Giải đáp thắc mắc các bài tập trong khóa học thầy Vũ Khắc Ngọc

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hocmai.vukhacngoc

em có thắc mắc
Câu 33 dạng 3 BTTL phần kiềm thổ, để phân biệt 3 chất BaCL2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. đáp án cho là Na2CO3. em thấy cả 3 đều xuất hiện tủa trắng và không có khí thoát ra thì ta phân biệt bằng cách nào???

Sorry em, đáp án đúng của câu hỏi này phải là AgNO3 nhé, do thầy đánh dấu nhầm vị trí đáp án của câu khác đó em ạ. Thầy sẽ cho đính chính ngay, chúc em học tốt!
 
H

hau0813

Một hỗn hợp X chứa một ancol no và một axit cacboxylic đơn chức đều mạch không phân nhánh, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy 0,4 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 30,24 lít khí oxi (đktc), thu được 52,8 gam CO¬2¬ và 19,8 gam H¬2¬O. Công thức phân tử của ancol trong X là:
A. C¬2¬H¬5¬OH. B. C¬3¬H¬8¬O¬3. C. C¬3¬H¬8¬O¬2¬. D. C¬2¬H¬6¬O¬2¬
 
B

boyphjeulang1994

Số e hóa trị = số e ngoài cùng + số e phân lớp d,f chưa bão hòa. Vậy thầy cho em hỏi chưa bão hòa là gì?. Và thầy cho em hỏi số nhóm = e hóa trị luôn phải không thầy?
 
H

hocmai.vukhacngoc

Số e hóa trị = số e ngoài cùng + số e phân lớp d,f chưa bão hòa. Vậy thầy cho em hỏi chưa bão hòa là gì?. Và thầy cho em hỏi số nhóm = e hóa trị luôn phải không thầy?

Thầy sẽ gợi ý vắn tắt cho em thế này:

- "Số e chưa bão hòa" ở phân lớp d, f có nghĩa là số e trên các phân lớp d, f chưa đầy (d có 10e thì đầy, f có 14e thì đầy, nhỏ hơn những số này thì là "chưa bão hòa")

- e hóa trị = e ngoài cùng + e ở phân lớp d, f chưa bão hòa

VD: Cr (Z=24) có cấu hình [Ar]3d^54s^1, có phân lớp d chứa 5e (chưa bão hòa) nên số e hóa trị của Cr = 5 + 1 = 6

hay Fe (Z = 26) có cấu hình [Ar]3d^64s^2 có phân lớp d chứa 6 e (chưa bão hòa) nên số e hóa trị của Fe = 6 + 2 = 8

.......


Số e hóa trị = số thứ tự nhóm đối với phân nhóm A (phân nhóm chính), còn đối với các phân nhóm B (phân nhóm phụ) thì còn tùy từng trường hợp.

Em xem kỹ lại bài giảng về "Cấu tạo nguyên tử" của thầy để hiểu rõ hơn nhé!
 
V

vythuhien

BTTL kiềm thổ

Câu 12 dạng 7 kiềm thổ
Em tính ra 13,92. ( có NH4NO3 nữa). đáp án là 13,32( chỉ tính Mg(NO3)2)
Hình như thầy gõ nhầm đáp án rồi^^
Câu 8 dạng 8 kiềm thổ
Thổi khí CO2 vào dung dịch chứa 0,02mol Ba(OH)2. Giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào khi CO2 biến thiên trong khoảng từ 0,005mol đến 0,024mol
A. 0 đến 3,94g
B. 0 đến 0,985g
C. 0,985 đến 3,94g
D. 0,985 đến 3,152g

với nCO2=0,005 thì nOH/nCO2=8, toàn bộ CO2 trở thành CO32-
nBaCO3=nBa=0,02--->n tủa=3,94g
với nCO2=0,024 thì nOH/nCO2=5/3, đường chéo nCO3 2- =0,016mol
---->n tủa=3,152g
theo em thì n tủa biến thiên từ 3,152g đến 3,94g
đáp án cho là n tủa từ 0- -> 3,94g
mà n tủa bằng 0 khi nOH/nCO2<1 hay 0,04/nCO2<1 hay nCO2>0,04 mol. vô lý
Không biết em sai ở chỗ nào?
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vukhacngoc

