[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 446,435

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lehuong611

Các bạn làm thử mấy bài này nhé !!!!!!!

Câu 1: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS ( tỉ lệ mol 1 :2 ; M là kim loại có số oxh ko đổi ) . Cho 71,76 g X tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 đặc nóng thu được 83,328 l NO2(đkc, spk duy nhất) . thêm BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng trên thấy tách ra m gam kết tủa . Giá trị m là :
A. 111,84 g B: 178,56g C: 173,64 g D: 55,92 g

Câu 2/ Hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3 .Nung 21,14 g X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y .Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng ,dư thấy có 11,024 g rắn không tan và thu được 1,5456 l khí (đkc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :
A:83 % B: 87% C: 79,1 % D: 90%

Câu 3: cân bằng phương trình :
Fe(NO3)2 + KHSO4---->Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 +K2SO4 + NO + H2O
 
D

drthanhnam

Câu 3: cân bằng phương trình :
Fe(NO3)2 + KHSO4---->Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 +K2SO4 + NO + H2O
3Fe2+ + NO3- + 4H+ ---> 3Fe3+ + NO +2H2O
Vậy hệ số của Fe2+ / NO =3/1
Điền thêm các ion còn lại vào PT:
3Fe(NO3)2 + 4KHSO4---->5/3Fe(NO3)3 + 2/3Fe2(SO4)3 +2K2SO4 + NO + 2H2O

Câu 2/ Hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3 .Nung 21,14 g X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y .Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng ,dư thấy có 11,024 g rắn không tan và thu được 1,5456 l khí (đkc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :
A:83 % B: 87% C: 79,1 % D: 90%
nH2=0,069
=> nAl dư=0,046
nCr=0,212
Cr2O3 + 2Al---> Al2O3 + 2Cr
=> nAl phản ứng=0,212
=> nAl=0,258 mol=> mCr2O3=14,174=> nCr2O3=0,09325 < 0,212/2 ???
Bài này nghi sai số liệu lắm ^^
 
D

drthanhnam

Câu 1: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS ( tỉ lệ mol 1 :2 ; M là kim loại có số oxh ko đổi ) . Cho 71,76 g X tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 đặc nóng thu được 83,328 l NO2(đkc, spk duy nhất) . thêm BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng trên thấy tách ra m gam kết tủa . Giá trị m là :
A. 111,84 g B: 178,56g C: 173,64 g D: 55,92 g
FeS2---> Fe3+ +2S+6 +15e
x---------------->2x--> 15x
MS----> Mn+ + S+6 +(n+6) e
2x------>2x---> 2x----> 2x(n+6)
N+5 + e --> N+4
3,72--->3,72
15x+2x(n+6)=3,72
=> x(2n+27)=3,72
x.120+(M+32)2x=71,76
=> x(2M+184)=71,76
=> (2n+27)/(2M+184)=3,72/71,76
Dễ thấy Số OXH của M không đổi nên n=2
=> M=207=. Chì
Vậy dễ tính đuợc x=0,12
=> m= mPbCl2+ m BaSO4=0,24.278+233.0,48=178,56 gam.
Thân!
 
L

li94

Các bạn làm thử câu này

Cho m gam hh X gồm FeO , Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 0,03 mol HCl thu đc dd Y gồm 2 chất. Cho Y td với KOH dư thu được kt . Lọc kt nung đến khối lượng ko đổi được 1,6 g chất rắn . Tính m ?
 
N

ngobaochauvodich

Cho 3,36 lít khí CO2 vào 200,0 ml dd chứa NaOH x M và Na2CO3 0,4M thu dd X chứa 19,98g hh muối.Xác định nồng độ mol/l của NaOH trong dd
A.0,75M B.0,5M C.0,7M D.0,6M
 
D

drthanhnam

Cho m gam hh X gồm FeO , Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 0,03 mol HCl thu đc dd Y gồm 2 chất. Cho Y td với KOH dư thu được kt . Lọc kt nung đến khối lượng ko đổi được 1,6 g chất rắn . Tính m ?
Quy X về a mol FeO và b mol Fe2O3
2a+6b=0,03
nFe2O3 sau cùng là 1,6/160=0,01
=> a+2b=0,01.2
=> a=0,03 và b=-0,005
Bó tay, lại bài sai đề $$

