[Hoá 11] Hoá vô cơ - Starloves

D

doctor.zoll

Câu 5: Điện phân có màng ngăn 0,5l dung dịch chứa hỗn hợp gồm [TEX]CuCl_2[/TEX] 0,1M và NaCl 0,5M ( điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây.. dung dịch sau điện phân có khả năng hòa tan bao nhiêu g Al

Làm nốt luôn.

- Thời gian điện phân $CuCl_2$ là;

Áp dụng công thức dạng Faraday: $m = $ $ \frac{A}{n}. \frac{I.t}{F}$


$ \Rightarrow t = $ $ \frac{m.n.F}{A.I} $ $ = $ $ \frac{0.05*64*2*96500}{5*64} $ $= 1930 (s)$

- Suy ra thời gian điện phân NaCl là: 3860 - 1930 = 1930 (s)

$ \Rightarrow m = $ $ \frac{71*5*1930}{2*96500} $ $= 3.55$

$ \Rightarrow n_{Cl_2} = 0.05 \ mol \Rightarrow n_{NaOH} = 0.1 \ mol$

$ 2Al + 2OH^- + 2H_2O \rightarrow 2AlO_2^- + 3H_2$

$ \Rightarrow n_{Al} = 0.1 \Rightarrow m_{Al} = 2.7 \ gam$



Sky_net: Bài kia tối tụi mình thảo luận sau, em tớ nó mượn máy tính đi học rồi, tính trên google mỏi tay thấy mồ :p
 
Last edited by a moderator:
D

doctor.zoll

Thảo luận bài tập 2 trong chuyên đề nào: (bài 1 đang suy nghĩ ^.^)


Bài 2: Một hỗn hợp X gồm 2 oxit $AO_x$ và $AO_{x+1}$ chiếm thể tích là 56 lít ($273^oC$, 1atm). Hỗn hợp X cân nặng 84g.

Xác định CTPT của 2 oxit trên và thành phần hỗn hợp biết rằng A là một nguyên tố thuộc nhóm 6, phân nhóm chính nhóm A.

Lấy 84g hỗn hợp X cho vào một bình có thể tích V=1 lít. Thêm vào đó 16g $O_2$ và một ít V2O5 xúc tác. Nung bình cho đến khi đạt đến cân bằng thì áp suất P2 sau phản ứng bằng 1,2 lần áp suất $P_1$ (lúc chưa thêm $O_2$), $P_1$ và $P_2$ đều đo ở $273^oC$. Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở $273^oC$

Phải thêm vào hỗn hợp có được trong câu 2 (sau phản ứng với $O_2$) bao nhiêu mol $O_2$ để khi đến cân bằng mới ta được 1 mol $AO_{x+1}$, nhiệt độ vẫn là $273^oC$.


Sky_net: Tớ làm ra 2 công thức đó, còn phần sau tính $K_{cb}$ là bó phép luôn :D
 
S

sky_net115

@.@ Cái này là của lớp 10 nhé ý 2 đó :p

tính ra SO2 và SO3
Gợi ý nhé! Tính được số mol => Tính nồng độ mol/l
k cân bằng = tích nồng độ mol các chất sản phẩm chia cho tích nồ độ mol các chất ban đầu
ta coi nồng độ mol chất rắn = 1 :D

ý thứ 2: SO2 + O2 ( V2O5) = SO3

phản ứn chiều thuận thì tăng nồng độ SO3, giảm nồng độ O2.
Khi thêm O2 vào, theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng, chống lại tác nhân tăng thêm O2 tức là phải giảm nồng độ O2 đi, tăng thêm nồng độ SO3. K chuyển dịch theo chiều thuận :D
K không đổi nên => nồng độ mol => số mol O2 :D
 