Câu 12 dạng 7 kiềm thổ
Em tính ra 13,92. ( có NH4NO3 nữa). đáp án là 13,32( chỉ tính Mg(NO3)2)
Hình như thầy gõ nhầm đáp án rồi^^
Câu 8 dạng 8 kiềm thổ
Thổi khí CO2 vào dung dịch chứa 0,02mol Ba(OH)2. Giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào khi CO2 biến thiên trong khoảng từ 0,005mol đến 0,024mol
A. 0 đến 3,94g
B. 0 đến 0,985g
C. 0,985 đến 3,94g
D. 0,985 đến 3,152g

với nCO2=0,005 thì nOH/nCO2=8, toàn bộ CO2 trở thành CO32-
nBaCO3=nBa=0,02--->n tủa=3,94g
với nCO2=0,024 thì nOH/nCO2=5/3, đường chéo nCO3 2- =0,016mol
---->n tủa=3,152g
theo em thì n tủa biến thiên từ 3,152g đến 3,94g
đáp án cho là n tủa từ 0- -> 3,94g
mà n tủa bằng 0 khi nOH/nCO2<1 hay 0,04/nCO2<1 hay nCO2>0,04 mol. vô lý
Không biết em sai ở chỗ nào?

Chào em, trước hết thầy xin ghi nhận em là một học sinh rất chăm chỉ làm các bài tập tự luyện của thầy ^^ thầy rất vui và khuyến khích các bạn khác cũng nên làm như vậy vì chỉ khi các em tự mình bắt tay vào việc giải bài tập tự luyện thành công thì mới biến kiến thức mà thầy truyền đạt lại thành kiến thức của các em và hiệu quả của khóa học mới đạt được.

Thời gian gần đây do thầy quá bận nên có một số bài tập chưa kiểm chứng lại đáp án được, thành thật xin lỗi em và các bạn khác về điều này, về 2 câu hỏi mà em thắc mắc:

- Câu 12 dạng 7 - đây là 1 câu trong đề thi khối B năm 2008, đáp án đúng là 13,92 gam.

Do HNO3 dư nên ta thấy ngay m(muối) >= 2,16/24 * (24 + 62*2) = 13,32 gam - tức là tối thiểu thì muối thu được cũng phải là 13,32 gam.
Dễ chứng minh được trong dung dịch còn có NH4NO3 (hoặc đoán được), do đó, dấu "=" không xảy ra và đáp số phải là 13,92 gam.

(Các bạn có thể bảo toàn e để tính số mol cụ thể của NH4NO3 và Mg(NO3)2 cũng được)

- Câu 8 dạng 8, đáp án đúng là C. 0,985 gam đến 3,94 gam em nhé!

0,985 gam ứng với thời điểm có 0,005 mol CO2 phản ứng và 3,94 gam là ứng với thời điểm có 0,02 mol CO2 phản ứng.


Mong các em thông cảm với những thiếu sót của thầy. Chúc tất các em luôn vui vẻ và học thật giỏi!
 
V

vythuhien

Hay là thầy sử dụng chức năng đánh dấu của .pdf để đáp án trực tiếp lên file bài tập luôn( như môn Lý của thầy Hùng). như vậy đỡ nhầm lẫn hơn cũng đỡ mất công tạo cái khung rồi nhập đáp án vô.^^
 
P

pe_kho_12412

thầy giúp em rõ hơn về bài tập này được không ak: :)

Câu 24: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa A và
dung dịch B. Cho Al dư vào dung dịch B thu được khí C và dung dịch D. Lấy dung dịch D cho tác dụng
với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa E. Các chất C, E lần lượt có thể là:
A. H2, Al(OH)3. B. CO2, Al(OH)3.
C. H2, BaCO3. D. Cả A, C đều đúng
 
L

linh030294

(*) Bài này mình thử nhé :D
Kết tủa A là : [tex]BaSO_4 [/tex]
Dung dịch B : [tex]BaO ; Ba(OH)_2 [/tex]
Khí C : [tex]H_2 [/tex]
Dung dịch D : [tex]Ba[Al(OH)_4]_2[/tex]
Kết tủa E : [tex]Al(OH)_3[/tex]
 
H

hocmai.vukhacngoc

^^ đây là một bài rất hay, các em thử suy nghĩ thêm chút nữa đi nhé, có cả đáp án rồi thì việc suy luận ngược lại không khó đâu nhé. Hic, bởi vậy nên thầy luôn muốn các em phải tự làm bài tập tự luyện trước, nếu không ra thì mới tra đáp án.
 
V

vythuhien

Câu 24: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa A và
dung dịch B. Cho Al dư vào dung dịch B thu được khí C và dung dịch D. Lấy dung dịch D cho tác dụng
với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa E. Các chất C, E lần lượt có thể là:
A. H2, Al(OH)3. B. CO2, Al(OH)3.
C. H2, BaCO3. D. Cả A, C đều đúng


Mình làm thế này
Suy từ đáp án ra:(
Nhận thấy dung dịch D phải chứa Ba2+ và Al3+ nên dung dich D tồn tại dưới dạng phức
Từ đây nghĩ ra
khi cho BaO vào H2SO4 loãng vừa tạo ra Ba(OH)2 và BaSO4
Dung dich B chứa Ba(OH)2
khi tác dụng với Al giải phóng khí H2(C) và phức Ba(Al(OH)4)2
Ba(Al(OH)4)2 + NaCO3-----> BaCO3 + Al(OH)3 + NaOH
vậy tủa là BaCO3 hoặc Al(OH)3
Chọn D

Mong thầy và các bạn cho ý kiến:D
 
Last edited by a moderator:
H

huyentrang_2002_2005_thanh_chuong3

Mọi người hướng dẫn bài này với :
Một anđêhit mạch hở không phân nhánh, lấy V lít hơi A cộng tối đa hết 3 V lít H2 (Ni/t0) thu được hợp chất hữu cơ B. Cho B tác dụng với Na dư thu được V lít H2 (các thể tích đo cùng điều kiện). Đốt cháy m gam A thu được 14,08 g CO2 và 2,88 g H2O
1. Công thức cấu tạo của A là :
A. [TEX]HOC-CH_2-HC_2-CHO[/TEX] B. [TEX]HOC-CH=HC-CHO[/TEX]
C. [TEX]CH_2-CH-HC_2-CHO[/TEX] C. [TEX]CH_3-CH2-CHO[/TEX]
2. Giá trị của m là :
A. 5,52 B.6,55 C,72 D.8,40
 
H

huyhoang94

pt : CnH2n+2-2k-x(CHO)x + (k+x) H2 --> CnH2n+2-x(CH2OH)x

gt --> k + x =3 (1)

mặt # cho B + Na --> n ancol = n H2 --> ancol 2 chức

(1) -> x=2 , k=1 --> CT của andehit là CnH2n -2 (CHO)2 (2)

theo gt đốt cháy (2 ) ... --> n =2 --> andehit là C2H2(CHO)2 --> chọn B

--> m C2H2 (CHO)2 = 6.72 g
 
S

sweetchocola

:):)Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X-
nhiều hơn trong M+
là 16.
Công thức của MX3

là:
A. CrCl3 B. FeCl3 C. AlCl3 D. SnCl3
-cho e hỏi,cách giải bài này
 
H

hocmai.toanhoc

:):)Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X-
nhiều hơn trong M+
là 16.
Công thức của MX3

là:
A. CrCl3 B. FeCl3 C. AlCl3 D. SnCl3
-cho e hỏi,cách giải bài này

Chào em!
Hocmai hướng dẫn em làm dạng này nhé!
Dạng này em gọi số proton của M là Z, suy ra số electron ủa M cũng là Z, số nơtron của M là N.
gọi số proton của X là Z', suy ra số electron ủa X cũng là Z', số nơtron của X là N'.
Thế là em có 4 ẩn 4 phương trình em giải ra thôi!
 
S

sweetchocola

:):)Hợp chất A được tạo thành từ ion M+
và ion X2-
. Tổng số 3 loại hạt trong A là 164. Tổng số các hạt mang điện
trong ion M+
lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2-
là 3. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron
là 1 hạt, trong nguyên tử X số hạt proton bằng số hạt nơtron. M và X là :
A. K và S B. Na và S C. Li và S D. K và O
-cho e hỏi luôn bài này!!!!!!!!Em cảm ơn
 
H

hocmai.vukhacngoc

:):)Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X-
nhiều hơn trong M+
là 16.
Công thức của MX3

là:
A. CrCl3 B. FeCl3 C. AlCl3 D. SnCl3
-cho e hỏi,cách giải bài này

mẹo nè em: cả 4 đáp án đều "bảo rằng" X là Clo (Z = 17), hihi, lấy số liệu của Clo thay vào thì em dễ dàng tìm ra M thôi, nhỉ :p
 
P

pe_kho_12412

thầy và các bạn chỉ em bt này đk không ah::D ........

Câu 15: Có 4 cốc mất nhãn đựng riêng biệt các chất sau: Nước nguyên chất, nước cứng tạm thời, nước
cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Hoá chất dùng để nhận biết các cốc trên là:
A. NaHCO3. B. MgCO3. C. Na2CO3. D. Ca(OH)2.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom