[Hoá 9] Nhóm hoá 97

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nguyenthuhuong0808

bài này hương làm đúng hướng rồi; nhưng mà hơi thiếu
TH 1 AgNO3 phản ứng hết và Cu(NO3)2 phản ứng một phần;
TH2 thì mình thường thấy là Cu(NO3)2 ko PƯ'
ko đâu tuyến ơi
tớ làm TH1 là AgNO3 hết tức là vẫn có thể pu (2) chưa pu,
x có thể = 0 nên ko thể khẳng định luôn Cu(NO3)2 pu một phần
còn Th2:
pu 1 chưa xảy ra xong thì sao xảy ra pu 2 được
 
N

nho_xinh

ui mấy ông bà tán thế đủ chưa nghĩ bài đi chứ chủ nhật ta học rùi làm đi
@Thao_won câu đấy ko có trong đề thì đệ mới bảo là coi như chứ ,mà ta nghĩ là tính ra mol của Cu(NO3)2 , AgNO3 rùi viết pt so sánh mol rùi xem cái nào dư giải ra x,y thui
bài này chỉ là bài thường thui mà mấy ông bà giỏi thế mà chưa làm ra sao, lục lại sách vở đi xem có dạng nào giống thì làm hộ cái!!
 
M

mumat95

mình sinh năm 94, học lớp 11, học tàm tạm hoá
mình lớn hơn mọi người 2 tuôi vậy có được làm trưởng nhóm ko
 
B

black_unicom

Giúp tớ bài này đi chứ :(
Một hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B trong dãy hoạt động hóa học, chia làm ba phần bằng nhau:
- phần I: cho hòa tan hết trong đ HCl, thu được 1.792 l H2 (c)
- phần II: cho t/d với đ NaOH dư, thu được 1.334 l H2 (c) và một chất rắn không tan có khlượng bằng 4/13 khlượng mỗi phần.
- phần III: cho pứ với O2 dư, thu được 2.84 g hh oxit.
a) tính khlượng kl trong mỗi phần
b) cho biết tên kl A và B biết rằng chúng có hóa trị không thay đổi
 
N

nguyenthuhuong0808

ui mấy ông bà tán thế đủ chưa nghĩ bài đi chứ chủ nhật ta học rùi làm đi
@Thao_won câu đấy ko có trong đề thì đệ mới bảo là coi như chứ ,mà ta nghĩ là tính ra mol của Cu(NO3)2 , AgNO3 rùi viết pt so sánh mol rùi xem cái nào dư giải ra x,y thui
bài này chỉ là bài thường thui mà mấy ông bà giỏi thế mà chưa làm ra sao, lục lại sách vở đi xem có dạng nào giống thì làm hộ cái!!
tớ ko nghĩ tớ làm sai....................................................
 
P

pepr0kute1996

Giúp tớ bài này đi chứ :(
Một hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B trong dãy hoạt động hóa học, chia làm ba phần bằng nhau:
- phần I: cho hòa tan hết trong đ HCl, thu được 1.792 l H2 (c)
- phần II: cho t/d với đ NaOH dư, thu được 1.334 l H2 (c) và một chất rắn không tan có khlượng bằng 4/13 khlượng mỗi phần.
- phần III: cho pứ với O2 dư, thu được 2.84 g hh oxit.
a) tính khlượng kl trong mỗi phần
b) cho biết tên kl A và B biết rằng chúng có hóa trị không thay đổi

Bài này cậu chép thiếu đề rồi, đề đúng phải là A hoá trị II và B hóa trị III.
Gọi a là số mol của A, b là số mol của B.
Từ P1 lập đc pt: a + 1,5b = 0,08 mol
P2 xét 2 trường hợp:
(*) A tan trong NaOH dư => loại
(*) B tan trong NaOH dư => chọn

Kết quả: A là Mg, B là Al
[TEX]m_{Al} = 27*0,04 = 1,08g[/TEX]
[TEX]m_{Mg} = 1,56 - 1,08 = 0,48g[/TEX]
 
T

thao_won

Một hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B trong dãy hoạt động hóa học, chia làm ba phần bằng nhau:
- phần I: cho hòa tan hết trong đ HCl, thu được 1.792 l H2 (c)
- phần II: cho t/d với đ NaOH dư, thu được 1.334 l H2 (c) và một chất rắn không tan có khlượng bằng 4/13 khlượng mỗi phần.
- phần III: cho pứ với O2 dư, thu được 2.84 g hh oxit.
a) tính khlượng kl trong mỗi phần
b) cho biết tên kl A và B biết rằng chúng có hóa trị không thay đổi

Onl tranh thủ :(

Gọi m và n là hoá trị của A và B ; x và y là số mol A và B trong mỗi phần.\Rightarrow Khối lượng mỗi phần bằng Ax + By

Phần 1 :

2A + 2mHCl = 2AClm + mH2
x..................................0,5mx
2B + 2nHCl = 2BCln + nH2
y.................................0,5ny

\Rightarrow 0,5mx + 0,5ny = 0,5 ( mx + ny) = 0,08

\Rightarrow mx + ny = 0,16

Phần 3 :
[TEX]4A + mO_2 = 2A_2O_m[/TEX]
x......................0,5x
[TEX]4B + nO_2 = 2B_2O_n[/TEX]
y.....................0,5y

\Rightarrow 0,5x ( 2A + 16m) + 0,5y (2B+ 16n) = 2,84

\Rightarrow Ax + 8xm + By + 8ny = 2,84

\Rightarrow Ax + By = 2,84 - 8( mx + ny) = 2,84 - 8. 0,16 = 1,56

Vậy khối lượng mỗi phần là 1,56 g

Coi B là chất ko tan trong NaOH \Rightarrow KHối lượng b bằng [TEX]\frac{1,56 .4}{13} = 0,48 [/TEX]g

\Rightarrow Khối lượng A bằng 1,56 -0,48 = 1,08 gam

Câu b bạn thiếu hoá trị :|


 
L

lecuong24

Tớ có bài này muốn hỏi các cậu ...

Cho 39,6g hỗn hợp gồm [tex]KHSO_3[/tex] và [tex]K_2CO_3[/tex] vào 400g dung dịch HCl 7,3 %, khi xong phản ứng thu

được hỗn hợp khí (X) có tỉ khối so với khí hidro bằng 25,33 và một dung dịch (A).

a) Chứng minh rằng axit còn dư

b) Tính C% các chất trong dung dịch (A)
 
Q

quynhuyennst

giúp mình giải bai` này với:
1Một hỗn hợp X gồm một kim loại M (có hóa trị 2 và 3)và MxOy.Khối lượng của X laf 81,8g.Hòa tan X bởi dd HCl thu dc 4,48l H2 (dktC).Còn néu hòa tan hết X bởi dd HNO3, thu dc 6,72l NO(dktc).Biết rằng trong X một chất có số mol gấp 1,5 lần số mol chất kia.XD M và MxOy.
 
N

nguyenthuhuong0808

Cho 39,6g hỗn hợp gồm [tex]KHSO_3[/tex] và [tex]K_2CO_3[/tex] vào 400g dung dịch HCl 7,3 %, khi xong phản ứng thu
được hỗn hợp khí (X) có tỉ khối so với khí hidro bằng 25,33 và một dung dịch (A).
a) Chứng minh rằng axit còn dư
b) Tính C% các chất trong dung dịch (A)
m HCl = 29,2 g => n HCl = 0,8 mol
KHSO3 + HCl -> KCl + H2O + SO2
x..............x...........x...................x
K2CO3 + 2 HCl -> 2 KCl + H2O + CO2
y.................2y..........y.....................y
[TEX]\frac{64x + 44y}{x+y} = 2. 25,33 = 50,66[/TEX]
-> y = 2x
giả sử HCl hết => x + 2y = 5x = 0,8=> x = 0,16
=> m hh = 120.0,16 + 138 . 2 . 0,16 = 63,36 trái với đề bài
=> axit dư

ai có cách chứng minh hay hơn ko

b. 120x + 138.2x = 39,6
=> x = 0,1
n HCl pu = 0,5
n HCl dư = 0,3
m dd sau pu = 39,6 + 400 - 64.0,1 - 44 . 0,2 = 424,4 g
tự tính tiếp nhé

 
T

trung_1996

Giải giùm mình bài này với:

Chỉ dùng 1 thuôc thử (ko đc. dùng kim loại) hãy phân biệt 4 axit sau:

H3PO4, HNO3, H2SO4, HCl
 
4

4ever_lov3u

Giải giùm mình bài này với:

Chỉ dùng 1 thuôc thử (ko đc. dùng kim loại) hãy phân biệt 4 axit sau:

H3PO4, HNO3, H2SO4, HCl
Để phân biệt, ta sử dụng dd AgNO3 thì:
- Thấy xuât hiện kết tủa màu trắng=> AgCl => HCl
- Thấy xuất hiện chất ít tan => Ag2SO4 => H2SO4
- Thấy xuất hiện kết tủa màu vàng => Ag3PO4 => H3PO4
- Còn lại là HNO3
 
Last edited by a moderator:
T

trung_1996

Để phân biệt, ta sử dụng dd AgNO3 thì:
- Thấy xuât hiện kết tủa màu đen => AgCl => HCl
- Thấy xuất hiện chất ít tan => Ag2SO4 => H2SO4
- Thấy xuất hiện kết tủa màu vàng => Ag3PO4 => H3PO4
- Còn lại là HNO3

Thứ nhất AgCl kết tủa màu trắng thưa bạn
Thứ 2 chất ít tan**************************** cậu quan sát tinh nhỉ !!!!!!!
 
P

phiphikhanh

m HCl = 29,2 g => n HCl = 0,8 mol
KHSO3 + HCl -> KCl + H2O + SO2
x..............x...........x...................x
K2CO3 + 2 HCl -> 2 KCl + H2O + CO2
y.................2y..........y.....................y
[TEX]\frac{64x + 44y}{x+y} = 2. 25,33 = 50,66[/TEX]
-> y = 2x
giả sử HCl hết => x + 2y = 5x = 0,8=> x = 0,16
=> m hh = 120.0,16 + 138 . 2 . 0,16 = 63,36 trái với đề bài
=> axit dư

ai có cách chứng minh hay hơn ko


Cách của ta là như thế này , cách làm đúng nhưng ko bik nói thành lời , nên có khj diễn đạt saj , thông cảm ha^^ Bài này tuj làm rồi mừ:)

nHCl là : 0,8 mol
Ta có số mol hỗn hợp lớn nhất là:[TEX]\frac{39,6}{120}[/TEX]
Ta có :
[TEX]\frac{39,6}{120}[/TEX] = 0,33 < 0,8
=====> axit dư

 
T

thao_won

Cách của ta là như thế này , cách làm đúng nhưng ko bik nói thành lời , nên có khj diễn đạt saj , thông cảm ha^^ Bài này tuj làm rồi mừ:)

nHCl là : 0,8 mol
Ta có số mol hỗn hợp lớn nhất là:[TEX]\frac{39,6}{120}[/TEX]
Ta có : [TEX]\frac{39,6}{120}[/TEX] = 0,33 < 0,8
=====> axit dư


Lúc trước ta đã làm cách này nhưng thấy không ổn lắm :-? Del roài ;))

Cách khác ( có vẻ chắc chắn hơn ;)) )

Gọi x và y là số mol [TEX]KHCO_3 [/TEX]và [TEX]K_2CO_3[/TEX]
Theo phương trình phản ứng, ta cần x + 2y mol HCl để hoà tan hoàn toàn hh

Ta có :

120x + 138y = 39,6

\Rightarrow 69x + 138y < 39,6

\Rightarrow 69( x+2y) <39,6

\Rightarrow x + 2y < 0,574

Như vậy, ta chỉ cần 0,574mol HCl là có thể hoà tan hết hh

Mà số mol axit ta có là 0,8 > 0,574

\Rightarrow Axit dư ;))
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom