Giải đáp thắc mắc các bài tập trong khóa học thầy Vũ Khắc Ngọc

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hiepgia0493

Câu 13: Nung Al và Fe3O4 (không có không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn) thu được hỗn hợp A.
- Nếu cho A tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc).
- Nếu cho A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư được 1,428 lít SO2 duy nhất (đktc).
% khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 33,69% B. 26,33% C. 38,30% D. 19,88%
Câu này mình làm 39,04%

câu này như sau: 8Al+3Fe3O4---------> 3Al2O3+9Fe
nAl dư=0,02---------->Fe3O4 pu hết nên đặt nFe3O4=a mol------->nFe=3a .
tóm lại, khi pu voi H2SO4 có cả phần Al dư và phần Fe tạo thành cùng pu tạo SO2
đến đây, BT e: 0,02.3 +3.3a= 2.0,06375--------> a=0,0075.
suy ra: m Fe3O4=0,0075.232=1,74g
m Al=(0,02 + 8.0,0075/3).27 = 0,04.27=1,08g. suy % Al=38,29=38,30 luôn


Cho hh Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào H2O dư. Sau khi các pu xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 l H2 đktc và m g chất rắn không tan. Gt m là
Đáp án là 7,8 nhưng mình làm 5,4g(Al dư)
trời a, d.a là 5,4g mà. 7,8 đâu ra???
 
Last edited by a moderator:
H

hiepgia0493

8, Hỗn hợp X nặng 5,28 gam gồm Cu và một kim loại chỉ có hóa trị II có cùng số mol. X tan hết trong HNO3 sinh ra
3,584 lít hỗn hợp NO2 và NO (đktc) có tỷ khối với H2 là 21. Kim loại chưa biết là:
A. Ca B. Mg C. Ba D. Zn

Cho em hỏi bài này trong bài pp trung bình sai đề rồi đúng k ạ?

sai đề đâu bạn, mình ra Mg đấy thôi. đặt nCu=nKL=a mol đi.
PP trung bình sử dụng cho :
NO2 (M=46) và NO(M=30) va Mtb=21.2=42.. sau đó ra tỉ lệ nNO2:nNO=3:1.
mà tổng mol khí là 0,16 mol, chia 4 phần thì NO2=0,12 và NO=0,04.
đến đây BT e cho pt: 2.a + 2.a = 0,12 + 0,04.3------->a=0,06------>mCu=0,06.64=3,84------>mKL=5,28-3,84=1,44. mà nKL=nCu=0,06 rồi. lấy 1,44/0,06=24 ra Mg
 
V

vythuhien

Câu 36:Cho a mol AlCl3 vào 200g d d NaOH 4% thu được 3,9 g kết tủa
Gt của a là? Mình tính ra 0,0625 mol

haha. bạn cũng làm sai giống mình ở lúc đầu.
bạn đừng nghĩ theo kiểu phức tạp. đơn giản chỉ là: Al (3+) + 3OH- ----->Al(OH)3
n kết tủa= 0,05 = n AlCl3. vậy thôi!

Mình cũng ra 0,0625mol
nAlCl3=0,05mol mà nNaOH=0,2 mol thì tạo thành phức hết rồi chứ còn tủa đâu nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
H

hiepgia0493

Mình cũng ra 0,0625mol
nAlCl3=0,05mol mà nNaOH=0,2 mol thì tạo thành phức hết rồi chứ còn tủa đâu nhỉ?

uhm, bạn làm mình phải suy nghĩ lại đấy. đúng rồi, 0,0625mol, có 1 bài tương tự ở phần H+ pu với [Al(OH)4]- đó. chốt lại d.a là 0,0625mol ha, không thể sai dc.:D
 
N

nhatbach

các bạn xem giúp mình cái này trong bài bảo toàn điện tích nha
1. Dung dịch A chứa các ion Na+, nh4+, co32-, so4 2-
Chia dung dịch A thành hai phần bằng nhau:
- Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nóng, ta thu được 4,3 gam kết tủa X và 470,4
ml khí Y ở 13,5o
C và 1atm.
- Phần thứ hai cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 235,2 ml khí ở 13,5o
C và 1atm.
Tính tổng khối lượng các muối trong dung dịch A?
bài tập này thầy cho đáp số là 11,9 mà mình tính ra có 4,76 à, bạn nào ra giống thầy thì giúp mình với.
 
Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

các bạn xem giúp mình cái này trong bài bảo toàn điện tích nha
1. Dung dịch A chứa các ion Na+, nh4+, co32-, so4 2-
Chia dung dịch A thành hai phần bằng nhau:
- Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nóng, ta thu được 4,3 gam kết tủa X và 470,4
ml khí Y ở 13,5o
C và 1atm.
- Phần thứ hai cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 235,2 ml khí ở 13,5o
C và 1atm.
Tính tổng khối lượng các muối trong dung dịch A?
bài tập này thầy cho đáp số là 11,9 mà mình tính ra có 4,76 à, bạn nào ra giống thầy thì giúp mình với.
Ta có: Phần 1: Gọi[TEX] nCO_3^{2-} = x, nSO_4{2-} = y[/TEX]
Kết tủa là BaCO3 và BaSO4 có KL = 4,3g => 197x + 233y = 4,3 (*)
Khí thu được là NH3 có n = [TEX]\frac{PV}{RT} = \frac{0,4704.1}{0,082.(13,5+ 273)} = 0,02mol[/TEX] => [TEX]nNH_4^+ = 0,02mol[/TEX]
Phần thứ 2: Khí bay ra là CO2 có số mol = xmol = n[TEX]CO_3^{2-}[/TEX]
[TEX]nCO_3^{2-} = \frac{PV}{RT} = \frac{0,2352.1}{0,082.(13,5+ 273)} = 0,01mol[/TEX]
=> Thay vào (*) => y = 0,01mol
Bảo toàn điện tích => nNa+ = 0,02mol
=> m (1 phần)= 2,38
=> mA = 4,67g
Mình cũng ra vậy:D
 
N

nhatbach1

thầy và các bạn cho mình hỏi, trong khóa của thầy ngọc, hình như 1 số bài giảng bị trùng phải không vậy, vd pp trung bình ở vô cơ và hữu cơ là giống nhau, nhưng hình như phần bt tự luyện thì có vẻ khác nhau. cái này có đúng không ạ
 
N

nhatbach

chào thầy và các bạn, mình có 1 số thắc mắc ở pp bảo toàn e , ai biết thì giúp mình với nhá:
Câu 16: Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15
mol NO, 0,05 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4 gam B. 89,8 gam C. 116,9 gam D. 96,4 gam
câu này mình không tính ra đc C mà chỉ khoảng 110g à, nếu bạn nào giải đc đúng đáp số thì gjup mình nha

Câu 23: Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Fe, Mg có khối lượng 26,1 gam được chia làm 3 phần bằng
nhau:
- Phần 1: cho tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí.
- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí.
- Phần 3: cho tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng rồi hoà tan
trong dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2. Các thể tích khí đều được đo ở đktc. Thể tích
khí NO2
thu được là:
A. 13,44 lít B. 53,7 lít C. 26,88 lít D. 44,8 lít
câu này hình như cho dư dữ kiện phần 2, vì từ phần 1 tính đc số mol KL nhường để lên Fe2+, al3 và mg2+, trong khi ở phần 3 thì KL cũng như thế, cu2+ cuối cùng cũng là Cu2+ => n no2 = ne KL nhường => C, nhưng nếu tính thêm phần 2 thì lại ra số mol từng kl bj âm.... al=0,1, fe = -0,15 và mg0,6 vậy không biết mình có tính sai ở đâu kô, các bạn và thầy giúp giùm , tks ....
ở phần bài tập ankan, câu 41 , khi cracking hoàn toàn 1 ankan thu đc hỗn hợp y có M = 58, vậy X là: đáp án là c4h10 nhưng mình không hiểu khi craking hoàn toàn thì tỉ lệ mol như thế nào, bạn nào biết thì giúp mình với
 
Last edited by a moderator:
H

hiepgia0493

chào thầy và các bạn, mình có 1 số thắc mắc ở pp bảo toàn e , ai biết thì giúp mình với nhá:
ở phần bài tập ankan, câu 41 , khi cracking hoàn toàn 1 ankan thu đc hỗn hợp y có M = 58, vậy X là: đáp án là c4h10 nhưng mình không hiểu khi craking hoàn toàn thì tỉ lệ mol như thế nào, bạn nào biết thì giúp mình với
chài ai, lưu ý: các thể tích đo ở cùng Nhiệt độ, Áp suất, Thể tích nên có nt=ns thôi.
 
A

ahcanh95

thế còn các câu kia thì sao, cậu làm chưa giúp tớ với

nói thực mình thấy các bạn quá lạm dụng pic " giải đáp những ... của thầy Vũ Khắc Ngọc "

thầy lập ra để những bạn tham gia khóa học có những thắc mắc trong quá trình học. Dần dần nó biến thành nơi các bạn nhờ làm giúp bài tập và các câu hỏi.

Nếu ko làm dc thì các bạn có thể lập chủ đề mới để mọi người cùng suy nghĩ. Nếu để ý thì dễ thấy dc thầy VKN gần như ko hề làm 1 tí gì những bài tập trong đây mà hầu hết là trả lời những câu hỏi lý thuyết.

Không phải là thầy ko làm dc " dĩ nhiên rồi " mà là ko đúng chuyên môn. Hi vọng các bạn sẽ rút kinh nghiệm những lần sau.

@ Thân @

:khi (181)::khi (181)::khi (181)::khi (181)::khi (181):
 
H

hiepgia0493

nói thực mình thấy các bạn quá lạm dụng pic " giải đáp những ... của thầy Vũ Khắc Ngọc "

thầy lập ra để những bạn tham gia khóa học có những thắc mắc trong quá trình học. Dần dần nó biến thành nơi các bạn nhờ làm giúp bài tập và các câu hỏi.

Nếu ko làm dc thì các bạn có thể lập chủ đề mới để mọi người cùng suy nghĩ. Nếu để ý thì dễ thấy dc thầy VKN gần như ko hề làm 1 tí gì những bài tập trong đây mà hầu hết là trả lời những câu hỏi lý thuyết.

Không phải là thầy ko làm dc " dĩ nhiên rồi " mà là ko đúng chuyên môn. Hi vọng các bạn sẽ rút kinh nghiệm những lần sau.

@ Thân @

:khi (181)::khi (181)::khi (181)::khi (181)::khi (181):

trời a. đây là cách để thể hiện sự đoàn kết của các thành viên trong khóa của thầy Ngọc, thể hiện cái riêng biệt so với những khóa học khác va qua quá trình hỏi đáp, theo cá nhân mình thấy khá hiệu quả.
trừ khi những câu nào quá khó thì thầy Ngọc mới ra tay, vì thầy có chuyên môn tốt.
comment của bạn có thể ảnh hưởng đến sự đoàn kết của các thành viên, và nhiều khi một số bạn không dám hỏi đáp nữa đấy! ;)
 
N

nhatbach

nói thực mình thấy các bạn quá lạm dụng pic " giải đáp những ... của thầy Vũ Khắc Ngọc "

thầy lập ra để những bạn tham gia khóa học có những thắc mắc trong quá trình học. Dần dần nó biến thành nơi các bạn nhờ làm giúp bài tập và các câu hỏi.

Nếu ko làm dc thì các bạn có thể lập chủ đề mới để mọi người cùng suy nghĩ. Nếu để ý thì dễ thấy dc thầy VKN gần như ko hề làm 1 tí gì những bài tập trong đây mà hầu hết là trả lời những câu hỏi lý thuyết.

Không phải là thầy ko làm dc " dĩ nhiên rồi " mà là ko đúng chuyên môn. Hi vọng các bạn sẽ rút kinh nghiệm những lần sau.

@ Thân @

:khi (181)::khi (181)::khi (181)::khi (181)::khi (181):
thầy vẫn trả lời bình thường đấy chứ, với lại qua những thắc mắc nhiều lúc sẽ phát hiện đề bài có 1 số bất cập , vậy theo cậu là không có ích gì à??? và cậu không có quyền phán xét xem pic này có '' chuyên môn'' như thế nào , nếu cậu muốn hiểu kĩ muc đích của pic thì vui lòng xem lại những gì thầy đã nói ở page 1 nhé, trước khi định nói gì thì làm ơn suy nghĩ, đọc hiểu tí đừng nói những câu ngớ ngẩn thế.
 
A

acidnitric_hno3

Câu 16: Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15
mol NO, 0,05 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4 gam B. 89,8 gam C. 116,9 gam D. 96,4 gam
Bài này đề nhầm, muốn ra C. 116,9g thì 2 khí phải là NO và N2.
Bảo toàn mol e nNO3- = 3.0,15 + 10.0,05 = 0,95 mol
=> m muối = 58 + 62. 0,95 = 116,9g
@ Thân@
 
N

nhatbach

khi người ta hỏi só anken ở thể khí mà tác dụng dd hcl cho 1 sp thì ta có xet đồg phân hình học không nhỉ, mình nghĩ chỉ khi nào đề hỏi số đồng phân của CTCT... thì mói tính đến đồng phân hình học, vd như câu 20 bt anken hỏi só anken +hcl cho 1 sp thì mình nghĩ là etilen hoặc but2en, nhưng hình như thầy tính luôn đồng phân hình học nên ra 3 chất .không biết các bạn nghĩ như thế nào
 
A

acidnitric_hno3

Nhatbach à, thầy giáo mình luôn dạy là tính cả đp hình học đó, vì không nói rõ là ĐPCT mà...Phải tính cả:D
_______________________________________________________________________________
 
H

hocmai.vukhacngoc

nói thực mình thấy các bạn quá lạm dụng pic " giải đáp những ... của thầy Vũ Khắc Ngọc "

thầy lập ra để những bạn tham gia khóa học có những thắc mắc trong quá trình học. Dần dần nó biến thành nơi các bạn nhờ làm giúp bài tập và các câu hỏi.

Nếu ko làm dc thì các bạn có thể lập chủ đề mới để mọi người cùng suy nghĩ. Nếu để ý thì dễ thấy dc thầy VKN gần như ko hề làm 1 tí gì những bài tập trong đây mà hầu hết là trả lời những câu hỏi lý thuyết.

Không phải là thầy ko làm dc " dĩ nhiên rồi " mà là ko đúng chuyên môn. Hi vọng các bạn sẽ rút kinh nghiệm những lần sau.

@ Thân @

:khi (181)::khi (181)::khi (181)::khi (181)::khi (181):

Chào em,

Trước tiên thầy xin ghi nhận ý kiến của em, tuy cách diễn đạt có phần hơi gay gắt và dễ khiến các bạn khác tự ái tuy nhiên động cơ của em không có gì xấu. Trước đây, chính thầy cũng rất lo ngại các bạn sẽ lạm dụng các công cụ Hỏi - Đáp của diễn đàn nói chung và Topic này của thầy nói riêng, dẫn tới việc "lười suy nghĩ" và làm giảm hiệu quả học tập.

Tuy nhiên, càng về sau thầy càng hài lòng với thái độ học tập của các em cũng như tinh thần, sự nhiệt tình của các bạn tham gia Topic này. Việc học trực tuyến, để đạt hiệu quả như mong muốn của thầy trò mình, trước tiên phải dựa vào tinh thần tự giác, chăm chỉ của các em. Trong topic này, thầy rất vui vì có rất nhiều bạn đã thể hiệu được phần nào sự chăm chỉ đó như các bạn: ngobaochauvodich, vnbot99, nhatbach, .... và rất rất nhiều bạn khác nữa. Thầy đánh giá rất cao tinh thần tự học đó của các em.

Lẽ dĩ nhiên là trong một cộng đồng lớn như hocmai, có rất nhiều học sinh đã tham gia khóa học của thầy và trình độ của mỗi bạn có khác nhau nên cũng có một số câu hỏi còn quá dễ hoặc quá đơn giản, hiển nhiên khiến một số bạn học giỏi hơn thấy "ngứa mắt" và dễ ngộ nhận rằng bạn đặt câu hỏi đang "lạm dụng" đang "lười suy nghĩ". Tuy nhiên, chúng ta nên có tinh thần cầu thị, một câu hỏi dù ngớ ngẩn tới đâu cũng có ý nghĩa nhất định trong việc đánh thức ý niệm của chúng ta về phần kiến thức mà câu hỏi đó đề cập tới. Nhất là với môn Hóa - một môn học cần rất nhiều sự liên tưởng.

Bản thân thầy cũng đã học hỏi và rút kinh nghiệm được rất nhiều khi theo dõi Topic này!

Thời gian vừa qua thầy có bận một số công việc riêng nên không thường xuyên vào trả lời thắc mắc của các em, tuy nhiên, thầy vẫn theo dõi topic đều đặn và đánh dấu những vấn đề cần lưu ý, sửa đổi lại trên khóa học từ những thắc mắc - góp ý của các em.

Thầy hy vọng chúng ta vẫn sẽ tiếp tục duy trì và phát huy tối đa hiệu quả kênh Hỏi - Đáp trong topic này cho việc học tập nhé.

Chúc các em luôn vui vẻ và học thật là giỏi :x
 
B

bfphucspears93

Mấy bạn ơi cho mình hỏi 3 câu này trong BTTL của thầy Ngọc nha:
1. Cho 3,6g hh gồm K và một kim loại kiềm A td vừa hết với nước. Cho 2,24l H2 ở 0,5 atm và 0 độ C Biết so mol kim loại A trong hỗn hợp lớn hơn 10% tổng số mol 2 KL. A là ?
2. Một hỗn hợp nặng 14,3 gam gồm K và Zn tan hết trong nước dư cho ra dd chỉ chứa chất tan duy nhất là muốc. Kh lg mỗi kim loại trong hh và V khí H2 thoát ra là ?
3. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCL vào dung dịch chứa b mol Na2Co3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a - b)
B. V = 11,2(a - b)
C. V = 11,2(a + b)
D. V = 22,4(a + b)
 
V

vuvanchienaida

cac ban giai thich gium to cho nay voi
hoa tan hoan toan 12 g hon hop gom fe va cu co ti le 1:1 ve so mol bang dung dich hno3 du sau phan ung thu duoc dung dich
chi chua axit du va hon hop x (no va n02) dX/h2=19
tinh v cua hon hop x o dktc
giai ta co ncu=nfe=o,1(mol)
necho=0,1*(3+1)=0,5
hon hop x co M(TB)=38=(30+46)/2 =>nNO=nNO2
=>1 MOL x se nhan (3+1)/2=2 mol e
==>n(enhan)=2*nx
tai sao n(enhan)=2*nx vay ah
(ko phai em ko luuoi danh co dau ma kai ban phim cua em no bi sao y ko danh dc dau)
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom