[Hóa] - 10 phương pháp giải nhanh

H

hoi_a5_1995

Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là



bạn ngothao ơi cho tớ hỏi với bài này tớ làm thế này đúng không nhé sao kq lại khác cậu í
m muối sau = m hh + m H2SO4 - m H2O = 2,81 + 0,1 . 0,5 . 98 - 0,1 .0,5 .18 = 6,81@-)@-)@-):-SS:-?:khi (47)::khi (122):
 
N

ngocthao1995

Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là



bạn ngothao ơi cho tớ hỏi với bài này tớ làm thế này đúng không nhé sao kq lại khác cậu í
m muối sau = m hh + m H2SO4 - m H2O = 2,81 + 0,1 . 0,5 . 98 - 0,1 .0,5 .18 = 6,81@-)@-)@-):-SS:-?:khi (47)::khi (122):

Cậu làm đúng.
Tớ đặt số mol nhầm nên tính sai:D
.
 
H

hoi_a5_1995

Câu 7: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng



m hh ban đầu =1,64g
mhh còn lại = 0,5 .32 . 0,02=0,32
qua brom thì khối lượng tăng là :ankin dư ,aken = 1,64 -0.32 =1,32g
:-SS:-SS:-*8-}8-}:khi (132):
 
L

lovelybones311

Câu1: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

n (=SO4)
=n H2 =0,06 mol
=>m muối =m KL+m (=SO4)=8,98 g

Câu 2: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là

n H2SO4=n H2=0,1 mol
=> m dung dịch H2So4=98g
=> m dung dịch sau = 3,68+98-0,1.2=101,48 g
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là


2FexOy + (6x-2y)H2SO4 đặc-to->xFe2(SO4)3 + (3x-2y)SO2 +
(6x-2y)H2O
0,29/(
3x-2y)<= 0,145x/(3x-2y)<= 0,145 mol
=> m oxit Fe =(56x +16y).0,29/(3x-2y)=20,88
=>x/y=1
=>m muối =58g
Câu 5: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

2Fe + O2->2FeO
a<= a
3Fe +2O2->Fe3O4
3b<= b
4Fe +3O2->2Fe2O3
2c<= c
Fe
d
m X= 72a +232b + 160c +56d
Fe + 4HNo3->Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
3FeO + 10HNO3->3Fe(NO3)3 + NO +5H2O
Fe2O3 + 6HNO3->2Fe(NO3)3 + 3H2O
3Fe3O4 + 28HNO3->9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
=>d + a/3 +b/3=0,025
=>8(a+b+3d)=0,075.8=0,6
72a +232b + 160c +56d =3
=>80a+240b+160c + 80d=3,6
=>a +3b + 2c +d=0,045
=>m=2,52g
Câu 7: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng

ADụng DLBTKL : m hh đầu =m Y=>m Y =1,64 g
m hh cuối =0,5.32.0,02= 0,32
=> m bình Brom tăng=1,64-0,32=1,32g

Câu 9: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Fe + 4HNo3->Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
a=> a=> a
3FeO + 10HNO3->3Fe(NO3)3 + NO +5H2O
b=> b=> b/3
Fe2O3 + 6HNO3->2Fe(NO3)3 + 3H2O
c=> 2c
3Fe3O4 + 28HNO3->9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
d=> 3d=> d/3

a+b/3+d/3=0,06
=>3a + b+d=0,18
=>24a+8b+8b=1,44
56a+72b+160c +232d=11,36
=>80a+80b+160c+240d=12,8
=>a+b+2c+3d=0,16
=>m=38,72g
Câu 10: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là

M Y=24 g
=>m Y=24.3=72 g
=>m X=72g
=>M X=72g
=>14n+2=72=>n=5
=>Ct :C5H12
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
n H2O=n H2SO4=0,05 mol
AD định luật bảo toàn khối lượng:
m hh +m H2So4=m muối + m H2o
=> m muối=6,81 g
 
H

heartrock_159

[Còn nhiu đây mọi người, chém nốt nào. Yeah ;))]- Đề

Câu 4: Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là

Câu 6: Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là

Câu 8: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là

Câu 11: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

Câu 12: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
.
Câu 13: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là

Câu 14: α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được
khối lượng muối khan là

Hiểu rồi, toàn hữu cơ mọi người chưa học hả, hehe, mình cũng còn cùi bắp lắm =))
Nếu tối nay chưa có ai chém, mình sẽ delete để post bài mới nhé!
 
H

hau0813

chém vaì bài:)|:)|:)|
Câu 8: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu ợc hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
tăng giảm khối lượng :m=5,48+22*0,1*0,6=6,8g
Câu 11: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
bảo toàn khối lượng.mH2O=3,6-0,12*0,5*(56+40)-8,28=1,08=>nH2=nAxit=0,06=>M=60=>C2H4O2@-)@-)@-)
còn lại bạn nào biết thì chém ha|-)|-)|-)|-)
 
H

hau0813

Câu 9: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là56a+32b=11,36 và 3a-4b=0,18=>a=0,16=>m=38,72(a là nFe,b là nO2):):):)
 
T

trackie

Câu 12: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
[TEX](RCOO)_3C_3H_5 + 3NaOH -> C_3H_5(OH)_3 + 3RCOONa [/TEX]
...................................0,06..........0,02
m = 17,24 + 0,06.40 - 92.0,02 = 17,8
 
L

levankhang_vip

Câu 4: Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
giải
m ancol+mo=m hơi
x+0.32=0.02*2*15.5*2
--->x=0.32g
 
H

heartrock_159

[Đề - Ra ít lại dễ kiểm soát ^^]

Câu1: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là

Câu 2: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là

Câu 4: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2
(ở đktc). Giá trị của V là

Câu 5: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
 
H

hiepkhach_giangho

Câu 5: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là

n Mg=0,15 mol
n khí=0,1 mol

Mg---->Mg+2 +2e
0,15------------->0,3
xN+5 +(5x-2y)e--->NxOy
0,1(5x-2y)........0,1
--->0,5x-0,2y=0,3
---->5x-2y=3
----->NO
vì chỉ có mấy khí NO,NO2,N2O,N2 nên ta thay vào và ra

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là

2M+O2------->2MO
a------1/2a------a
M+Cl2------>MCl2
b---b------------b
1/2a+b=0,25
(M+16)a+(M+71)b=23
M(a+b)=7,2
3 pt đại số 3 ẩn
--->M=?

Câu1: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
47f43b425b36c901b7ed3dd0bd42e4c8_40112112.hinh0879.jpg

em nghịch 1 tẹo
 
Last edited by a moderator:
H

heartrock_159

n Mg=0,15 mol
n khí=0,1 mol

Mg---->Mg+2 +2e
0,15------------->0,3
xN+5 +(5x-2y)e--->NxOy
0,1(5x-2y)........0,1
--->0,5x-0,2y=0,3
---->5x-2y=3
----->NO
vì chỉ có mấy khí NO,NO2,N2O,N2 nên ta thay vào và ra



2M+O2------->2MO
a------1/2a------a
M+Cl2------>MCl2
b---b------------b
1/2a+b=0,25
(M+16)a+(M+71)b=23
M(a+b)=7,2
3 pt đại số 3 ẩn
--->M=?


47f43b425b36c901b7ed3dd0bd42e4c8_40112112.hinh0879.jpg

em nghịch 1 tẹo

Cách làm của Hẳng nguy hiểm, không chặt chẽ đâu, anh bị vấp mấy lần rồi :D:D:D :
Câu 5:
[TEX]n_Mg=0,15 mol[/TEX]

[TEX]n_X=0,1 mol[/TEX]

[TEX]Mg ---> Mg^{+2} + 2e^-[/TEX]
0,15------------------------>0,3

[TEX]N^{+5} + ae^- ---> X[/TEX]
--------------0.1a<-------0.1

Vậy [TEX]0.1a = 0.3 \Leftrightarrow a = 3 \Rightarrow X = NO[/TEX]

Câu 3 : Khối lượng khí pứ = khối lượng muối - KLượng kim loại = 15.8
Vậy ta có hệ :

[TEX]\{32x + 71y = 15.8 \\ x + y= 0.25 \Leftrightarrow \{x = 0.05 \\ y= 0.2[/TEX]

Do đó tổng e nhận là [TEX]4n_{O_2} + 2n_{Cl_2} = 0.6 mol[/TEX]

[TEX]M ----> M^{+n} + ne^-[/TEX]
[TEX]\frac{0.6}{n}[/TEX]---------------[TEX]0.6[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{0.6}{n} . M = 7.2 \Rightarrow \frac{M}{n} = 12 \Rightarrow \{ M = 24 \\ n = 2[/TEX]

Vậy nguyên tố cần tìm là [TEX]Mg[/TEX]
 
T

trackie

Câu 2: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là

Câu 4: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2
(ở đktc). Giá trị của V là
câu 2/
sau pứ có chất rắn \Rightarrow FeCl3 hết,Mg dư
do chỉ có 3,36g chất rắn nên chất rắn chỉ có Fe \Rightarrow nFe =0,06
[TEX]Mg -> Mg^{+2} + 2e[/TEX]

[TEX]Fe^{+3} + e -> Fe^{+2}[/TEX]

[TEX]Fe^{+2} + 2e -> Fe[/TEX]

[TEX]nFe^{+3} + 2nFe = 2nMg[/TEX]

\Rightarrow nMg = 0,12 \Rightarrow m = 2,88

câu 4/
nFe = 0,1
nS = 0,075

[TEX]Fe -> Fe^{+2} +2e[/TEX]

[TEX]S -> S^{+4} + 4e[/TEX]

[TEX]O_2 +4e -> 2O^{-2}[/TEX]

2nFe + 4nS = 4nO2 \Rightarrow nO2 = 0,125 \Rightarrow V = 2,8 l
 
L

lovelybones311

Câu1: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
cho Al + dung dịch Cu(NO3)2 và AgNO3 ->Chất rắn X + HCl dư->tạo khí-> Al dư =>có 3 pư sau:

[TEX]Al + 3AgNO_3 ->Al(NO_3)_3 + 3Ag[/TEX]
0,01<-0,03-> 0,03

[TEX]2Al + 3Cu(NO_3)_2->2Al(NO_3)_3 + 3Cu[/TEX]
0,02<- 0,03-> 0,03

[TEX]2Al + 6HCl->2AlCl_3 + 3H_2[/TEX]
0,01<- 0,015
=> m1=(0,01+0,02+0,01).27=1,08g
m2=0,03.108 + 0,03.64+0,01.27=5,43 g

Câu 2: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
+) Mg + FeCl3->có chất rắn nên có :

[TEX]Mg + 2FeCl_3->MgCl_2 + 2FeCl_2[/TEX]
0,06<-0,12-> 0,12

[TEX]Mg + FeCl_2->MgCl_2 + Fe[/TEX]
0,12<- 0,12-> 0,12

m Fe=0,12.56=6,72>3,36 => Mg ko dư sau pư=> n Fe=0,06

[TEX]Mg + FeCl_2->MgCl_2 + Fe[/TEX]
0,06<- 0,06
=> m Mg = 24.(0,06+0,06)=2,88g

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là
[TEX]M + Cl_2-to->MCl_2[/TEX]
a-> a

[TEX]2M + O_2-to->2MO[/TEX]
b-> 0,5b

n hh khí =a+0,5b=0,25
m hh khí =71a+ 16b=23-7,2=15,8
=>a=0,2
b=0,1
=>n M =0,3
=>KL M =24
=>Mg

Câu 4: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2
(ở đktc). Giá trị của V là
n Fe=0,1 mol
n S=0,075 mol
Fe + S -to->FeS
a-> a-> a
a+b=0,1
c+a=0,075
[TEX]Fe + 2HCl->FeCl_2 + H_2[/TEX]
b-> b

[TEX]FeS + 2HCl->FeCl_2 + H_2S[/TEX]
a-> a

[TEX]2H_2 + O_2-to->2H_2O[/TEX]
b-> 0,5b

[TEX]2H_2S + 3O_2 -to->2H_2O + 2SO_2[/TEX]
a-> 1,5a

[TEX]S + O_2-to->SO_2[/TEX]
c-> c

n O2=1,5a +0,5b+c=0,5(a+b) +(c+a)=0,05+0,075=0,125
=>V=2,8 lít

Câu 5: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
khi Mg + dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] tạo ra [TEX]N_xO_y[/TEX]

[TEX](5x-2y)Mg->2N_xO_y[/TEX]
0,15-> 0,1

=>5x-2y=3
ta thấy [TEX]x\geq 0,6[/TEX]
2y<5x<=>y<1,5->y=0 hoặc 1
nếu y=0->x=0,6=> Lọai
nếu y=1->x=1=> CT:NO
vậy X là NO


BẠN NÊN LÀM THEO KIỂU BẢO TOÀN ELECTRON - SẼ NHANH VÀ DỄ NHÌN HƠN
 
Last edited by a moderator:
H

heartrock_159

[Tiếp 5 câu]

Mọi người chú ý : Nếu thấy mem nào giải bài rồi bạn vẫn nên giải lại bài đó nếu có cách hay hơn

Câu 6: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

Câu 7: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là

Câu 9: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất,
ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là

Câu 10: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
 
L

lovelybones311

Câu 6: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

[TEX]3Fe_3O_4 + 28HNO_3->9Fe(NO_3)_3 + NO + 14H_2O [/TEX]
x-> 3x-> x/3

[TEX]3Cu + 8HNO_3->3Cu(NO_3)_3 +2NO +4H_2O [/TEX]
y-> y-> 2y/3

[TEX]Cu + 2Fe(NO_3)_3->Cu(NO_3)_2 + 2Fe(NO_3)_2[/TEX]
1,5x<-3x-> 1,5x-> 3x

ta có : n NO =x/3 +2y/3=0,15
=>x +2y=0,45
m KL pư= 64y +64.1,5x + 232x=328x + 64y =61,2-2,4=58,8g
=>x=0,15
y=0,15
m =188.(1,5x +y) + 3x.180 =151,5 g

Câu 7: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

n Fe=0,1 mol
n AgNO3=0,02 mol
n Cu(NO3)2=0,1mol
Fe + 2AgNO3->Fe(NO3)2 +2Ag
0,01<-0,02-> 0,01-> 0,02
Fe + Cu(NO3)2->Fe(NO3)2 + Cu
0,09->0,09-> 0,09
m =0,02.108+0,09.64=7,92 g

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
[TEX] 2Fe_xO_y + (6x-2y)H_2SO_4->xFe_2(SO_4)_3 +(3x-2y)SO_2 + (6x-2y)H_2O [/TEX]
0,29/(3x-2y)<- 0,145x/(3x-2y)<= 0,145
m oxit=(56x +16y).0,29/(3x-2y)=20,88
<=> 56x +16y=72.(3x-2y)
<=>x/y=1/1
=>CT:FeO
m =58g

 
L

lovelybones311

Câu 9: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất,
ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
n Cu(NO3)2=0,16 mol
n H2SO4=0,2
do sau phản ứng hoàn toàn thu được hh bột kim loại->Fe dư->muối thu được có: Fe2+
[TEX]3Fe +8 H^{+} + 2NO3^{-}->3Fe^{2+} + 2NO +4 H_2O[/TEX]
0,15<- 0,4-> 0,1-> 0,1
V=0,1.22,4=2,24 lít
[TEX]Fe + Cu^{2+}->Fe^{2+} + Cu[/TEX]
0,16<-0,16-> 0,16
m KL giảm =(0,15+0,16).56-0,16.64=7,12g=0,4m
=>m=17,8g


Câu 10: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
n AgNO3=n Cu(NO3)2=0,02 mol
m Chất rắn tăng =1,72g
[TEX]Fe + 2Ag^{+}->Fe^{2+} +2Ag[/TEX] (1)

[TEX]Fe +Cu^{2+}->Fe^{2+} +Cu[/TEX] (2)

+) nếu chỉ (1) xảy ra:
m chất rắn tăng =1,6g->Giả sử sai
=>có 2 phản ứng xảy ra:
[TEX]Fe + 2Ag^{+}->Fe^{2+} +2Ag[/TEX] (1)
0,01<-0,02-> 0,02
[TEX]Fe +Cu^{2+}->Fe^{2+} +Cu[/TEX] (2)
a-> a
m KL tăng =0,02.108-0,01.56+64a-56a=1,72g
=>a=0,015
=>m Fe pu=1,4g
 
H

huong4495

Câu 6: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
[TEX]Cu - 2e = Cu^2+[/TEX]
x 2x
[TEX]Fe_3O_4 + 2e=Fe^2+[/TEX]
y 2y
Có [TEX]64x+232y=61.2-2.4 [/TEX]
[TEX] 2x-2y=0.45[/TEX]
ta được x=0.375
y= 0.15
vậy m= 0.375*(64+62*2)+0.15*3*(56+62*2)=151.5g
 
Top Bottom