[Hóa] - 10 phương pháp giải nhanh

H

heartrock_159

[Tiếp tục]


Câu 7: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là

Câu 9: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất,
ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là

Câu 10: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là

Câu 12: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là

Câu 13: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là

Câu 14: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là

Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
 
N

ngocthao1995

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là

Với x,y lần lượt là số mol Cu và Al

[TEX]\left{\begin{64x+27y=1,23}\\{2x+3y=0,06} [/TEX]

[TEX]\left{\begin{x=0,015}\\{y=0,01} [/TEX]

--> %mCu....

mCu(OH)2=1,47g

Câu 13: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là

[TEX]MX=22.2=44[/TEX]

--> X là N2O

[TEX]\frac{3,024}{M}.n=0,042.8=0,336[/TEX]

n=3 , M=27

--> Al
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
[/B]

nN2O=nN2=0,03 mol

m rắn=12,42+(0,03.8+0,03.10).62=45,9g
 
H

hoi_a5_1995

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là



quy hh về Fe , O ta có hệ sau vs x y là số mol lần lượt của Fe, O
3x - 2y = 0,29
56x + 16y = 20.88
ra x =y = 0,29
nFe = 2 . nFe2(SO4)3
=> m muối sunfat = 58 g:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-/:)/:)/:)/:)/:)/:)



Happy new year
 
H

hiepkhach_giangho

làm hộ em.em tks nhiệt tình

1.hoà tan m gam hh A gồm Fe và kim loại R có hoá trị ko đổi trong dd HCl dư, thì thu được 1,008 lít khí (dktc) dd chứa 4,575 g muối khan.tính m?
2.hoà tan hết cùng 1 lượng hh A (ở phần 1) trong dd chứa hh HNO3 và H2SO4 ở nhiệt dộ thích hợp thì thu dượ 1.8816 lít khí hh 2 khí (dktc) có tỉ khối so với H2 là 25,25.xác định kim loại R
ai biện luận cho em.em xin hậu tạ
 
Last edited by a moderator:
H

heartrock_159

1.hoà tan m gam hh A gồm Fe và kim loại R có hoá trị ko đổi trong dd HCl dư, thì thu được 1,008 lít khí (dktc) dd chứa 4,575 g muối khan.tính m?
2.hoà tan hết cùng 1 lượng hh A (ở phần 1) trong dd chứa hh HNO3 và H2SO4 ở nhiệt dộ thích hợp thì thu dượ 1.8816 lít khí hh 2 khí (dktc) có tỉ khối so với H2 là 25,25.xác định kim loại R

1.nH2 = 0,045 (mol) -> nHCl phản ứng =2nH2=0,09
Đặt a và b lần lượt là số mol của Fe và KL M có hoá trị n.

Áp dụng đlbt khối lượng ta có:
mA + mHCl = mmuối + mH2

m + 0,09.36,5 = 0,045.2 + 4,575 -> Giải ra ta có: m =1,38 (gam)

2. x và y lần lượt là số mol của SO2 và NO2. Từ đó ta có:
[TEX]\{x + y = 0,084\\64x + 46y = 50,5(x + y) ; [/TEX]

[TEX]\Rightarrow \{ x=0,021 \\ y=0,063.[/TEX]

Theo phần a/ ta có: a + nb/2 = 0,045 = nH2 (1) và 56a + Mb = 1,38 (2)

Fe - 3e -> Fe3+ M - ne -> Mn+
a--->3a b--->nb

S+6 + 2e -> S+4 sinh ra SO2 N+5 + e -> N+4 sinh ra NO2
0,021->0,042 0,063->0,063

Áp dụng đlbt số mol e ta có: Tổng số mol e cho bằng tổng số mol e nhận.
3a + nb = 0,021*2 + 0,063 = 0,105 (3)

Giải (1) và (3) ta được: a = 0,015 và nb = 0,06. Thay vào (2) ta có:

56.0,015 + 0,06M/n = 1,38 -> M = 9n ; Vậy n=3 và M=27 là phù hợp.
Kim loại M là Al.
 
M

monday23

10. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A là?


nCO2 = 0,046

nFeO =a ; nFe2O3 = b

a + b = 0,04

(a + 2b).56 + (a + 3b - 0,046).16 = 4,784
minh không hiểu tại sao số mol cua oxi trong Fe lại phải trừ 0,046
 
C

cunconhne1195

10 Puong phap giai nhanh

[TEX][/TEX]cau 12
Fe +4HNO3=Fe(NO3)3+NO+H20
nFe=0.12,nHNO3=0.4
theo ti so cua phuong trinh thi ta co:nFe(NO3)3=0.1
2Fe(N03)3+CU=2Fe(NO3)2+CU(NO3)2
0.1.............0.05
mCU=0.05*64=3.2
 
A

acidnitric_hno3

1.nH2 = 0,045 (mol) -> nHCl phản ứng =2nH2=0,09
Đặt a và b lần lượt là số mol của Fe và KL M có hoá trị n.

Áp dụng đlbt khối lượng ta có:
mA + mHCl = mmuối + mH2

m + 0,09.36,5 = 0,045.2 + 4,575 -> Giải ra ta có: m =1,38 (gam)

2. x và y lần lượt là số mol của SO2 và NO2. Từ đó ta có:
[TEX]\{x + y = 0,084\\64x + 46y = 50,5(x + y) ; [/TEX]

[TEX]\Rightarrow \{ x=0,021 \\ y=0,063.[/TEX]

Theo phần a/ ta có: a + nb/2 = 0,045 = nH2 (1) và 56a + Mb = 1,38 (2)

Fe - 3e -> Fe3+ M - ne -> Mn+
a--->3a b--->nb

S+6 + 2e -> S+4 sinh ra SO2 N+5 + e -> N+4 sinh ra NO2
0,021->0,042 0,063->0,063

Áp dụng đlbt số mol e ta có: Tổng số mol e cho bằng tổng số mol e nhận.
3a + nb = 0,021*2 + 0,063 = 0,105 (3)

Giải (1) và (3) ta được: a = 0,015 và nb = 0,06. Thay vào (2) ta có:

56.0,015 + 0,06M/n = 1,38 -> M = 9n ; Vậy n=3 và M=27 là phù hợp.
Kim loại M là Al.
Ơ, bạn Heatrock gì gì ấy ơi ( mình không quen)
Sao bạn lại cho 2 khí là NO2 và SO2 vậy, nhỡ NO, N2, N2O...thì sao...
Giải ra lại ra cả Al nữa, thế thì nó thừa sức ra N2, N2O
Bạn giải thích giùm mình với, mình gà biện luận lắm.
Thank bạn nhiều nhé:D
:x
 
H

huong4495

10. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A là?


nCO2 = 0,046

nFeO =a ; nFe2O3 = b

a + b = 0,04

(a + 2b).56 + (a + 3b - 0,046).16 = 4,784
minh không hiểu tại sao số mol cua oxi trong Fe lại phải trừ 0,046
0.046 chính là mol O vào FeO và Fe2O3 trong quá trình td với CO
 
H

huong4495

Với x,y lần lượt là số mol Cu và Al

[TEX]\left{\begin{64x+27y=1,23}\\{2x+3y=0,06} [/TEX]

[TEX]\left{\begin{x=0,015}\\{y=0,01} [/TEX]

--> %mCu....

mCu(OH)2=1,47g



[TEX]MX=22.2=44[/TEX]

--> X là N2O

[TEX]\frac{3,024}{M}.n=0,042.8=0,336[/TEX]

n=3 , M=27

--> Al


nN2O=nN2=0,03 mol

m rắn=12,42+(0,03.8+0,03.10).62=45,9g


câu 15 ra cả muối NH4NO3 thì phải?????.............................................
 
H

hoi_a5_1995

[Tiếp tục]


Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

pư tạo ra ngoài 2 khí còn có muối NH4NO3
ta có nN2O = nN2 = 0,03
nNH4NO3 = 0,105
m muối = 0,105 . 80 + 12,42 + ( 0,03 . 8 + 0,03 . 10 ) .62 =54,3 g

:khi (55)::khi (55)::khi (55)::khi (55)::khi (55)::khi (55)::khi (55):

Không bít đúng hok nữa
 
K

kakavana

phải tập chung làm thật nhiều bài tập hiểu bản chất của bài đó nắm vững tâm lý của người ra đề và cái quan trọng là hãy để cho mình bị lừa thật nhiều lần từ đó rút ra 1 cái quan trọng nhất là tính cẩn thận. Từ đó chai lỳ vs các cạm bẫy thế là OK
 
H

heartrock_159

Ơ, bạn Heatrock gì gì ấy ơi ( mình không quen)
Sao bạn lại cho 2 khí là NO2 và SO2 vậy, nhỡ NO, N2, N2O...thì sao...
Giải ra lại ra cả Al nữa, thế thì nó thừa sức ra N2, N2O
Bạn giải thích giùm mình với, mình gà biện luận lắm.
Thank bạn nhiều nhé:D
:x

À, bài này trong sách ta có Bạn acid gì gì ấy ợi! (mình cóc có quen bạn)

Bài này cho thiếu dữ kiện! Nếu chỉ có thế làm sao ra?
 
H

hiepkhach_giangho

À, bài này trong sách ta có Bạn acid gì gì ấy ợi! (mình cóc có quen bạn)
Bài này cho thiếu dữ kiện! Nếu chỉ có thế làm sao ra?


ồ ko đâu anh
bài này đầy đủ ớ /ko thiếu đâu :cool:
M tb=50,5
--->1 cái khí có M >50,5 thì chỉ có SO2
còn lại thì biện luận hoặc là cho nó là NxOy
e ko biết biện luận nên a chị làm cho e đi
mà sách a có hả / anh đưa đề bài đấy cho em vs
p/s 2 a chị ko biết nhau sao
trọc khùng vs ....
ngơ ngác

[Thì đề bài anh như thế và có cho thêm SO2 và NO2]
 
Last edited by a moderator:
H

heartrock_159

Câu 7 :
giải:
nFe=0.04 mol
phản ứng:
-------------Fe + 2Ag--> Fe2+ + 2Ag
phản ứng---0.01--0.02----------0.02
dư---------0.03mol
-------------Fe + Cu -->Fe2+ +Cu
phản ứng---0.03--0.03---------0.03
-->m=0.02x108 +0.03x64=4.08g
 
H

heartrock_159

Continue.........

Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là

Câu 17: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?

Câu 18: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

Câu 19: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

Câu 20: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
 
K

kysybongma

Continue.........

Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là

[TEX]\left{\begin{3X + 2Y = 0,5}\\{27X + 119Y = 14,6} [/TEX]

\Leftrightarrow X=Y= 0,1 -> n e nhường = 0,1x3 + 0,1x4 = 0,7

[tex]O_2 + 4e ->> 2O^{2-}[/tex]
0,175..0,7

-> V = 3,92 (l)



Câu 19 : nAl = nFe = 0,1 ; nAg(+) = 0,55

[tex] Al + 3 Ag^{+} ->> Al^{3+} + 3Ag [/tex]
0,1....0,3...........................0,3
.....dư 0,25

[tex]Fe + 2Ag^{+} ->> Fe^{2+} + 2Ag[/tex]
0,1....0,2.....................0,2
....dư0,05

[tex] Fe^{2+} + Ag^{+} ->>>Fe^{3+} + Ag [/tex]
0,2.......0,05......................0,05

Tong nAg= 0,55 -> mAg = 59,4
 
Last edited by a moderator:
H

hoi_a5_1995

Continue.........




Câu 18: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là


ta có x , y là số mol của Fe , O trong hh
3x - 2y = 0,18
56x + 16y = 11,36
x =0,16
y = 0,15
=> m muỗi = 0,16 . 242 = 38.72 g
@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
 
H

hiepkhach_giangho

Câu 20: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
__________________

n Mg=0,09 mol
n NO=0,04 mol
ne+=0,09 . 2=0,18
ne- =0,04 . 3=0,12
------> tạo muối NH4NO3
N+5 + 8e---->N-3
..........0,06----->0,0075

m muối khan=0,09 . 148+ 0,0075. 80=13,92
 
Top Bottom