Đề tiếp ............
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Câu 1. Trong công nghiệp sản xuất H2SO4 người ta dùng chất nào sau đây để hấp thụ SO3 ?
A. H2SO4 loãng. B. H2SO4 đặc. C. Oleum. D. H2O.
Câu 2. Hòa tan m gam Fe trong dd H2SO4 loãng thì sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Nếu cho m gam Fe này vào dd H2SO4 đặc thì thể tích khí (đktc) sinh ra là [Fe=56]
A. 6,72 lít B. 3,36 lít C. 8,96 lít D. 13,44 lít
Câu 3. Oxi là nguyên tố thuộc ô số 8, chu kỳ 2, nhóm VIA. Cấu hình electron của oxi là
A. 1s22s22p4 B. 3s23p4 C. 2s22p4 D. 2s22p6
Câu 4. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh ?
A. S chỉ có tính oxi hóa. B. S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. S không có tính oxi hóa và tính khử. D. S chỉ có tính khử.
Câu 5. Khi sục khí SO2 dư vào dd Br2, thì dung dịch Br2 bị mất màu. Tổng hệ số cân bằng trong pthh bằng
A. 7. B. 5. C. 18. D. 6.
Câu 6. Chọn phản ứng không đúng trong các phản ứng sau đây:
A. 2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2.
B. Cu + H2SO4 đặc CuSO4 + H2.
C. 2Fe + 6H2SO4 đặcFe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
D. C + 2 H2SO4 đặc → CO2 + 2SO2 + 2H2O.
Câu 7. Tìm câu sai khi nhận xét về khí H2S.
A. Không màu, mùi thối, nặng hơn KK. B. Tan ít trong nước.
C. Chất rất độc. D. Làm xanh quỳ tím tẩm ướt.
Câu 8. Dãy chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử ?
A. H2SO4, H2S. B. O2, H2S. C. O3, SO3. D. S, SO2.
Câu 9. Cho nhôm tác dụng với 9,6g O2 (vừa đủ) thu được m (g) nhôm oxit. Giá trị của m là [O=16 ; Al=27]
A. 29,1g B. 20,4g C. 40,8g D. 30,6g
Câu 10. Trong hợp chất lưu huỳnh có thể có số oxi hoá:
A. -2, +4, +5 B. 0, +2, +4, +6 C. -2, 0, +4, +6 D. -2, +4, +6
Câu 11. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít H2S (đktc) vào 100ml dd NaOH 2M, muối tạo thành sau pứ là
A. Na2SO3 và NaHSO3. B. Na2S và NaHS. C. NaHS. D. NaHSO3.
Câu 12. Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit
A. H2SO4 loãng, nóng. B. HCl đặc, nguội C. H2SO4 đặc, nguội D. H2SO4 đặc, nóng
Câu 13. Dung dịch axit sunfuric loãng có thể tác dụng với dãy chất
A. Cu, Cu(OH)2, CaCO3. B. Al, Fe(OH)3, Na2CO3.
C. C, CuO, K2CO3. D. Au, NaOH, K2CO3.
Câu 14. Tính chất hóa học của oxi là
A. bị oxi hóa mạnh. B. Tan ít trong nước.
C. tính oxi hóa khử. D. tính oxi hóa.
Câu 15. Khí SO2 được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng
A. S + 2H2SO4 đặc → 3SO2 + 2H2O B. S + O2 → SO2.
C. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2. D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Câu 16. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế oxi bằng cách
A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. nhiệt phân KMnO4.
C. điện phân nước. D. nhiệt phân Cu(NO3)2.
B. TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
Câu 1: Bổ túc các phương trình phản ứng sau:
a. 2.NaOH + 1.SO2 → .........................................
b. H2SO4 loãng + ....................... → CuSO4 + ……………………………
c. FeS + ................. → H2S ......................................
d. H2SO4đặc, nóng + Al → .............................................................
Câu 2: Nhận biết 4 lọ dd mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: NaCl, NaOH, Na2SO4, H2SO4
Câu 3. Cho 13,6g hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thấy có 6,72 lít khí H2 bay ra (đktc). [Fe=56, Mg=24; S=32; O=16]
a/. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b/. Cho hỗn hợp kim loại trên tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối thu được.