[Hoá 9] Nhóm hoá 97

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thao_won

- Trình bày phương pháp chứng minh trong tinh thể đồng sunfat ngậm nước có chứa nước kết tinh

- Giải thích vì sao khi hoà tan H2SO4 vào nước thì nước nóng lên còn khi hoà tan NH4NO3 vào nước thì nước lạnh đi

- So sánh sự cháy của 1 ctất trong oxi và trong ko khí . Giải thích .

- Tại sao dầu mỏ ko có nhiệt độ sôi cố định ?
 
M

minhtuyenhttv

- Trình bày phương pháp chứng minh trong tinh thể đồng sunfat ngậm nước có chứa nước kết tinh


- So sánh sự cháy của 1 ctất trong oxi và trong ko khí . Giải thích .

;;) câu 1: CuSO4 dạng khan có màu trắng, khi chuyển sang dạng ngâm nước CuSO4.5H2O có màu xanh đặc trưng
- trong Oxi PƯ' xảy ra vô cùng mãnh liệt, vì TP của O2tron kk chỉ có 20% => tiết diện tiếp xúc vs vật liệu cháy ít hơn khi đốt vs O2 100%
 
P

phkim74

(Câu 1 nhận biết: HCl, HNO3,H2SO4,H3PO4 = 1hoá chất tự chọn
Câu 2: nhận biết : AgNO3 ,NaOH, HCl, NaNO3 )
Mình thử trả loi câu 1 nhá: Ta dùng dd AgNO3.
Nêu xh kêt tủa vàng(Ag3PO4) la H3PO4. Không có hiện tượng j là HNO3. Hai mẫu còn lại xh kêt tủa trắng. Đem 2 mẫu nay ra ngoài ánh sáng: mẫu nào có ktua chuyển sang màu đen thí dd ban đầu là HCl. còn lại là anh kia. ??? nhung k chắc lắm. Xin chỉ giáo.
 
K

kira_l

Câu 2: nhận biết : AgNO3 ,NaOH, HCl, NaNO3

quỳ tím

Chuyển xanh : NaOH

chuyển đỏ : HCl

Cho HCl vào 2 dung dịch còn lại

- Kết tủa : AgNO3

ko hiện tượng NaNO3

bạn tự trình bày nhá T_T
 
N

nhoxkon1506

bài 2 này

chọn thuốc thử duy nhất là Ba kim loại:
-Axit giải phóng [TEX]NO_2[/TEX]màu nâu( khi đun nóng phản ứng) là [TEX]HNO_3[/TEX]
Ba+ 4[TEX]HNO_3[/TEX]-> [TEX]BaNO_3[/TEX]+2[TEX]NO_2[/TEX] + 2[TEX]H_2O[/TEX]
-Axit phản ứng không tạo kết tủa là HCl, 2 axit phản ứng tạo kết tủa là [TEX]H_2SO_4[/TEX] và [TEX]H_3_PO_4[/TEX]
Ba + [TEX]H_2SO_4[/TEX]-> [TEX]BaSO_4[/TEX]+[TEX]H_2[/TEX]
3Ba + 3[TEX]H_3_PO_4[/TEX] -> [TEX]Ba_3(PO_4)_2[/TEX] +3[TEX]H_2[/TEX]
-Lọc 2 kết tủa thả vào axit HCl, nếu kết tủa không tan là [TEX]BaSO_4[/TEX], còn kết tủa tan là:
[TEX]Ba_3(PO_4)_2[/TEX]+ 6HCl-> 3[TEX]BaCl_2[/TEX]+[TEX]H_3PO_4[/TEX]
có thì xin chỉ giáo
 
N

nangtien_lonton

Cho 2,08 g hỗn hợp Y gồm Ca và Fe phản ứng hoàn toàn trong dd HNO3 dư, thu được V lít hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 ( là hỗn hợp sản phẩm duy nhất chứa Nitơ ) có tỉ khối đối với H2 là 17.
Hỏi : giá trị có thể có của V bằng bao nhiêu ? Cho biết trong hỗn hợp Y, số mol chất này bằng 3 lần số mol chất kia, các thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn.
 
P

panda_funny

Hh A có khối luợng 8.14 gam gồm CuO. Al2O3 và một oxit Fe. Cho H2 dư qua A nung nóng sau pu’ xong thu đc 1.44 gam nuớc. Hoà tan hoàn toàn A cần dùng 170 ml dd H2SÕ loãng 1M đc dd B. Cho B tác dụng với dd NaOH dư , lọc kết tủa nung trong không khí đến khối luợng không đôỉ thu đc 5.2 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit Fe và tính khối lượng từng oxit trong A.
cho em hỏi cái này nha
 
T

thao_won

Hh A có khối luợng 8.14 gam gồm CuO. Al2O3 và một oxit Fe. Cho H2 dư qua A nung nóng sau pu’ xong thu đc 1.44 gam nuớc. Hoà tan hoàn toàn A cần dùng 170 ml dd
H2SO4 loãng 1M đc dd B. Cho B tác dụng với dd NaOH dư , lọc kết tủa nung trong không khí đến khối luợng không đôỉ thu đc 5.2 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit Fe và tính khối lượng từng oxit trong A.
cho em hỏi cái này nha


Số mol Oxi trong CuO và oxit của Fe là ( vì H2 ko khử dc Al2O3)

[TEX]\frac{1,44}{18}[/TEX] = 0,08 mol

Khi hoà tan CuO ,Al2O3 và oxit của Fe bằng H2SO4 ,ta nhận thấy số mol oxi trong oxit bằng số mol axit

nH2SO4 = 0,17 mol

\Rightarrow nO = 0,17 mol

\Rightarrow Số mol Oxi trong Al2O3 = 0,17 - 0,08 = 0,09 mol

\Rightarrow Số mol Al2O3 = 0,03 mol

\RightarrowAl2O3 = 3,06 g

\Rightarrow Khối lựong CuO và oxit sắt là 8,14 - 3,06 = 5,08 g

Nhưng khi nung hh hidroxit Cu(OH)2 và hidroxit của Fe ,ta thu dc 5,2 g > 5,08 g

\Rightarrow Khi nung ngoài kk , khối lượng hidroxit của sắt tăng 0,12 g

Ta có hai sản phẩm là CuO và Fe2O3

\Rightarrow Số mol Oxi tăng lên do nung hidroxit sắt là : [TEX]\frac{0,12}{16} =0,0075[/TEX] mol

Gọi a và b là số mol CuO và Fe2O3 ,ta có :

80a + 160b = 5,2

a + 3b = 0,08 + 0,0075

\Rightarrow a = 0,02 , b = 0,0225

\Rightarrow mCuO = 0,02 .80= 1,6

\Rightarrow Số mol sắt = 0,0225 . 2 = 0,045



Số mol oxi trong oxi sắt ban đầu = 0,08 - 0,02 = 0,06

\Rightarrow Tỉ lệ sắt và oxi trong oxit sắt ban đầu = 0,045 : 0,06 = 3 :4

Vậy oxit sắt là Fe3O4

Khối lượng sắt = 5,08 - 1,6 = 3,48 g
 
L

le_phuc_an

;;) câu 1: CuSO4 dạng khan có màu trắng, khi chuyển sang dạng ngâm nước CuSO4.5H2O có màu xanh đặc trưng
- trong Oxi PƯ' xảy ra vô cùng mãnh liệt, vì TP của O2tron kk chỉ có 20% => tiết diện tiếp xúc vs vật liệu cháy ít hơn khi đốt vs O2 100%
Trả lời vậy không có điểm đâu đại ca :D. Đáp án phải là cho tinh thể đồng sunfat màu xanh đó vào ống nghiệm đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Nếu có H2O thì nó sẽ làm mờ bên trong ống nghiệm và tinh thể chuyển dần sang màu trắng. Đó mới là đáp án đúng, hì 2;)

Cho 2,08 g hỗn hợp Y gồm Ca và Fe phản ứng hoàn toàn trong dd HNO3 dư, thu được V lít hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 ( là hỗn hợp sản phẩm duy nhất chứa Nitơ ) có tỉ khối đối với H2 là 17.
Hỏi : giá trị có thể có của V bằng bao nhiêu ? Cho biết trong hỗn hợp Y, số mol chất này bằng 3 lần số mol chất kia, các thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn.
số mol NO2=1/3 số mol NO
Nếu Ca gấp 3 lần Fe thì
40x + 56y = 2.08

x-3y=0

x= 39/1100, y = 13/1100

Tổng số mol e nhường : 2x + 3y = 117/1100

đặt số mol NO2 và NO là a và b thì
a + 3b = 117/1100
3a-b=0

a = 117/7700, b = 351/7700 => tổng mol khí là 117/1925 và thể tích là 1872/1375 tức gần 1.3615 lít.

nếu Fe gấp 3Ca thì

40x + 56y = 2.08

3x-y=0
=> x = 0.01 và y = 0.03
tổng mol e nhường : 0.11

đặt tương tự NO2 và NO:

a + 3b = 0.11

3a-b=0

=> a = 11/1000 và b = 33/1000 => tổng mol khí là 11/250 và thể tích là 0.9856 lít:)>-

- Trình bày phương pháp chứng minh trong tinh thể đồng sunfat ngậm nước có chứa nước kết tinh

- Giải thích vì sao khi hoà tan H2SO4 vào nước thì nước nóng lên còn khi hoà tan NH4NO3 vào nước thì nước lạnh đi

- So sánh sự cháy của 1 ctất trong oxi và trong ko khí . Giải thích .

- Tại sao dầu mỏ ko có nhiệt độ sôi cố định ?

H2SO4 và NH4NO3 khi tan vào nước đều có hiệu ứng nhiệt. Điều này thể hiện qua pt :

H2SO4 + nH2O -> H2SO4.nH2O

NH4NO3 + (x+y)H2O -> NH4+.xH2O + NO3-.yH2O
Trong đó có hai đại lượng đặc trưng là entropy và entalpy. Sự chênh lệch này dẫn đến 2 đơn vị phát sinh là delta S và delta H. Nhiệt phản ứng được tính sinh ra hay mất đi dựa vào biểu thức :
delta G = delta H - T.deltaS

Nói đơn giản, quá trình hòa tan được chia làm 2 giai đoạn là tách rời các phân tử chất tan (1) và quá trình hydrat hóa(2). Nếu (1)>(2) thì quá trình hòa tan thu nhiệt và ngược lại. Qua đó ta thấy năng lượng để tách H2SO4 ra khỏi nhau nhỏ hơn rất nhiều so với năng lượng mà quá trình hydrat hóa H2SO4 tạo thành nên phản ứng tỏa nhiệt. Giải thích ngược lại với NH4NO3.

-Dầu mỏ không có nhiệt độ sôi cố định vì nó là hỗn hợp của ankan, xycloankan và aren. tùy thuộc tỷ lệ của các chất này mà mỗi dầu mỏ lấy tại một mỏ dầu khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
 
Last edited by a moderator:
N

nangtien_lonton

Topic Nhóm hoá 96 bị tụt xuống tận cuối. Phải post thêm bài mới được:)
Cho 6,8 gam hỗn hợp Fe và CuO vào dd HCl, kết thúc phản ứng được dd A có chứa chất rắn B, chất rắn B tan một phần trong dd H2SO4 loãng, phần còn lại có khối lượng 1,28 gam, gạn bỏ chất rắn, cho dd NaOH tới dư vào dd vừa thu được ( trong điều kiện không có không khí ) thấy tạo ra 7,44 gam kết tủa có màu trắng xanh.
a) Viết các PTPƯ đã xảy ra.
b) Tìm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
( Trích đề thi chọn hsg quận Hồng Bàng, Hải Phòng năm 2003-2004 )​
 
T

thao_won

Topic Nhóm hoá 96 bị tụt xuống tận cuối. Phải post thêm bài mới được:)
Cho 6,8 gam hỗn hợp Fe và CuO vào dd HCl, kết thúc phản ứng được dd A có chứa chất rắn B, chất rắn B tan một phần trong dd H2SO4 loãng, phần còn lại có khối lượng 1,28 gam, gạn bỏ chất rắn, cho dd NaOH tới dư vào dd vừa thu được ( trong điều kiện không có không khí ) thấy tạo ra 7,44 gam kết tủa có màu trắng xanh.
a) Viết các PTPƯ đã xảy ra.
b) Tìm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

( Trích đề thi chọn hsg quận Hồng Bàng, Hải Phòng năm 2003-2004 )​


a)

Vì cho dd NaOH vào chỉ có kết tủa trắng xanh \Rightarrow trong dd chỉ có [TEX]FeSO_4[/TEX]

Chất rắn B gồm CuO và có thể có Fe dư hoặc B chỉ có Fe do CuO phản ứng hết với HCl

[TEX]Fe + 2HCl \to FeCl_2 + H_2[/TEX]

[TEX]CuO + 2HCl \to CuCl_2 + H_2O[/TEX]

[TEX]Fe + H_2SO_4 \to FeSO_4 + H_2[/TEX]

[TEX]FeSO_4 + NaOH \to Fe(OH)_2 + Na_2SO_4[/TEX]

Nhận định ban đầu là như vậy >.<

Ôi sao mà rắc rối :((
 
D

duck2403

Các bạn làm giúp mình bài nè với!
1. Thành phần của một loại nước khoáng được ghi như sau :
Thành phần:

-Cl : 1420mg/l
–HCO3 : 366mg/l
=SO4 : 288mg/l
Ca : 60mg/l
(Na và K) : ?
Mg: 24mg/l

1/ Nếu trong nước khoáng không có K thì hàm lượng Na là bao nhiêu ?
2/ Nếu nước khoáng trên không có Na thì hàm lượng của K là bao nhiêu ?
3/ Nếu trong nước khoáng trên có cả K,Na thì hàm lượng của hai kim loại trong khoảng bao nhiêu ?
4/ Cô cạn 1 lít nước khoáng trên thì khối lượng bã rắn khan thu được là bao nhiêu gam ?

Topic Nhóm hoá 96 bị tụt xuống tận cuối. Phải post thêm bài mới được:)
Cho 6,8 gam hỗn hợp Fe và CuO vào dd HCl, kết thúc phản ứng được dd A có chứa chất rắn B, chất rắn B tan một phần trong dd H2SO4 loãng, phần còn lại có khối lượng 1,28 gam, gạn bỏ chất rắn, cho dd NaOH tới dư vào dd vừa thu được ( trong điều kiện không có không khí ) thấy tạo ra 7,44 gam kết tủa có màu trắng xanh.
a) Viết các PTPƯ đã xảy ra.
b) Tìm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

( Trích đề thi chọn hsg quận Hồng Bàng, Hải Phòng năm 2003-2004 )​

Bài nè do Fe đẩy Cu trong CuCl2 tạo thành -> CrB có Cu và Fe
-> mCu=1,28g
các bạn làm tiếp nhé :)
ĐS: mFe=2,8g; mCuO=4g
 
Last edited by a moderator:
N

nangtien_lonton

Cho mình hỏi chút
Cái kết tủa 7,44g màu trắng xanh là Fe(OH)2 thì sao ra số mol lẻ vậy???
 
N

nangtien_lonton

Mình cũng nghĩ kết tủa có cả Fe(OH)2 và Cu(OH)2 vì dù nếu có lẫn ít Cu(OH)2 vào hỗn hợp thì vẫn nhìn ra màu trắng xanh được mà!
Nhưng nếu thế thì đề cho dữ kiện màu TRẮNG XANH này để làm gì nhẩy:)|
Nó đâu giúp cho ta bít thêm gì về lượng 2 chất trong hh đâu ???
Không cần cũng được. Vậy nên mình đoán chắc đề ngụ ý kết tủa chỉ còn lại Fe(OH)2

@thao_won : đề này chắc ko có khó đâu nàng. Của quận Hồng Bàng năm lâu rồi. Muốn khó cũng đêk được:p
@duck2403 : cho mình tham khảo cách bạn ra kết quả như trên nhé . Thank nhìu.
 
D

duck2403

cho dữ kiện thế để lừa mà :-SS
nếu chỉ có Fe(OH)2 thì số lẻ :| mà mấy đề thi thế nè ngta ít cho số lẻ lắm


nFe ban đầu = x
nCuO ban đầu = y
klg cr còn lại là mCu tạo đc= 1,28g -> nCu=0,02
..Fe+2HCl->FeCl2+H2
...x.....2x........x........x
..CuO+2HCl->CuCl2+H2O
...y........2y.........y........y
..Fe+CuCl2->FeCl2+Cu
0,02..0,02.....0,02...0,02
..FeCl2+2NaOH->Fe(OH)2+2NaCl
(x+0,02)..............(x+0,02)
..CuCl2+2NaOH->Cu(OH)2+2NaCl
(y-0,02)................(y-0,02)
->m kết tủa= 90(x+0,02)+98(y-0,02)=90x+98y-0,16=7,44
->90x+98y=7,6
mhh ban đầu= 56(x+0,02)+80y=6,8 -> 56x+80y=5,68
giải hệ pt: x=0,03; y=0,05
->mFe= (0,03+0,02)56=2,8
mCu=80.0,05=4


mình làm thế nè, chẳng biết có đúng ko b-(
thấy cái số nó đẹp .... có gì mn xem giùm có sai đâu thì sửa nhé :-*
mà bài nè giống đề thi HSG quận Đống Đa-HN-năm 2001-2002 :|
khác chỗ ax dư thui :-SS
chắc đề kia đánh thiếu từ dư nhỉ :-SS
 
N

nangtien_lonton

Cảm ơn bạn nhiều nhá. Nhưng mình vẫn còn vài thắc mắc về bài này:
-T1 : Đặt x,y của bạn viết nhầm. ko phải là số mol KL ban đầu mà là số mol KL phản ứng vs HCl.
-T2 : Cái pt thứ hai của bạn theo khối lượng hh ban đầu ấy. Nếu làm như bạn thì có nghĩa toàn bộ lượng KL ban đầu đã phản ứng hết, chuyển hoá toàn bộ sang muối clorua và Cu kết tủa. Cũng có nghĩa chất rắn B chỉ còn duy nhất Cu??? ( điều này vô lý vì chắc chắn B phải còn chất khác mới có thể tan 1 fần trong H2SO4 )
----> pt thứ 2 chắc là sai, nhưng mình ko bít làm thế nào nữa, vì đâu biết lượng chất dư thừa là bao nhiêu. Vs lại cho mình hỏi: ở đây có thứ tự phản ứng giữa 3 pthh đầu tiên ko?
Chỉ biết chắc chắn trong này HCl phải hết:|
 
B

bachoc9x

Các bạn làm giúp bài này nhé:
Khử 4,06g Oxit Kim loại ở nhiệt độ cao thu được kim loại bằng khí CO. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình canxi hidroxit dư thấy 7 g kết tủa. Nếu lấy kim loại tác dụng với axit clohidric dư thu dc 1,176 lít Hidro. Xác định CTHH của Oxit Kim loại.
Thanhks nhiều...........
 
T

thao_won

Các bạn làm giúp bài này nhé:
Khử 4,06g Oxit Kim loại ở nhiệt độ cao thu được kim loại bằng khí CO. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình canxi hidroxit dư thấy 7 g kết tủa. Nếu lấy kim loại tác dụng với axit clohidric dư thu dc 1,176 lít Hidro. Xác định CTHH của Oxit Kim loại.
Thanhks nhiều...........

Bài này hình như đã có người giải :-?

Thôi thì làm lại cho nó rõ ràng ;))

Đặt CTHH của oxit là [TEX]M_xO_y[/TEX] ( với n là hoá trị của M )


[TEX]M_xO_y + yCO \to xM + yCO_2 (1)[/TEX]


[TEX]CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3 + H_2O (2)[/TEX]


[TEX]2M + 2nHCl \to 2MCl_n + nH_2 (3)[/TEX]

Gọi a là số mol của oxit , theo các p/ư (1) ,(2) và (3) ,ta có :

[TEX]ay = nCO_2 = nCaCO_3 = \frac{7}{100} = 0,07 mol (I)[/TEX]

Số mol kim loại M = ax mol

theo phản ứng (3) \Rightarrow [TEX]ax . \frac{n}{2} = nH_2 = 0,0525 [/TEX]mol

\Rightarrow [TEX]axn = 0,105 (II)[/TEX]

Chia vế theo vế (I) và (II) ta có :

[TEX]\frac{nx}{y} = \frac{0,105}{0,07} = \frac{3}{2}[/TEX]

Khi [TEX]n = 1 \Rightarrow \frac{x}{y} = \frac{3}{2}[/TEX] tức oxit là [TEX]M_3O_2[/TEX] ,lúc đó theo (I) ta có :

a = 0,07 mol và khối lượng phân tử của oxit là [TEX]\frac{4,06}{0,07} = 58 [/TEX]tức là

[TEX]3M + 32 = 58[/TEX]

[TEX]\Rightarrow M = \frac{26}{3}[/TEX] ( loại)

Khi [TEX]n = 2 \Rightarrow \frac{x}{y} = \frac{3}{4}[/TEX] tức oxit là [TEX]M_3O_4[/TEX] ,lúc đó a = 0,0175 mol và khối lượng phân tử oxit bằng [TEX]\frac{4,06}{0,0175} = 232 [/TEX],tức là :

3M + 64 = 232 \Rightarrow M = 56 ( M là sắt)

vậy CTHH của oxit là [TEX]Fe_3O_4[/TEX]





 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom