[HOÁ ]_tự luận hoá học -những bài hoá hay và khó

P

peonimusha

3Fe8/3+ ==> 3Fe3+ +e
Nếu viết vậy còn thiếu vì Fe3O4 là một bazơ, kết hợp axit sinh ra nước
O2- + 2H+ ==> H2O thì đủ
Hoặc có thể viết
Fe3O4 + 8H+ ==> 3Fe3+ + H2O + e
Vậy còn thiếu H+
Bác này nói hài nhỉ, đó là viết quá trình cho e, có phải PT ion thu gọn đâu???
 
D

dothetung

Dd A chứa KOH O,2M và Ba(NO3)2 0,1M, dd B chứa CuSO4, H2SO4 và RSO4 (R là kim loại hóa trị II, có hidroxit ko tan và ko lưỡng tính). Đổ lượng dư dd A vào 80ml ddB, phản ứng xong lọc tách kết tủa, cho tác dụng với lượng dư dd NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn, tách phần CR ko tan trg NH3 đem nung, thu đc một lượng CR đúng bằng 11,052g.
Mặt khác, nếu đổ 20ml dd A vào 20ml ddB nhận thấy trg ddC tạo thành vừa hết axit; thêm tiếp lượng dư ddA vào hh phản ứng, lọc tách được 3,245g kết tủa.Nung kết tủa này tới klg ko đổi thu đc CR K. Cho K t/d với lượng dư dd HCl nhận thấy sau p/ư klg phần CR còn lại ko tan trong axit đã vượt quá 2,54g. Hãy xác định nồng độ mol/l của các châts có trg dd B, và xác định kim loại R.
( bỏ qua hiện tượng thủy phân của các muối khi tan trg nước )
bài này hóc lắm, đi thi gặp bài này chắc toi mất:|
ai đó giải đi chứ ko hiểu sao em ra R = 7, mà hình như đáp số là Mg cơ:(
 
T

tobzo

ai đó giải đi chứ ko hiểu sao em ra R = 7, mà hình như đáp số là Mg cơ:(



Tn1: đổ lượng dư dd A và 80ml dd B:
Gọi số mol [TEX]CuSO_4[ ; H_2SO_4; RSO_4[/TEX] lần lượt là [TEX]a, b, c mol[/TEX]
[TEX]OH^- + H^+ ----> H_2O[/TEX]
[TEX]Ba^{2+} + SO_4^{2-} -----> BaSO_4[/TEX]
[TEX]Cu^{2+} + 2OH^- -----> Cu(OH)_2[/TEX]
[TEX]R^{2+} + 2OH^- -----> R(OH)_2[/TEX]
lọc tách kết tủa cho tác dụng với [TEX]NH_3 \Rightarrow Cu(OH)_2 [/TEX]tan.
Nung kết tủa:
[TEX]R(OH)_2 -----> RO + H_2O[/TEX]
Thu đc 1 lượng chất rắn = 11,052 g
=> (a + b + c ) 233 + c(R + 16) = 11,052 (*)
Đổ 20ml dd A vào 20ml dd B => ddC, vừa hết acid
[TEX]OH^- + H^+ ----> H_2O[/TEX]
0,004........0,004
=> [TEX]n_{H_2SO_4}[/TEX] = 0,002 mol
=> b = 0,008 mol
Thêm tiếp lượng dư=> thu đc 3,245 gam CR : [TEX]BaSO_4 ; R(OH)_2 ; Cu(OH)_2[/TEX]
=> 80ml ddB sẽ thu đc 12,98 g= 233(a+b+c) + c (R + 34) + 98 a (*)(*)
từ (*) và (*)(*) ta có : 24,5a + 4,5c = 0,482 gam (3)
Chất rắn K gồm: [TEX]BaSO_4 ; RO ; CuO[/TEX]
=> Chất rắn còn lại không tan trong acid là BaSO4
=> 58,25 (a+b+c) > 2,54
vì b = 0,008 => a+c > 0,03561 (4)
từ (3) => a = \frac{0,482 - 4,5c}{24,5} (5)
Từ (4) và (5) => c > 0,0195 (6)
Từ (*) (4) (6) => R < 29,7 (cái này viết ra lâu, các bạn tự hiểu đc mà )
Có 2 kim loại thoả mãn là Be và Mg, khi thử Be vào (*) và (*)(*) thấy không thoả mãn => kim loại cần tìm là Mg.
 
G

giangln.thanglong11a6

Thêm 1 bài nữa:
Hoà tan hết m(g) 1 kim loại chỉ có hoá trị II trong 2,06 mol H2SO4 đặc thấy giải phóng 1,12l SO2. Cô cạn dung dịch thu được 8(g) chất rắn. Xác định kim loại M.
 
S

scream9x

Cho hỗn hợp X gồm 26.4g FeS và m gam [tex]FeS_2[/tex] vào bình đựng dd [tex]HNO_3[/tex], phản ứng sinh ra khí NO (duy nhất) và 2.4 gam chất rắn ko tan. Trong dd chỉ gồm 1 muối sunfat. Tính % Fe trong hỗn hợp ban đầu.
p/s: ai đó cho ý kiến đi...đề này em nghĩ ra nên vẫn thắc mắc về tính đúng đắn của nó! post ở topic khác mờ chẳng thấy ai thèm zo cả ^^! lăn tăn wa đey xí =.=
 
Last edited by a moderator:
O

oack

Cho hỗn hợp X gồm 26.4g FeS và m gam vào bình đựng dd , phản ứng sinh ra khí NO (duy nhất) và 2.4 gam chất rắn ko tan. Trong dd chỉ gồm 1 muối sunfat. Tính % Fe trong hỗn hợp ban đầu.
p/s: ai đó cho ý kiến đi...đề này em nghĩ ra nên vẫn thắc mắc về tính đúng đắn của nó! post ở topic khác mờ chẳng thấy ai thèm zo cả ^^! lăn tăn wa đey xí =.=

đề thiếu! coi lại đề naz! vào dd gì ?????.........
 
Z

zero_flyer

Thêm 1 bài nữa:
Hoà tan hết m(g) 1 kim loại chỉ có hoá trị II trong 2,06 mol H2SO4 đặc thấy giải phóng 1,12l SO2. Cô cạn dung dịch thu được 8(g) chất rắn. Xác định kim loại M.

cho H2SO4 mà nó bị dư mất, cho vào để lừa tình người ta
[tex]4H^+ +SO_4^{2-}+2e=>SO_2+2H_2O[/tex]
0,2-------------------------0,05
=> số mol [tex]H_2SO_4[/tex] pư là 0,1
=> số mol [tex]SO_4^{2-}[/tex] tạo muối là 0,05
[tex]M_{muoi}=\frac{8}{0,05}=160[/tex]
Cu
 
M

meobeo_xinkxink

cho H2SO4 mà nó bị dư mất, cho vào để lừa tình người ta
[tex]4H^+ +SO_4^{2-}+2e=>SO_2+2H_2O[/tex]
0,2-------------------------0,05
=> số mol [tex]H_2SO_4[/tex] pư là 0,1
=> số mol [tex]SO_4^{2-}[/tex] tạo muối là 0,05
[tex]M_{muoi}=\frac{8}{0,05}=160[/tex]
Cu

làm giống nhau mà sao ra kết quả khác. bài này viết phương trình phân tử cũng được đúng ko?
 
G

giangln.thanglong11a6

cho H2SO4 mà nó bị dư mất, cho vào để lừa tình người ta
[tex]4H^+ +SO_4^{2-}+2e=>SO_2+2H_2O[/tex]
0,2-------------------------0,05
=> số mol [tex]H_2SO_4[/tex] pư là 0,1
=> số mol [tex]SO_4^{2-}[/tex] tạo muối là 0,05
[tex]M_{muoi}=\frac{8}{0,05}=160[/tex]
Cu

Ah Trọng bị lừa rồi. Chưa chắc axit đã dư đâu. Công nhận mỗi lần mình bịa ra đề thì cái đề nào cũng phải có nhiều TH.:D
 
Z

zero_flyer

cậu post lời giải lên đi tớ xem, bài của anh giang tự dưng cho số mol H2SO4 vào làm để lừa mình, chứ nó dư quá trời

Ah Trọng bị lừa rồi. Chưa chắc axit đã dư đâu. Công nhận mỗi lần mình bịa ra đề thì cái đề nào cũng phải có nhiều TH.:D

số mol axit to thế, số mol SO2 lại bé tẹo, em hok tin là axit hok dư
 
Last edited by a moderator:
O

oack

làm giống nhau mà sao ra kết quả khác. bài này viết phương trình phân tử cũng được đúng ko?
bài này viết pt phân tử cũng ra vậy mà :)
[TEX]M+2H_2SO_4 ---> MSO_4+SO_2+2H_2O[/TEX]
[TEX].......0,1..............0,05.........0,05[/TEX]
làm như zero là xong !:)

e cũng ko biết là có t/h [TEX]H_2SO_4[/TEX] hết sao ! nếu chia trương hpj thì tính kiểu j !
 
G

giangln.thanglong11a6

Các nhóc bị sai ở chỗ này: Nghĩ rằng khi 1 kim loại tác dụng với H2SO4 đặc thì sản phẩm luôn là SO2. Thực tế 1 số KL như Zn hay Al khi tác dụng với H2SO4 đặc ở ĐK thường còn cho sản phẩm S (chất rắn). Đó chính là vấn đề.
 
M

meobeo_xinkxink

Các nhóc bị sai ở chỗ này: Nghĩ rằng khi 1 kim loại tác dụng với H2SO4 đặc thì sản phẩm luôn là SO2. Thực tế 1 số KL như Zn hay Al khi tác dụng với H2SO4 đặc ở ĐK thường còn cho sản phẩm S (chất rắn). Đó chính là vấn đề.
bik là lừa nhưng 0 làm j được. nếu chỉ có Al và Zn thì laoij cái Al roài. xong. đáp án là Zn :D
 
Z

zero_flyer

Thêm 1 bài nữa:
Hoà tan hết m(g) 1 kim loại chỉ có hoá trị II trong 2,06 mol H2SO4 đặc thấy giải phóng 1,12l SO2. Cô cạn dung dịch thu được 8(g) chất rắn. Xác định kim loại M.

Cứ cho anh giang nói là đúng nhưng em nghĩ axit vẫn không thể nào hết dc, giả sử axit hết, nếu dung bảo toàn khối lượng thì có
m+2,06.98=8+0,05.44+2,06.18
m âm
vậy là em thiếu trường hợp chất rắn gồm muối và S phải hok anh hai
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

Cứ cho anh giang nói là đúng nhưng em nghĩ axit vẫn không thể nào hết dc, giả sử axit hết, nếu dung bảo toàn khối lượng thì có
m+2,06.98=8+0,05.44+2,06.18
m âm
vậy là em thiếu trường hợp chất rắn gồm muối và S phải hok anh hai

Ừ đúng rồi. Trọng làm ra đáp số thứ hai luôn đi. Tại nhóc mèo đang tưởng bở là Zn... . Ngoài Zn và Al ra vẫn còn 1 KL khác.
 
T

tobzo

Thêm 1 bài nữa:
Hoà tan hết m(g) 1 kim loại chỉ có hoá trị II trong 2,06 mol H2SO4 đặc thấy giải phóng 1,12l SO2. Cô cạn dung dịch thu được 8(g) chất rắn. Xác định kim loại M.

Ghét làm nhất là những đề thế này:
Trong sách lớp 8, định nghĩa dung dịch là chất tan và dung môi, nhưng thỉnh thoảng vẫn tính các chất không tan vào dd mới ra kết quả đúng.

Bài này là 1 ví dụ, nếu là cô cạn dung dịch thì không có S đc, vì S ko tan.
 
P

pttd

Nhân tiện có bài về sắt mình cũng đóng góp 1 bài nha!! làm luôn !!!
Hoà tan hoàn toàn 2,72g hỗn hợp X gồm KL R và oxit của nó RO trong dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch chứa muối R(NO3)3 duy nhất và 0,448 l NO (đktc) hãy xác định tên KL R. Nếu biết khi nung nóng hỗn hợp X nói trên trong không khí đến khối lượng ko đổi thu được 3,2 g chất rắn và các phản ứng xảy ra hoàn toàn
===>chắc chắn R là Fe rùi nhưng mà các bạn trình bày cách giải của mình nha!!!
bài này cũng rất hay nè các bạn !Vào làm thử coi!........................^^............!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom