Giải đáp thắc mắc các bài tập trong khóa học thầy Vũ Khắc Ngọc

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thuckechsu

Hợp chất hữu cơ đơn chức A chứa C, H, O và có khối lượng phân tử là 46 đvc số chất thoã mãn ĐK của X là
A.1 B.2 C. 3 D. 4
bài nay mình chỉ biết mỗi 1 cái đó là HCHC đơn chức thôi , các bước sau làm thế nào gợi ý giúp mình với :)

đầu tiên bạn lập pt 12x+y+16z=46
z=1 thì ta có công thức là C2H60 hoặc: cái này có 2 đồng phân là ancol và ete
z=2 thì ta có công thức là CH2O2: cái này có HCOOH
z=3 thì loại luôn ko phải nghĩ
Đáp án C đó bạn
 
Last edited by a moderator:
T

thuckechsu

Đúng là khi học thầy em rút được nhiều kinh nghiệm trong nhẩm tính nhanh, hy vọng thầy sẽ còn truyền nhiều bí kíp nhẩm nhanh cho tụi em nữa ^^
 
P

pe_kho_12412

phân vân bài giảng về bài độ bất bão hoà?

em chào thầy, em là một thành viên tham gia khoá học thầy dạy, em rất cảm ơn những kiến thức mà thầy đã truyền đạt đến bọn em trong thời gian vưa qua, em không đi học thêm hoá,nhưng nhờ có thầy mà em vẫn hơn nhiều bọn bạn trong lớp em cũng chính vì những mẹo , cách giải của thầy chỉ.
Vừa qua em đã học bài ứng dụng của độ bất bão hoà, ở mục hệ số trong phản ứng đốt cháy, em thấy thế này: vì mục bài là ứng dụng của đbbh là để xác định hệ số trong các pứ đốt cháy mà em lại thấỷmtong trường hợp HCHC là chất mà có 2 nguyên tử oix trở lên( xêtôn và anđêhit cũng thế)thì hệ số này không đúng nữa thầy ah? em biết là trong quá trình dạy thầy bảo là nguyên tố oxi không ảnh hưởng đến việc tính ĐBBh nhưng nó ảnh hưởng đến hệ số cân bằng và cả việc đặt CT của HCHC,có thể đây là việc tiếp thu cứng nhắc của em, nhưng can đảm lắm em mới viết hỏi thầy, có gì không phải mong thầy chỉ bảo cho em.
cuối cùng em chúc thầy có sức khoẻ tốt và thành công trong sự nghiệp giảng dạy!
 
H

hocmai.vukhacngoc

em chào thầy, em là một thành viên tham gia khoá học thầy dạy, em rất cảm ơn những kiến thức mà thầy đã truyền đạt đến bọn em trong thời gian vưa qua, em không đi học thêm hoá,nhưng nhờ có thầy mà em vẫn hơn nhiều bọn bạn trong lớp em cũng chính vì những mẹo , cách giải của thầy chỉ.
Vừa qua em đã học bài ứng dụng của độ bất bão hoà, ở mục hệ số trong phản ứng đốt cháy, em thấy thế này: vì mục bài là ứng dụng của đbbh là để xác định hệ số trong các pứ đốt cháy mà em lại thấỷmtong trường hợp HCHC là chất mà có 2 nguyên tử oix trở lên( xêtôn và anđêhit cũng thế)thì hệ số này không đúng nữa thầy ah? em biết là trong quá trình dạy thầy bảo là nguyên tố oxi không ảnh hưởng đến việc tính ĐBBh nhưng nó ảnh hưởng đến hệ số cân bằng và cả việc đặt CT của HCHC,có thể đây là việc tiếp thu cứng nhắc của em, nhưng can đảm lắm em mới viết hỏi thầy, có gì không phải mong thầy chỉ bảo cho em.
cuối cùng em chúc thầy có sức khoẻ tốt và thành công trong sự nghiệp giảng dạy!
:Dsố nguyên tử Oxi hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới biểu thức tính k và biểu thức liên hệ số mol thông qua các hệ số của CO2 và H2O có liên quan tới k, thầy khẳng định với em điều đó.

Em có thể đưa ra công thức của 1 chất bất kỳ, thầy sẽ liên hệ công thức cho em kiểm chứng. ;)
 
D

duynhan1

Thưa thầy cho em hỏi,
Khi cô cạn dung dịch thì các chất nào còn lại ạ: Ete, xeton, ancol, phenol, andehyt, axit, este, amin, amino axit.
Em cảm ơn thầy ạ!
 
H

hattieu_lazy

Thưa thầy cho em hỏi,
Khi cô cạn dung dịch thì các chất nào còn lại ạ: Ete, xeton, ancol, phenol, andehyt, axit, este, amin, amino axit.
Em cảm ơn thầy ạ!

Thưa thầy, cho em thảo luận ké :D

Các hợp chất hữu cơ tương đối dễ nóng chảy và dễ bay hơi.

Khi làm bt có "cô cạn dung dịch" để ý có ete, ancol, phenol, axit cacboxylic, xeton, andehyt, este bay hơi.

Amino axit có trạng thái kết tinh nên ko bị bay hơi.

Thưa thầy, có một số chất PTK lớn nó ở trạng thái rắn như trieste của glyxerol thì sao ạ? Một số amin là chất khí, anilin lại bị OXH trong không khí nên... bí :-??
 
A

anhchangcodoc

thắc mắc trong bài Cấu tạo Nguyên tử

ở phần "số e trong các thành phần vỏ " mình thấy thầy giảng số e trong phân lớp f là 16e
nhưng mình nghĩ đáng lẽ ra phân lớp f có 14e mới đúng .
Mong thầy và các bạn giải đáp dùm thắc mắc này
 
F

ftuk51

ở phần "số e trong các thành phần vỏ " mình thấy thầy giảng số e trong phân lớp f là 16e
nhưng mình nghĩ đáng lẽ ra phân lớp f có 14e mới đúng .
Mong thầy và các bạn giải đáp dùm thắc mắc này

Đúng rồi đó bạn, phân lớp f có 14e. Mình cũng thấy cái này nhưng có lẽ thầy ghi nhầm thôi ^^
 
Last edited by a moderator:
T

thuckechsu

Thưa thầy khi em xem bài giảng phần phương pháp trung bình thì thầy có đưa ra một giá trị trung bình mới, đó là tỷ lệ nguyên tử trung bình nhưng em chưa hiểu lắm, thầy có thể giảng kỹ lại được không ạ?
 
D

defhuong

thầy ơi cho em hỏi câu 4 trong bài BHTTHCNTHH có hỏi rằng trong bảng HTTH hiện nay, số chu kì nhỏ (ngắn) và chu kì lớn (dài) lần lượt là:
A 3 và 3
B 3 và 4
C 4 và 3
D 3 và 6

đáp án thầy cho là 3 và 4
thầy ơi e mún hỏi tại sao không phải là 3 và 6 ạ
e tưởng 6 cũng là chu kì lớn ạ
 
H

hocmai.vukhacngoc

thầy ơi cho em hỏi câu 4 trong bài BHTTHCNTHH có hỏi rằng trong bảng HTTH hiện nay, số chu kì nhỏ (ngắn) và chu kì lớn (dài) lần lượt là:
A 3 và 3
B 3 và 4
C 4 và 3
D 3 và 6

đáp án thầy cho là 3 và 4
thầy ơi e mún hỏi tại sao không phải là 3 và 6 ạ
e tưởng 6 cũng là chu kì lớn ạ

:) em đọc kỹ lại câu hỏi xem đề bài muốn hỏi gì nhé
 
N

nguyen_van_ba

thầy ơi cho em hỏi câu 4 trong bài BHTTHCNTHH có hỏi rằng trong bảng HTTH hiện nay, số chu kì nhỏ (ngắn) và chu kì lớn (dài) lần lượt là:
A 3 và 3
B 3 và 4
C 4 và 3
D 3 và 6

đáp án thầy cho là 3 và 4
thầy ơi e mún hỏi tại sao không phải là 3 và 6 ạ
e tưởng 6 cũng là chu kì lớn ạ

Mình hiểu tại sao đáp án là 3 và 4 ................vì đây là số lượng chu kì chứ ko phải là tên chu kì
 
H

huyentrang_2002_2005_thanh_chuong3

Thầy ơi em không hiểu bài toán này lắm :
BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
4, Nguyên tử nguyên tố R có 24 electron. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 4, nhóm IA C. chu kì 4, nhóm IIA
B. chu kì 4, nhóm IB D. chu kì 4, nhóm IVB
Em giải như sau :
có 24 e => Z = 24
Cấu hình e : [tex] [Ar] 3d^54s^1 [/tex]
=> chu kỳ 4 nhóm VIB (vì đang điền ở phân lớp d => nhóm phụ)
 
Last edited by a moderator:
N

nguyen_van_ba

Thầy ơi em không hiểu bài toán này lắm :
BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
4, Nguyên tử nguyên tố R có 24 electron. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 4, nhóm IA C. chu kì 4, nhóm IIA
B. chu kì 4, nhóm IB D. chu kì 4, nhóm IVB
Em giải như sau :
có 24 e => Z = 24
Cấu hình e : [tex] [Ar] 3d^54s^1 [/tex]
=> chu kỳ 4 nhóm VIB (vì đang điền ở phân lớp d => nhóm phụ)

Bài này bạn làm đúng rồi, ..............thế không hiểu chỗ nào.......................
 
H

hocmai.vukhacngoc

Thầy ơi em không hiểu bài toán này lắm :
BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
4, Nguyên tử nguyên tố R có 24 electron. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 4, nhóm IA C. chu kì 4, nhóm IIA
B. chu kì 4, nhóm IB D. chu kì 4, nhóm IVB
Em giải như sau :
có 24 e => Z = 24
Cấu hình e : [tex] [Ar] 3d^54s^1 [/tex]
=> chu kỳ 4 nhóm VIB (vì đang điền ở phân lớp d => nhóm phụ)

bài này đúng là đáp án của thầy có chỗ nhầm thành chu kỳ 4 nhóm IVB :p
 
H

huyentrang_2002_2005_thanh_chuong3

Thầy ơi em có chút thắc mắc thầy có thể giúp em không ah :
(Đề thi khối A-2010) Ion [tex] M^{3+} [/tex] có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
[tex] A. [Ar]3d^54s^1 [/tex] [tex] B. [Ar]3d^64s^2. [/tex]
[tex] C. [Ar]3d^64s^1. [/tex] [tex] D. [Ar]3d^34s^2. [/tex]
Em giải như sau :
[tex] \[\left\{ {_{{\text{P + (P - 3) + N = 19}}}^{{\text{P + (P - 3) + N = 79}}}} \right.\] [/tex]
giải hệ ta được : P = 26
theo tài liệu tham khảo em được được trả lời cấu hình là [tex] [Ar]3d^64s^2 [/tex]
theo em hiểu vì Ion [tex] M^{3+} [/tex] => lớp vỏ sẽ mất đi 3e ở lớp ngoài cùng nên từ p = 26 => e= 23
do đó cấu hình electron sẽ là [tex] [Ar]3d^5 [/tex] em cũng không biết mình hiểu sai ở chỗ nào mong thầy giúp em
Em xin chân thành cảm ơn !
 
C

cacodemon1812

Thầy ơi em có chút thắc mắc thầy có thể giúp em không ah :
(Đề thi khối A-2010) Ion [tex] M^{3+} [/tex] có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
[tex] A. [Ar]3d^54s^1 [/tex] [tex] B. [Ar]3d^64s^2. [/tex]
[tex] C. [Ar]3d^64s^1. [/tex] [tex] D. [Ar]3d^34s^2. [/tex]
Em giải như sau :
[tex] \[\left\{ {_{{\text{P + (P - 3) + N = 19}}}^{{\text{P + (P - 3) + N = 79}}}} \right.\] [/tex]
giải hệ ta được : P = 26
theo tài liệu tham khảo em được được trả lời cấu hình là [tex] [Ar]3d^64s^2 [/tex]
theo em hiểu vì Ion [tex] M^{3+} [/tex] => lớp vỏ sẽ mất đi 3e ở lớp ngoài cùng nên từ p = 26 => e= 23
do đó cấu hình electron sẽ là [tex] [Ar]3d^5 [/tex] em cũng không biết mình hiểu sai ở chỗ nào mong thầy giúp em
Em xin chân thành cảm ơn !

Đề bài bảo cấu hình của[TEX] M[/TEX] chứ có phải là [TEX]M^{3+}[/TEX] câu bạn?

Bạn coi kĩ lại đề đi
-------------------------------------------------------
 
M

marcterenzi

Thầy Ngọc và mọi người giải thích hộ mình câu này với Câu 5 Cấu tạo nguyên tử Biết rằng khối lượng của 1 nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp
11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Nếu chọn khối lượng của một nguyên tử đồng vị
12
C làm đơn vị thì O,
H có nguyên tử khối lần lượt là:
A. 15,9672 và 1,01 B. 16,01 và 1,0079
C. 15,9672 và 1,0079 D. 16 và 1,0081
Bài này em đang còn lăn sao oxi lại năng gấp 12,842 lần nguyên tử cacbon và 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro trong khi đó các bon lại nặng hơn hiđro.
Và em cũng không biết giải thiêu hướng nào nữa??

Bài này rất rễ mà bạn . Ta có [TEX]M_O[/TEX]=15,842.[TEX]M_H[/TEX] và [TEX] M_C[/TEX]=11,9059[TEX]M_H[/TEX] . Ta lại có dữ kiện sau '' chọn khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị [TEX]^12_C[/TEX] làm đơn vị Tức là khối lượng nguyên tử của các bon bằng 12 . Từ đó [TEX]\Rightarrow[/TEX] [TEX]M_H[/TEX]=12:11,9059=1,0079 . Và [TEX]M_O[/TEX]=1,0079.15,842=15.9672 từ đó chọn đáp án là C
 
M

marcterenzi

Thầy ui . Thầy có thể hướng dẫn em giải bài số 20 ( dạng 2 ) của Phần bài tập tự luyện bài CẤU TẠO NGUYÊN TỬ được không ạh ? Và cả bài số 4 ( dạng 3 ) nữa . Trong tổng số 88 câu thì em làm đúng hết còn mỗi 2 câu đó mà loay hoay mãi chưa ra được thầy àh . Cụ thể em post luôn đề bài như sau :
Câu 20 ( dạng 2 ) .Hợp chất A được tạo thành từ ion [TEX]M^+[/TEX] và Ion
[TEX]X^{2-}[/TEX] . Tổng số 3 loại hạt trong A là 164. Tổng số các hạt mang điện Trong ion [TEX]M^+[/TEX] Lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion [TEX]X^{2-}[/TEX] là 6. Trong nguyên tử M , số hạt proton ít hơn số hạt ntron là 1 hạt , trong nguyên tử X số hạt P=n . Hỏi M và X là ?
Câu 4 ( dạng 3 ) Nguyên tố X có 2 đồng vị là [TEX]X_1[/TEX] và [TEX]X_2[/TEX] Tổng số hạt không mang điện trong [TEX]X_1[/TEX] [TEX]X_2[/TEX] là 90 . Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất Ca[TEX]X_2[/TEX] . biết tỉ lệ số nguyên tử [TEX]X_1[/TEX] : [TEX]X_2[/TEX] = 9:11 . Số khối của [TEX]X_1[/TEX] , [TEX]X_2[/TEX] lần lượt là ?
P/S : Nếu bạn nào đã làm được 2 bài trên thì có thể chỉ giúp mình , đỡ phải làm phiền đến thầy . thanks !
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom