Giải đáp thắc mắc các bài tập trong khóa học thầy Vũ Khắc Ngọc

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hocmai.vukhacngoc

Đề bài như sau : Hợp chất A được tạo thành từ Ion [TEX]M^+[/TEX] và ion [TEX]X^{2-}[/TEX] . Tổng số 3 loại hạt trong A là 164 . Tổng số các hạt mang điện trong Ion [TEX]M^+[/TEX] lớn hơn tổng số hạt mang điện trong Ion [TEX]X^{2-} [/TEX] là 6 . Trong nguyên tử M , số hạt proton ít hơn số hạt notron là 1 hạt . Trong nguyên tử X số proton bằng số ntron . M và X là :
A. K và O
B. Na và S
C. Li và S
D. K và S

Bài tập này có 1 số liệu thầy cho chưa đúng là:

Tổng số các hạt mang điện trong Ion [TEX]M^+[/TEX] lớn hơn tổng số hạt mang điện trong Ion [TEX]X^{2-} [/TEX] là 6

phải sửa thành:

Tổng số các hạt mang điện trong Ion [TEX]M^+[/TEX] lớn hơn tổng số hạt mang điện trong Ion [TEX]X^{2-} [/TEX] là 3.

Phần còn lại thì dễ rồi, em tự giải nhé, chú ý là bài này có mẹo làm rất đặc trưng của thi trắc nghiệm đấy, thử suy nghĩ xem :p
 
M

marcterenzi

Thầy ơi em có chút thắc mắc thầy có thể giúp em không ah :
(Đề thi khối A-2010) Ion [tex] M^{3+} [/tex] có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
[tex] A. [Ar]3d^54s^1 [/tex] [tex] B. [Ar]3d^64s^2. [/tex]
[tex] C. [Ar]3d^64s^1. [/tex] [tex] D. [Ar]3d^34s^2. [/tex]
Em giải như sau :
[tex] \[\left\{ {_{{\text{P + (P - 3) + N = 19}}}^{{\text{P + (P - 3) + N = 79}}}} \right.\] [/tex]
giải hệ ta được : P = 26
theo tài liệu tham khảo em được được trả lời cấu hình là [tex] [Ar]3d^64s^2 [/tex]
theo em hiểu vì Ion [tex] M^{3+} [/tex] => lớp vỏ sẽ mất đi 3e ở lớp ngoài cùng nên từ p = 26 => e= 23
do đó cấu hình electron sẽ là [tex] [Ar]3d^5 [/tex] em cũng không biết mình hiểu sai ở chỗ nào mong thầy giúp em
Em xin chân thành cảm ơn !

Bạn suy luận như thế là rất đúng . Sách tham khảo cũng chẳng có j nhầm . Mà cái nhầm ở đây là bạn coi nhầm câu hỏi cuối cùng của đề bài . NGười ta cho một loạt các dữ kiện rồi cuối cùng hỏi Cấu hình e của Nguyên tử M chứ có hỏi cấu hình e của [TEX]M^{3+}[/TEX] như bạn nghĩ đâu . Hic hic
 
Last edited by a moderator:
M

marcterenzi

chú ý là bài này có mẹo làm rất đặc trưng của thi trắc nghiệm đấy, thử suy nghĩ xem :p
Em giải bài này bằng cách kết hợp tất cả các giải thiết và ra được hệ 4 pt 4 ẩn , nhưng sau khi kết hợp lại ta được hệ 2 pt 2 ẩn và giải ra được đáp án . Nhưng làm như vậy em thấy mất rất nhiều thời gian và em thấy hình như đây ko phải là cách làm tối ưu cho bài thi trắc nghiệm . Thầy có thể chỉ cho em mẹo của bài này được không , em nghĩ mãi mà không ra .:D
 
N

nhungdieuhanhphuc_sethuocvetoi

Em giải bài này bằng cách kết hợp tất cả các giải thiết và ra được hệ 4 pt 4 ẩn , nhưng sau khi kết hợp lại ta được hệ 2 pt 2 ẩn và giải ra được đáp án . Nhưng làm như vậy em thấy mất rất nhiều thời gian và em thấy hình như đây ko phải là cách làm tối ưu cho bài thi trắc nghiệm . Thầy có thể chỉ cho em mẹo của bài này được không , em nghĩ mãi mà không ra .:D

Không khó đâu, chỉ cần lập đúng 4 pt sau đó sắm máy tính vinacan là ok!
Hệ 4 ẩn vừa đủ đấy nhanh lắm
Mà dạng này chỉ có trong HSG chứ đại học hình như ko có ?
 
H

hocmai.vukhacngoc

Em giải bài này bằng cách kết hợp tất cả các giải thiết và ra được hệ 4 pt 4 ẩn , nhưng sau khi kết hợp lại ta được hệ 2 pt 2 ẩn và giải ra được đáp án . Nhưng làm như vậy em thấy mất rất nhiều thời gian và em thấy hình như đây ko phải là cách làm tối ưu cho bài thi trắc nghiệm . Thầy có thể chỉ cho em mẹo của bài này được không , em nghĩ mãi mà không ra .:D
:p đi thi trắc nghiệm mà lập hệ 4pt thì hết giờ mất rồi em ạ, vì 4 pt này rất dễ nhầm lẫn.
Cách làm kinh nghiệm ở bài này là:

- Trong 4 đáp án thì 3 là S, do đó, ta giả sử X là S (ô 16), từ dữ kiện hạt mang điện của M+ lớn hơn X2- là 3 ---> M là K (ô 19)

Vậy chất cần tìm là K2S, thế là xong ;)

(- nếu sau khi giả sử X là S mà không tìm được kim loại M phù hợp ---> X là O, đáp án A)

:p thực ra nếu kinh nghiệm hơn nữa thì nhìn vào đáp án có 3S và 2K thì đã đoán được chất đó là K2S rồi
 
M

marcterenzi

:p thực ra nếu kinh nghiệm hơn nữa thì nhìn vào đáp án có 3S và 2K thì đã đoán được chất đó là K2S rồi
: Cám ơn thầy vì đã mách em 2 cách làm mang đầy tính '' kinh nghiệm '' nhé , cứ đà này thì em lên cơ nhanh lắm thầy ạ . Thanks
P/S: Thầy ui , hồi đầu em thắc mắc bài này thì hóa ra Thầy cho nhầm dữ kiện . Nhưng giờ còn bị nhầm cả đáp án nữa cơ thầy ạ . Sau khi đã chỉnh sửa dữ kiện thì Đáp án đúng là D. k và S . Nhưng file đáp án mà thầy đăng tải trên hocmai.vn lại cho đáp án là ''A . k và O '' . Hic hic .Thầy sửu đi nhé không thì các bạn học sau không biết đâu mà lần . :p :p :p
 
H

huyentrang_2002_2005_thanh_chuong3

Thầy và các bạn giúp mình bài này với không hiểu ý của đề lắm
Câu 43: Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử R, X, Y lần lượt là [tex] 2p^4, 3s^1, 3p^1 [/tex]. Phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và R, giữa Z và R lần lượt có số hạt mang điện là:
A. 40 và 40
B. 40 và 60
C. 60 và 100
D. 60 và 80

Bài này em không hiểu phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và R, giữa Z và R là gì ? Hình như đề cho thiếu dữ liệu của Z nhưng quan trọng ở đây là cách làm.
Cách làm của em ở đây là :
Từ [tex] 2p^4, 3s^1, 3p^1 [/tex] suy ra số e lần lượt là :
R = 11 ; X = 8 ; Y = 13 .
Số hạt mang điện của Ion đơn giản giữa X và R = (R+X) x 2 = (11 + 8)x2 = 38 (vì số hạt mang điện của nguyên tử = P + e = 2p).
Số hạt mang điện của Ion đơn giản giữa Z và R làm tương tự
Mong Thầy và bạn giúp đỡ giải đáp vấn đề.
Em xin cảm ơn !
 
H

hocmai.vukhacngoc

Thầy và các bạn giúp mình bài này với không hiểu ý của đề lắm
Câu 43: Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử R, X, Y lần lượt là [tex] 2p^4, 3s^1, 3p^1 [/tex]. Phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và R, giữa Z và R lần lượt có số hạt mang điện là:
A. 40 và 40
B. 40 và 60
C. 60 và 100
D. 60 và 80

Bài này em không hiểu phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và R, giữa Z và R là gì ? Hình như đề cho thiếu dữ liệu của Z nhưng quan trọng ở đây là cách làm.
Cách làm của em ở đây là :
Từ [tex] 2p^4, 3s^1, 3p^1 [/tex] suy ra số e lần lượt là :
R = 11 ; X = 8 ; Y = 13 .
Số hạt mang điện của Ion đơn giản giữa X và R = (R+X) x 2 = (11 + 8)x2 = 38 (vì số hạt mang điện của nguyên tử = P + e = 2p).
Số hạt mang điện của Ion đơn giản giữa Z và R làm tương tự
Mong Thầy và bạn giúp đỡ giải đáp vấn đề.
Em xin cảm ơn !

:p chào em, sửa lại đề là giữa X và R, giữa Y và R nhé.

Đầu tiên em phải xác định hợp chất ion giữa chúng có công thức là gì, rồi từ đó mới tính số hạt được.

Ví dụ giữa X và R là X2R nên tổng số hạt phải là: [(11x2) + 8]x2 = 60
 
F

ftuk51

Em chào thầy ạ!

Thầy và các bạn ơi, khi làm mấy câu tựa như độ phân cực của liên kết thì mình ngồi tính toán hiệu số ạ, đi thi sao mà nhớ được độ âm điện nhỉ, làm thế lâu lắm.

Thầy và các bạn có kinh nghiệm nào chỉ cho em với ạ ^^
 
H

hocmai.vukhacngoc

Em chào thầy ạ!

Thầy và các bạn ơi, khi làm mấy câu tựa như độ phân cực của liên kết thì mình ngồi tính toán hiệu số ạ, đi thi sao mà nhớ được độ âm điện nhỉ, làm thế lâu lắm.

Thầy và các bạn có kinh nghiệm nào chỉ cho em với ạ ^^

:p không cần nhớ độ âm điện mà nhớ so sánh tính kim loại, phi kim với nhau em nhé

Ví dụ như có CH4, NH3, H2S, HCl
dễ thấy là sự phân cực của liên kết H-X sẽ tăng dần do từ C tới Cl, tính phi kim tăng dần, độ âm điện tăng dần
 
D

defhuong

thầy ơi cho e hỏi
cân bằng phản ứng hóa học
[TEX]KMnO_4+H_2O_2+H_2SO_4--->MnSO_4+O_2+K_2SO_4+H_2O[/TEX]
bài làm
Áp dụng phương pháp thăng bằng e thì sẽ cân bằng phương trình này một cách dễ dàng:

Mn nhận 5e

O2 nhường 2e

=> nhân chéo lên ta được phương trình

[TEX]2KMnO_4+5H_2O_2+3H_2SO_4--->2MnSO_4+5O_2+K_2SO_4+8H_2O[/TEX][/QUOTE]


e mún hỏi oxi thay đổi 2 mức oxh mà sao lại chỉ xét nó xuống -2 mà không xét mức oxh = 0 ?????????? thầy giải đáp thắc mắc này giúp e với
 
D

defhuong

thầy ơi câu 29 cân bằng phản ứng hóa học
đáp án là
[TEX]MnSO_4+2NH_3+2H_2O_2--->MnO_2+(NH_4)_2SO_4+2H_2O[/TEX]
híc cân bằng thế này thì thừa H rồi thầy... chắc là thầy nhầm nhưng e cân bằng cũng không ra. thầy giúp e với ạ
 
H

hocmai.vukhacngoc

thầy ơi câu 29 cân bằng phản ứng hóa học
đáp án là
[TEX]MnSO_4+2NH_3+2H_2O_2--->MnO_2+(NH_4)_2SO_4+2H_2O[/TEX]
híc cân bằng thế này thì thừa H rồi thầy... chắc là thầy nhầm nhưng e cân bằng cũng không ra. thầy giúp e với ạ

Đáp án đúng là thế này em nhé:

MnSO4 + 2NH3 + H2O2 ---> MnO2 + (NH4)2SO4

Không có H2O ở cả 2 vế của phản ứng :p
 
Last edited by a moderator:
N

ngoctienvt

Phương pháp đường chéo

Thấy cho em hỏi 1 số bài này. Em ko biết dùng đường chéo như thế nào ạ.
44. Nhiệt phân 108 g hh X gồm Na2CO3 và NaHCO3 được chất rắn Y có khối lượng = 75,4% khối lượng X. Khối lượng NaHCO3 có trong X là?

46. Đốt cháy 21 g dây sắt trong không khí được 29,4 gam hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4. Khối lượng Fe2O3 tạo thành là?

Mấy bài này nếu em giải thì em chỉ biết đặt 2 ẩn rồi giải...

Với câu 52. Em ko hiểu cái công thức tính Quặng Z là " dung dịch Fe" có nồng độ: 1- (0,5 + 0,5 x 0,04)x100% = 48% là thế nào ạ.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vukhacngoc

thầy ơi cho e hỏi
cân bằng phản ứng hóa học
[TEX]KMnO_4+H_2O_2+H_2SO_4--->MnSO_4+O_2+K_2SO_4+H_2O[/TEX]
bài làm
Áp dụng phương pháp thăng bằng e thì sẽ cân bằng phương trình này một cách dễ dàng:

Mn nhận 5e

O2 nhường 2e

=> nhân chéo lên ta được phương trình

[TEX]2KMnO_4+5H_2O_2+3H_2SO_4--->2MnSO_4+5O_2+K_2SO_4+8H_2O[/TEX]


e mún hỏi oxi thay đổi 2 mức oxh mà sao lại chỉ xét nó xuống -2 mà không xét mức oxh = 0 ?????????? thầy giải đáp thắc mắc này giúp e với[/QUOTE]

:p như thầy đã nhấn mạnh trong bài giảng: một phản ứng oxh - kh phải có cả chất oxh và cả chất kh

trong phản ứng trên KMnO4 đã đóng vai trò là chất oxh (chất nhận e) nên H2O2 phải đóng vai trò là chất khử (chất cho e)
 
H

hocmai.vukhacngoc

thầy ơi cho e hỏi
cân bằng phản ứng hóa học
[TEX]KMnO_4+H_2O_2+H_2SO_4--->MnSO_4+O_2+K_2SO_4+H_2O[/TEX]
bài làm
Áp dụng phương pháp thăng bằng e thì sẽ cân bằng phương trình này một cách dễ dàng:

Mn nhận 5e

O2 nhường 2e

=> nhân chéo lên ta được phương trình

[TEX]2KMnO_4+5H_2O_2+3H_2SO_4--->2MnSO_4+5O_2+K_2SO_4+8H_2O[/TEX]


e mún hỏi oxi thay đổi 2 mức oxh mà sao lại chỉ xét nó xuống -2 mà không xét mức oxh = 0 ?????????? thầy giải đáp thắc mắc này giúp e với[/QUOTE]

Thấy cho em hỏi 1 số bài này. Em ko biết dùng đường chéo như thế nào ạ.
44. Nhiệt phân 108 g hh X gồm Na2CO3 và NaHCO3 được chất rắn Y có khối lượng = 75,4% khối lượng X. Khối lượng NaHCO3 có trong X là?

46. Đốt cháy 21 g dây sắt trong không khí được 29,4 gam hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4. Khối lượng Fe2O3 tạo thành là?

Mấy bài này nếu em giải thì em chỉ biết đặt 2 ẩn rồi giải...

Với câu 52. Em ko hiểu cái công thức tính Quặng Z là " dung dịch Fe" có nồng độ: 1- (0,5 + 0,5 x 0,04)x100% = 48% là thế nào ạ.

:p đây là các bài tập mở rộng, nâng cao nhằm "phô diễn" hết các khả năng của phương pháp đường chéo, tuy nhiên, trong những trường hợp này, phương pháp đường chéo có phần trừu tượng và phức tạp
Em có thể giải bài toán bằng cách giải hệ pt 2 ẩn cũng là tốt rồi, đó mới là cách phù hợp nhất ^^
 
N

ngoctienvt

:p đây là các bài tập mở rộng, nâng cao nhằm "phô diễn" hết các khả năng của phương pháp đường chéo, tuy nhiên, trong những trường hợp này, phương pháp đường chéo có phần trừu tượng và phức tạp
Em có thể giải bài toán bằng cách giải hệ pt 2 ẩn cũng là tốt rồi, đó mới là cách phù hợp nhất ^^

Dạ nhưng có thể em hy vọng thầy hướng dẫn 1 chút để em tự làm và hiểu thêm về đường chéo ạ.
 
V

vvh193

thày ơi, thày co the giúp em giải bài 3 4 5 trong dang 3:bài tập liên quan tới đồng vị của cấu tạo nguyên tử đc k ạ
bạn nào biết cách làm thì bảo cho mình với
 
X

xaydahcq

thầy cho em hỏi 1 câu trong phần oxhk:
Câu 51: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử

A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
em đếm ra có 6 chất là Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, sao đáp án chỉ có 5 ?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom