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al.

Câu 54: A là một hợp chất màu lục thực tế không tan trong dung dịch loãng axit và kiềm. Khi nấu chảy với K2CO3 có mặt không khí thì chuyển thành chất B có màu vàng (dễ tan trong nước). Cho chất B tác dụng với H2SO4 loãng tạo thành chất C có màu da cam. Chất C tác dụng với HCl đặc thấy tạo thành chất khí màu vàng lục. A, B, C lần lượt là
A. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7. B. CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7.
C. CrO, K2Cr2O7, K2CrO4. D. Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4.

Câu 36: Cho từ từ 450 ml dd HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 19,7 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch X lần lượt là:
A. 0,2M và 0,15M B. 0,2M và 0,3M C. 0,3M và 0,4M D. 0,4M và 0,3M

Câu 24: Xét phản ứng thuận nghịch sau: SO2(k) + NO2(k) ⇌ SO3(k) + NO(k).
Cho 0,11(mol) SO2, 0,1(mol) NO2, 0,07(mol) SO3 vào bình kín 1 lít. Khi đạt cân bằng hóa học thì còn lại 0,02(mol) NO2. Vậy hằng số cân bằng KC là
A. 20 B. 18 C. 23 D. 0,05
ai chỉ tớ làm câu sắt với, tớ làm hoài nó ra 29,04g:((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((
 
D

drthanhnam

Bạn nhoklokbok lần sau mà làm bài thì chú ý trình bày ra nhé. Đây là trao đổi để mọi người cùng học hỏi chứ không phải để làm một mình mình xem.
Câu 45: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 thấy có 0,3 mol khí NO¬2 sản phẩm khử duy nhất thoát ra, nhỏ tiếp dung dịch HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02 mol khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 24,27 g B. 26,92 g C. 19,5 g D. 29,64 g
nNO2=0,3 mol => nNO3-=0,3 mol
nNO=0,02=> nNO3- (sau cùng)=0,3-0,02=0,28 mol
nFe3+=(nNO2+3nNO)/3=0,12 mol
=> cuối cùng ta có: 0,28/3=7/75 mol Fe(NO3)3 và 2/75 mol FeCl3
=> m(muối)=26,92 gam
Câu 53: Tính pH của dd A gồm HF 0,1M và NaF 0,1M.Biết hằng số axit của HF là Ka = 6,8.10-4.
A. 2,18 B. 1,18 C. 3,17 D. 1,37
HF = H+ + F-
0,1----------0,1
x------>x--->x
0,1-x---x-----0,1+x
Ta lại có:
$K_a=\frac{(0,1+x)x}{0,1-x}=6,8.10^{-4}$ => x=6,8.10-4
=> pH=-logx=3,167
 
M

miducc

Các bạn cho mình hỏi bài này với!
Có 2 bình có V như nhau đều ở 0 độ C. Bình X chứa 1 mol O2, bình Y chứa 1 mol Cl2. Mỗi bình đều chứa 10g kim loại M hoá trị k đổi. Nung nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về 0 độ C, thấy tỉ lệ áp suất của 2 bình là 7/4. Tìm M
Thanks!!!!
 
N

ngobaochauvodich

Có bao nhiêu chất trong số các chất sau đây: p-xilen, phenol, anilin, toluen, axit benzoic, nitrobenzen,cumen, andehit benzoic, p-cresol, naphtalen, tham gia phản ứng thế ở nhân thơm dễ hơn benzen:
A. 8 B. 7 C. 6 D. 9

Có ba o nhiêu phản ứng oxi hóa khử trong dãy biến hóa sau đây:
CH4 → CH ≡ CH → CH3CHO → CH3CH2OH → CH3COOH → CH3COOCH3
A. 5 B. 4 ? C. 3 D. 2

 
N

namnguyen_94

..

Có bao nhiêu chất trong số các chất sau đây: p-xilen, phenol, anilin, toluen, axit benzoic, nitrobenzen,cumen, andehit benzoic, p-cresol, naphtalen, tham gia phản ứng thế ở nhân thơm dễ hơn benzen:
A. 8 B. 7 C. 6 D. 9

Có ba o nhiêu phản ứng oxi hóa khử trong dãy biến hóa sau đây:
CH4 → CH ≡ CH → CH3CHO → CH3CH2OH → CH3COOH → CH3COOCH3
A. 5 B. 4 ? C. 3 D. 2


Câu 1: p-xilen, phenol, anilin, toluen ; nitrobenzen,cumen ; p-cresol, naphtalen
Câu 2: CH4--> C2H2 ; C2H2 --> CH3CHO; CH3CHO --> CH3CH2OH ; CH3CH2OH --> CH3COOH
 
N

namnguyen_94

Sr mọi ng,dạo này mình bận.tiếp tục nha:)

49. Cho các phản ứng nào sau
Ca(HCO3) + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O (1)
2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O (2)
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O (3)
2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O (4)
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn HCO3- + OH- → CO32- + H2O là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1

48. A là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. Trong đó O chiếm 56,99% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 37,9 gam muối A. Lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là
A. 13,6 B. 17,025 C. 17.6 D. 20.22

42. Hoà tan một oxit kim loại M(có hoá trị III) trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 25%, sau phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ 29,5181%. Công thức oxit đó là:
A. Cr2O3. B. Al2O3. C. Ni2O3 D. Fe2O3.

38. Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch KOH dư thì thu được 2,5V lít khí. Thành phần phần trăm khối lượng Na trong X là(các khí đo ở cùng điều kiện):
A. 49,87%. B. 22,12%. C. 29,87%. D. 39,87%.

28. Cho 17,80 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,40M và H2SO4 0,50M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị m và V là
A. 11,20 và 3,36 B. 10,68 và 3,36 C. 11,20 và 2,24 D. 10,68 và 2,24
 
N

ngobaochauvodich

Thêm 150ml dd NaOH 2M vào cốc đựng 100ml dd AlCl3 nồng độ x(M),khuấy đều thu 0,1mol kết tủa.Thêm tiếp 100ml dd NaOH 2M vào cốc,khuấy đều thu 0,14mol kết tủa.Giá trị x là
A.0,8 B.1,6 C.2,0 D.1,2

X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val, Y là tripeptit Gly-Ala-Gly-Glu.Thủy phân hoàn toàn m g hh Xvà Y trong môi trường axit thu 4 loại aminoaxit trong đó có 30g glixin và 28,48g alanin. Giá trị m là
A.73,4g B.77,6g C.83,2g D.87,4g
 
D

drthanhnam

Thêm 150ml dd NaOH 2M vào cốc đựng 100ml dd AlCl3 nồng độ x(M),khuấy đều thu 0,1mol kết tủa.Thêm tiếp 100ml dd NaOH 2M vào cốc,khuấy đều thu 0,14mol kết tủa.Giá trị x là
A.0,8 B.1,6 C.2,0 D.1,2
0,3 mol NaOH==> nAl(OH)3=0,1 mol thì kết tủa chưa bị tan.
0,5 mol NAOH => 0,14 mol kết tủa=> kết tủa tan 1 phần.
Ta có:
0,3 < 0,3x< 0,5 < 0,4x
=> 1,25 < x< 1,667
=> x=1,6

X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val, Y là tripeptit Gly-Ala-Gly-Glu.Thủy phân hoàn toàn m g hh Xvà Y trong môi trường axit thu 4 loại aminoaxit trong đó có 30g glixin và 28,48g alanin. Giá trị m là
A.73,4g B.77,6g C.83,2g D.87,4g
nGly=30/75=0,4 mol
nAla=28,48/89=0,32 mol
Số mol Gly lớn hơn Ala chinhys là số mol Y.
=> nY=0,4-0,32=0,08 mol
=> nGly(X)=0,4-0,08.2=0,24 mol
=> nX=0,24/2=0,12 mol
=> m=mX+mY=56,64+26,56=83,2 gam
Bài này tính toán gứm quá ^^
 
H

hardyboywwe

1/Cho hỗn hợp x gồm Fe,Cu có khối lượng 6 gam.tỉ lệ khối lượng giữa fe và Cu là 7 : 8.cho lượng X trên vào một lượng dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX],khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một chất rắn Y nặng 4,32 gam,dung dịch Z và khí NO.Khối lượng chất tan trong Z là:

A.5,4g B.8,1g C.2,7g D.10,8g

2/Đốt cháy x mol Fe bằng Oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt.Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] thu đuợc 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và [TEX]NO_2[/TEX].Tỉ khối của Y so với hidro là 19.Giá trị của x là:

A.0,06 B.0,05 C.0,065 D.0,07
 
A

anhtraj_no1

Bài 2 :
nNO = a , nNO2= b

[TEX]\{a + b = 0,035 \\ \frac{30a+46b}{a+b} = 38[/TEX]

a = b = 0,0175 mol


mFe = 5,04.0,7 + (0,0175.3+0,0175).5,6 = 3,92 g
=> nFe = 0,07 => D
 
N

namnguyen_94

Bài 1: ta có: mFe phản ứng = 6 - 4,32 = 1,68 gam -> nFe = 0,03 mol
--> m = 5,4 gam
Bài 1: Cho 14,4 gam hỗn hợp Fe, Mg và Cu ( số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 ( lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch X và 2,688 lít hỗn hợp 4 khí N2, NO, NO2, N2O trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8 gam muối khan.Tính số mol HNO3 ban đầu đã dùng?
A. 0,893
B. 0,804
C. 0,4215
D. 0,9823

Bài 2. Cho m gam hỗn hợp Na và ZnCl2 vào nước dư thu được 0,075 mol H2 và 2,475 gam chất không tan. Tính m ?
A. 11,61g
B. 12,97g
C. 10,25g
D. 9,75 g

Câu 3:Hòa tan hỗn hợp gồm FeCl3, Fe(NO3)3, CuCl2và Cu(NO3)2vào nước thành 200 ml dung dịch A.Điện phân 100ml dung dịch A cho đến khi hết ion Cl- thì dừng điện phân thấy khối lượng catot tăng 6,4 gam, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 17,05 gam. Dung dịch sau điện phân phản ứng với NaOH vừa đủ thu được kết tủa B, nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam hỗn hợp hai oxit kim loại. Cô cạn 100ml dung dịch A còn lại thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:
A.80 gam ....B.90 gam .....C.40 gam ...D.75 gam

Câu 4:Cho một luồng hơi nước qua than đỏ, sau khi loại hết hơi nước thu được hỗn hợp khí X gồm CO, H2và CO2. Trộn hỗn hợp X với oxi dư vào bình kín dung tích khôngđổi thu được hỗn hợp khí A(0C, P1atm). Đốt cháy hoàn toàn A rồi đưa nhiệt độ về 0C thì áp suất trong bình (hỗn hợp B) là P2= 0,5P1. Nếu cho NaOH rắn vào bình để hấp thụ hết khí CO2, còn lại một khí duy nhất ở 0C có áp suất P3= 0,3P1. Cần bao nhiêu kg than có chứa 4% tạp chất trơ để thu được 1000m3 hỗn hợp X đo ở 136,5C và 22,4 atm . Biết rằng có 90% cacbon bị đốt cháy:
A. 370 kg ..B.300 kg C.276 kg D.341 kg

Câu 5:Hòa tan hết 35,84 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3bằng dung dịch HNO3 1M tối thiểu thu được dung dịch A trongđó số mol Fe(NO3)2 bằng 4,2 lần Fe(NO3)3 và V lít khí NO (điều kiện tiêu chuẩn). Tính thể tích của HNO3.
A. 1,24 lít B.1,5lít C.1,6lít D.1,8lít
 
D

drthanhnam

Đáp gạch phát cuối ^^!
Bài 1: Cho 14,4 gam hỗn hợp Fe, Mg và Cu ( số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 ( lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch X và 2,688 lít hỗn hợp 4 khí N2, NO, NO2, N2O trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8 gam muối khan.Tính số mol HNO3 ban đầu đã dùng?
A. 0,893
B. 0,804
C. 0,4215
D. 0,9823
nMg=nCu=nFe=0,1 mol
mNH4NO3=58,8-57,8=1=> nNH4NO3=0,0125
n(khí)=2,688/22,4=0,12 mol
Bảo toàn e:
0,1.7=10nN2+3nNO+nNO2+8nN2O+8nNH4NO3
Mà nNO2=nN2=> 11nN2+8nN2O+3nNO=0,6
Mặt khác 2nN2+nN2O+nNO=0,12=> 16nN2+8nN2O+8nNO=0,96
=> 5nN2+5nNO=0,36
=> nNO2+nNO=0,072
=> nN2+nN2O=0,048
=> nHNO3=0,072+0,048.2+0,7+0,025=0,893=> Đáp án A
Bài này rắc rối ghê ^^
Bài 2. Cho m gam hỗn hợp Na và ZnCl2 vào nước dư thu được 0,075 mol H2 và 2,475 gam chất không tan. Tính m ?
A. 11,61g
B. 12,97g
C. 10,25g
D. 9,75 g
nH2=1/2nNa=> nNa=nNaOH=0,15 mol
nZn(OH)2=0,025
Ta có:2nZn(OH)2=4nZnCl2-nNaOH
=> nZnCl2=0,05
=> m=0,15.23+0,05.136=10,25 gam=> C

Câu 3:Hòa tan hỗn hợp gồm FeCl3, Fe(NO3)3, CuCl2và Cu(NO3)2vào nước thành 200 ml dung dịch A.Điện phân 100ml dung dịch A cho đến khi hết ion Cl- thì dừng điện phân thấy khối lượng catot tăng 6,4 gam, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 17,05 gam. Dung dịch sau điện phân phản ứng với NaOH vừa đủ thu được kết tủa B, nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam hỗn hợp hai oxit kim loại. Cô cạn 100ml dung dịch A còn lại thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:
A.80 gam ....B.90 gam .....C.40 gam ...D.75 gam
Catot:
Fe3+ + e = Fe2+
x------>x
Cu2+ + 2e = Cu
y------->2y
Anot:
2Cl-= Cl2+2e
------0,5x+y
Trong dd sau điện phân đang còn dư CU2+ và Fe2+
Catot tăng là KL của Cu bị điện phân=> y=0,1 mol
KL dd giảm =6,4+(0,5x+0,1).71=17,05
=> x=0,1.
16 gam hh oxit 2 KL gồm 0,05 mol Fe2O3 và CuO
=> mCuO=8 gam=> nCu=0,1 mol
Vậy ban đầu 100ml dd X có chứa 0,1 mol Fe3+; 0,2 mol Cu2+; 0,3 mol Cl- và 0,4 mol NO3-
Vậy m=53,85 gam
 
K

kkdc06

giúp tớ mấy bài hóa
1.tiến hành trùng hợp 5,2 gam stiren trong cốc thủy tinh .sau khi ngừng pư thấy hỗn hợp các chất làm mất màu 40ml KMnO4 0,1M.giá trị của m lag?
2.đốt cháy hoàng toàn 0,1mol hợp chất X có công thức HOOC-[CH2]_n-COOH cho sp cháy vào bình đựng nước vôi trong thu được 30g kết tủa.Y là môtk rượu no đơn chức khi bị đun nóng tạo ra vs H2SO4 đặc tạo olephin.đốt cháy hoàn toàn este tạo từ X và Y thu dk tỉ lệ khối lượng CO2:H2O là 176/63 vậy n có giá trị la?
 
N

nhatbach

cho mình xin bài 1 thử..:
n fe=ncu=n mg=0,1=> m muối của kl=57,8 => có nh4no3.(0,0125 mol)
đặt n2=no2=x no=y, n2o =z
bảo toàn e 11x+3y+8z=0,6 ta biến đổi thành 3(x+y)n + 8(y+z) =0,6 (1)
theo đề 2x + y + z=0,12 ta biến đổi thành x+y + x+z =0,12 (2)
giAI được x+z =0,048
n hno3 = n no3- + n N trong khí và muối nh4no3
= 0,7 + 0,0125*2 + 3x + y +2z = 0,725 + 2x + y+z +(x+z) =
sau đó nhân 1,1 ra D. cách mình dài quá
 
N

nhatbach

câu 5 : nếu đã cho muối fe+2 và fe+3 thì sao có thể cho khí NO được nhỉ, vì mình nghĩ:
- hòa tan hết và axit min mà sau dung dịch có muối fe +3 thì chứng tỏ lượng axit ở đây chỉ có vai trò hòa tan fe2o3 thôi
-pt fe203--> 2 fe+3 , sau đó fe + 3 + fe -> fe+2
không biết mình suy nghĩ thế được không
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

chúng ta rèn thêm mấy buổi nữa rồi nghỉ để chuẩn bị cho kỳ thi nha:)
Câu 12: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FeO vào Fe2O3 bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cho ½ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn. Cho ½ dung dịch A còn lại tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 208,15 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 38,4 B. 76,8 C. 62,4 D. 124,8

Câu 18: Nung hỗn hợp khí X gồm NH3 và H2 một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác) để phản ứng phân hủy NH3 xẩy ra với hiệu suất 15%, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 550/109. Thành phần % thể tích của NH3 trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 50%. B. 90%. C. 40%. D. 60%.

Câu 39: Cho m gam hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch chứa 0,03 mol Fe(NO3)3 và 0,09 mol AgNO3 sau một thời gian phản ứng lọc tách được 9,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Cho thêm 2,16 gam bột Al vào Y đến khi các phản ứng hoàn toàn thu được 8,74 gam hỗn hợp kim loại và được dung dịch Z. Giá trị của m bằng
A. 5,02. B. 6,99. C. 5,66. D. 6,56

Câu 20: Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và HCl. Điện phân ½ dung dịch X (điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi), sau một thời gian thu được 0,14 mol một khí duy nhất ở anot. Dung dịch sau điện phân phản ứng vừa đủ 550 ml dung dịch NaOH 0,8M, thu được1,96 gam kết tủa. Khối lượng Cu tối đa có thể hòa tan trong ½ dung dịch X (giải phóng khí NO, sản phẩm khử duy nhất) là
A. 12,8 B. 6,4 C. 19,2 D. 9,6.

Câu 57: Cho 1 lít dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li bằng 1,2%. Thêm vào dung dịch này 0,05mol NaOH thu được 1 lít dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y ?
A. 4,161 B. 4,836 C. 3,886 D. 3,456
 
N

ngobaochauvodich

Đốt cháy hết 10 lít hh X gồm C4H10,C3H8,C3H4,C4H6,CxHy thu 22 lít CO2 và 14 lít hơi nước (các thể tích khí đo cùng điều kiện).CxHy là
A.C4H2
B.C2H2
C.CH4
D.C2H4

SAO CÂU NÀY ĐÁP ÁN LÀ B, Bạn nào làm giúp mình đi, bức xúc quá
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom