Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

U

ulrichstern2000

Bài 9: Nhận biết các chất trong mỗi cặp sau đây chỉ bằng dung dịch HCl
a) 4 dung dịch: MgSO4, NaOH, BaCl2, NaCl
b) 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4
c) 5 dung dịch: BaCl2, KBr, Zn(NO3)2, Na2CO3, AgNO3
Giải bài 9:
a) 4 dung dịch: MgSO4, NaOH, BaCl2, NaCl
- Thử lần lượt các hóa chất với nhau (kẻ bảng):
+ Chất nào tạo kết tủa với hai hóa chất khác là MgSO4
+ Chất tạo kết tủa với một hóa chất khác là NaOH và BaCl
+ Chất không tạo kết tủa nào là NaCl
- Lọc lấy kết tủa của hai hóa chất phản ứng với MgSO4, thử với HCl dư:
+ Kết tủa tan hết => NaOH
+ Kết tủa không tan => BaCl2
b) 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4
- Thử với HCl:
+ Nhóm I: xuất hiện khí không màu, không mùi: BaCO3, Na2CO3
+ Nhóm II: không có hiện tượng: BaSO4, NaCl
- Dùng dung dịch thu được ở nhóm I, thử với hóa chất ở nhóm II:
+ Xuất hiện kết tủa: hóa chất nhóm I: BaCO3; hóa chất nhóm II: BaSO4
+ không có hiện tượng: hóa chất nhóm I: Na2CO3; hóa chất nhóm II: NaCl
c) 5 dung dịch: BaCl2, KBr, Zn(NO3)2, Na2CO3, AgNO3
- Thử với HCl:
+ Xuất hiện kết tủa trắng => AgNO3
+ Xuất hiện bọt khí => Na2CO3
- 3 hóa chất còn lại chưa biết, thử với AgNO3 vừa nhận được:
+ Xuất hiện kết tủa trắng => BaCl2
+ Xuất hiện kết tủa vàng => KBr
+ Còn lại là Zn(NO3)2
 
U

ulrichstern2000

Bài 10: Nhận biết các chất trong mỗi cặp sau đây chỉ bằng 1 kim loại:
a) 4 dung dịch: AgNO3, NaOH, HCl, NaNO3
b) 6 dung dịch: HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3, HgCl2
c) 5 dung dịch: HCl, HNO3, AgNO3, KCl, KOH
d) 4 dung dịch: (NH4)2SO4, NH4NO3, FeSO4, AlCl3
Giải bài 10:
a) 4 dung dịch: AgNO3, NaOH, HCl, NaNO3
- Thử với Al:
+ Kết tủa trắng keo, tan dần => NaOH
+ Khí bay lên => HCl
+ Kết tủa trắng bạc => AgNO3
+ Còn lại NaNO3
b) 6 dung dịch: HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3, HgCl2
- Thử với Cu:
+ Chất khí hóa nâu trong không khí => HNO3
+ Dung dịch chuyển màu xanh => AgNO3 và HgCl2
+ Kết tủa xanh lam => NaOH
- Dùng Cu(OH)2 vừa thu được, thử với các hóa chất còn lại chưa biết.Trường hợp nào kết tủa tan => HCl.
- Dùng HCl vừa nhận được, thử với AgNO3 và HgCl2. Trường hợp nào xuất hiện kết tủa trắng => AgNO3. Còn lại HgCl2
c) 5 dung dịch: HCl, HNO3, AgNO3, KCl, KOH
- Thử với Zn:
+ Xuất hiện chất khí màu nâu => HNO3
+ Kết tủa trắng bạc => AgNO3
+ Bọt khí => HCl và KOH
+ Không phản ứng => KCl
- Cho AgNO3 thử với 2 dung dịch chưa biết:
+ Kết tủa trắng => HCl
+ Kết tủa trắng, hóa đen => KOH
d) 4 dung dịch: (NH4)2SO4, NH4NO3, FeSO4, AlCl3
- Thử với Ba (Ba khi gặp nước tạo thành Ba(OH)2):
+ Tạo khí mùi khai => NH4NO3
+ Kết tủa trắng, có khí mùi khai => (NH4)2SO4
+ Kết tủa trắng, kết tủa trắng xanh chuyển dần nâu đỏ => FeSO4
+ Kết tủa trắng keo, tan dần => AlCl3
 
U

ulrichstern2000

Bài 11: Nhận biết chỉ bằng một thuốc thử tự chọn
a) 4 dung dịch: MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3
b) 4 dung dịch: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4
c) 4 dung dịch: HCl, Na2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2
d) 4 dung dịch loãng: BaCl2, Na2SO4, Na3PO4, HNO3
e) 5 dung dịch: Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4, Na2S, Na2SiO3
f) 6 dung dịch: KOH, FeCl3, MgSO4, FeSO4, NH4Cl, BaCl2
g) 4 chất bột trắng: K2O, BaO, P2O5, SiO2
h) 4 axit: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4
Bài 12: Nhận biết chỉ bằng 2 hóa chất đơn giản tự chọn:
a) 9 chất rắn: Ag2O, BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3, CaCO3, CuO
b) 6 chất bột: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, BaCl2, xođa, xút ăn da
c) 3 dung dịch: NaCl, HCl, NaNO3 chỉ bằng 2 kim loại.
d) 4 chất bột: Na2CO3, NaCl, BaCO3, BaSO4 chỉ bằng CO2, H2O
(Kết thúc dạng 2)
 
P

phuong_july

Bài 11: Nhận biết chỉ bằng một thuốc thử tự chọn
a) 4 dung dịch: MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3
b) 4 dung dịch: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4
c) 4 dung dịch: HCl, Na2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2
d) 4 dung dịch loãng: BaCl2, Na2SO4, Na3PO4, HNO3
e) 5 dung dịch: Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4, Na2S, Na2SiO3
f) 6 dung dịch: KOH, FeCl3, MgSO4, FeSO4, NH4Cl, BaCl2
g) 4 chất bột trắng: K2O, BaO, P2O5, SiO2
h) 4 axit: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4
Bài 12: Nhận biết chỉ bằng 2 hóa chất đơn giản tự chọn:
a) 9 chất rắn: Ag2O, BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3, CaCO3, CuO
b) 6 chất bột: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, BaCl2, xođa, xút ăn da
c) 3 dung dịch: NaCl, HCl, NaNO3 chỉ bằng 2 kim loại.
d) 4 chất bột: Na2CO3, NaCl, BaCO3, BaSO4 chỉ bằng CO2, H2O
(Kết thúc dạng 2)

Mấy bài này hình như có rồi thì phải. Bạn cho thêm bài tập mới đi.
 
U

ulrichstern2000

Bài 11:
a) 4 dung dịch: MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3
- Thử với NaOH:
+ Xuất hiện kết tủa trắng => MgCl2
+ Xuất hiện kết tủa trắng xanh, hóa nâu đỏ trong không khí => FeCl2
+ Kết tủa đỏ nâu => FeCl3
+ Kết tủa trắng keo, tan dần trong NaOH dư => AlCl3
b) 4 dung dịch: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4
- Thử với quỳ tím:
+ Quỳ → đỏ: H2SO4
+ Quỳ → xanh: Na2CO3
- Dùng Na2CO3 vừa nhận được, thử với hai hóa chất không làm đổi màu quỳ:
+ Kết tủa trắng => MgSO4
+ Còn lại Na2SO4
 
U

ulrichstern2000

c) 4 dung dịch: HCl, Na2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2
- Thử với Fe, trường hợp Fe tan dần, sủi bọt khí => HCl
- Dùng HCl, thử với 3 dung dịch còn lại, xuất hiện bọt khí => Na2CO3
- Dùng Na2CO3, thử với hai dung dịch còn lại, kết tủa trắng => Ba(NO3)2. Không có hiện tượng => Na2SO4
d) 4 dung dịch loãng: BaCl2, Na2SO4, Na3PO4, HNO3
- Thử với AgNO3
+ Kết tủa trắng bạc => Na2SO4
+ Kết tủa trắng => BaCl2
+ Kết tủa vàng => Na3PO4
+ Không phản ứng => HNO3
 
U

ulrichstern2000

e) 5 dung dịch: Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4, Na2S, Na2SiO3
- Thử với HCl:
+ Khí không màu, không mùi => Na2CO3
+ Khí mùi hắc => Na2SO3
+ Kết tủa trắng => Na2SiO3
+ Khí mùi trứng thối => Na2S
+ Không phản ứng => Na2SO4
f) 6 dung dịch: KOH, FeCl3, MgSO4, FeSO4, NH4Cl, BaCl2
- Thử với quỳ tím, quỳ → xanh => KOH
- Dùng KOH thử với các hóa chất còn lại:
+ Kết tủa nâu đỏ => FeCl3
+ Kết tủa trắng xanh, hóa nâu đỏ trong không khí => FeCl2
+ Khí mùi khai => NH4Cl
+ Không phản ứng => BaCl2
 
U

ulrichstern2000

g) 4 chất bột trắng: K2O, BaO, P2O5, SiO2
- Thử với nước, không tan => SiO2
- Thử lần lượt 3 dung dịch với nhau, không tạo kết tủa => K2O
- 2 dung dịch của 2 hóa chất chưa biết, đem cô cạn:
+ Không có cặn => P2O5
+ Có cặn => BaO
h) 4 axit: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4
- Thử với Ag, xuất hiện khí không màu, hóa nâu trong không khí => HNO3
- Dùng HNO3 vừa nhận được, thử với 3 axit còn lại:
+ Xuất hiện kết tủa trắng, hóa đen khi gặp ánh sáng => HCl
+ Kết tủa vàng => H3PO4
+ Kết tủa trắng, không hóa đen khi gặp ánh sáng => H2SO4
 
U

ulrichstern2000

Bài 12:
a) 9 chất rắn: Ag2O, BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3, CaCO3, CuO
- Thử với nước: tan => BaO
- Dùng dung dịch Ba(OH)2 thử với các hóa chất còn lại. Hóa chất tan => Al2O3
- Dùng HCl thử với các hóa chất còn lại:
+ Khí không màu, không mùi => CaCO3
+ Khí màu vàng lục => MnO2
+ Chất rắn tan, kết tủa trắng => Ag2O
+ Dung dịch đổi màu xanh lam, chất rắn tan => CuO
+ Chất rắn tan, dung dịch thu được màu vàng => Fe2O3
- Hóa chất còn lại, dùng sản phẩm thu được của chúng khi thử với HCl, thử với Ba(OH)2:
+ Kết tủa trắng => MgO
+ Kết tủa trắng xanh, hóa nâu đỏ trong không khí => FeO
b) 6 chất bột: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, BaCl2, xođa, xút ăn da
- Thử với H2O:
+ Nhóm I: Tan trong nước: NaOH, Na2CO3, BaCl2
+ Nhóm II: Không tan trong nước: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3
- Hóa chất ở nhóm I, thử với H2SO4:
+ Khí bay lên, không màu, không mùi => Na2CO3
+ Kết tủa trắng => BaCl2
+ Còn lại NaOH
- Dùng NaOH vừa nhận được, thử với hóa chất nhóm II. Hóa chất tan => Zn(OH)2
- Hai hóa chất còn lại thử với dung dịch H2SO4:
+ Dung dịch màu vàng => Fe(OH)3
+ Dung dịch không màu => Mg(OH)2
 
