Giải đáp thắc mắc các bài tập trong khóa học thầy Vũ Khắc Ngọc

Status
Không mở trả lời sau này.
F

fcvukhacngoc

Thầy và các bạn cho em hỏi vài câu về Lý thuyết sự điện phân
Câu 22: Khi điện phân có vách ngăn dung dịch gồm NaCl, HCl. Sau một thời gian điện phân xảy ra hiện tượng nào dưới đây:
A. Dung dịch thu được có làm quỳ tím hóa đỏ
B. Dung dịch thu được không đổi màu quỳ tím
C. Dung dịch thu được làm xanh quỳ tím
D. A, B, C đều có thể đúng
Đáp án là C , nhưng theo em là D , vì còn tuỳ vào số mol HCL so với NaCl , thì có thể xảy ra nhiều trương hơp

Câu 24: Điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl với số mol CuSO4 < 1\2 nNaCl dung dịch có chứa vài giọt quì
tím. Điện phân với điện cực trơ. Màu của quì tim sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình điện phân?
A. đỏ sang xanh B. tím sang đỏ C. Xanh sang đỏ D. tím sang xanh
Đáp án Là D , nhưng theo em hiểu thì NaCl trung tinh , CuSO4 tạo bởi gốc axit mạnh , và gốc Bazo yếu , thì quỳ phải chuyển màu đỏ chử nhỉ? nên em chọn A
Câu 28: Natri, canxi, magie, nhôm được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp nào:
A. Phương pháp thuỷ luyện B. Phương pháp nhiệt luyện C. Phương pháp điện phân D. Phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy
ĐÁp án là C. Phương pháp điện phân . Em ko rõ lắm , tại sao đáp án D lại sai .
 
Last edited by a moderator:
N

nhatbach1

Câu 24: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa A và
dung dịch B. Cho Al dư vào dung dịch B thu được khí C và dung dịch D. Lấy dung dịch D cho tác dụng
với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa E. Các chất C, E lần lượt có thể là:
A. H2, Al(OH)3. B. CO2, Al(OH)3.
C. H2, BaCO3. D. Cả A, C đều đúng

Mình làm thế này
Suy từ đáp án ra:(
Nhận thấy dung dịch D phải chứa Ba2+ và Al3+ nên dung dich D tồn tại dưới dạng phức
Từ đây nghĩ ra
khi cho BaO vào H2SO4 loãng vừa tạo ra Ba(OH)2 và BaSO4
Dung dich B chứa Ba(OH)2
khi tác dụng với Al giải phóng khí H2(C) và phức Ba(Al(OH)4)2
Ba(Al(OH)4)2 + NaCO3-----> BaCO3 + Al(OH)3 + NaOH
vậy tủa là BaCO3 hoặc Al(OH)3
Chọn D

Mong thầy và các bạn cho ý kiến:D

chao ban, mình nghĩ có thể xét từg trường hợp mà ko phải suy ngược lại, cụ thể, ở pư đầu thì baso4 là chắc chắn, nhưng có thể sẽ là axit hoặc kiềm dư, mình thử theo 2 hướng, thì hướng kiềm dư ra như bạn, còn nếu axit dư thì khi tạo al2(so4)3 tác dụng với naco3 sẽ không cho kết tủa, nên chon D. mình nghĩ thế hihi
à nhân tiện các bạn cho mình hỏi: kmno4 có oxihoa đc xeton hay ko, vì trong bài của thầy : lí thuyết and-xeton, câu 10 thì hình như không tính xeton, nhưng trong sách các pư của tác giả ngô ngọc an viết thì: '' kmno4 không bị oxi hoá bỏi những tác nhân nhẹ, nhưng có thể bị oxi hoá bỏi kmno4, kcr2o7,... vậy trong trường hợp này theo thầy và các bạn thì như thế nào ạ, cảm ơn thầy và các bạn:) thân
 
N

nhatbach

thầy xem giúp em chất oxi hoá này

ltdb thầy ngọc: lí thuyết and-xeton, câu 10 thì hình như không tính xeton, nhưng trong sách các pư của tác giả ngô ngọc an viết thì: '' kmno4 không bị oxi hoá bỏi những tác nhân nhẹ, nhưng có thể bị oxi hoá bỏi kmno4, kcr2o7,... vậy trong trường hợp này theo thầy và các bạn thì như thế nào ạ, cảm ơn thầy và các bạn:) thân
 
H

hocmai.vukhacngoc

chao ban, mình nghĩ có thể xét từg trường hợp mà ko phải suy ngược lại, cụ thể, ở pư đầu thì baso4 là chắc chắn, nhưng có thể sẽ là axit hoặc kiềm dư, mình thử theo 2 hướng, thì hướng kiềm dư ra như bạn, còn nếu axit dư thì khi tạo al2(so4)3 tác dụng với naco3 sẽ không cho kết tủa, nên chon D. mình nghĩ thế hihi
à nhân tiện các bạn cho mình hỏi: kmno4 có oxihoa đc xeton hay ko, vì trong bài của thầy : lí thuyết and-xeton, câu 10 thì hình như không tính xeton, nhưng trong sách các pư của tác giả ngô ngọc an viết thì: '' kmno4 không bị oxi hoá bỏi những tác nhân nhẹ, nhưng có thể bị oxi hoá bỏi kmno4, kcr2o7,... vậy trong trường hợp này theo thầy và các bạn thì như thế nào ạ, cảm ơn thầy và các bạn:) thân

Trong các bài giảng về hợp chất hữu cơ chứa C, H, O thầy đã giải thích là: "nếu C mang nhóm chức không còn H thì nó không có tính khử (không bị oxi hóa)". Xeton là nhóm chức thuộc loại như vậy. Do đó nó không bị oxh bở các chất oxh thông thường.

Đối với các chất oxh mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, ... (trong môi trường axit) thì phản ứng oxh xảy ra, khi đó Xeton bị cắt đứt mạch C xung quanh nhóm chức và tạo ra nhiều sản phẩm phức tạp khác nhau. Trong chương trình phổ thông, ta không xét tới các trường hợp này!
 
M

mualanhbuon

Câu 36:Ancol A có khả năng tách nước tạo anken. Oxi hóa một lượng A bằng Oxi ( có xúc tác) được hỗn hợp X. Chia hỗn hợp X làm 3 phần bằng nhau:
+ Phần 1 cho tác dụng với lượng dư Bạc nitrat sinh 21,6g Ag
+ Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư đc 2,24 lít CO2 (đkc)
+ Phần 3 tác dụng vói Na vừa đủ đc 4,48l Hidro (đkc) và 25,8g rắn khan.
CTPT của A và %A bị oxi hóa lần lượt là :
A. C3H8O và 66,66% B. C3H8O và 33,33%
C. C2H6O và 66,66% D. C4H10O và 66,66%

cho em hỏi bài nầy đi.thank thầy
 
F

fcvukhacngoc

Câu 36:Ancol A có khả năng tách nước tạo anken. Oxi hóa một lượng A bằng Oxi ( có xúc tác) được hỗn hợp X. Chia hỗn hợp X làm 3 phần bằng nhau:
+ Phần 1 cho tác dụng với lượng dư Bạc nitrat sinh 21,6g Ag
+ Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư đc 2,24 lít CO2 (đkc)
+ Phần 3 tác dụng vói Na vừa đủ đc 4,48l Hidro (đkc) và 25,8g rắn khan.
CTPT của A và %A bị oxi hóa lần lượt là :
A. C3H8O và 66,66% B. C3H8O và 33,33%
C. C2H6O và 66,66% D. C4H10O và 66,66%

cho em hỏi bài nầy đi.thank thầy

ĐÁp án A phải ko bạn?
Nhìn vào đáp án , thì đáp án A có khả năng nhất .hì
còn cách làm như sau:
Xác định CTPT ta dựa vào dữ kiện phần 2, phần 3
gọi công thức ancol la CnH2n+2O bạn dễ dàng suy ra công thức của muối tạo bởi axit và ancol nhé.
từ phần 2 , biết được số mol axit ,suy ra sô mol H2 tạo bới axit suy tiếp được số mol H2 tạo bởi ancol
từ đó biết được số mol mỗi muối . ta được một pt , giải tìm được n = 3
Dư kiện phần 1 để xác định phần trăm.
 
Last edited by a moderator:
M

mualanhbuon

ĐÁp án A phải ko bạn?
Nhìn vào đáp án , thì đáp án A có khả năng nhất .hì
còn cách làm như sau:
Xác định CTPT ta dựa vào dữ kiện phần 2, phần 3
gọi công thức ancol la CnH2n+2O bạn dễ dàng suy ra công thức của muối tạo bởi axit và ancol nhé.
từ phần 2 , biết được số mol axit ,suy ra sô mol H2 tạo bới axit suy tiếp được số mol H2 tạo bởi ancol
từ đó biết được số mol mỗi muối . ta được một pt , giải tìm được n = 3
Dư kiện phần 1 để xác định phần trăm.




chất nào tạo ra Ag vậy bạn.viết CTCT nha
 
R

rubic_24

Thưa thầy em có chút thắc mắc về BT này ạ :

Cho 2 ancol qua H2SO4 đặc và đun nóng được hỗn hợp các ete > Lấy một trong các ete đem đốt cháy thì thấy rằng tỷ lệ nete : nO2 : nCO2 : nH2O = 0,5 : 2,75 : 2 : 2 . CTCT của ete đem đốt là ?

A : CH3-O-CH2-CH=CH2
B. CH2=CHOCH2CH3
C. CH3CH2OCH2CH3
D . Cả A và B đều đúng

Thưa thầy, em dùng pp ghép hệ số => C4H8O nhưng không biết sử dụng dữ kiện nào của Bài toán để biện luận CTCt của Ete ạ .
 
H

hocmai.vukhacngoc

Thưa thầy em có chút thắc mắc về BT này ạ :

Cho 2 ancol qua H2SO4 đặc và đun nóng được hỗn hợp các ete > Lấy một trong các ete đem đốt cháy thì thấy rằng tỷ lệ nete : nO2 : nCO2 : nH2O = 0,5 : 2,75 : 2 : 2 . CTCT của ete đem đốt là ?

A : CH3-O-CH2-CH=CH2
B. CH2=CHOCH2CH3
C. CH3CH2OCH2CH3
D . Cả A và B đều đúng

Em chú ý là ete không no nhé, do đó ancol ban đầu cũng phải không no ;) điều kiện nào để ancol không no bền?
 
B

baladygaga586

chất nào tạo ra Ag vậy bạn.viết CTCT nha


hon hop X co andehit, ancol , axit. chat tao ra bac chac la andehit.
 
K

kiemkhachvn

thưa thầy
thầy giúp em bài này với
em cảm ơn


nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí gồm(20% thể tích O2 và 80% thẻ tích nito).Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu dc một chấi rắn duy nhất và hh khí Y có thành phần thể tích 84,8%so2, ,14%nito.còn lại là oxi.phần trăm khối lượng Fe trong X là
 
N

nhatbach1

em chào thầy, thầy cho em hỏi, khi ta nói dd br bị mất màu thì đó là do br2 phản ứng cộng nối đôi phải không thầy, vd như br2 trong h20 thì khi pư với andehit (pư oxihoa) có bị mất màu không vậy thầy, và thầy cho em hỏi br2 bị mất màu là vì sao ạ, vd vì em thấy không phải trường hợp nào cũng mất màu, vd pư thế với ankan, em cảm ơn thầy nhiều
 
H

hocmai.vukhacngoc

em chào thầy, thầy cho em hỏi, khi ta nói dd br bị mất màu thì đó là do br2 phản ứng cộng nối đôi phải không thầy, vd như br2 trong h20 thì khi pư với andehit (pư oxihoa) có bị mất màu không vậy thầy, và thầy cho em hỏi br2 bị mất màu là vì sao ạ, vd vì em thấy không phải trường hợp nào cũng mất màu, vd pư thế với ankan, em cảm ơn thầy nhiều

Chào em, Br2 (phân tử đơn chất) là chất lỏng có màu đỏ - da cam. Khi Br2 phản ứng và tạo ra trạng thái khác thì Br2 bị mất màu.

Phản ứng với anđehit hoặc anken đều làm mất màu Br2, kể cả phản ứng thế ankan nhưng do phản ứng ankan xảy ra khó khăn, thường phải lấy dư Br2 và cần nhệt độ cao (Br2 khan, ở dạng hơi) do đó không gọi là "mất màu dung dịch Br2"
 
H

huyentrang_2002_2005_thanh_chuong3

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1,608 gam chất hữu cơ A chỉ thu được 1,272 gam [TEX]Na2CO3[/TEX] và 0,528 gam CO2. Cho A tác
dụng với dung dịch HCl thì thu được một axit hữu cơ 2 lần axit B. Công thức cấu tạo của A là
A. [TEX]NaOOC-CH_2-COONa[/TEX] B. NaOOC-COOH
C. NaOOC-COONa D. NaOOC-CH=CH-COONa
Nếu như không có được nhận xét sản phẩm không có nước kết luận đáp án C thì Thầy ơi cho em hỏi bài này nếu giải toán thì giải theo hướng nào ạ.
 
Last edited by a moderator:
N

nhatbach1

chào bạn, mình không hiểu ý bạn hỏi lắm, nhưng nếu làm thì mình làm như thế này, btkl ---> m O đem đốt, btnt O => nO trong A, vì A có 4 ntử O, (cái này dựa vào pư 2 đấy bạn nhé) --> n A = n O:4 , ---> M(A)=134 thì đáp án là C chứ sao lai A vậy bạn, đề bài đã nói sp cháy CHỈ thu đc muối và co2 rồi mà.... nhưng nếu thế thì có thể dựa vào đáp án để thấy ngay là C vì các đáp án còn lại đều có H --> cháy có H20
 
D

duynhan1

Thưa thầy cho em hỏi trong phản ứng nhiệt nhôm cho dù Oxit Fe dư thì sản phẩm vẫn là Al2O3 và Fe ạ.
Em cảm ơn thầy.
 
L

lache

Câu 25: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung
dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất
Z và T lần lượt là:
A. CH3OH và CH3NH2 B. C2H5OH và N2
C. CH3OH và NH3 D. CH3NH2 và NH3
thay oi câu này đáp án phải là C chứ ạ, đáp án của thầy là A
 
N

nghiahiep0240

thầy ơi cho em hỏi làm sao để biết cái nào là liên kết cộng hóa trị phân cưc, và không phân cực mà không cần tính hiệu độ âm điện
 
H

hocmai.vukhacngoc

thầy ơi cho em hỏi làm sao để biết cái nào là liên kết cộng hóa trị phân cưc, và không phân cực mà không cần tính hiệu độ âm điện

Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa 2 nguyên tử phi kim với nhau.

- Cộng hóa trị không phân cực thường là khi 2 nguyên tử phi kim đó thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học (đơn chất).

- Cộng hóa trị phân cực thường là khi 2 nguyên tử phi kim đó khác nhau.

Cá biệt có 1 số ngoại lệ thì em phải nhớ. Ví dụ AlCl3 là hợp chất Cộng hóa trị (dù là kim loại và phi kim), hay Ankan (phần nào đó là các Hiđrocacbon) có liên kết C-H được xem là Cộng hóa trị không phân cực (dù 2 phi kim khác nhau), ....
 
N

nguyendung576900

chào bạn, mình không hiểu ý bạn hỏi lắm, nhưng nếu làm thì mình làm như thế này, btkl ---> m o đem đốt, btnt o => no trong a, vì a có 4 ntử o, (cái này dựa vào pư 2 đấy bạn nhé) --> n a = n o:4 , ---> m(a)=134 thì đáp án là c chứ sao lai a vậy bạn, đề bài đã nói sp cháy chỉ thu đc muối và co2 rồi mà.... Nhưng nếu thế thì có thể dựa vào đáp án để thấy ngay là c vì các đáp án còn lại đều có h --> cháy có h20
ý mình là nếu như khi làm bài mà không có nhận xét từ sản phẩm không có [tex]h_2o[/tex] thì phương pháp giải toán như thế nào để có đáp án đúng
không biết bạn đã hiểu ý mình chưa.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom