[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 444,528

Status
Không mở trả lời sau này.
N

namnguyen_94

Câu 20: Cho V(lít) khí CO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1,0M. Tính V để kết tủa thu được là cực đại?
A. 2,24 lít ≤ V≤ 6,72 lít B. 2,24 lít ≤ V ≤ 5,6 lít
C. 2,24 lít ≤ V ≤ 8,96 lít D. 2,24 lít ≤V ≤ 4,48 lít

Câu 21: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 3M và NaHCO3 2M vào 200ml dung dịch HCl 3,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là.
A. 7,84. B. 9,52. C. 11,20. D. 10,64.
Câu 22: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 1M và NaHCO3 2M vào 200ml dung dịch HCl 1,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là.
A. 5,04. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72.

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A.23,2. B. 18,0. C. 12,6. D. 24,0.

Câu 24: Cho hấp thụ hết V lit khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1M và Ca(OH)2 3M, sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa và dung dịch A. Rót từ từ 200ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ x(M) vào dung dịch A thu được 20 gam kết tủa nữa. Giá trị V và x lần lượt là
A.13,44 và 0,5. B. 8,96 và 1,0. C. 13,44 và 1,0. D. 8,96 và 0,5 .
 
T

tan75

Hòa tan hoàn toàn 25 gam một cacbonat kim loại bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch muối 10,511%. Khi làm lạnh dung dịch này thấy thoát ra 26,28 gam muối rắn A và nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch còn lại là 6,07% . Muối A có công thức là
mgcl2.6h2o cacl2.6h2o cacl2.3h2o mgcl2.3h2o
 
N

namnguyen_94

Hòa tan hoàn toàn 25 gam một cacbonat kim loại bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch muối 10,511%. Khi làm lạnh dung dịch này thấy thoát ra 26,28 gam muối rắn A và nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch còn lại là 6,07% . Muối A có công thức là
mgcl2.6h2o cacl2.6h2o cacl2.3h2o mgcl2.3h2o

(*)
cách làm cụ thể cho các bạn lớp 8 --> 11 để hiểu bản chất của bài:)
Gọi CT muối cacbonat là: [TEX]M_2(CO_3)_x[/TEX]
Giả sử có m(dd HCl) = 365a gam --> [TEX]nHCl = 0,73a mol[/TEX]
==> [TEX]nM_2(CO_3)_x = \frac{0,73a}{x} mol ; nCO_2 = 0,365a mol[/TEX]
==> [TEX]m(dd) = 365a + 25 - 0,365a.44 = 348,94a + 25 ( gam )[/TEX]
Ta có: [TEX]mM_2(CO_3)_x = 25 gam --> (M+30).0,73a = 25x ( 1 )[/TEX]
+ %m(muối) = 10,511% --> [TEX]\frac{(M+35,5x).\frac{0,73a}{x}}{348,94a + 25} 0,10511[/TEX]
--> [TEX]aM = 14,74258ax + 3,6x ( 2 )[/TEX]
Dễ thấy [TEX]x = 2 ->[/TEX] hệ:
[tex]\left{0,73aM + 43,8a = 50 \\ aM - 29,48516a = 7,2[/tex]

--> [tex]\left{a = \frac{50}{73} \\ M = 40[/tex]

--> M là [tex]Ca[/tex]
--> [TEX]nCaCl_2 = 0,25 mol ; m(dd) = 264[/TEX]
Ta có: %m(muối) còn = 6,07% --> [TEX]nCaCl_2 = 0,13 mol[/TEX]-> trong 26,28 gam A có [TEX]0,12 mol CaCl_2[/TEX]
Gọi là : [TEX]mCaCl_2 . n H_2O/TEX] + [TEX]Nm = 26,28 gam --> m = 1 ; n = 6 ==> CaCl_2 .6 H_2O[/TEX]

(*)
còn đối với các bạn năm nay thi ĐH,riêng gặp các bài này thì nhanh cho thoeif gian các bài khác,các bạn chỉ cần thay vào thấy [TEX]CaCl_2 .6 H_2O[/TEX] tính ra được số mol đẹp:):)
 
D

drthanhnam

Câu 20: Cho V(lít) khí CO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1,0M. Tính V để kết tủa thu được là cực đại?
A. 2,24 lít ≤ V≤ 6,72 lít B. 2,24 lít ≤ V ≤ 5,6 lít
C. 2,24 lít ≤ V ≤ 8,96 lít D. 2,24 lít ≤V ≤ 4,48 lít
Để kết tủa cực đại thì nCO3 2- >=0,1 mol
CO2 + OH- = HCO3-
x------>x
CO2 + 2OH- = CO32- + H2O
y------>2y----->y
y=0,1=> nCO2=0,1 hoặc:
x+2y=0,4=> x=0,2=> nCO2=x+y=0,3
=> 2,24 <= V ,=6,72
Câu 21: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 3M và NaHCO3 2M vào 200ml dung dịch HCl 3,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là.
A. 7,84. B. 9,52. C. 11,20. D. 10,64.
Na2CO3+ 2HCl = 2NaCl + H2O + CO2
0,3x----->0,6x------------------>0,3x
NaHCO3+ HCl = NaCl + H2O + CO2
0,2x----->0,2x--------------->0,2x
0,2x+0,6x=0,7=> x=0,875
=> nCO2=0,5x=0,4375=> V=9,8 lít
Câu 22: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 1M và NaHCO3 2M vào 200ml dung dịch HCl 1,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là.
A. 5,04. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72.
Tương tự bài trên:
0,4x=0,3=> x=0,75
=> nCO2=0,3x=0,225=> V=5,04 lít

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A.23,2. B. 18,0. C. 12,6. D. 24,0.
SO2 + OH- = HSO3-
x
SO2 + 2OH- = SO32- + H2O
y
x+2y=0,4
nSO32-=y=0,1
=> x=0,2
=> nSO2=x+y=0,3=> nFeS2=0,15=> m=18 gam

Câu 24: Cho hấp thụ hết V lit khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1M và Ca(OH)2 3M, sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa và dung dịch A. Rót từ từ 200ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ x(M) vào dung dịch A thu được 20 gam kết tủa nữa. Giá trị V và x lần lượt là
A.13,44 và 0,5. B. 8,96 và 1,0. C. 13,44 và 1,0. D. 8,96 và 0,5 .
CO2 + OH- = HCO3-
x-------x-------x
Co2 + 2OH- = CO32- + H2O
y-------2y-------y
x+2y=0,7
y=0,1
=> nCO2=x+y=0,1+0,5=0,6=> V=13,44 lit
=> nHCO3-=0,5
HCO3- + OH- = CO32- + H2O
----------0,2------0,2
=>x=0,5
=> Đáp án A
 
D

duynhan1

Hòa tan hoàn toàn 25 gam một cacbonat kim loại bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch muối 10,511%. Khi làm lạnh dung dịch này thấy thoát ra 26,28 gam muối rắn A và nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch còn lại là 6,07% . Muối A có công thức là
mgcl2.6h2o cacl2.6h2o cacl2.3h2o mgcl2.3h2o
Hòa tan bằng dung dịch vừa đủ nên ta chọn 1MOL muối cho dễ làm.
Do nhìn vào đáp án chỉ có KL hóa trị 2 nên CT Muối là MCO3.
$MCO_3 + 2HCl \to MCl_2 + H2O + CO_2$
Lắp số mol vào ta ta có: nHCl=2 mol, nCO2 = 1(mol)
mdd sau là: $1000 + (M+60) - 44 = M+1016(g)$
Do đó: $\frac{M+35,5.2}{M+1016} = 0,10511 \Rightarrow M=40(Ca)$

Thực tế ban đầu có: 0,25mol CaCO3 do đó $mdd= \frac{M+1016}{4} = 264(g)$
nCaCl2 còn lại sau khi làm lạnh là: $(264-26,28) . 0,0607 = 0,13(mol)$
nCaCl2 thoát ra: 0,12 (mol)
nH2O thoát ra: 0,72 (mol)
CT muối là: (1:6) CaCl2.6H2O
 
N

ngobaochauvodich

Bài 1: Hỗn hợp A gồm Cu và Zn. Lấy ½ hh A cho vào dd HCl dư thu 1g chất không tan.Cho 4g Al vào ½ hh A còn lại thu hh B.Trong hh B có % khối lượng của Zn nhỏ hơn 33,33% so với khối lượng Zn trong hh A.Nếu cho B vào dd NaOH dư thì thể tích khí sinh ra vượt quá 6 lít (đktc).Thành phần % theo khối lượng của Cu trong hh A là
A.14,67% B.16,67% C.17,20% D.13,46%

Bài 2: DD X chứa axit đơn chức A, dd Y chứa axit đơn chức B.Nếu trộn dd X và dd Y theo tỉ lệ thể tích là 1:3 thì thu dd Z1.Để trung hòa 10ml dd Z1 cần 7,5ml dd NaOH C(M).Nếu trộn dd X và dd Y theo tỉ lệ thể tích là 3:1 thì thu được dd Z2.Để trung hòa 10ml dd Z2 cần 12,5ml dd NaOH C(M).Tỉ lệ nồng độ mol của dd X và dd Y là
A.2 B.1,5 C.2:3 D.3
 
Last edited by a moderator:
I

inujasa

Bài 1: Hỗn hợp A gồm Cu và Zn. Lấy ½ hh A cho vào dd HCl dư thu 1g chất không tan.Cho 4g Al vào ½ hh A còn lại thu hh B.Trong hh B có % khối lượng của Zn nhỏ hơn 33,33% so với khối lượng Zn trong hh A.Nếu cho B vào dd NaOH dư thì thể tích khí sinh ra vượt quá 6 lít (đktc).Thành phần % theo khối lượng của Cu trong hh A là
A.14,67% B.16,67% C.17,20% D.13,46%


1) Đặt khối lượng mỗi phần là A
khối lượng Zn trong mỗi phần là m, số mol là x
ta có A=m+1
mặt khác: [TEX]\frac{100m}{A}= \frac{100m}{A+4} +33,33[/TEX]
Giả hệ ta đc 2 cặp nghiệm
[TEX]\left{A=6 ;m=5 \\ A=2 ; m=1 [/TEX]
TRong B có 4/27 mol Al
[TEX]=> nH2_{Al} =\frac{4}{27}.\frac{3}{2}=\frac{2}{9}[/TEX]
[TEX]nH2_{Zn} = x[/TEX]
[TEX]x+\frac{2}{9}>\frac{6}{22,4}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow x>0,0456 \Leftrightarrow m>2,96[/TEX]
Vậy chọn A=6, m=5
%Cu = 1/6.100 = 16,67%


Bài 2: DD X chứa axit đơn chức A, dd Y chứa axit đơn chức B.Nếu trộn dd X và dd Y theo tỉ lệ thể tích là 1:3 thì thu dd Z1.Để trung hòa 10ml dd Z1 cần 7,5ml dd NaOH C(M).Nếu trộn dd X và dd Y theo tỉ lệ thể tích là 3:1 thì thu được dd Z2.Để trung hòa 10ml dd Z2 cần 12,5ml dd NaOH C(M).Tỉ lệ nồng độ mol của dd X và dd Y là
A.2 B.1,5 C.2:3 D.3
2)Đặt 2 nồng độ là C1 và C2, ta có hệ
[TEX]\left{2,5C1 + 7,5C2=7,5C\\ 7,5C1 + 2,5C2=12,5C[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \frac{C1+3C2}{3C1+C2}=\frac{3}{5}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow C1:C2=3:1[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Đã kết thúc thi TN,bắt đầu ôn tiếp nào:)