K

kakashi_hatake

Mọi người thử làm bài này nhá
Hòa tan hoàn toàn 1.95 g hỗn hợp bột Al và Fe trong 0.16l dung dịch axit HNO3 aM thu đc 0.896 l khí NO ở đktc và dung dịch A. Thêm tiếp 0.54g Al vào dung dịch A đến khi Al tan hết thu đc dung dịch B và khí NO duy nhất (trong B k có HNO3). Thêm tiếp dung dịch NaOH vào dung dịch B đến khi toàn bộ muối Fe chuyển thành hidroxit thì vừa hết 0.2l dung dịch NaOH 0.825M. Lọc, nung kết tủa trong kk đến khối lượng k đổi thu đc 3.165g chất rắn M. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và tính a
 
S

sky_net115

Thảo luận bài tập 2 trong chuyên đề nào: (bài 1 đang suy nghĩ ^.^)


Bài 2: Một hỗn hợp X gồm 2 oxit $AO_x$ và $AO_{x+1}$ chiếm thể tích là 56 lít ($273^oC$, 1atm). Hỗn hợp X cân nặng 84g.

Xác định CTPT của 2 oxit trên và thành phần hỗn hợp biết rằng A là một nguyên tố thuộc nhóm 6, phân nhóm chính nhóm A.

Lấy 84g hỗn hợp X cho vào một bình có thể tích V=1 lít. Thêm vào đó 16g $O_2$ và một ít V2O5 xúc tác. Nung bình cho đến khi đạt đến cân bằng thì áp suất P2 sau phản ứng bằng 1,2 lần áp suất $P_1$ (lúc chưa thêm $O_2$), $P_1$ và $P_2$ đều đo ở $273^oC$. Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở $273^oC$

Phải thêm vào hỗn hợp có được trong câu 2 (sau phản ứng với $O_2$) bao nhiêu mol $O_2$ để khi đến cân bằng mới ta được 1 mol $AO_{x+1}$, nhiệt độ vẫn là $273^oC$.


Sky_net: Tớ làm ra 2 công thức đó, còn phần sau tính $K_{cb}$ là bó phép luôn :D

Công thức $AO_x$ và $AO_x+1$
A thuộc VIA => CTOXIT max = $AO_3$ => Ct còn lại $AO_2$
có n=PV/(RT) = 1.56/(R.T) = 1,25 mol
=> Mtrung bình = 84/1,25 = 67,2
=> $AO_2$<67,2<$AO_3$ Thoả mãn với $SO_2$ và $SO_3$

ý b:
n$O_2$= 0,5 mol
trong bình cho X vào k có $O_2$
=> P1= nRT/V = 1,25.R.(273+273) = 56 atm
=> P2=1,2P1 = 67,2 atm

Sau quá trình phản ứng có n2= PV/RT= 67,2.1/RT = 1,5 mol

Dùng sơ đồ đường chéo tính được nSO2= 1 mol và nSO3= 0,25mol
PT ://///////SO2 + 1/2O2 = SO3
Ban đầu:---1---------0,5------0,25 (mol)
PU:---------2a---------a--------2a
sau:------1-2a------0,5-a-----0,25+2a

n2 = 1-2a + 0,5-a + 0,25+2a = 1,5 => a=0,25 mol
=> tính được số mol so3, so2, o2
=> K = [SO3]/ ([SO2][O2])= 0,5/(0,25.0,75) = 8/3 = 2,6(7)

ý c:
PT SO2 + 1/2O2 = SO3
BD:1---------a---------0,25
PU 0,75-----0,75-----0,75
Sau:0,25----a-0,75----1

K=1/[(a-0,75).0,25] = 8/3
=> a= 2,25 mol
vậy cần 2,25 mol oxi :D
P/s; ông xem đúng chưa :p
 
D

doctor.zoll

Công thức $AO_x$ và $AO_x+1$
A thuộc VIA => CTOXIT max = $AO_3$ => Ct còn lại $AO_2$
có n=PV/(RT) = 1.56/(R.T) = 1,25 mol
=> Mtrung bình = 84/1,25 = 67,2
=> $AO_2$<67,2<$AO_3$ Thoả mãn với $SO_2$ và $SO_3$

Cách của cậu nhìn dễ hiểu hơn của tớ :D Tớ làm cách này:

$\overline{M} = 67,2 \Leftrightarrow A + 16x < 67,2 < A + 16(x + 1)$

- Giả sử x = 1: $ \Rightarrow 35,2 < A < 51,2 $ (Loại)

- Giả sử x = 2: $ \Rightarrow 19.2 < A < 35.2$ (32 - Lưu huỳnh)
Vậy công thức $AO_x$ và $AO_{x+1}$ lần lượt là $SO_2$ và $SO_3$
 
S

sky_net115

Mọi người thử làm bài này nhá
Hòa tan hoàn toàn 1.95 g hỗn hợp bột Al và Fe trong 0.16l dung dịch axit HNO3 aM thu đc 0.896 l khí NO ở đktc và dung dịch A. Thêm tiếp 0.54g Al vào dung dịch A đến khi Al tan hết thu đc dung dịch B và khí NO duy nhất (trong B k có HNO3). Thêm tiếp dung dịch NaOH vào dung dịch B đến khi toàn bộ muối Fe chuyển thành hidroxit thì vừa hết 0.2l dung dịch NaOH 0.825M. Lọc, nung kết tủa trong kk đến khối lượng k đổi thu đc 3.165g chất rắn M. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và tính a
Bài này không khó nhưng phức tạp phần phương trình :D
Kết quả sau khi làm đây: nAL =0,01, nFe= 0,03 , CM HNO3 = 1,25M

Phần tính mol Al, fe tự tính nhé, dễ rồi
Tiếp phần sau:

Al + 4H + NO3 = Al + NO + 2H20 (1)

Al + 3$Fe^3$ = $Al^3$ + 3$Fe^2$ (2)

$Fe^3$ + 3OH =Fe(OH)3 (3)
----b--------3b------b
$Fe^2$ + 2OH = Fe(OH)2 (4)
---a---------2a-------a
Al + 3OH = Al(Oh)3 (5)
0,03--0,09--0,03
Al(OH)3 + OH = AlO2 + 2H2O (6)
0,015-----0,015--0,015
Có mFe2O3= 0,3 x (56x2 + 16x3) =2,4g => mAl2O3= 0,765g => nAl =0,015 mol (số mol sau phản ứng 6)

=> nAl bị hoà tan ở 6 =0,01+ 0,02- 0,015= 0,015 mol
=> nAL(OH)3 còn dư = 0,015 mol
=>nAL(OH)3 đầu = 0,03 mol

=> tổng Naoh phản ứng Al = 0,09 + 0,015= 0,105 mol
=> tổng NaOH phản ứng hidroxit Fe = 0,165- 0,105= 0,06 mol
Đặt Fe+2 = a =-------------- Fe+3 = b mol
Có a+b = 0,03
----2a+ 3b= 0,06 => a=0,03 b= 0 vậy ko có Fe+3

=>tổng số mol nhôm ở (2) = nAl(2) = 0,01 mol
=> số mol Al phản ứng H = 0,02-0,01 =0,01 mol
Tổng số mol e nhường từ các kim loại = 0,01+ 0,03 + 0,01 =0,05
=> Tổng HNO3 = 0,05x4 = 0,2 mol =>CM= 1,25M
 
S

sky_net115

Tiếp:D Dạng bài tập thiên về biện luận nè :D
Hòa tan hoàn toàn 30g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch $HNO_3$ , sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,1mol NO và 0,1 mol $N_2O$ và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 127g muối. Tính số mol tối thiểu $HNO_3$ tham gia phản ứng
 
D

doctor.zoll

Tiếp:D Dạng bài tập thiên về biện luận nè :D
Hòa tan hoàn toàn 30g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch $HNO_3$ , sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,1mol NO và 0,1 mol $N_2O$ và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 127g muối. Tính số mol tối thiểu $HNO_3$ tham gia phản ứng

Gọi R là kí hiệu chung cho 3 kim loại, x là số mol của R, quá trình nhường nhận electron:

$R^o \rightarrow R^{+n} + ne$

$2N^{+5} + 8e \rightarrow N_2^{+1}$

$N^{+5} + 3e \rightarrow N^{+2}$

$ \Rightarrow \sum $ electron cho $ = \sum $ electron nhận $ \Leftrightarrow nx = 1.1$

$ \Rightarrow m_{muoi} = 30 + 62*1.1 = 98.2 < 127$

Vậy có muối amoni tạo thành $NH_4NO_3$

$ \Rightarrow n_{NH_4NO_3$} = $ $ \frac{127 - 98.2}{80} $ $= 0.36$

$ \Rightarrow n_{HNO_3} = 4*0.1 + 10*0.1 + 10*0.36 = 5$
 
S

sky_net115

SAo pic buồn thủi buồn thui này??? Mấy đứa kia mốc meo đâu hết rồi hở???
Cái bà chằn kakashi đâu rồi? Hang hái chiếm địa bàn không vô đây học hỏi kinh nghiệm à? @.@
Còn mấy người nữa đâu hết rồi =.=!
Pic gì mà vắng như chùa bà đanh thế ==!
 
P

phamthimai146

Gọi R là kí hiệu chung cho 3 kim loại, x là số mol của R, quá trình nhường nhận electron:

$R^o \rightarrow R^{+n} + ne$

$2N^{+5} + 8e \rightarrow N_2^{+1}$

$N^{+5} + 3e \rightarrow N^{+2}$

$ \Rightarrow \sum $ electron cho $ = \sum $ electron nhận $ \Leftrightarrow nx = 1.1$

$ \Rightarrow m_{muoi} = 30 + 62*1.1 = 98.2 < 127$

Vậy có muối amoni tạo thành $NH_4NO_3$

$ \Rightarrow n_{NH_4NO_3$} = $ $ \frac{127 - 98.2}{80} $ $= 0.36$

$ \Rightarrow n_{HNO_3} = 4*0.1 + 10*0.1 + 10*0.36 = 5$

Bạn sai chỗ này rồi:

$ \Rightarrow n_{NH_4NO_3$} = $ $ \frac{127 - 98.2}{80} $ $= 0.36$

$ \Rightarrow n_{HNO_3} = 4*0.1 + 10*0.1 + 10*0.36 = 5$



Bài giải như sau :

$R - ne ----> R^{n+}$
a------------na----===---a
$2 N^{5+} + 8e ----> N_2^+$
-----------------0,8---------------0,1
$N^{5+} + 3e ----> N^+$
----------------0,3---------------0,1
Nếu không có muối $NH_4NO_3$ ==> khối lượng muối = 30 *62*1,1 = 98,2 < 127
Vậy có $NH_4NO_3$ x mol
$N^{5+} + 8e ----> N^{3-}$
-----------------8x---------------x
Bảo toàn số mol e : na = 0,8 + 0,3 + 8x ===> na - 8x = 1,1 (1)
khối lượng muối = 30 + 62*na + 80x = 127 (2)
(1), (2) ===> na = 1,5 và x = 0,05
số mol $HNO_3$ = mol $NO_3^-$/muối + mol N/khí + 2x = na + 2*0,1 + 1*0,1 + 2*x = 1,9
 
Last edited by a moderator:
S

sky_net115

Bạn sai chỗ này rồi:

$ \Rightarrow n_{NH_4NO_3$} = $ $ \frac{127 - 98.2}{80} $ $= 0.36$

$ \Rightarrow n_{HNO_3} = 4*0.1 + 10*0.1 + 10*0.36 = 5$



Bài giải như sau :

$R - ne ----> R^{n+}$
a------------na----===---a
$2 N^{5+} + 8e ----> N_2^+$
-----------------0,8---------------0,1
$N^{5+} + 3e ----> N^+$
----------------0,3---------------0,1
Nếu không có muối $NH_4NO_3$ ==> khối lượng muối = 30 *62*1,1 = 98,2 < 127
Vậy có $NH_4NO_3$ x mol
$N^{5+} + 8e ----> N^{3-}$
-----------------8x---------------x
Bảo toàn số mol e : na = 0,8 + 0,3 + 8x ===> na - 8x = 1,1 (1)
khối lượng muối = 30 + 62*na + 80x = 127 (2)
(1), (2) ===> na = 1,5 và x = 0,05
số mol $HNO_3$ = mol $NO_3^-$/muối + mol N/khí + 2x = na + 2*0,1 + 1*0,1 + 2*x = 1,9

Bạn nhầm rồi. Dortozoll làm đúng rồi.
Vì có thêm muối amoni vào nên số mol e nhận không thể bằng 1,1 mol đâu nhé ^^!.
Tổng số mol axit = số mol gốc muối + (số mol sản phẩm x số e trao đổi)
Giả sử với 1,9 mol HNO3 bạn giải ngược lại xem có ra số mol khí như đề bài không?
 
Last edited by a moderator:
P

phamthimai146

Bạn nhầm rồi. Dortozoll làm đúng rồi.
Vì có thêm muối amoni vào nên số mol e nhận không thể bằng 1,1 mol đâu nhé ^^!.
Tổng số mol axit = số mol gốc muối + (số mol sản phẩm x số e trao đổi)
Giả sử với 1,9 mol HNO3 bạn giải ngược lại xem có ra số mol khí như đề bài không?



Đề nghị bạn chỉ giúp chỗ sai ????

Vì có thêm muối amoni vào nên số mol e nhận không thể bằng 1,1 mol đâu nhé". có thể bạn chưa đọc kỹ bài giải rồi. làm gì có ý này !

"Bảo toàn số mol e : na = 0,8 + 0,3 + 8x ===> na - 8x = 1,1 (1)"
 
S

sky_net115

Đề nghị bạn chỉ giúp chỗ sai ????

Vì có thêm muối amoni vào nên số mol e nhận không thể bằng 1,1 mol đâu nhé". có thể bạn chưa đọc kỹ bài giải rồi. làm gì có ý này !

"Bảo toàn số mol e : na = 0,8 + 0,3 + 8x ===> na - 8x = 1,1 (1)"

Vì lúc chưa biện luận có muối amoni thì có 1,1 mol e nhận
Nên lúc biện luận ra muối amoni thì số mol e nhận phải lớn hơn 1,1 do có thêm amoni chứ?
Để mình viết 1 bài tập minh họa cho :p
 
P

phamthimai146

Vì lúc chưa biện luận có muối amoni thì có 1,1 mol e nhận
Nên lúc biện luận ra muối amoni thì số mol e nhận phải lớn hơn 1,1 do có thêm amoni chứ?
Để mình viết 1 bài tập minh họa cho :p


Bạn xem phương trình này, số mol e nhận lớn hơn hay nhỏ hơn 1,1

Bảo toàn số mol e : na = 0,8 + 0,3 + 8x ===> na - 8x = 1,1 (1)

trong đó : na là số mol e nhường
còn vế phải là số mol e nhận ,
 
S

sky_net115

Cũng có lý, để mình xem lại @.@ :D:D

Bảo toàn số mol e : na = 0,8 + 0,3 + 8x ===> na - 8x = 1,1 (1)

trong đó : na là số mol e nhường
còn vế phải là số mol e nhận ,

Cơ mà 2 cách giải là đáp án khác nhau.
để mình xem đáp án sao đã
 
D

doctor.zoll

Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe ($n_{Al} = n_{Fe}$) vào 100 ml dung dịch Y gồm $Cu(NO_3)_2$ và $AgNO_3$. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ $C_M$ của $Cu(NO_3)_2$ và của $AgNO_3$ lần lượt là:

A. 2M và 1M.
B. 1M và 2M.
C. 0,2M và 0,1M.
D. kết quả khác.​
 
S

sky_net115

Bài này mình lại giải ra 4 ẩn 3 phương trình :D
Nếu thay trực tiếp đáp án vào thì ý B là đúng nhất :D:D:D:D
 
Top Bottom