Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

U

ulrichstern2000

g) NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH
- Dung dịch CuSO4 màu xanh lam. Dùng CuSO4 thử với các hóa chất khác:
+ Tạo kết tủa xanh lam => NaOH
+ Kết tủa trắng => BaCl2
- H2SO4 và NaCl không có hiện tượng, dùng BaCl2 để nhận biết:
+ Kết tủa => H2SO4.
+ Không có hiện tượng: NaCl
h) Ba(HCO3)2, Na2CO3, NaHCO3, Na2SO4, NaHSO3, NaHSO4
- Nung nóng:
+ Khí không màu, không mùi, có kết tủa => Ba(HCO3)2
+ Khí không màu, không mùi => NaHCO3
+ Khí mùi hắc => NaHSO3
- 3 hóa chất còn lại, thử lần lượt với nhau, không tạo khí là Na2SO4
- Hai hóa chất còn lại, thử với Ba(HCO3)2
+ Kết tủa trắng => Na2CO3
+ Vừa có khí, vừa có kết tủa => NaHSO4
 
U

ulrichstern2000

i) NaOH, NH4Cl, BaCl2, MgCl2, H2SO4
- Kẻ bảng:
+ Tạo khí mùi khai + kết tủa với 2 hóa chất khác nhau => NaOH
+ Tạo khí mùi khai => NH4Cl
+ Tạo kết tủa => MgCl2
- Dùng Mg(OH)2 thu được, thử với hai hóa chất còn lại. Kết tủa tan => H2SO4. Còn lại BaCl2.
k) NaCl, H2SO4, Ba(OH)2, Na2CO3
- Kẻ bảng:
+ Tạo kết tủa, tạo khí với 2 hóa chất khác nhau => H2SO4
+ Tạo kết tủa => Ba(OH)2
+ Tạo khí => Na2CO3
+ Còn lại: NaCl
 
U

ulrichstern2000

m) Ba(NO3)2, HNO3, Na2CO3
- Kẻ bảng:
+ Tạo khí + kết tủa với hai hóa chất khác => Na2CO3
+ Tạo được kết tủa => Ba(NO3)2
+ Tạo được khí => HNO3
n) BaCl2, HCl, H2SO4, K3PO4
- Kẻ bảng:
+ Tạo hai kết tủa => baCl2
+ Không phản ứng => HCl
- Lọc kết tủa, thử với HCl:
+ Không tan => H2SO4
+ Tan => K3PO4
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 4: TÁCH – TINH CHẾ CÁC CHẤT
Bài 6: Làm thế nào để tách riêng từng chất ở dạng nguyên chất từ hỗn hợp sau:
a) HCl, O2, SO2
b) Al2O3, Fe2O3, CuO
Bài 8: Muối ăn có lẫn các tạp chất MgCl2, Ca(HCO3)2, Na2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để thu được NaCl tinh khiết.
Bài 10: Tinh chế:
c) CaSO3 có lẫn CaCO3, Na2CO3
d) AlCl3 có lẫn FeCl2 và CuCl2
e) CO2 có lẫn khí HCl và hơi nước
 
K

kobato_2509

Bài 10


a.Cho nhiều nước để hòa tan $Na_2CO_3$
Sục $CO_2$ dư liên tục qua hỗn hợp $CaSO_3$ và $CaCO_3$ trong $H_2O$ cho đến khi lượng cận không đổi
$CaCO_3 + CO_2 +H_2O ---->Ca(HCO_3)$ tan
 
U

ulrichstern2000

Bài 6: Làm thế nào để tách riêng từng chất ở dạng nguyên chất từ hỗn hợp sau:
a) HCl, O2, SO2
b) Al2O3, Fe2O3, CuO
Giải bài 6:
a) – Dẫn hỗn hợp lội qua dung dịch nước vôi trong thu được khí oxi vì HCl và SO2 phản ứng.
- Lọc kết tủa cho phản ứng với axit HCl thu được khí SO2
- Cô cạn dung dịch CaCl2, cho phản ứng với axit H2SO4 đặc thu được khí HCl:
CaCl2 (khan) + H2SO4 (đặc) → CaSO4 + 2HCl
b) – Cho luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp đun nóng, Al2O3 không phản ứng
=> Thu được hỗn hợp chất rắn gồm Al2O3, Fe, Cu, cho phản ứng với NaOH.
- Al2O3 tan, Lọc chất rắn Fe, Cu thu được dung dịch NaAlO2 cho phản ứng với CO2 => Thu được Al(OH)3 => nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi => thu được Al2O3
- Cho hỗn hợp chất rắn phản ứng với HCl, Cu không phản ứng, lọc, đem nung nóng với O2 (hoặc không khí) => thu được CuO
- Lấy nước lọc, dung dịch FeCl2 cho phản ứng với khí Cl2
- Cho dung dịch FeCl3 phản ứng với dung dịch NaOH, thu được Fe(OH)3, lọc, nung đến khối lượng không đổi, thu được Fe2O3
 
U

ulrichstern2000

Bài 8: Muối ăn có lẫn các tạp chất MgCl2, Ca(HCO3)2, Na2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để thu được NaCl tinh khiết.
Giải bài 8:
- Cho tạp chất phản ứng với Ba(OH)2, lọc kết tủa, cô cạn thu được muối ăn.
MgCl2 + Ba(OH)2 → Mg(OH)2 + BaCl2
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2H2O
 
U

ulrichstern2000

Bài 10: Tinh chế:
d) AlCl3 có lẫn FeCl2 và CuCl2
e) CO2 có lẫn khí HCl và hơi nước
Giải bài 10:
d) – Cho hỗn hợp phản ứng với NaOH dư:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
- Lọc kết tủa, lấy nước lọc, cho phản ứng với CO2 thu được Al(OH)3:
2NaAlO2 + CO2 + 3H2O → 2Al(OH)3 + Na2CO3
- Lọc lấy Al(OH)3 phản ứng với HCl thu được AlCl3 sau khi làm bốc hơi nước và dùng CaCl2 khan hút ẩm.
e) – Sục qua dung dịch nước vôi trong, lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi, thu khí bay ra, làm khô bằng CaCl2 khan thu được CO2 nguyên chất.
 
U

ulrichstern2000

Bài 11: Nêu phương pháp tách các hỗn hợp sau đây thành các chất nguyên chất:
a) Hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO ở thể rắn
b) Hỗn hợp gồm Cl2, H2, CO2
c) Hỗn hợp 3 khí SO2, CO2, CO
d) Hỗn hợp 3 khí O2, HCl, SO2
e) Hỗn hợp các chất rắn S, K2SO4, Zn, BaSO4, CaSO3
g) Hỗn hợp 3 muối rắn AlCl3, ZnCl2, CuCl2
h) Hỗn hợp bột than, I2, CuO
Bài 12: Muối ăn có lẫn Na2SO3, NaBr, CaCl2, CaSO4. Nêu cách tinh chế muối ăn
Bài 13: Một mẫu Cu có lẫn Fe, Ag, S. Nêu phương pháp tinh chế Cu
 
K

kobato_2509

bài 10

e. Cho hỗn hợp đi qua dd NaHCO3 thì HCl phản ứng
HCl + NaHCO3 -> NaCl + CO2 + H2O
còn lại CO2 và hơi nước, làm khô bằng P2O5
 
K

kobato_2509

bài 11
a. Cho hh qua H2 đun nóng thì được MgO, Fe, Cu
cho tác dụng với HCl thì tạo ra FeCl2 và MgCl2, Cu không phản ứng,lọc cho tác dụng với O2 thu được CuO
Còn FeCl2,MgCl2 điện phân dd thu được Fe, cho tác dụng với O2 dư thu được Fe2O3
MgCl2 không có hiện tượng gì, cho tác dụng với NaOH thu được Mg(OH)2, nhiệt phân thu được MgO
 
K

kobato_2509

bài 13
Hòa tan bằng HCl để loại bỏ Fe, các chất còn lại ko phản ứng
Đốt trong oxi thì được CuO và SO2 bay lên, loại bỏ S
Thu CuO và Ag đem hòa tạn trong axit
CuCl2 -> Cu(OH)2 ->CuO ->Cu
 
U

ulrichstern2000

Bài 11:
a) Hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO ở thể rắn
- Dẫn khí H2 dư đi qua hỗn hợp nung nóng, thu được MgO, Fe, Cu
- Cho hỗn hợp chất rắn vào dung dịch HCl dư
- Lọc chất rắn, rửa sạch, sấy khô, đem đôt trong không khí đến khối lượng không đổi => thu được CuO
- Đem hỗn hợp đi điện phân dung dịch, chất rắn rủa sạch, sấy khô, cho phản ứng với khí clo, đem tác dụng với NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được Fe2O3
- Cho dung dịch còn lại gồm HCl dư và MgCl2 phản ứng với NaOH dư, lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi => thu được MgO
b) Hỗn hợp gồm Cl2, H2, CO2
- Cho hỗn hợp đi qua bột sắt nung nóng dư.
- Chất rắn thu được đem đi điện phân nóng chảy đến khối lượng không đổi thu được Cl2
- Sục hỗn hợp hai khí còn lại vào nước vôi trong dư, khí bay lên làm khô bằng H2SO4 đặc, thu được H2 tinh khiết.
- Kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được khí CO2.
 
U

ulrichstern2000

c) Hỗn hợp 3 khí SO2, CO2, CO
- Sục hỗn hợp khí vào nước Brom dư.
- Cô đặc dung dịch sau phản ứng, cho phản ứng với Cu đun nóng, khí bay lên, làm khô bằng H2SO4 đặc thu được SO2 tinh khiết.
- Hỗn hợp khí còn lại cho vào NaOH dư, khí bay ra làm khô bằng H2SO4 đặc => CO tinh khiết.
- Cho HCl dư vào dung dịch sau phản ứng, khí bay lên làm khô bằng H2SO4 đặc => CO2 tinh khiết.
d) Hỗn hợp 3 khí O2, HCl, SO2
- Sục khí vào NaHSO3 dư. HCl bị giữ lại.
- Cho HCl vào phần dung dịch, cô cạn dung dịch, cho NaCl khan vào H2SO4 đặc nóng, khí bay lên, làm khô => HCl tinh khiết
- Cho hỗn hợp gồm hai khí O2 và SO2 vào NaOH dư, khí bay lên làm khô => O2
- Cho HCl vào dung dịch, khí bay lên làm khô => SO2
 
U

ulrichstern2000

e) Hỗn hợp các chất rắn S, K2SO4, Zn, BaSO4, CaSO3
- Cho hỗn hợp vào nước:
+ Phần rắn: Zn, CaSO3, BaSO4, S
+ Phần dung dịch: K2SO4
- Cô cạn dung dịch => K2SO4
- Phần rắn ho vào dung dịch HCl dư:
+ Phần I: tan: ZnCl2, CaCl2
+ Phần II: không tan: BaSO4, S
- Phần II:
+ Đốt trong oxi dư, thu được BaSO4 không phản ứng.
+ Khí thu được sục vào dung dịch H2S, lọc chất rắn, sấy khô => S
- Phần I:
+ Cho vào dung dịch Ca(OH)2 đến khi kết tủa có dấu hiệu tan.
+ Lọc chất rắn, cho vào HCl dư, cô cạn dung dịch, đem điện phân => Zn.
+ Cho Na2SO3 vào phần dung dịch còn lại gồm CaCl2 và Ca(OH)2 dư. Lọc kết tủa, sấy khô => CaSO3
g) Hỗn hợp 3 muối rắn AlCl3, ZnCl2, CuCl2
- Điện phân nóng chảy hỗn hợp
- Cho hỗn hợp kim loại vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
- Lọc chất rắn, rửa sạch, sấy khô, đốt với Cl2 dư => AlCl3
- Cho NaOH dư vào dung dịch, lọc kết tủa, cho tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn => CuCl2
- Sục khí CO2 vào phần dung dịch còn lại, lọc kết tủa, cho vào dung dịch HCl dư => ZnCl2.
h) Hỗn hợp bột than, I2, CuO
- Cho vào HCl dư, lọc phần không tan là C và I2
- Phần không tan:
+ Đốt trong H2, nhiệt độ và áp suất cao, thu được hỗn hợp khí, sục vào NaOH, khí bay lên là CH4, đem nhiệt phân ở nhiệt độ cao có chất xúc tác => C
+ Đem HI đi nhiệt phân => I2
- Phần dung dịch:
+ Phản ứng với NaOH
+ Lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi => CuO
 
U

ulrichstern2000

Bài 12: Muối ăn có lẫn Na2SO3, NaBr, CaCl2, CaSO4. Nêu cách tinh chế muối ăn
Giải bài 12:
- Cho hỗn hợp vào nước, lọc CaSO4 không tan.
- Dùng Na2CO3 để lọc bỏ CaCl2
- Cho HCl vào loại bỏ Na2SO3
- Dùng khí Cl2 loại bỏ NaBr
- Cô cạn dung dịch còn lại thu được muối ăn
 
U

ulrichstern2000

Bài 13: Một mẫu Cu có lẫn Fe, Ag, S. Nêu phương pháp tinh chế Cu
Giải bài 13:
- Đốt trong không khí đến khối lượng không đổi.
- Cho hỗn hợp chất rắn vào dung dịch HCl dư.
- Lọc bỏ phần chất rắn không tan.
- Cô cạn phần dung dịch, thu được chất rắn, đem chất rắn đi điện phân nóng chảy đến khối lượng không đổi.
- Chất rắn thu được, cho vào dung dịch HCl dư, lọc bỏ phần rắn, đem sấy khô => Cu nguyên chất.
 
U

ulrichstern2000

Bài 14: Tách riêng từng chất nguyên chất từ hỗn hợp: đá vôi, vôi sống, thạch cao và muối ăn
Bài 15: Tách hỗn hợp CaCO3, SiO2, KCl thành 3 chất nguyên chất
Bài 16: Tách từng kim loại nguyên chất ra khỏi hỗn hợp gồm MgCO3, K2CO3, BaCO3
Bài 17: Quặng nhôm có Al2O3 lẫn với các tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Hãy nêu phản ứng nhằm tách riêng từng oxit ra khỏi quặng nhôm.
 
K

kobato_2509

Bài 14
Hòa tan trong nước thu được chất rắn CaCO3 + CaSO4 và dd NaCl + Ca(OH)2
- Thêm Na2CO3 vào dd Na2CO3 + Ca(OH)2 ----> CaCO3 kết tủa + 2NaOH
Lọc kết tủa thu được dd NaOH
Đem đun nóng kết tủa CaCO3 --->CaO + CO2
Trung hòa dd NaOH bằng HCl rồi đem cô cạn được NaCl
- Ngâm hh CaCO3 và CaSO4 trong HCl thu được dd CaCl2 và CaSO4 ko pư
Thêm Na2CO3 vào dd CaCl2 để thu lại CaCO3
 
U

ulrichstern2000

Bài 15: Tách hỗn hợp CaCO3, SiO2, KCl thành 3 chất nguyên chất
Giải bài 15:
- Cho hỗn hợp vào nước, lọc phần không tan là CaCO3 và SiO2
- Phần dung dịch cô cạn => KCl
- Cho chất rắn vào dung dịch HCl dư:
+ Lọc phần rắn, sấy khô => SiO2
+ Cô cạn dung dịch thu được CaCl2 khan, cho vào dung dịch Na2CO3 dư, lọc kết tủa sấy khô => CaCO3
 
Top Bottom