Câu 1: Dùng 100 tấn quặng có chứa 80% khối lượng là Fe3O4 ( còn lại là tạp chất trơ) để luyện gang (có 95% Fe về khối lượng) với hiệu suất quá trình là 93% thì khối lượng gang thu được là:
A.55,8 tấn B. 60,9 tấn C. 56,2 tấn D. 56,71 tấn

Câu 2: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí cùng thể tích N2 và H2 ở 00C, 10atm. Sau khi tiến hành tổng hợp NH3 đưa nhiệt độ bình về 00C, áp suất trong bình là 9atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là:
A.10% B. 25% C. 20% D. 30%

Câu 3: Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 8 gam thì dừng lại. Dẫn khí H2S vào dung dịch sau phản ứng thấy xuất hiện 4,8 gam kết tủa đen. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 ban đầu là:
A.0,875M B. 0,65M C. 0,75M D. 0,55M

Câu 4: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch X có chứa FeCl2; FeCl3; Al(NO3)3 và CuSO4 thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Số lượng chất rắn có trong Z là:
A.2 chất B.3 chất C.4 chất D.5 chất

Câu 5: Dãy gồm các dung dịch có chứa các chất nào dưới đây đểu có giá trị pH < 7?
A.NaHSO4; NaHCO3; NaHS; Na2S B.NH4NO3; Mg(NO3)2; Na2SO4; K2SO4
C.NH4Cl; (NH4)2SO4; CuCl2; KHSO4 D.CH3COOK; C6H5COOK; K2S; KCl
 
D

drthanhnam

Câu 1: Dùng 100 tấn quặng có chứa 80% khối lượng là Fe3O4 ( còn lại là tạp chất trơ) để luyện gang (có 95% Fe về khối lượng) với hiệu suất quá trình là 93% thì khối lượng gang thu được là:
A.55,8 tấn B. 60,9 tấn C. 56,2 tấn D. 56,71 tấn
100 tấn quặng --> 80 tấn Fe3O4---> 57,93 tấn Fe---> 57,93.0,93/0,95=56,71 tấn

Câu 2: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí cùng thể tích N2 và H2 ở 00C, 10atm. Sau khi tiến hành tổng hợp NH3 đưa nhiệt độ bình về 00C, áp suất trong bình là 9atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là:
A.10% B. 25% C. 20% D. 30%
Do nhiệt độ như nhau nên:
p1/p2=V1/V2=10/9
-----------N2 + 3H2 = 2NH3
Ban đầu:-5------5
Thể tích giảm là 2 lần thể tích N2 phản ứng
=> nN2=0,5=> nH2=1,5
hiệu suất=1,5/5=30%


Câu 3: Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 8 gam thì dừng lại. Dẫn khí H2S vào dung dịch sau phản ứng thấy xuất hiện 4,8 gam kết tủa đen. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 ban đầu là:
A.0,875M B. 0,65M C. 0,75M D. 0,55M
Catot:
Cu2+ +2e = Cu
x------2x----x
Anot:
H2O = 2H+ + 0,5O2 + 2e
---------------0,5x----2x
nCu2+ dư=nCuS=4,8/96=0,05 mol
64x+0,5x.32=8=> x=0,1
=> nCuSO4(bd)=0,1+0,05=0,15
=> CM=0,15/0,2=0,75 M

Câu 4: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch X có chứa FeCl2; FeCl3; Al(NO3)3 và CuSO4 thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Số lượng chất rắn có trong Z là:
A.2 chất B.3 chất C.4 chất D.5 chất
Fe(OH)2; Fe(OH)3; Cu(OH)2; BaSO4

Câu 5: Dãy gồm các dung dịch có chứa các chất nào dưới đây đểu có giá trị pH < 7?
A.NaHSO4; NaHCO3; NaHS; Na2S B.NH4NO3; Mg(NO3)2; Na2SO4; K2SO4
C.NH4Cl; (NH4)2SO4; CuCl2; KHSO4 D.CH3COOK; C6H5COOK; K2S; KCl
 
N

ngobaochauvodich

Câu 15:Hòa tan hết 11,6g FeCO3 bằng dd HNO3 vừa đủ thu hh khí CO2,NO và dd X.Thêm dd HCl dư vào dd X thu dd Y.DD Y có thể hòa tan tối đa m g Cu tạo ra sản phẩm khử duy nhất là NO. Giá trị m là
A.28,8g
B.16g
C.48g
D.32g
(Được nâng cao từ đề hóa khối A 2011)

Hòa tan hoàn toàn những lượng bằng nhau về số mol của Fe2O3 và FeCO3 vào dd H2SO4 10% vừa đủ thu dd Y.Nồng độ phần trăm Fe2(SO4)3 trong dd Y là
A.13,294% B.9,634% C.9,533% D.3,66%
(Được nâng cao từ đề cao đẳng 2007)

Hòa tan 2,16g hh 3 kim loại Na,Al,Fe vào nước dư thu 0,448 lít khí (đktc) và rắn X.Tách rắn X rồi cho tác dụng 60ml dd CuSO4 1M, sau khi pứ hoàn toàn thu 3,2g kim loại và dd Y.Thêm từ từ dd NaOH vào Y đến khi kết tủa cực đại thì dừng lại.Lọc bỏ kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m g rắn.Giá trị m là
A.5,24g B.3,64g C.3,42g D.2,62g
(Được nâng cao thêm 1 chút từ khối A 2011)
 
D

drthanhnam

Câu 15:Hòa tan hết 11,6g FeCO3 bằng dd HNO3 vừa đủ thu hh khí CO2,NO và dd X.Thêm dd HCl dư vào dd X thu dd Y.DD Y có thể hòa tan tối đa m g Cu tạo ra sản phẩm khử duy nhất là NO. Giá trị m là
A.28,8g
B.16g
C.48g
D.32g
3FeCO3 + 10HNO3 = 3Fe(NO3)3 + NO + 3CO2 + 5H2O
0,1--------->1/3------>0,1----->1/30
Thêm HCL dư vào dd X => dd Y.
3Cu + 8H+ + 2NO3- = 3Cu2+ + 2No + 4H2O
0,45<---------0,3
Cu + 2Fe3+ = 2Fe2+ + Cu2+
0,05---0,1
Vậy m=(0,45+0,05).64=32 gam

Hòa tan hoàn toàn những lượng bằng nhau về số mol của Fe2O3 và FeCO3 vào dd H2SO4 10% vừa đủ thu dd Y.Nồng độ phần trăm Fe2(SO4)3 trong dd Y là
A.13,294% B.9,634% C.9,533% D.3,66%
Tự chọn lượng chất:
1 mol Fe2O3 và 1 mol FeCO3
Fe2O3 + 3H2SO4 = Fe2(SO4)3 + 3H2O
FeCO3 + H2SO4 = FeSO4 + H2O + CO2
Để hoà tan vừa đủ hh trên cần:
3+1=4 mol H2SO4 => thu được 1 mol Fe2(SO4)3.
Khối lượng dd H2SO4 ban đầu: 40.98=3920 gam
Vậy %Fe2(SO4)3=$\frac{400}{3920+160+116-44}=9,634%$

Hòa tan 2,16g hh 3 kim loại Na,Al,Fe vào nước dư thu 0,448 lít khí (đktc) và rắn X.Tách rắn X rồi cho tác dụng 60ml dd CuSO4 1M, sau khi pứ hoàn toàn thu 3,2g kim loại và dd Y.Thêm từ từ dd NaOH vào Y đến khi kết tủa cực đại thì dừng lại.Lọc bỏ kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m g rắn.Giá trị m là
A.5,24g B.3,64g C.3,42g D.2,62g
Na---> NaOH +0,5H2
x------>x------>0,5x
Al + NaOH = 1,5 H2
-----x------->1,5x
=> 2x=0,02=> x=0,01 mol
=> Rắn X gồm :Al và Fe với tổng khối lượng 1,66 gam
nCuSO4=0,06 mol=> nCu=0,06. Mà 0,06.64=3,84 > 3,2 => 3,2 gam kim loại chỉ có đồng. Và đồng dư trong Y.
Dễ có dd Y gồm:a mol Al3+;b mol Fe2+; 0,01 mol Cu2+
3a+ 2b=0,1 ( BT điện tích)
27a+56b=1,66
=> a=b=0,02=>m=0,01.102+0,01.160+0,01.80=3,42 gam
 
H

hardyboywwe

1/Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 1M và acid [TEX]H_2SO_4[/TEX] 0,5M thu được 5,32 lít [TEX]H_2[/TEX] (đkc) và dung dịch Y (coi V dung dịch không đổi).Y có pH là
A.7 B.1 C.2 D.6


2/thêm m gam kali vào 300 ml dung dịch chứa [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X.Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dich [TEX]Al_2(SO_4)_3[/TEX] 0,1M thu được kết tủa Y.Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị của m là
A.1,71 B.1,17 C.1,59 D.1,95.

3/Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe và [TEX]Fe_3O_4[/TEX] bằng dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] 2,24 lít khí NO.Nếu thay dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] bằng dung dịch [TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc nóng thì thu được khí gì,thể tích bao nhiêu? (đkc)
A.[TEX]H_2[/TEX] ; 3,36 lít
B.[TEX]SO_2[/TEX]; 2,24 lít
C.[TEX]SO_2[/TEX] ; 3,36 lít
D.[TEX]H_2[/TEX]; 4,48 lít.
 
D

drthanhnam

1/Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 1M và acid $H_2SO_4 0,5M$ thu được 5,32 lít H_2 (đkc) và dung dịch Y (coi V dung dịch không đổi).Y có pH là
A.7 B.1 C.2 D.6
nH2=5,32/22,4=0,2375 mol
Mà nH+=nHCl + 2nH2SO4=0,5 mol
=> nH+ (Dư)=0,5-0,2375.2=0,025 mol
=> [H+]=0,025/0,25=0,1M=> pH=1


2/thêm m gam kali vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH)_2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X.Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dich $Al_2(SO_4)_3$ 0,1M thu được kết tủa Y.Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị của m là
A.1,71 B.1,17 C.1,59 D.1,95.
Để kết tủa lớn nhất=> nOH-=3nAl3+=0,12=> nK=0,03=> m=1,17 gam
3/Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe và Fe_3O_4 bằng dung dịch HNO_3 2,24 lít khí NO.Nếu thay dung dịch HNO_3 bằng dung dịch H_2SO_4 đặc nóng thì thu được khí gì,thể tích bao nhiêu? (đkc)
A.H_2 ; 3,36 lít
B.SO_2; 2,24 lít
C.SO_2 ; 3,36 lít
D.H_2; 4,48 lít.
Chắc chắn là SO2 rồi ^^
Dùng bảo toàn e:
2nSO2=3nNO=> VSO2=3,36 lít
 
N

ngobaochauvodich

Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2.
Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa
phản ứng là
A. 0,24 mol. B. 0,36 mol. C. 0,60 mol. D. 0,48 mol.
 
N

namnguyen_94

..

Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2.
Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa
phản ứng là
A. 0,24 mol. B. 0,36 mol. C. 0,60 mol. D. 0,48 mol.

Ta có: giả sử có 1 mol C4H10
Bảo toàn KL --> n(hh sau) = 2,5 mol
--> n(tăng) = nH2 = 1,5 mol
--> nBr2 = [TEX]\frac{1,5.0,6}{2,5} = 0,36 mol[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Ta có: giả sử có 1 mol C4H8
Bảo toàn KL --> n(hh sau) = 2,5 mol
--> n(tăng) = nH2 = 1,5 mol
--> nBr2 = [TEX]\frac{1,5.0,6}{2,5} = 0,36 mol[/TEX]
Phải giả sử 1mol C4H10 chứ ^^
Sao không dùng công thức:
$\frac{n_t}{n_s}=\frac{M_s}{M_t}$
Để giải cho nhanh ^^ => số mol butan=0,4.0,6=0,24mol
=> nH2=nBr2=0,6-0,24=0,36 mol lun ^^
 
N

namnguyen_94


Câu 1: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu?
A. 1,588 lần B. 1,788 lần C. 1,488 lần D. 1,688 lần

Câu 2: Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là
A. 20%. B. 30%. C. 25%. D. 40%.

Câu 3: Hoà tan hết hỗn hợp FeS2, FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng được dung dịch X và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro bằng 22,75. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào 300 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch Z. Tổng khối lượng các chất tan trong Z là:
A. 18,85g. B. 32,20g. C. 16,85g. D. 20,00g.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 1,1g hỗn hợp F gồm metan, etin, propen thu được 3,52g CO2. Mặt khác, khi cho 448 ml hỗn hợp khí F (đktc) đi qua dung dịch nước brom dư thì chỉ có 4g brom phản ứng. Phần trăm thể tích etin trong hỗn hợp F là:
A. 40% B. 60% C. 25% D. 50%

Câu 5: Cho 1,2 lít hỗn hợp gồm hiđro và clo vào bình thuỷ tinh đậy kín và chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán. Sau một thời gian ngừng chiếu sáng thì thu được một hỗn hợp khí chứa 30% hiđroclorua về thể tích và hàm lượng của clo đã giảm xuống còn 20% so với lượng clo ban đầu. Thành phần phần trăm về thể tích của hiđro trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 88,25% B. 81,25% C. 30,75% D. 66,25%
 
K

kkdc06

giúp tớ mấy bài này với
1.hòa tan hết 10,24g Cu bằng 200ml HNO3 3M thu được dd X.thêm 400ml NAOH 1M vào X cô cạn dd rồi nung nóng thu dk 26,44g chất rắn .số mol HNO3 đã pứ là?
d/s 0,56mol
2.sục khí co2 vào các dung dịch riêng biệt NaAlO2,NaOh dư ,Na_2CO3,NaClO,CaOCl2,Ca(HCO3)_2 , CaCl_2 số pư hóa học xảy ra là?
d/s:5
3.Nhúng 1 thanh kl Mg vào dung dich chữa 0,8mol Fe(NO3)_3 và 0,05mol Cu(NO3)_2 sau một thời gian lấy kim lạo ra rửa sạch thấy khối lượng kim lạo tăng 11,6g so vs ban đầu.Khối lượng kim lạo đã pư là ?
d/s:25,2g
 
G

giotsuonglanh

giup mình bài này vói
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 50 ml dung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng), thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 5,60 lít.
 
N

namnguyen_94

1.hòa tan hết 10,24g Cu bằng 200ml HNO3 3M thu được dd X.thêm 400ml NAOH 1M vào X cô cạn dd rồi nung nóng thu dk 26,44g chất rắn .số mol HNO3 đã pứ là?
d/s 0,56mol
Bài này NaOH dư --> khi nung nóng có NaNO2 + naOH dư
Gọi số mol --> tính bt
2.sục khí co2 vào các dung dịch riêng biệt NaAlO2,NaOh dư ,Na_2CO3,NaClO,CaOCl2,Ca(HCO3)_2 , CaCl_2 số pư hóa học xảy ra là?
__________________________
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom