[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 448,028

Status
Không mở trả lời sau này.
N

namnguyen_94

..

giup mình bài này vói
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 50 ml dung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng), thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 5,60 lít.

(*) Hướng dẫn :
Khi cho NaOH vào --> phản ứng trk vs H2SO4 dư; sau đó Fe2(SO4)3 còn dư khi tác dụng vs naOH
==> tính bt --> A
__________________________
 
N

namnguyen_94

Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 50 ml dung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng), thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 5,60 lít.
Ta có: nH2SO4 = 0,9 mol ; nNaOH = 0,9 mol ; nFe(OH)3 = 0,2 mol
--> nNaOH trung hòa axit dư = 0,3 mol --> nH2SO4 dư = 0,15 mol ==> nH2SO4 phản ứng = 0,75 mol
Dùng pp quy đổi gồm a mol Fe ; b mol Fe2O3
--> 56a + 160b = 19,2
+ nH2SO4 = 0,75 mol --> 3a + 3b = 0,75
==> a = 0,2 mol ; b = 0,05 mol
==> nSO2 = 0,2.3/2 = 0,3 mol
==> V = 6,72 lít
 
N

namnguyen_94


Câu 1: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu?
A. 1,588 lần B. 1,788 lần C. 1,488 lần D. 1,688 lần

Câu 2: Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là
A. 20%. B. 30%. C. 25%. D. 40%.

Câu 3: Hoà tan hết hỗn hợp FeS2, FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng được dung dịch X và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro bằng 22,75. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào 300 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch Z. Tổng khối lượng các chất tan trong Z là:
A. 18,85g. B. 32,20g. C. 16,85g. D. 20,00g.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 1,1g hỗn hợp F gồm metan, etin, propen thu được 3,52g CO2. Mặt khác, khi cho 448 ml hỗn hợp khí F (đktc) đi qua dung dịch nước brom dư thì chỉ có 4g brom phản ứng. Phần trăm thể tích etin trong hỗn hợp F là:
A. 40% B. 60% C. 25% D. 50%

Câu 5: Cho 1,2 lít hỗn hợp gồm hiđro và clo vào bình thuỷ tinh đậy kín và chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán. Sau một thời gian ngừng chiếu sáng thì thu được một hỗn hợp khí chứa 30% hiđroclorua về thể tích và hàm lượng của clo đã giảm xuống còn 20% so với lượng clo ban đầu. Thành phần phần trăm về thể tích của hiđro trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 88,25% B. 81,25% C. 30,75% D. 66,25%
 
N

ngobaochauvodich

Giả sử gang cũng như thép đều là hợp chất của sắt & cacbon. Sắt phế liệu gồm Fe, C, Fe2O3. Coi phản ứng trong lò luyện thép Martin là Fe2O3 + 3C => 2Fe + 3CO­. Khối lượng sắt phế liệu (35% Fe2O3, 2% C) cần dùng để khi luyện với 5 tấn gang 5%C trong lò luyện thép Martin, thu được thép 1,3%C là :
A. 2,56 tấn B. 2,67 tấn C. 3,56 tấn D. 2,73 tấn
 
M

minhmuonhoibai

Câu 7
3 đồng phân

Câu 8
3 phản ứng (1), (3), (6)

Câu 1 đáp án là 4 đồng phân bạn ah híc ! mình cũng làm giống bạn , bạn xem có nhầm lẫn chỗ nào k ạ

Câu 2
Mình thấy nh~ chất kia cũng thay đổi số oxh mà

ah các bạn cho mình hỏi thêm , có phải HNO3 có thể nhường và nhận e đúng k , mình thấy ở đâu có câu này ... GIúp mình nhé
 
C

conmuc

Câu 1 đáp án là 4 đồng phân bạn ah híc ! mình cũng làm giống bạn , bạn xem có nhầm lẫn chỗ nào k ạ

Câu 2
Mình thấy nh~ chất kia cũng thay đổi số oxh mà

ah các bạn cho mình hỏi thêm , có phải HNO3 có thể nhường và nhận e đúng k , mình thấy ở đâu có câu này ... GIúp mình nhé

Câu 1 là 4 đồng phân thì chắc là họ tính thêm đồng phân dạng vòng 3 C, còn -OH thì gắn vào vòng. Mình cũng không chắc cái này lắm nên không tính nó
Mà cái này còn tính thêm cả 1 đồng phân ete nữa nếu họ chỉ hỏi số đồng phân thôi. Nhưng mà ở đây chỉ hỏi rượu, andehit và xeton nên mình k tính ete


Phản ứng tự oxi hóa tự khử là phản ứng mà trong phân tử một chất có chứa nguyên tử vừa tăng soh, vừa giảm soh.
Còn HNO3 chỉ có tính oxi hóa thôi bạn ah, của N+5
 
D

drthanhnam

Câu 1: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu?
A. 1,588 lần B. 1,788 lần C. 1,488 lần D. 1,688 lần
Giả sử tỉ lệ số phân tử Al2(SO4)3/ K2SO4 là x
Ta có:
$\frac{x.12+4}{17x+7}=\frac{20}{31}$
=> x=0,5
Vậy hh ban đầu là: Al2(SO4)3.2K2SO4
=> 5BaSO4
Tỉ lệ = 1,688 lần
Câu 2: Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là
A. 20%. B. 30%. C. 25%. D. 40%.
Tự chọn lượng chất
AgNO3= Ag + NO2 + 0,5O2
1-------->1--->1---->0,5
2NO2 + 0,5O2 + H2O = 2HNO3
1------->0,25----------->1
3Ag + 4HNO3= 3AgNO3 + NO + 2H2O
1-------1
0,75<--1
Vậy nAg dư= 0,25 mol => phần trăm không tan là 25%
Câu 3: Hoà tan hết hỗn hợp FeS2, FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng được dung dịch X và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro bằng 22,75. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào 300 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch Z. Tổng khối lượng các chất tan trong Z là:
A. 18,85g. B. 32,20g. C. 16,85g. D. 20,00g.
hh Y có KL : 0,2.45,5=9,1 gam
=> Tổng KL< 9,1+ 0,3.40=21,1 gam=> Loại B
Đến đây có 1 cách khá nhanh để thử đáp số là lấy [21,1-(đáp số ) ]/18=> Số đẹp thì là đáp án.
Chỉ có A là phù hợp ^^

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 1,1g hỗn hợp F gồm metan, etin, propen thu được 3,52g CO2. Mặt khác, khi cho 448 ml hỗn hợp khí F (đktc) đi qua dung dịch nước brom dư thì chỉ có 4g brom phản ứng. Phần trăm thể tích etin trong hỗn hợp F là:
A. 40% B. 60% C. 25% D. 50%
Ta có: nCO2=0,08=> nH2O=$\frac{1,1-0,08.12}{2}=0,07$ mol
Vậy: nCH4+ 2nC2H2+3nC3H6=0,08
2nCH4+nC2H2+3nC3H6=0,07
Mặt khác:
x(2nC2H2+nC3H6)=0,025
x.(nCH4+nC2H2+nC3H6)=0,02
=> nC2H2=0,02; nCH4=nC3H6=0,01=> %VC2H2=0,02/0,04=50%

Câu 5: Cho 1,2 lít hỗn hợp gồm hiđro và clo vào bình thuỷ tinh đậy kín và chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán. Sau một thời gian ngừng chiếu sáng thì thu được một hỗn hợp khí chứa 30% hiđroclorua về thể tích và hàm lượng của clo đã giảm xuống còn 20% so với lượng clo ban đầu. Thành phần phần trăm về thể tích của hiđro trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 88,25% B. 81,25% C. 30,75% D. 66,25%
H2 + Cl2 = 2HCl
0,18--0,18--0,36
Do phản ứng này không làm thay đổi thể tích bình => VHCl=0,3.1,2=0,36 lít
=> VCl2=VH2 phản ứng =0,18 lít
0,18 = 80% lượng Cl2 ban đầu=> VCl2=0,225 lít=> VH2=1,2-0,225=0,975 lít=> %VH2=0,975/1,2=81,25 %
 
M

miducc

Làm giùm mình nhé!

Câu 1
Cho 25g nước Clo vào 1 dd có chứa 2,5g KBr thấy dung dịch chuyển sang màu vàng đậm và KBr vẫn còn dư sau phản ứng. Sau thí nghiệm, nếu cô cạn dung dịch thì còn lại 1,61g chất rắn khan. Biết hiệu suất phản ứng 100%, nồng độ % của nước Clo là:
A. 2,51%
B. 2,84%
C. 3,15%
D. 3,46%

Câu 2
Cho 10l H2 và 6,72l Cl2 (dktc) tác dụng vs nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,4g H2O ta thu được dung dịch A. Lấy 50g A tác dụng vs dung dịch AgNO3 thu được 7,175g kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 là

A. 33,33%
B. 45%
C. 50%
D. 66,67%

Thanks!
 
H

hardyboywwe

Mình up tiếp một số bài tập nữa nhé! ^^


1/
Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A,B (A và B là 2 phi kim của phân nhóm chính II) vào nước được 100 ml dung dịch X.Để kết tủa hết ion [TEX]Cl^-[/TEX] có trong X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch [TEX]AgNO_3[/TEX] thu được 17,22 gam kết tủa.Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y.Cô cạn Y đưọc m (gam) hỗn hợp muối khan,m có giá trị là:

A.9,12 B.6,36 C.8,36 D.11,28.


2/Hòa tan a gam Cu và Fe( Fe chiếm 30% về khối lượng) bằng 50 ml dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] 63% (d = 1,38 g/ml).Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được rắn X cân nặng 0,75 a gam,dung dịch Y và 6,104 lít hỗn hơp khí NO và [TEX]NO_2[/TEX](đkc).cô cạn Y thì só gam muối khan thu được là:

A.38,25 B.75,150 gam C.37,575 gam D.62,100 gam
 
D

drthanhnam

1/ Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A,B (A và B là 2 phi kim của phân nhóm chính II) vào nước được 100 ml dung dịch X.Để kết tủa hết ion $Cl^-$ có trong X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa.Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y.Cô cạn Y đưọc m (gam) hỗn hợp muối khan,m có giá trị là:
A.9,12 B.6,36 C.8,36 D.11,28.
Chỗ chữ đỏ chắc sai đề ^^
Ta có: n(AgCl)=17,22/143,5=0,12 mol
=> nCl-=mNO3-=0,12 mol
Ta có: m=5,94+0,12.(62-35,5)=9,12 gam=> A

2/Hòa tan a gam Cu và Fe( Fe chiếm 30% về khối lượng) bằng 50 ml dung dịch HNO_3 63% (d = 1,38 g/ml).Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được rắn X cân nặng 0,75 a gam,dung dịch Y và 6,104 lít hỗn hơp khí NO và NO_2(đkc).cô cạn Y thì só gam muối khan thu được là:
A.38,25 B.75,150 gam C.37,575 gam D.62,100 gam
nY=0,2725 mol
mCu=0,7a; mFe=0,3a
Do còn dư 0,75a gam=> Chỉ sắt phản ứng => Fe2+.
nHNO3=0,69 mol
Ta lại có: nNO+ nNO2=0,2725
Và 4nNO+2nNO2=0,69=> nNO=0,0725 mol
nNO2=0,2 mol
=> 2nFe=0,2+0,0725.3=0,4175 mol=> 0,25a=11,69=> a=46,76 gam
=> m(muối)=0,25a+(0,69-0,2725).62=37,575 gam=>C
 
N

namnguyen_94

Câu 1
Cho 25g nước Clo vào 1 dd có chứa 2,5g KBr thấy dung dịch chuyển sang màu vàng đậm và KBr vẫn còn dư sau phản ứng. Sau thí nghiệm, nếu cô cạn dung dịch thì còn lại 1,61g chất rắn khan. Biết hiệu suất phản ứng 100%, nồng độ % của nước Clo là:
A. 2,51%
B. 2,84%
C. 3,15%
D. 3,46%
+ Dùng pp tăng giảm khối lượng
gọi nCl = a mol --> 44,5a = 0,89 --> a = 0,02 mol
--> nCl2 = 0,01 mol
==> % nước Clo = 2,84 %

Câu 2
Cho 10l H2 và 6,72l Cl2 (dktc) tác dụng vs nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,4g H2O ta thu được dung dịch A. Lấy 50g A tác dụng vs dung dịch AgNO3 thu được 7,175g kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 là

A. 33,33%
B. 45%
C. 50%
D. 66,67%
Gọi nHCl = a mol
--> m(dd) = 36,5a + 385,4 gam
==> [TEX]\frac{50a}{36,5a + 385,a} = 0,05 ==> a = 0,4 mol[/TEX]
==> [TEX]H = 66,67 %[/TEX]
 
N

namnguyen_94


Câu 45: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp bột nhôm và sắt (III) oxit được hỗn hợp G. Hoà tan G trong dung dịch NaOH dư, thoát ra 6,72 lít khí H2 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng nhôm có trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 5,4 gam. B. 10,8 gam. C. 8,1 gam. D. 11,2 gam

Câu 44: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.

Câu 41: Hoà tan 10 gam hỗn hợp Cu2S và CuS bằng 200 ml dung dịch KMnO4 0,75M trong môi trường axit H2SO4. Sau khi đun sôi để đuổi hết khí SO2 sinh ra, lượng KMnO4 còn dư phản ứng vừa hết với 175 ml dung dịch FeSO4 1M. Khối lượng CuS trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 5 gam. B. 4,8 gam. C. 9,6 gam. D. 6 gam.

Câu 36: Lượng tiêu thụ than của một nhà máy nhiệt điện trong một năm là 2,5 triệu tấn than, than chứa 3% lưu huỳnh. Giả sử toàn bộ lượng lưu huỳnh chuyển thành SO2 thì mỗi phút nhà máy điện đó thải vào khí quyển bao nhiêu kg SO2?
A. 356,5 kg B. 285,4 kg C. 190,0 kg D. 147,2 kg

Câu 32: Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô (H2, CO, CO2). Cho A qua Ca(OH)2 còn lại hỗn hợp khí B khô (H2, CO). Một lượng khí B tác dụng vừa hết với 8,96g CuO thấy tạo thành 1,26 g nước. Thành phần % theo thể tích của CO2 trong A là:
A. 33,33% B. 11,11% C. 20,00% D. 30,12%.
 
D

dotphanao

Bạn Thành Nam và ban Nam Nguyên giúp mình 2 bài này với



Câu 1 mình làm được rồi , giúp mình câu 2
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Câu 45: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp bột nhôm và sắt (III) oxit được hỗn hợp G. Hoà tan G trong dung dịch NaOH dư, thoát ra 6,72 lít khí H2 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng nhôm có trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 5,4 gam. B. 10,8 gam. C. 8,1 gam. D. 11,2 gam
nAl(dư)=0,2 mol.
2Al + Fe2O3 = Al2O3 + 2Fe
2x---->x-------->x----->2x
2x.27+160x=26,8-0,2.27=> x=0,1 mol => mAl=(0,2+0,2).27=10,8 gam

Câu 44: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.
Bài này khối B 2010 hay sao ấy nhỉ ^^

Câu 36: Lượng tiêu thụ than của một nhà máy nhiệt điện trong một năm là 2,5 triệu tấn than, than chứa 3% lưu huỳnh. Giả sử toàn bộ lượng lưu huỳnh chuyển thành SO2 thì mỗi phút nhà máy điện đó thải vào khí quyển bao nhiêu kg SO2?
A. 356,5 kg B. 285,4 kg C. 190,0 kg D. 147,2 kg
2,5 triệu tấn than=> 75000 tấn S=> 150000 tấn SO2.
=> mỗi phút=285,4 kg SO2

Câu 32: Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô (H2, CO, CO2). Cho A qua Ca(OH)2 còn lại hỗn hợp khí B khô (H2, CO). Một lượng khí B tác dụng vừa hết với 8,96g CuO thấy tạo thành 1,26 g nước. Thành phần % theo thể tích của CO2 trong A là:
A. 33,33% B. 11,11% C. 20,00% D. 30,12%.
Dạng bài này đã làm quá nhiều rồi ^^
 
D

drthanhnam

@dotphanao:
Dạng bài này bạn chú ý các muối nitrat hoặc cacbonat.
CH6O3N2=> CH3NH3NO3.
CH3NH3NO2+ NaOH = CH3NH2 + NaNO3 + H2O
------------------------0,1------->0,1
khí Y là CH3NH2 có nY=2,24/22,4=0,1
=> nNaNO3=0,1=> m(muối)=0,1.85=8,5 gam
Thân!
 
N

namnguyen_94

Câu 1: Giả sử chỉ có chất tan là NaCl --> mNaCL = 17,55 gam > 14,59 gam
=> chất tan chứa NaCl và NaOH
Lập hệ --> nNaCl = 0,14 mol ; nNaOH = 0,16 mol
==> m = mAgCl + mAg2O = 0,14.143,5 + 0,08.(108.2 + 16 ) = 38,65 gam
 
N

namnguyen_94


Câu 30: Cho các hạt vi mô: F-, Na+, Mg2+, O2-, Ne, Al3+. Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính hạt là:
A. Al3+, Mg2+, Na+, Ne, F- , O2-. B. F-, Na+, Mg2+, O2-, Ne, Al3+
C. Al3+,Mg2+, Na+, F- , O2-, Ne, D. F-, Na+, O2-, Ne, Al3+, Mg2+

Câu 35: Cho cân bằng: CO(k) + H2O (k) --> CO2 (`k) + H2 (k).ở t0C cân bằng đạt được khi có Kc= 1 và [H2O] =0,03 M, [CO2 ] = 0,04 M. Nồng độ ban đầu của CO là :
A. 6/75 M B. 4/75 M C. 7/75 M D. 5/75 M

Câu 40: Cho hai dung dịch: dung dịch X chứa hai axit H2SO4 O,1M và HC1 0,2M; dung dịch Y chứa 2 bazơ NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Thể tích (ml) dung dịch Y cần phải thêm vào 100ml dung dịch X để được một dung dịch có pH bằng 7 là:
A. 60ml B. 120ml C. 100ml D. 80ml

Câu 42: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 thu được 117,6 lít hỗn hợp khí X. Cho X hấp thụ vào nước dư thu được dung dịch Y và 5,6 lít một chất khí thoát ra(đktc). % khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp là
A. 34,62%. B. 65,45%.
C. 55,667%. D. 34,62% hoặc 65,45%.

Câu 49: Cho hỗn hợp m gam gồm Fe và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và 2 gam kim loại chưa tan. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 12,008g KMnO4 trong dung dịch có sẵn H2SO4 loãng dư. Giá trị m là :
A. 42,64g B. 35,36g C. 46,64g D. 24,56g
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom