Giải đáp thắc mắc các bài tập trong khóa học thầy Vũ Khắc Ngọc

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nhatbach1

không co cuoh2 nhé bạn, điều này gây tranh cãi nên có thể không ra nhưng nếu ra thì phải chon là bazơ, thầy ngọc và cô hocmai đều nói thế. NHƯNG ở câu 38 bt cu của thầy ngọc có 1 pư theo đáp án cho là đúng :
ch(oh)2 + naoh đặc -> na2cuo2 + h20 ?? cái này hình như lại thể hiện cuoh2 có tính axit. ôiiiii sao thế này?? thầy giúp bọn em đi thầy
thầy cho em hỏi tí đi thầy: h2s + cuso4 -> cus ( kết tủa ) + h2so4, thầy cho em hỏi trong này có gì mâu thuẫn không vậy thầy . vì em nghĩ đây là pư axit mạnh đẩy axit yếu nhưng như thế thì thành ra H2s tính axit mạnh hơn h2so4 mất rồi . em mong thày giúp em hiểu pư nầy , em cảm ơn thầy :D
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

không co cuoh2 nhé bạn, điều này gây tranh cãi nên có thể không ra nhưng nếu ra thì phải chon là bazơ, thầy ngọc và cô hocmai đều nói thế

thầy cho em hỏi tí đi thầy: h2s + cuso4 -> cus ( kết tủa ) + h2so4, thầy cho em hỏi trong này có gì mâu thuẫn không vậy thầy . vì em nghĩ đây là pư axit mạnh đẩy axit yếu nhưng như thế thì thành ra H2s tính axit mạnh hơn h2so4 mất rồi . em mong thày giúp em hiểu pư nầy , em cảm ơn thầy :D
Mình học khoá thầy Sơn thầy bảo đó là chất lưỡng tính mà.
Trong sách giáo khoa Hoá Học 11 nâng cao, trang 12 cũng ghi rõ
Một số hidroxit lưỡng tính thường gặp là Al(OH)3; Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2,Cr(OH)3, Cu(OH)2. Chúng đều ít tan trong nước và lực axit, lực bazo đều yếu.
Bạn mở sách ra xem thử xem:-SS.
Còn Câu hỏi của bạn:
H2S+ CuSO4--> H2SO4+CuS
Thì nguyên nhân là 1 số KL như Cu, Pb liên kết rất mạnh Với gôc S nên không tan trong axit thông thường.
 
H

hiepgia0493

Chào thầy. chào mọi người. Cho em hỏi 1 vài bài tập sau:
LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m g ZnSO4 vào nước thu dc dd X. Nếu cho 110ml dd KOH 2M -----> 3a g kết tủa.
Mặt khác, nếu cho 140 ml dd KOH 2M vào X ----> 2a g kết tủa. m=?
Mình chưa hiểu bản chất của câu này, mọi người giải thích giùm với

Câu 36: Cho m g Zn vào 500ml dd Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi pu xảy ra hoàn toàn, khối lượng dd tăng 9,6g so với ban đầu. m=?
mdd tăng= mZn - mFe=9,6 g phải không mọi người. Nhưng mình làm vẫn không ra.

Câu 37:Cho m g Cu vào 400ml dd AgNO3 0.2M----->7,76g hỗn hợp chất rắn X và dd Y. Lọc X, rồi thêm 5, 85g Zn vào Y--->10,53g chất rắn. m=?
Mình cũng không hiểu bản chất của câu này nua. Cái dữ kiện cho Cho m g Cu vào 400ml dd AgNO3 0.2M----->7,76g hỗn hợp chất rắn X là sao? Sao lại thu dc hh crắn nhỉ? chẳng lẽ trong crắm đó có cả Ag va Cu dư.
Nhưng nếu Cu dư, thì AgNO3 hết. Chỉ riêng cái phần Ag kết tủa nAg=0,08=> m=8,46>m hh rồi?
Mâu thuẫn wá??

Câu 12: H2 qua CuO, FeO, ZnO, Al2O3 đem nung------> hh rắn còn lại chứa gì?
Theo mình phải là C chứ, nhưng d.a lại là B
H2 không khử dc các oxit Kl từ Al trở về trước nên hh rắn: Cu, Fe, Zn và Al2O3 chứ

Câu 13: Cho CO qua SnO2, Sn(OH)2, PbCO3, NiO nung lên---> hh rắn có gì?
theo mình thì CO sẽ khử dc Sn, Ni. 2 chất kia???/
 
Last edited by a moderator:
N

nhatbach1

uhm mình cũng học thầy sơn, thầy cũng bảo thế, nhưng thầy ngọc với cô tư vấn lại bảo không lưỡng tính, mà mình đã nói rồi ý vấn đề này tranh cãi nên cô tư vấn bảo nếu ra thì vẫn chọn không lưỡng tính. còn câu cuso4 + h2s í. mình không hỏi là tại sao cus không pư với h2s04 mà mình hỏi tại sao h2s yếu hơn h2so4 mà vẫn đẩy đc so4 ra khỏi muối cuso4 . không biết bạn hiểu ý mình không
 
H

hiepgia0493

Tiêp theo là: BÀI TẬP XICLOANKAN VÀ ANKAN.

Câu 26: mình giải ra propan mà, sao d.a là iso-butan??

Câu 36: Mình nghĩ Propan và Xicloankan pu với Br2 ở thể khí đúng không mọi người.
Mà mình vẫn chưa phân biệt dc là:
Pu thế cũng làm mất màu như pu cộng của Anken. Akin voi Br2??

Câu 59 và câu 68 nữa.
Hum nay mình tổng kết lại nên hỏi hơi nhiều chút, mọi người thông cảm. cảm ơn mọi nguoi nhieu nha, bua sau hỏi nua
 
D

drthanhnam

Ừ vấn đề ấy đang tranh cãi nên sẽ không ra trong đề đại học đâu. Mình chỉ bàn cho vui thôi.
CuSO4+H2S--> CuS+H2SO4
Đây là phản ứng trao đổi.
Do trong dd thì CuSO4--> Cu2+ +SO42-
H2S--> 2H+ +S2-
Cu2+ sẽ tương tác với S2- --> CuS; trong dd còn lại H+ và SO42-
Mà CuS laịu không tan trong H2SO4 nên phản ứng xảy ra
 
  • Like
Reactions: toilatot
N

nhatbach1

Ừ vấn đề ấy đang tranh cãi nên sẽ không ra trong đề đại học đâu. Mình chỉ bàn cho vui thôi.
CuSO4+H2S--> CuS+H2SO4
Đây là phản ứng trao đổi.
Do trong dd thì CuSO4--> Cu2+ +SO42-
H2S--> 2H+ +S2-
Cu2+ sẽ tương tác với S2- --> CuS; trong dd còn lại H+ và SO42-
Mà CuS laịu không tan trong H2SO4 nên phản ứng xảy ra
hic chết tớ nhầm, tơ nghĩ pư trao đổi chỉ xảy ra giữa các muối tks :D
 
N

nhatbach1

Chào thầy. chào mọi người. Cho em hỏi 1 vài bài tập sau:
LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m g ZnSO4 vào nước thu dc dd X. Nếu cho 110ml dd KOH 2M -----> 3a g kết tủa.
Mặt khác, nếu cho 140 ml dd KOH 2M vào X ----> 2a g kết tủa. m=?
Mình chưa hiểu bản chất của câu này, mọi người giải thích giùm với

Câu 36: Cho m g Zn vào 500ml dd Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi pu xảy ra hoàn toàn, khối lượng dd tăng 9,6g so với ban đầu. m=?
mdd tăng= mZn - mFe=9,6 g phải không mọi người. Nhưng mình làm vẫn không ra.

Câu 37:Cho m g Cu vào 400ml dd AgNO3 0.2M----->7,76g hỗn hợp chất rắn X và dd Y. Lọc X, rồi thêm 5, 85g Zn vào Y--->10,53g chất rắn. m=?
Mình cũng không hiểu bản chất của câu này nua. Cái dữ kiện cho Cho m g Cu vào 400ml dd AgNO3 0.2M----->7,76g hỗn hợp chất rắn X là sao? Sao lại thu dc hh crắn nhỉ? chẳng lẽ trong crắm đó có cả Ag va Cu dư.
Nhưng nếu Cu dư, thì AgNO3 hết. Chỉ riêng cái phần Ag kết tủa nAg=0,08=> m=8,46>m hh rồi?
Mâu thuẫn wá??

Câu 55: Hh gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3. % Nitơ trong hh là 11,864%. có thể thu dc tối đa bao nhiêu gam hh 3Kl từ 14,16g X.
Mình không biết xử lí dữ kiện đó như thế nào nữa.

Câu 12: H2 qua CuO, FeO, ZnO, Al2O3 đem nung------> hh rắn còn lại chứa gì?
Theo mình phải là C chứ, nhưng d.a lại là B
H2 không khử dc các oxit Kl từ Al trở về trước nên hh rắn: Cu, Fe, Zn và Al2O3 chứ

Câu 13: Cho CO qua SnO2, Sn(OH)2, PbCO3, NiO nung lên---> hh rắn có gì?
theo mình thì CO sẽ khử dc Sn, Ni. 2 chất kia???/

hi để giúp thử nhá :D trong mấy pư ở dung dịch nên chú y cac từ ( 1 thời gian = pư chưa xong; hoàn toàn,..)=> xong 37 nha. câu 36 tớ nghĩ nên đưa về m chất rắn giảm 9,6g. chú ý cần 1 lương zn để đưa fe+3 về fe+2. sau đó mói dùng công thức của cậu.
câu 12 đồng ý với cậu, câu 13 pp nhiệt luyện điều chế đc các kl trung bình nên có sn pb ni. còn pt như thế nào thì tớ chịu:( để thầy ngọc giúp vậy. tớ không dám chắc có thể là sn(oh)2 --> sno --> sn. pbco3--> pbo --> pb :)
câu 55: nhận xet n O=3 n N=> m o = 48/14 m N => % o=48/14 % m N => tính đc tổng kl o và n => m kl:D
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m g ZnSO4 vào nước thu dc dd X. Nếu cho 110ml dd KOH 2M -----> 3a g kết tủa.
Mặt khác, nếu cho 140 ml dd KOH 2M vào X ----> 2a g kết tủa. m=?
Mình chưa hiểu bản chất của câu này, mọi người giải thích giùm với
Bản chất: Zn2+ td OH- --> kết tủa.
Nếu OH- dư thì kết tủa tan
picture.php

Ta có: 4nZn-0,22=0.(0,28-0,22) ( Theo tam giác đồng dạng)
=> n(Zn2+)=0,1
=> m=16,1 gam
 
H

hiepgia0493

hi để giúp thử nhá :D trong mấy pư ở dung dịch nên chú y cac từ ( 1 thời gian = pư chưa xong; hoàn toàn,..)=> xong 37 nha. câu 36 tớ nghĩ nên đưa về m chất rắn giảm 9,6g. chú ý cần 1 lương zn để đưa fe+3 về fe+2. sau đó mói dùng công thức của cậu.
Bạn giải thích rõ hơn dc k.
Thưc ra những từ ngữ như: 1 thời gian = pư chưa xong; hoàn toàn, mình vẫn không hieu lam. Thương thì mìh lam bài ít bị ảnh hưởng bởi các từ ngữ đó, nên jờ mình vẫn chua hieu

c( để thầy ngọc giúp vậy. tớ không dám chắc có thể là
sn(oh)2 --> sno --> sn. pbco3--> pbo --> pb :)
uhm. Mình thấy cái ý kiến này của bạn hay đấy.
 
H

hiepgia0493

Bản chất: Zn2+ td OH- --> kết tủa.
Nếu OH- dư thì kết tủa tan
Ta có: 4nZn-0,22=0.(0,28-0,22) ( Theo tam giác đồng dạng)
=> n(Zn2+)=0,1
=> m=16,1 gam

Sao lại có cả tam giác trong này vậy, bạn dùng PP vẽ đồ thị hả, mình không học cái đó. Mình hiểu là nếu OH- dư thì kết tủa tan.
Nhưng trong 2 trướng hợp trên, trường hợp nào là sau khi tạo kết tủa, kết tủa bị tan bởi OH- dư kìa. Mình phân tích thì:
Th1: nOH- ít hơn nhưng lại tạo ra kết tủa nhiều hơn.
TH2: nOH- nhiểu hơn, nhung kết tủa lại ít hơn.
Từ đó, có thể kết luận:
TH1: ZnSO4 dư(hoặc vừa đủ), nhưng OH- thì phải hết
TH2: ZnSO4 bị kết tủa hết, nhưng sau đó bị tan bởi OH- dư, nhưng mình giải vẫn không ra. hic
 
N

nhatbach1

Bản chất: Zn2+ td OH- --> kết tủa.
Nếu OH- dư thì kết tủa tan
picture.php

Ta có: 4nZn-0,22=0.(0,28-0,22) ( Theo tam giác đồng dạng)
=> n(Zn2+)=0,1
=> m=16,1 gam
hình như cái sơ đồ của cậu không hiện lên. câu cho tớ biết lại chính xác dòng '' ta có ...'' đc không?
tớ thì giải như thế này :
th1 ( thường sai) là tn1 kết tủa vẫn chưa cđ, khi đó n oh- = 2 n znso4 => n znso4 = > m= 17,71. tới đây không chon liền mà phải thế vào tn 2( kết tủa đạt cđ rồi tan 1 phân) . sử dụng công thức n oh-=4nzn2+ - 2 nkết tủa. => loại
vậy rơi vào th 2: ở tn kết tủa đã đạt cđ rồi tan.
áp dụng công thức n oh-(1)= 4 n zn2+ - 2nkết tủa (1) và n oh-(2) = 4 n zn2+ - 2n kết tủa (2). chú ý n kết tủa 1 = 3/2 n kết tủa 2 nên ta đc hệ 2 pt 2 ấn :D
 
H

hiepgia0493

Mọi người help mình với nha: Mình có điều này cần khẳng định lại:
Thầy Ngọc dạy chúng ta pu Oxh-k nội phân tử là pu có:
chất oxh và chất k là những nguyên tử khac nhau, nhưng cùng nằm trong 1 phân tử.
Thầy dạy Hóa mình lại nói:
chất oxh va chat k cùng nằm trong 1 phân tử, không cần quan tâm nó cùng 1 nguyên tử hay 2 nguyên tu khac nhau
Mình phân vân quá
 
N

nhatbach1

Bạn giải thích rõ hơn dc k.
Thưc ra những từ ngữ như: 1 thời gian = pư chưa xong; hoàn toàn, mình vẫn không hieu lam. Thương thì mìh lam bài ít bị ảnh hưởng bởi các từ ngữ đó, nên jờ mình vẫn chua hieu

c( để thầy ngọc giúp vậy. tớ không dám chắc có thể là
uhm. Mình thấy cái ý kiến này của bạn hay đấy.
Câu 37: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được
7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là:
A. 5,12. B. 3,84. C. 5,76. D. 6,40.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011)
thì câu 37 ấy: cậu nên post đề đầy dủ để thấy các bạn không học thầy thấy các từ đó : ở đây hh rắn là cả 2 kl vì pư mói xảy ra 1thời gian còn giải chi tiết thì thế này:
ta nhận xét ở 2 dd đầu và cuối pư thì điện tích phải bảo toàn . nếu pư cuối zn pư hết thì số mol zn trong Z là 0,09=> n điện tích >= 0,09*2 =0,18 > 0,08 (loaj) => zn dư.=> Z là zn dư và toàn bộ ag, cu trong Y. nZn dư = 0,09 - 0,08/2 = 0,05 => mag + m cu = mà bt điện tích giữa Y và dd ag+ ban đầu thì nag + 2ncu = 0,08 => ag, cu trong y => ag, cu trong X => kết quả
 
N

ngoctienvt

Mọi người help mình với nha: Mình có điều này cần khẳng định lại:
Thầy Ngọc dạy chúng ta pu Oxh-k nội phân tử là pu có:
chất oxh và chất k là những nguyên tử khac nhau, nhưng cùng nằm trong 1 phân tử.
Thầy dạy Hóa mình lại nói:
chất oxh va chat k cùng nằm trong 1 phân tử, không cần quan tâm nó cùng 1 nguyên tử hay 2 nguyên tu khac nhau
Mình phân vân quá

Thế theo bạn phản ứng tự oxi hóa-khử và phản ứng oxi hóa nội-phân tử khác nhau chỗ nào? Phân biệt được cái này tự khắc bạn sẽ hiểu vấn đề.
Nhân đây em muốn hỏi luôn. Thầy có dạy là hợp chất có nối đôi và nhóm andehit. Khi tác dụng với Br2. Nếu có nước thì -CHO phản ứng. Không có nước thì nối đôi phản ứng. Nhưng khi em làm bài tập. 1 số trường hợp không tính nối đôi phản ứng với nước Brom sẽ không giải được ạ.
 
Last edited by a moderator:
H

hiepgia0493

Thế theo bạn phản ứng tự oxi hóa-khử và phản ứng oxi hóa nội-phân tử khác nhau chỗ nào? Phân biệt được cái này tự khắc bạn sẽ hiểu vấn đề.
Nhân đây em muốn hỏi luôn. Thầy có dạy là hợp chất có nối đôi và nhóm andehit. Khi tác dụng với Br2. Nếu có nước thì -CHO phản ứng. Không có nước thì nối đôi phản ứng. Nhưng khi em làm bài tập. 1 số trường hợp không tính nối đôi phản ứng với nước Brom sẽ không giải được ạ.

1/ Pu oxh-k nội phân tử: có chat oxh va chat k la những nguyên tử khác nhau, cùng nằm trong 1 phân tư.
Trong khi, pu tự oxh-tự khử là pu có chất oxh và chất k là của cùng 1 nguyên tử, nhưng có thể nằm trong 1 ptu hoac 2 phân tử khác nhau.
2 khái niệm này rất rõ ràng, chỉ cần đọc đã phân biệt dc rồi.

Còn mỉnh hỏi là:
Theo thầy Ngọc thì: Pu oxh-k nội phân tử: có chat oxh va chat k la những nguyên tử khác nhau, cùng nằm trong 1 phân tư.
Theo thầy mình dạy: Chỉ cần có chat oxh va chat k cùng nằm trong 1 phân tử là nội phân tử rồi, không cần biết là nó giống nhau hay khác nhau.
Vấn đề là đâu mới chính xác, vì mình có làm bài tập và theo d.a thì giống như thầy mình dạy.

2/ Rõ ràng -CHO chỉ pu với Br2 ở trạng thái dung dịch, và sách giáo khoa cũng nói rõ trong phương trình rồi:
R-CHO + Br2 + H2O----->.........
Và tất nhiên, khi ở thể khí thì -CHO k pu, thay vào đó, là hợp chất có nối đôi.
Mình thấy chính xác mà:(
 
N

nhatbach1

hi :d giúp mình tí thuyết phần cu đi. ngu quá:
Câu 24: Trong pin điện hóa Ag-Cu thì:
A. Ag là cực dương B. Dòng e dịch chuyển từ Cu sang Ag
C. Quá trình khử ion xảy ra ở cực Cu D. Quá trình oxi hóa xảy ra ở cực Cu
các bạn cho mình hỏi ''quá trình oxh'' và ''sự oxh'' là ngược nhau hay giống nhau vậy.
Câu 47: Khi điện phân hỗn hợp dung dịch NaCl và CuSO4, nếu dung dịch sau khi điện phân hòa tan được
Al2O3 thì chứng tỏ:
A. NaCl dư B. NaCl dư hoặc CuSO4 dư
C. CuSO4 dư D. NaCl và CuSO4 bị điện phân hết.

Câu 50: Có 4 ống nghiệm đựng 4 lọ mất nhãn: NaCl, KNO3, Pb(NO3), CuSO4. Thứ tự tiến hành để nhận
biết 4 dung dịch trên là:
A. dung dịch Na2S và dung dịch AgNO3 B. dung dịch Na2S và dung dịch NaOH
C. khí H2S và dung dịch AgNO3 D. A và C đều được
Câu 58: Mệnh đề nào dưới đây không đúng:
Khi nung nóng hỗn hợp CuO, NH4Cl thì hỗn hợp sản phẩm khí
A. Làm đổi màu giấy quỳ ẩm
B. Làm xanh CuSO4 khan
C. Tác dụng với NaOH chỉ tạo 1 muối duy nhất
D. Làm mất màu dung dịch nước Brom
Câu 59: X là chất có màu xanh lục nhạt, tan tốt trong nước và có phản ứng axit yếu. Cho dung dịch X
phản ứng với dung dịch NH3 dư thì mới đầu có kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch có màu xanh đậm
Cho H2S lội qua dung dịch X đã được axit hóa bằng axit HCl thấy có kết tủa đen xuất hiện. Mặt khác, cho
BaCl2 vào dung dịch X được kết tủa trắng không tan trong axit dư. Công thức của muối X là:
A. NiSO4 B. CuSO4 C. CuSO4.5H2O D. CuCl2
ai giải thích giùm mình mấy câu lí thuyết ở trên với. thks mọi người nhiểu
 
H

hiepgia0493

hi :d giúp mình tí thuyết phần cu đi. ngu quá:
Câu 24: Trong pin điện hóa Ag-Cu thì:
A. Ag là cực dương B. Dòng e dịch chuyển từ Cu sang Ag
C. Quá trình khử ion xảy ra ở cực Cu D. Quá trình oxi hóa xảy ra ở cực Cu
các bạn cho mình hỏi ''quá trình oxh'' và ''sự oxh'' là ngược nhau hay giống nhau vậy
.

qt oxh va su oxh la giong nhau. Quá trình cũng giống như sự việc vậy ak.
Trong pin điện hoá,
KL có tính khử mạnh hơn đóng vai trò là cực âm. DO nó có tính khử mạnh hơn nên nó sẽ cho e thôi. Ma bạn biết đấy, qt cho e là quá trình oxh . Còn KL có tính khử yếu hơn đóng vai trò là cực dương, xảy ra quá trình khử, tức là nhận e,
Cụ thể: trong pin Ag-Cu, Cu có tính khử mạnh hơn, nên Cu sẽ đóng vai trò cực âm, nó sẽ cho e tức là xảy ra qt oxh, còn KL Ag là cực dương, ở đó, ion Ag+ sẽ nhận e do Cu nhường. thế thôi
hoá

Câu 47: Khi điện phân hỗn hợp dung dịch NaCl và CuSO4, nếu dung dịch sau khi điện phân hòa tan được
Al2O3 thì chứng tỏ:
A. NaCl dư B. NaCl dư hoặc CuSO4 dư
C. CuSO4 dư D. NaCl và CuSO4 bị điện phân hết.

Bạn biết đấy, Al2O3 có thể tan dc trong cả axit và bazo.
Nếu CuSO4 dư dư, trong dung dich, H+ sẽ kết hợp với SO4 tạo dd axit
Nếu NaCl dư, trong dung dịch, OH- sẽ kết hợp với Na+ tạo NaOH

Câu 50: Có 4 ống nghiệm đựng 4 lọ mất nhãn: NaCl, KNO3, Pb(NO3), CuSO4. Thứ tự tiến hành để nhận
biết 4 dung dịch trên là:
A. dung dịch Na2S và dung dịch AgNO3 B. dung dịch Na2S và dung dịch NaOH
C. khí H2S và dung dịch AgNO3 D. A và C đều được

Thực ra Na2S và H2S trong trường hợp này cũng giống nhau thôi.
đầu tiên nhận biết dd Cu(NO3)2 do có màu xanh. Sau đó:
Cho H2S (hoặc Na2S) vào ban đầu tạo kết tủa đen với Cu(NO3)2. Lấy 2 đứa này ra riêng.
Còn NaCl và KNO3. Cho AgNO3 vào. Kết tủa trắng là NaCl, còn k hiện tuong là KNO3.



Câu 58: Mệnh đề nào dưới đây không đúng:
Khi nung nóng hỗn hợp CuO, NH4Cl thì hỗn hợp sản phẩm khí
A. Làm đổi màu giấy quỳ ẩm
B. Làm xanh CuSO4 khan
C. Tác dụng với NaOH chỉ tạo 1 muối duy nhất
D. Làm mất màu dung dịch nước Brom

Mình cũng thắc mắc câu nảy:
Theo mình học thì: NH4Cl bị nhiệt phân: NH4Cl------------>NH3 + HCl
sau đó: CuO + NH3----------->N2 + Cu+ H20
Như vậy, hh khí thu duoc: HCl và N2
Nhưng hh khí này làm sao làm mất màu đ Brom nhỉ, chẳng đứa nào chịu pu cả???
:(

Câu 59: X là chất có màu xanh lục nhạt, tan tốt trong nước và có phản ứng axit yếu. Cho dung dịch X
phản ứng với dung dịch NH3 dư thì mới đầu có kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch có màu xanh đậm
Cho H2S lội qua dung dịch X đã được axit hóa bằng axit HCl thấy có kết tủa đen xuất hiện. Mặt khác, cho
BaCl2 vào dung dịch X được kết tủa trắng không tan trong axit dư. Công thức của muối X là:
A. NiSO4 B. CuSO4 C. CuSO4.5H2O D. CuCl2
ai giải thích giùm mình mấy câu lí thuyết ở trên với. thks mọi người nhiểu

"Cho H2S lội qua dung dịch X đã được axit hóa bằng axit HCl thấy có kết tủa đen xuất hiện"-----------> có ion Cu (2+)------------> loại A
"BaCl2 vào dung dịch X được kết tủa trắng không tan trong axit dư."-------> có gốc SO4 (2-)-------------> loại D
"X là chất có màu xanh lục nhạt, tan tốt trong nước và có phản ứng axit yếu"-----------> CuSO4.H2O vì nó có màu xanh, còn CuSO4 có màu trắng.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vukhacngoc

.

Mình cũng thắc mắc câu nảy:
Theo mình học thì: NH4Cl bị nhiệt phân: NH4Cl------------>NH3 + HCl
sau đó: CuO + NH3----------->N2 + Cu+ H20
Như vậy, hh khí thu duoc: HCl và N2
Nhưng hh khí này làm sao làm mất màu đ Brom nhỉ, chẳng đứa nào chịu pu cả???
:(

Cám ơn em đã giải thích các câu hỏi trên rất chi tiết :x

Riêng ở câu hỏi này thì đề bài hỏi "Mệnh đề nào không đúng" mà em ;)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom