[Hóa 10]Nhóm hóa 96

M

muathu1111

khối lượng nguyên tử lượng trung bình của Clo là 35,5 đvC. Clo có hai đồng vị, % đồng vị 1 gấp 3 lần % đồng vị 2 và số khối đồng vị 1 ít hơn số khối đồng vị 2 là 2 đơn vị. Tính số khối của 2 đồng vị đó
Ta có:
[TEX]a.A+b.B=3550[/TEX]
[TEX]a=3b [/TEX]
[TEX]A-B=2[/TEX]
Mà lại có [TEX]B<35,5<A [/TEX]
[TEX] \Rightarrow \left[\begin{{ \left{\begin{A=37}\\{B=35}}}\\{{ \left{\begin{A=36}\\{B=34} [/TEX]
Rồi thay vô mà giải hệ :D
 
Last edited by a moderator:
J

jelly_nguy3n96tn

Bài này nè:
1 nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ nguyên tử là 27/23 hạt nhân cảu nguyên tử X có 35 hạt p. Trong nguyên tử cảu đồng vị 1 có 44n, số n trong nguyên tử của đồng vị thứ 2 nhiều hơn tròng đồng vị 1 là 2. Tính nguyen tử khối trung bình
 
H

hoang_tu_thien_than198

Bài 1.Tổng số hạt mang điện trong ion [TEX]AB_3^2^-[/TEX] bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Số hiệu nguyên tử của A và B là
A. 6 ; 14. B. 13 ; 9. C. 16 ; 8. D. 9 ; 16.

Bài 2. Một hợp chất A được cấu tạo từ hai ion [TEX]X^+[/TEX] và [TEX]Y^2^-[/TEX] . Trong phân tử A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Công thức phân tử của A là
[TEX]A. Cu_2O. B. Na_2O. C. K_2O D. Na_2S.[/TEX]
Bài 3. Hợp chất M được tạo thành từ cation [TEX]X^+ [/TEX] và anion [TEX]Y^2^-[/TEX] . Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong là 11, còn tổng số electron trong là 50. Hợp chất M chứa 4 nguyên tố là
A. N, Cl, H, O. B. Na, H, O, C. C. K, H, O, P. D. H, S, O, N.
 
H

hoang_tu_thien_than198

Cách phân biệt và sắp xếp các e của Cr và ion Fe 2+
Tại sao cả 2 cái này đều có số e bằng 24 mà sắp xếp lại khác nhau
Cho mình biết cách sắp xếp cấu hình e của nguyên tố và cách sắp xếp của ion
Mình chưa hiểu lắm!
 
W

wrongway1994

bài 1/ Hidro có hai đồng vị H1 và H2

1 lít khí hidro giàu đồng vị H2 ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10 gam. Tính thành phần % khối lượng của từng đồng vị của Hidro


bai 2/ biết rằng khối lượng một nguyen tử Oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng nguyên tử Hidro. Hỏi nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H, O có nguyên tử khối là bao nhiêu?

bài này đọc đề xong mình cũng hok hiểu đề luôn........... mong các bạn giải giúp đở, các bạn giải xong rồi giải thích chi tiếc dùm mình với
 
Last edited by a moderator:
M

muathu1111

bài 1/ Hidro có hai đồng vị H1 và H2

1 lít khí hidro giàu đồng vị H2 ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10 gam. Tính thành phần % khối lượng của từng đồng vị của Hidro


bai 2/ biết rằng khối lượng một nguyen tử Oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng nguyên tử Hidro. Hỏi nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H, O có nguyên tử khối là bao nhiêu?

bài này đọc đề xong mình cũng hok hiểu đề luôn........... mong các bạn giải giúp đở, các bạn giải xong rồi giải thích chi tiếc dùm mình với
Bài này trong SGK mừ ...........
Bài 1: Hình như cho 2 đồng vị 1H và 2H
nH=1/22.4 mol
--> M=0,1/(1/22.4)=2,24
Mtb=1,12
Giải hệ
bài 2:
M_H=1/12.11,906=0,99
M_O=0,99.15,842 = 15,68358
@@:thấy bài post lên nó ntn ý :D ko muốn post giải @-)
 
H

helldemon

1u = mC/12
x(u) = mH

[TEX]x =\frac{mH}{\frac{mC}{12}} =\frac{12.mH}{mC} = 12.\frac{1}{11,906} = 1,008 (u)[/TEX]

=> mH = 1,008 (u)
=> mO = 1.008 . 15,842 = 15,9687 (u)
 
M

muathu1111

Bài 1.Tổng số hạt mang điện trong ion [TEX]AB_3^2^-[/TEX] bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Số hiệu nguyên tử của A và B là
A. 6 ; 14. B. 13 ; 9. C. 16 ; 8. D. 9 ; 16.

Bài 2. Một hợp chất A được cấu tạo từ hai ion [TEX]X^+[/TEX] và [TEX]Y^2^-[/TEX] . Trong phân tử A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Công thức phân tử của A là
[TEX]A. Cu_2O. B. Na_2O. C. K_2O D. Na_2S.[/TEX]
Bài 3. Hợp chất M được tạo thành từ cation [TEX]X^+ [/TEX] và anion [TEX]Y^2^-[/TEX] . Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong là 11, còn tổng số electron trong là 50. Hợp chất M chứa 4 nguyên tố là
A. N, Cl, H, O. B. Na, H, O, C. C. K, H, O, P. D. H, S, O, N.
1.B
2.C
3.D
Hớ ... trắc nghiệm thì thế thôi nhá
:D

Cách phân biệt và sắp xếp các e của Cr và ion Fe 2+
Tại sao cả 2 cái này đều có số e bằng 24 mà sắp xếp lại khác nhau
Cho mình biết cách sắp xếp cấu hình e của nguyên tố và cách sắp xếp của ion
Mình chưa hiểu lắm!
Sắp xếp cấu hình e của Cr là sắp xếp bình thường rồi nhá
còn Fe2+ thì là bớt đi 2 e, cấu hình Fe:
[TEX][Ar]3d^64s^2[/TEX]
Bớt hay thêm e là từ lớp ngoài cùng trở vào nên chỉ còn [TEX]3d^6[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
M

mh04091991

Cho mình tham gia với

Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2.
- Tìm số proton của nguyên tố X,Y
 
A

anhtraj_no1

1 bài toán nè !
biết số e = 40
viết cấu hình e
_________________________-
câu hỏi thêm
cấu hình e của 1 nguyên tử được viết = công thức nào ?
 
B

binbon249

1 bài toán nè !
biết số e = 40
viết cấu hình e
_________________________-

trật tự các mức năng lượng Obitan nguyên tử

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d ...

viết e vào mức năng lương trên rồi sắp xếp theo các phân lớp

với số e= 40, ta điền số e theo mức năng lượng:

gif.latex


sắp xếp lại theo phân lớp:

gif.latex


câu hỏi thêm
cấu hình e của 1 nguyên tử được viết = công thức nào ?


công thức gì hả bạn, làm như ở trên ý :)
 
P

pemivip

1 bài toán nè !
biết số e = 40
viết cấu hình e
_________________________-
câu hỏi thêm
cấu hình e của 1 nguyên tử được viết = công thức nào ?

Cấu hình e: [TEX]1s^22s^22p^63s^23p^64s^23d^{10}4p^65s^24d^2[/TEX]
Cấu hình e được viết dựa theo mức năng lượng:
[TEX]1s[/TEX] [TEX]2s[/TEX] [TEX]2p[/TEX] [TEX]3s[/TEX] [TEX]3p[/TEX] [TEX]4s[/TEX] [TEX]3d[/TEX] [TEX]4p[/TEX] [TEX]5s[/TEX] [TEX]4d[/TEX] [TEX]5p[/TEX] [TEX]6s[/TEX] [TEX]4f[/TEX] [TEX]5d[/TEX] [TEX]6p[/TEX] [TEX]7s[/TEX] [TEX]5f[/TEX] [TEX]6d[/TEX] [TEX]7p[/TEX] [TEX]6f[/TEX] [TEX]7d[/TEX] [TEX]7f[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

trackie

1 nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ nguyên tử là 27/23 hạt nhân cảu nguyên tử X có 35 hạt p. Trong nguyên tử cảu đồng vị 1 có 44n, số n trong nguyên tử của đồng vị thứ 2 nhiều hơn tròng đồng vị 1 là 2. Tính nguyen tử khối trung bình
[TEX]A = \frac{(44+35).27 + (35 +46).23}{27+ 23} = 79,92[/TEX]
 
M

muathu1111

Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2.
- Tìm số proton của nguyên tố X,Y
Ngtố Y có 1 e lớp ngoài cùng là 4s --> là [TEX][Ar]3d^54s^1 [/TEX]
--> X là [TEX][Ar]3d^64s^2 [/TEX]
--> [TEX]P_X=26[/TEX]
Y cũng có thể là [TEX][Ar]3d^{10}4s^1 [/TEX]
Mà cái nào kém cái nào???PX kém hơn hay PY kém hơn?????
 
A

anhtraj_no1

Cấu hình e: [TEX]1s^22s^22p^63s^23p^64s^23d^{10}4p^65s^24d^2[/TEX]
Cấu hình e được viết dựa theo mức năng lượng:
[TEX]1s[/TEX] [TEX]2s[/TEX] [TEX]2p[/TEX] [TEX]3s[/TEX] [TEX]3p[/TEX] [TEX]4s[/TEX] [TEX]3d[/TEX] [TEX]4p[/TEX] [TEX]5s[/TEX] [TEX]4d[/TEX] [TEX]5p[/TEX] [TEX]6s[/TEX] [TEX]4f[/TEX] [TEX]5d[/TEX] [TEX]6p[/TEX] [TEX]7s[/TEX] [TEX]5f[/TEX] [TEX]6d[/TEX] [TEX]7p[/TEX] [TEX]6f[/TEX] [TEX]7d[/TEX] [TEX]7f[/TEX]
sao mình thấy trong Sách nó ghi là
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 4d 4f
e= 40
=>
[tex]1S^2 2S^2 2p^6 3S^2 3p^6 4S^2 3d^1^0 4p^6 4d^4 [/tex]
 
B

binbon249

sao mình thấy trong Sách nó ghi là
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 4d 4f
e= 40

mức năng lượng obitan đâu phải sắp xếp theo kiểu này hả bạn, trong sgk ghi rõ là

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d ...


=>
[tex]1S^2 2S^2 2p^6 3S^2 3p^6 4S^2 3d^1^0 4p^6 4d^4 [/tex]

cấu hình e này ko đúng đâu bạn

mà các bạn viết e vào trình tự mức năng lượng Obitan rồi phải sắp xếp lại theo phân lớp của nó nữa chứ
 
B

bi_mat_lovely

giải bài này nha!
[TEX]Ion^+[/TEX] và [TEX]X^2-[/TEX] đều có cấu hình e như sau: [TEX]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6[/TEX]
a) viết cấu hình e của M và X.
b) tính tổng số hạt mang điện của hợp chất tạo từ 2 ion trên?
 
B

binbon249

giải bài này nha!
[TEX]Ion^+[/TEX] và [TEX]X^2-[/TEX] đều có cấu hình e như sau: [TEX]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6[/TEX]
a) viết cấu hình e của M và X.
cấu hình e của M là [TEX]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^1[/TEX]

cấu hình e của X là [TEX]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^4[/TEX]

b) tính tổng số hạt mang điện của hợp chất tạo từ 2 ion trên?

số e của M là 19 ~> số p của M= 19 ~> tổng số hạt mang điện là 38 hạt

Số e của X là 16 ~> sô p của X =16 ~> tổng số hạt mang điện là 32 hạt
 
H

huynh_lovely

E cuối cùng của nguyên tử M phân bố vào phân lớp [TEX]3d^6[/TEX].
a) viết cấu hình e của M và [TEX]M^2+[/TEX].
b) xác định nguyên tố M và viết phương trình hoá học khi cho M tác dụng với Cl2 và CuSO4
 
Top Bottom