U

ulrichstern2000

c) 3 dung dịch: NaCl, HCl, NaNO3 chỉ bằng 2 kim loại.
- Lấy mỗi dung dịch một ít, trộn 2 trong 3 dung dịch vào với nhau. Ta có các nhóm hợp chất sau:
+ Nhóm 1: NaCl, HCl
+ Nhóm 2: NaCl, NaNO3
+ Nhóm 3: HCl, NaNO3
- Dùng kim loại Cu, thử với từng nhóm. Trường hợp nào xuất hiện chất khí hóa nâu trong không khí. Nhóm đố là HCl và NaNO3. Dung dịch còn lại là NaCl
- Dùng Fe, thử với hai dung dịch chưa biết, trường hợp nào Fe tan dần, có bọt khí => HCl. Hóa chất còn lại là NaNO3
d) 4 chất bột: Na2CO3, NaCl, BaCO3, BaSO4 chỉ bằng CO2, H2O
- Thử với H2O:
+ Nhóm I: tan : Na2CO3, NaCl
+ Nhóm II: không tan: BaCO3, BaSO4
- Sục khí CO2 vào nhóm II. Hóa chất tan => BaCO3. Không tan => BaSO4
- Dùng Ba(HCO3)2 thu được, thử với nhóm I. Xuất hiện kết tủa => Na2CO3. Còn lại NaCl.
 
U

ulrichstern2000

Dạng 3: Dạng toán không được dùng bất kỳ thuốc thử nào khác.
Bài 3: Có năm lọ chứa dung dịch không nhãn và mỗi lọ chứa các dung dịch riêng biệt sau: H2SO4, BaCl2, Na2CO3, MgCl2 và K2SO4. Không được dùng thêm hóa chất nào khác để phân biệt các dung dịch trên.
Bài 4: Có 4 ống nghiệm chứa 4 dung dịch Na2CO3, CaCl2, HCl, NH4HCO3 mất nhãn được đánh số từ 1 – 4. Hãy xác định số của mỗi dung dịch nếu biết:
+ Đổ ống (1) vào ống (3) thấy có kết tủa
+ Đổ ống (3) vào ống (4) thấy có khí bay ra. Giải thích.
Bài 5: Có 4 lọ mất nhãn A, B, C, D chứa KI, HI, AgNO3, Na2CO3
+ Cho chất trong lọ A vào các lọ: B, C, D đều thấy có kết tủa
+ Chất trong lọ B chỉ tạo 1 kết tủa với 1 trong 3 trong còn lại
+ Chất C tạo 1 kết tủa và 1 khí bay ra với 2 trong 3 chất còn lại
Xác định chất chứa trong mỗi lọ. Giải thích?
 
P

phuong_july

Bài 5.Vì A tạo kết tủa với C nhưng ko pư với B nên A, B có thể là HCl và $ZnCl_2$.
Vì A, B tạo kết tủa với D nên D là $AgNO_3$ ,C là $Na_2CO_3$,A là $HCl$, B là $ZnCl_2$
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

Bài 3:
- Lập bảng:
+ 1 kết tủa + 1 khí => H2SO4
+ Ba kết tủa => BaCl2
+ Hai kết tủa + 1 khí => Na2CO3
- Hai hóa chất còn lại, chỉ có 1 kết tủa, lọc kết tủa, thử với H2SO4, tan, xuất hiện bọt khí => MgCl2. Còn lại K2SO4
 
U

ulrichstern2000

Bài 4:
- Đổ (1) vào (3) có kết tủa, đổ (3) vào (4) có khí => (3) tạo khí và kết tủa => (3) là Na2CO3
- Tạo kết tủa với Na2CO3 => (1) là CaCl2
- Tạo khí với Na2CO3 => (4) là HCl
- (2) là NH4HCO3
 
U

ulrichstern2000

Bài 6: Trong 4 lọ mất nhãn A, B, C, D chứa AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết chất trong lọ B tạo khí với chất trong lọ C nhưng không phản ứng với chất trong lọ D. Xác định chất chứa trong mỗi lọ. Giải thích.
Bài 8: Hãy phân biệt các chất trong mỗi cặp dung dịch sau đây mà không dùng thêm thuốc thử khác:
a) CaCl2, HCl, Na2CO3, KCl
b) NaOH, FeCl2, HCL, NaCl
c) AgNO3, CuCl2, NaNO3, HBr
d) NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl
e) HCl, BaCl2, Na2CO3, Na2SO4
f) NaCl, HCl, Na2CO3, H2O
g) NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH
h) Ba(HCO3)2, Na2CO3, NaHCO3, Na2SO4, NaHSO3, NaHSO4
i) NaOH, NH4Cl, BaCl2, MgCl2, H2SO4
k) NaCl, H2SO4, Ba(OH)2, Na2CO3
m) Ba(NO3)2, HNO3, Na2CO3
n) BaCl2, HCl, H2SO4, K3PO4
 
U

ulrichstern2000

Bài 6: Trong 4 lọ mất nhãn A, B, C, D chứa AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết chất trong lọ B tạo khí với chất trong lọ C nhưng không phản ứng với chất trong lọ D. Xác định chất chứa trong mỗi lọ. Giải thích.
- B tạo khí với C => B và C là HI và Na2CO3
- B không phản ứng với chất trong lọ D => B là HI. D là ZnCl2. A là AgNO3.
 
U

ulrichstern2000


Bài 8:
a) CaCl2, HCl, Na2CO3, KCl
- Kẻ bảng:
+ Chỉ tạo khí => HCl
+ Chỉ có 1 kết tủa trắng => CaCl2
+ Vừa có khí, vừa có kết tủa => Na2CO3
+ Không có hiện tượng => KCl
b) NaOH, FeCl2, HCl, NaCl
- Kẻ bảng:
+ Nhóm I: Không có hiện tượng: HCl, NaCl
+ Nhóm II: Tạo kết tủa: NaOH, FeCl2
- Lọc kết tủa nhóm II, thử với hóa chất nhóm I. Kết tủa tan => HCl. Không tan => NaCl
- Trộn một ít HCl với 1 trong 2 dung dịch ở nhóm II, sau đó nhỏ dung dịch còn lại vào hỗn hợp:
+ Nếu có kết tủa, dung dịch nhỏ giọt là FeCl2. Vì sau khi trung hòa, NaOH còn dư sẽ tạo kết tủa với FeCl2. Dung dịch trộn với HCl là NaOH
+ Nếu không có kết tủa, dung dịch nhỏ giọt là NaOH. Vì trong hỗn hợp có HCl nên NaOH nhỏ vào phản ứng trung hòa hết nên không tạo kết tủa.
 
U

ulrichstern2000

c) AgNO3, CuCl2, NaNO3, HBr
- Kẻ bảng:
+ Nhóm I: Mẫu thử có 2 kết tủa là AgNO3
+ Nhóm II: Mẫu thử không có hiện tượng là NaNO3
+ Nhóm III: Có 1 kết tủa là CuCl2, HBr
- Hóa chất nhóm 3, đem cô cạn, không còn cặn trắng => HBr, có cặn trắng => CuCl2
d) NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl
- Lấy mỗi dung dịch một ít, đem đun nóng:
+ Dung dịch chuyển đục, có khí thoát ra => Ba(HCO3)2
+ Có khí thoát ra => NaHCO3
- Dùng Na2CO3 thử với 3 dung dịch còn lại:
+ Khí bay ra => HCl
+ Kết tủa trắng => MgCl2
+ Không có hiện tượng => NaCl
 
U

ulrichstern2000

e) HCl, BaCl2, Na2CO3, Na2SO4
- Kẻ bảng:
+ Có khí bay ra + kết tủa => Na2CO3
+ Có khí => HCl
+ Có kết tủa trắng => BaCl2
+ Không có hiện tượng: Na2SO4
f) NaCl, HCl, Na2CO3, H2O
- Kẻ bảng:
+ Tạo khí là HCl và Na2CO3
+ Không có hiện tượng là NaCl và H2O
- Đun nóng HCl và Na2CO3:
+ Không có cặn => HCl
+ Có cặn => Na2CO3
- Đun nóng NaCl và H2O:
+ Không có cặn => H2O
+ Có cặn => NaCl
 
Top Bottom