Cho 3,36 lít khí CO2 vào 200,0 ml dd chứa NaOH x M và Na2CO3 0,4M thu dd X chứa 19,98g hh muối.Xác định nồng độ mol/l của NaOH trong dd
A.0,75M B.0,5M C.0,7M D.0,6M
TH 1: X gồm a NaHCO3 và b Na2CO3
a+b=0,15
84a+106b=19,98
Giải không ra nghiệm ^^
TH 2: X gồm a Na2CO3 và b NaOH
a=0,15
106a+40b=19,98
=> b=0,102
- Đến đây mình chưa hiểu câu hỏi lắm:
+ Nếu nó hỏi nồng độ NaOH trong dd X thì ta đuợc: 0,102/0,2=0,51 M
+ Nếu nó hỏi là nồng độ NaOH trong dd ban đầu thì ta dùng bảo toàn Na: nNaOH=2a+b-0,4.0,2.2=0,242
=> Cm=0,242/0,2=1,21 ??
 
D

domtomboy

Trích:
Cho m gam hh X gồm FeO , Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 0,03 mol HCl thu đc dd Y gồm 2 chất. Cho Y td với KOH dư thu được kt . Lọc kt nung đến khối lượng ko đổi được 1,6 g chất rắn . Tính m ?
Quy X về a mol FeO và b mol Fe2O3
2a+6b=0,03
nFe2O3 sau cùng là 1,6/160=0,01
=> a+2b=0,01.2
=> a=0,03 và b=-0,005
Bó tay, lại bài sai đề $$

thử xem nó nung ở chỗ nào?
sai đề thì chắc nó nung trong chân k
:| a, e nghĩ thế nào?
đề DH cụ thể lắm khỏi lo
 
N

namnguyen_94

..

Các bạn làm thử câu này

Cho m gam hh X gồm FeO , Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 0,03 mol HCl thu đc dd Y gồm 2 chất. Cho Y td với KOH dư thu được kt . Lọc kt nung đến khối lượng ko đổi được 1,6 g chất rắn . Tính m ?

các bài kiểu này không dùng pp quy đổi được:)
Ta có: nHCl = 0,03 mol --> nO(oxit) = 0,015 mol
+ mFe2O3 = 1,6 gam --> nFe = 0,02 mol
--> m = 0,02.56 + 0,015.16 = 1,36 gam
 
D

drthanhnam

các bài kiểu này không dùng pp quy đổi được
Tại sao lại không quy đổi đuợc vậy bạn ???
.................
Ta có: nHCl = 0,03 mol --> nO(oxit) = 0,015 mol
+ mFe2O3 = 1,6 gam --> nFe = 0,02 mol
--> m = 0,02.56 + 0,015.16 = 1,36 gam
Theo cách làm của namnguyen thì nO=0,015 < nFe =0,02
Trong khi hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 chứng tỏ số mol O phải lớn hơn số mol Fe.
=> Vô lí
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

..

Cho 3,36 lít khí CO2 vào 200,0 ml dd chứa NaOH x M và Na2CO3 0,4M thu dd X chứa 19,98g hh muối.Xác định nồng độ mol/l của NaOH trong dd
A.0,75M B.0,5M C.0,7M D.0,6M

bài này trong muối có NaHCO3 và Na2CO3
CO2 dư khi tác dụng với NaOH,sau đó CO2 dư tác dụng với Na2CO3
gọi [TEX]nNaOH = a mol[/TEX]
[TEX]NaOH + CO_2 --> NaHCO_3[/TEX]
a-----a--------a
[TEX]Na_2CO_3 + CO_2 --> 2 NaHCO_3[/TEX]
( 0,15 - a) ---(0,15- a)---(0,3 - 2a )
==> [TEX]19,98 = 84.(0,3-a) + 106.(a-0,07) ==> a = 0,1 mol --> x = 0,5 M[/TEX]
 
N

namnguyen_94

1 số câu chuyên Thái Bình:)

Câu 46: Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp X gồm x mol Fe(NO3)2 và y mol Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí B có tỷ khối so với H2 bằng 22. Tỷ số x/y bằng:
A. 1/2. B. 1/3. C. 3/2. D. 2.

Câu 45: Dẫn khí CO vào ống sứ chứa m gam bột Fe2O3 nung nóng thu được 61,2 gam hỗn hợp A gồm 4 chất. Khí bay ra khỏi ống sứ được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư được 132,975 gam kết tủa. Hoà tan hết A bằng dung dịch HNO3 dư thu được V lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị V là:
A. 10,08 lít B. 6,72 lít C. 5,6 lít D. 11,2 lít

Câu 43: Pha các dung dịch sau:
(1) Lấy 0,155 gam Na2O pha thành 500 ml dung dịch X.
(2) Lấy 4,59 gam BaO pha thành 2 lít dung dịch Y.
(3) Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M thành 500 ml dung dịch Z.
(4) Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08M với 250 ml dung dịch NaOH 0,16M thành 500 ml dung dịch P.
Số dung dịch có pH bằng nhau là: (Các chất phân li hoàn toàn)
A. 4 B. 2 C. 3 D. 0

Câu 42: Cho m gam Fe vào dung dÞch AgNO3 được hh X gồm hai kim loại. Chia X thành hai phần: Phần ít (m1 gam), cho tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,1 mol khí H2. Phần nhiều (m2 gam), cho tác dụng hết với dung dÞch HNO3 loãng dư, được 0,4 mol khí NO. Biết m2-m1=32,8. Giá trị m bằng:
A. 33,6 gam hoặc 63,3 gam B. 11,74 gam hoặc 6,33 gam
C. 33,6 gam hoặc 47,1 gam D. 23,3 gam hoặc 47,1 gam

Câu 39: Một khoáng vật có công thức tổng quát là aKCl.bMgCl2.xH2O. Nung nóng 27,75 gam khoáng vật trên đến khối lượng chất rắn giảm 10,8 gam. Hoà tan phần chất rắn còn lại vào nước được dung dịch B, rồi cho B vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 43,05 gam kết tủa trắng. Công thức của khoáng trên là:
A. KCl.MgCl2.6H2O. B. KCl.2MgCl2.6H2O.
C. KCl.3MgCl2.6H2O. D. 2KCl.1MgCl2.6H2O
 
D

drthanhnam

Câu 46: Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp X gồm x mol Fe(NO3)2 và y mol Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí B có tỷ khối so với H2 bằng 22. Tỷ số x/y bằng:
A. 1/2. B. 1/3. C. 3/2. D. 2.
2Fe(NO3)2---> Fe2O3 + 4NO2 + 0,5O2
x-------------------------2x------0,25x
Cu(NO3)2 ---> CuO + 2NO2 + 0,5O2
y-----------------------2y------0,5y
Hh B gồm NO2 và O2 có d/H2=22=> nNO2/nO2=6/1
=> 2x+2y=6(0,25x+0,5y)=> x=2y
=> D
Câu 45: Dẫn khí CO vào ống sứ chứa m gam bột Fe2O3 nung nóng thu được 61,2 gam hỗn hợp A gồm 4 chất. Khí bay ra khỏi ống sứ được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư được 132,975 gam kết tủa. Hoà tan hết A bằng dung dịch HNO3 dư thu được V lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị V là:
A. 10,08 lít B. 6,72 lít C. 5,6 lít D. 11,2 lít
nBaCO3=0,675
=> nCO2=0,675=> mFe2O3=61,2+0,675.16=72=> nFe2O3=0,45
C+2--> C+4+2e
0,675----->1,35
N+5 +3e--> N+2
=> nNO=0,45
=> V=10,08
Câu 43: Pha các dung dịch sau:
(1) Lấy 0,155 gam Na2O pha thành 500 ml dung dịch X.=> pH=12
(2) Lấy 4,59 gam BaO pha thành 2 lít dung dịch Y.=> pH=12,17
(3) Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M thành 500 ml dung dịch Z.=. pH=12
(4) Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08M với 250 ml dung dịch NaOH 0,16M thành 500 ml dung dịch P.=> pH=12,6
Số dung dịch có pH bằng nhau là: (Các chất phân li hoàn toàn)
A. 4 B. 2 C. 3 D. 0
Câu 42: Cho m gam Fe vào dung dÞch AgNO3 được hh X gồm hai kim loại. Chia X thành hai phần: Phần ít (m1 gam), cho tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,1 mol khí H2. Phần nhiều (m2 gam), cho tác dụng hết với dung dÞch HNO3 loãng dư, được 0,4 mol khí NO. Biết m2-m1=32,8. Giá trị m bằng:
A. 33,6 gam hoặc 63,3 gam B. 11,74 gam hoặc 6,33 gam
C. 33,6 gam hoặc 47,1 gam D. 23,3 gam hoặc 47,1 gam
Ta có m2-m1=32,8
m1+m2=m
Nhận thấy ngay m > 32,8 nên loại được B và D ^^
Vậy chắc chắn có giá trị m=33,6 gam ta chỉ cần xét 2 giá trị 63,3 và 47,1
Nếu m=63,3=> m1=15,25 và m2=48,05
m1=15,25=> mFe=5,6 và mAg=9,65
=> m2 có mFe=17,65 và mAg=30,4
=> nFe=0,315 và nAg=0,282
=> 3nFe+nAg=1,227 không bằng 3 lần nNO=> Đáp án này sai => C đúng
Các bạn có thể thử lại với m=47,1 nếu cần ^^ (mình thử rồi)

p/s:Tạm thời chưa nghĩ ra cách làm cụ thể cho bài này, đành dùng thủ đoạn !

Câu 39: Một khoáng vật có công thức tổng quát là aKCl.bMgCl2.xH2O. Nung nóng 27,75 gam khoáng vật trên đến khối lượng chất rắn giảm 10,8 gam. Hoà tan phần chất rắn còn lại vào nước được dung dịch B, rồi cho B vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 43,05 gam kết tủa trắng. Công thức của khoáng trên là:
A. KCl.MgCl2.6H2O. B. KCl.2MgCl2.6H2O.
C. KCl.3MgCl2.6H2O. D. 2KCl.1MgCl2.6H2O
nH2O=10,8/18=0,6
nCl-=0,3
Gọi nK+ và Mg2+ lần lượt là x,y
x+2y=0,3
39x+24y=6,3
=> x=y=0,1
=> nKCl=0,1 và nMgCl2=0,1
=> KCl.MgCl2.6H2O
 
Last edited by a moderator:
H

hoathuytinh16021995

em xin lỗi chen ngang nha!nhưng mấy anh chị giải quyết giúp em bài này nha!
Câu 10 (ĐH_B_09): Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là

Câu 11 (CĐ_09): Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lit khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là



Câu 14 (ĐH_B_09): Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là

Câu 16 (TSCĐ – A – 2010) Axit cacboxylic X có công thức đơn giản nhất là C3H5O2. Khi cho 100 ml dung dịch axit X nồng độ 0,1M phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

Câu 17 (TSĐH – B – 2010)Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là

Câu 18 (TSĐH – B – 2010) Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
 
D

drthanhnam

Đề thi đại học sao ban j không cho luôn mấy đáp án cho dễ làm ^^
Câu 10 (ĐH_B_09): Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là
X phải có 1 chức axit và 1 chức ancol.=> Đáp án
Bài này không có đáp án thì làm kiểu gì đây trời!!

Câu 11 (CĐ_09): Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lit khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là
nCO2=n(axit)=0,025 mol
=> n(etanol đã tạo axit)=0,025 mol=> m=0,025.46=1,15 gam

Câu 14 (ĐH_B_09): Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là
nCOOH=0,2.2=0,4
Gọi số mol 2 axit lần lượt là x và y thì:
x+2y=0,4
n là số nguyên tử C
(x+y)n=0,6
n phải lớn hơn hoặc bằng 2.
Dễ thấy n=2 ( Vì nếu n>=3 thì x <=0)
Khi đó x=0,2 và y=0,1
Vậy Y và Z lần lượt là: 0,2 mol CH3COOH và 0,1 mol (COOH)2
%mZ=90.0,1/(9+12)=42,857%

Câu 16 (TSCĐ – A – 2010) Axit cacboxylic X có công thức đơn giản nhất là C3H5O2. Khi cho 100 ml dung dịch axit X nồng độ 0,1M phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
Ta có: C3nH5nO2n. k=(n+2)/2
Mà n phải bằng k nên n=2=> axit no 2 chức , hở
nX=0,1.0,1=0,01
C4H8(COOH)2 + 2NaHCO3---> C4H8(COONa)2 + 2H2O + 2CO2
=> V=0,02.22,4=448ml

Câu 17 (TSĐH – B – 2010)Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là
Do X đơn chức
nX= nNaOH=0,04
nCO2=0,68 và nH2O=0,65
Do axit panmitic, axit stearic no đơn hở còn axit linoleic không no có 2 nối đôi, đơn hở ( C17H31COOH) nên:
nCO2-nH2O=2n(axit linoleic)=0,03=> n(axit linoleic)=0,015

Câu 18 (TSĐH – B – 2010) Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
Do Z đơn chức=> 1mol Z + 1 mol NaOH=> tăng 22 gam
tăng 11,5-8,2=3,3 gam => 0,15 mol
=> M(Z)=8,2/0,15=54,67=> Y là HCOOH (46)
nAg=0,2 mol=. nHCOOH=0,1=> axit còn lại có KL 8,2-4,6=3,6 và n=0,15-0,1=0,05
=> M(X)=72=> CH2=CH-COOH
% m(X)=3,6/8,2=43,9%

Lần sau bạn mà hỏi thì nhớ đưa đáp án nhé ^^
 
N

namnguyen_94


Câu 45: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp bột nhôm và sắt (III) oxit được hỗn hợp G. Hoà tan G trong dung dịch NaOH dư, thoát ra 6,72 lít khí H2 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng nhôm có trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 5,4 gam. B. 10,8 gam. C. 8,1 gam. D. 11,2 gam


Câu 48: Cho 1,2 lít hỗn hợp gồm hiđro và clo vào bình thuỷ tinh đậy kín và chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán. Sau một thời gian ngừng chiếu sáng thì thu được một hỗn hợp khí chứa 30% hiđroclorua về thể tích và hàm lượng của clo đã giảm xuống còn 20% so với lượng clo ban đầu. Thành phần phần trăm về thể tích của hiđro trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 88,25% B. 81,25% C. 30,75% D. 66,25%


Câu 44: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6

Câu 41: Hoà tan 10 gam hỗn hợp Cu2S và CuS bằng 200 ml dung dịch KMnO4 0,75M trong môi trường axit H2SO4. Sau khi đun sôi để đuổi hết khí SO2 sinh ra, lượng KMnO4 còn dư phản ứng vừa hết với 175 ml dung dịch FeSO4 1M. Khối lượng CuS trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 5 gam. B. 4,8 gam. C. 9,6 gam. D. 6 gam.

Câu 39: ở 20 độ C một phản ứng có hệ số nhiệt độ gama = 3 kết thúc sau 3 giờ.phản ứng đó sau 25 ohuts tại nhiệt độ
A. 550C B. 780C C. 34,380C D. 45,670C
 
L

luckygirl_18

1/
Điện phân dung dịch gổm CuSO4 và KCl có số mol bằng nhau với
cường độ dòng điện I= 4A, 2 điện cực trơ.Khi hết 6031,25 giây thì ngừng
điện phân, lúc này thu được dung dịch A và ở anot thấy thoát ra V lít
hỗn hợp khí G (đktc). Cho 0,3 mol bột Fe vào trong dung dịch A thì khi
kết thúc phản ứng thu được 16 gam kim loại. Vậy giá trị V là

A. 1,680 B. 1,792 C. 2,240 D. 2,520.
 
D

drthanhnam

Câu 45: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp bột nhôm và sắt (III) oxit được hỗn hợp G. Hoà tan G trong dung dịch NaOH dư, thoát ra 6,72 lít khí H2 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng nhôm có trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 5,4 gam. B. 10,8 gam. C. 8,1 gam. D. 11,2 gam
nH2=0,3 mol=> nAl dư=0,2 mol.
2Al+ Fe2O3 --> Al2O3 + 2Fe
2x----x----------x------2x
2x.27+x.160=26,8-0,2.27=> x=0,1
Vậy mAl=(0,2+0,2).27=10,8 gam

Câu 48: Cho 1,2 lít hỗn hợp gồm hiđro và clo vào bình thuỷ tinh đậy kín và chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán. Sau một thời gian ngừng chiếu sáng thì thu được một hỗn hợp khí chứa 30% hiđroclorua về thể tích và hàm lượng của clo đã giảm xuống còn 20% so với lượng clo ban đầu. Thành phần phần trăm về thể tích của hiđro trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 88,25% B. 81,25% C. 30,75% D. 66,25%
H2 + Cl2 --> 2HCl
a-----b
0,18--0,18---0,36
a-0,18----b-0,18
Giả sử ban đầu có a mol Cl2 và b mol H2
do phản ứng trên thể tích hh khí không đổi => nHCl=0,3.1,2=0,36 lit
b-0,18=0,2b=> b=0,225
=> a=0,975
=> % H2=0,975/1,2=81,25%

Câu 44: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6

Câu 41: Hoà tan 10 gam hỗn hợp Cu2S và CuS bằng 200 ml dung dịch KMnO4 0,75M trong môi trường axit H2SO4. Sau khi đun sôi để đuổi hết khí SO2 sinh ra, lượng KMnO4 còn dư phản ứng vừa hết với 175 ml dung dịch FeSO4 1M. Khối lượng CuS trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 5 gam. B. 4,8 gam. C. 9,6 gam. D. 6 gam.
nKMnO4 dư=0,175/5=0,035 mol
=> nKMnO4 phản ứng=0,115 mol
Cu2S---> 2Cu2+ + S+4 +8e
a--------------------------8a
CuS----> Cu2+ + S+4 + 6e
b------------------------6b
Mn+7 + 5e---> Mn+2
0,115----0,575
8a+6b=0,575
160a+96b=10
=> a=0,025 và b=0,0625
=> mCuS=0,0625.96=6 gam
Câu 39: ở 20 độ C một phản ứng có hệ số nhiệt độ gama = 3 kết thúc sau 3 giờ.phản ứng đó sau 25 ohuts tại nhiệt độ
A. 550C B. 780C C. 34,380C D. 45,670C
Để phản ứng hoàn thành sau 25 phút=> tốc độ phản ứng tăng 7,2 lần
=> 3^((t-20)/10)=7,2
=> t-20=18=> t=38 độ C
Không biết đọc có đúng đề không nữa ^^
 
Last edited by a moderator:
M

miducc

Bạn có thể viết rõ hơn phản ưng số 1, 4 và phản ứng số 5 trong câu 44 được không?
Mình cảm ơn nhiều!
 
L

lehuong611

câu 44 đáp án D:6 thui ^^
(1) SiO2 + HF--->SiF4 + H2O
(4) CaOCl2 + 2HCl đặc-->CaCl2 + Cl2 + H2O
(5) Si + NaOH-->Na2SiO3 +H2
 
G

giotsuonglanh

1.Khối lượng oleum chứa 71% SO3 về khối lượng cần lấy để hòa tan vào 100 gam dung dịch H2SO4 60% thì thu được oleum chứa 30% SO3 về khối lượng là:
A. 506,78gam B. 312,56 gam C. 539,68gam D. 496,68gam

2.Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2 thu được a gam kết tủa. Tách lấy kết tủa, sau đó thêm tiếp 0,6V lít khí CO2 nữa, thu thêm 0,2a gam kết tủa. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của V là:
A. 7,84 lít. B. 5,60 lít. C. 6,72 lít. D. 8,40 lít.

3.Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 37,12 gam Fe3O4 nung nóng thu được hỗn hợp rắn X. Khí đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 43,34 gam kết tủa. Hòa tan hết lượng hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thấy bay ra V lít SO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 B. 3,584 C. 3,36 D. 6,72
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom