$\color{Red}{\fbox{$\bigstar$ Toán 8 $\bigstar$}}\color{Magenta}{\fbox{Ôn tập HKI}}$

H

hoamattroi_3520725127

câu b

áp dụng BDT cauchy-schwartz

$\dfrac{x^2}{x+y}+\dfrac{y^2}{y+z}+\dfrac{z^2}{x+z}$ \geq $\dfrac{(x+y+z)^2}{2(x+y+z)}$
\Rightarrow dpcm


Trời! Bạn làm thế này k dc điểm đâu nhá! :p

Trong chương trình chỉ học Bunhia và Cauchy thôi, với các bđt khác, khi dùng phải chứng minh nhé!
Mình có cách này nè, các bạn tham khảo nha!

Có : $\dfrac{x^2}{x + y} + \dfrac{x + y}{4} = \dfrac{(2x)^2 + (x + y)^2}{4(x + y)} \ge \dfrac{4x(x + y)}{4(x + y)} = x$ (1)

Tương tự cũng có : $\dfrac{y^2}{y + z} \ge y (2) ; \dfrac{z^2}{x +z} \ge z$ (3)

Cộng theo vế 3 bđt trên ta dc dpcm

P.s : Cách của tớ chi tiết là vậy đó Thủy :D
Xin chỉ giáo thêm ạ!
Thế mà cậu bảo trường cậu chưa học bđt, chém bay cả mái :p
 
Last edited by a moderator:
K

khaiproqn81

Để tui chém câu a) cho sai thì thui nha (học lớp 8 mà cho bài lớp 9):)|
$(\frac{x+3}{x-9} + \frac{1}{\sqrt{x} + 3}):\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x} - 3}$

$=\frac{x+3}{(\sqrt{x})^2-3^2} + \frac{1}{\sqrt{x} + 3}):\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x} - 3}$

$=(\frac{x+3}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x} + 3)} + \frac{1}{\sqrt{x} + 3}):\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x} - 3}$

$=\frac{x+3+\sqrt{x}-3}{(\sqrt{x} - 3)(\sqrt{x} + 3} . \frac{\sqrt{x}-3}{\sqrt{x}}$

$=\frac{x+\sqrt{x}}{\sqrt{x}(\sqrt{x}+3)}$

$=\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x} + 1}{\sqrt{x}(\sqrt{x}+3)}$

$=\frac{\sqrt{x} + 1}{\sqrt{x} + 3}$
 
Last edited by a moderator:
A

anhbez9

nghi vấn


Bài 7: Cho tam giác ABC vuông tại A. M là trung điểm của BC. Vẽ MD vuông góc với AB tại D, ME vuông góc với AC tại E. Chứng minh rằng DE = BC
câu này nếu ta vẽ hinh thì se ko the cm dc DE=BC,phải là DE=1/2 BC
 
C

chonhoi110

Để tui chém câu a) cho sai thì thui nha (học lớp 8 mà cho bài lớp 9):)|
$(\frac{x+3}{x-9} + \frac{1}{\sqrt{x} + 3}):\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x} + 3}$

$=\frac{x+3}{(\sqrt{x})^2-3^2} + \frac{1}{\sqrt{x} + 3}):\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x} + 3}$

$=(\frac{x+3}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x} + 3)} + \frac{1}{\sqrt{x} + 3}):\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x} + 3}$

$=\frac{x+3+\sqrt{x}-3}{(\sqrt{x} - 3)(\sqrt{x} + 3} . \frac{\sqrt{x}-3}{\sqrt{x}}$

$=\frac{x+\sqrt{x}}{\sqrt{x}(\sqrt{x}+3)}$

$=\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x} + 1}{\sqrt{x}(\sqrt{x}+3)}$

$=\frac{\sqrt{x} + 1}{\sqrt{x} + 3}$
Uầy,đúng rùi :D
Bạn giỏi quá nhỉ :p

Sắp hết tháng 12 rùi :D chắc các bạn cũng thi gần hết rồi, bạn nào thi xong thì có thể up đề lên topic để mọi người cùng làm nha :p

Còn rất nhiều bài tập, mời mọi người cùng làm


Bài 1: Tính $A=\dfrac{3x^2+12y}{0,3x^2-4,8y^2}$ biết $x-4y=7$

Bài 2:
Tính $B=\dfrac{4x^2-9y^2}{x^2-1,5y}$ biết $6x+9y=5$

Bài 4: Tính $F=\dfrac{3a-5b}{2a+7b}$ biết b>a>0 và $2a^2+b^2=3ab$

Hơi nâng cao :D

Tính:

Bài 8: $H=\dfrac{x^2-yz}{(x+y)(x+z)}+\dfrac{y^2-zx}{(y+z)(y+x)}+\dfrac{z^2-xy}{(z+x)(z+y)}$

Bài 9: $G=\dfrac{x^2}{(x-y)(x-z)}+\dfrac{y^2}{(y-z)(y-x)}+\dfrac{z^2}{(z-x)(z-y)}$

Bài 10: Tính $I=\dfrac{bc}{a}+\dfrac{ac}{b}+\dfrac{ab}{c}$ biết $abc=8$ và $\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}= \dfrac{3}{4} (a,b,c > 0)$

Bài 11: Tính $N=\dfrac{1}{x^2+y^2-z^2}+\dfrac{1}{y^2+z^2-x^2}+\dfrac{1}{z^2+x^2-y^2}$ biết $x+y+z=0$ và x,y,z khác 0

Nâng cao thì mình sẽ up sau nữa :p

Vài bài hình nữa nhé :)
Bài 1: Cho $\triangle \; ABC, \widehat{A}=90^0$, đường cao AH. M,N lần lượt đối xứng với H qua AB, AC.
a) CMR: M đối xứng với N qua A
b) Tứ giác MNCB là hình gì? Tại sao?
c) CMR: BC=BM+CN

Bài 2: Điểm M nằm trong $\triangle \; ABC. D,E,F$ lần lượt là trung điểm AB, AC, BC. P,Q,R lần lượt đối xứng với M qua D, E, F.
a) Gọi O là trung điểm BQ
CMR: A đối xứng với R qua O
b) CMR: 3 đường thẳng AR, BQ, CP đồng quy.

Bài 3: Cho hình vuông ABCD từ A kẻ 2 đường thẳng vuông góc với nhau. Đường thẳng 1 cắt đường thẳng BC, CD lần lượt tại Q,P. Đường thẳng 2 cắt đường thẳng BC, CD lần lượt tại R, S.
a) CMR: Các $\triangle \; APR , ASQ$ vuông cân.
b) CMR: P là trực tâm của $\triangle \; SRQ$
c) M,N lần lượt là trung điểm $RP, SQ, RP \cap SQ$ ={I}
CMR: Tứ giác AMIN là hình chữ nhật
d) CMR: M,B,N,D thẳng hàng
 
L

letsmile519

Bài 1: Tính $A=\dfrac{3x^2+12y}{0,3x^2-4,8y^2}$ biết $x-4y=7$

Bài 2:
Tính $B=\dfrac{4x^2-9y^2}{x^2-1,5y}$ biết $6x+9y=5$


Bài 1:
$A=\dfrac{3x^2+12y}{0,3x^2-4,8y^2}=\dfrac{3(x+4y)}{0,3(x-4y)(x+4y)}=\dfrac{10}{7}$

Bài 2: Ta có: $6x+9y=5 \rightarrow 3(2x+3y)=5$

$B=\dfrac{(2x-3y)(2x+3y)}{\dfrac{1}{2}(2x-3y)}=2(2x+3y)=\dfrac{10}{3}$
Bài 4: Tính $F=\dfrac{3a-5b}{2a+7b}$ biết b>a>0 và $2a^2+b^2=3ab$
Ta có: $2a^2+b^2=3ab$
$\leftrightarrow (a-b)(2a-b)=0$

Vì $b>a>0 \rightarrow 2a=b$
$\rightarrow F=\dfrac{-7}{16}$
 
Last edited by a moderator:
L

letsmile519

Tính:

Bài 8: $H=\dfrac{x^2-yz}{(x+y)(x+z)}+\dfrac{y^2-zx}{(y+z)(y+x)}+\dfrac{z^2-xy}{(z+x)(z+y)}$

Bài 9: $G=\dfrac{x^2}{(x-y)(x-z)}+\dfrac{y^2}{(y-z)(y-x)}+\dfrac{z^2}{(z-x)(z-y)}$
Bài 8:
$H=\dfrac{x^2-yz}{(x+y)(x+z)}+\dfrac{y^2-zx}{(y+z)(y+x)}+\dfrac{z^2-xy}{(z+x)(z+y)}$
$=\dfrac{(x^2-yz)(y+z)+(y^2-zx)(x+z)+(z^2-xy)(x+y)}{(x+y)(x+z)(y+z)}$
$=\dfrac{(y+z)(x+y)(z-z)}{(x+y)(x+z)(y+z)}$

Bài 9:
$G=\dfrac{x^2}{(x-y)(x-z)}+\dfrac{y^2}{(y-z)(y-x)}+\dfrac{z^2}{(z-x)(z-y)}$
$=\dfrac{-x^2(y-z)-y^2(z-x)-z^2(x-y)}{(x-y)(y-z)(z-x)}$
$=\dfrac{(x-y)(y-z)(z-x)}{(x-y)(y-z)(z-x)}$

Bài 10: Tính $I=\dfrac{bc}{a}+\dfrac{ac}{b}+\dfrac{ab}{c}$ biết $abc=8$ và $\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}= \dfrac{3}{4} (a,b,c > 0)$
$I=\dfrac{abc}{a^2}+\dfrac{abc}{b^2}+\dfrac{abc}{c^2}$

$=abc(\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{c^2})$

$=8.\dfrac{3}{4}=6$
 
Last edited by a moderator:
L

letsmile519

Bài 11: Tính $N=\dfrac{1}{x^2+y^2-z^2}+\dfrac{1}{y^2+z^2-x^2}+\dfrac{1}{z^2+x^2-y^2}$ biết $x+y+z=0$ và x,y,z khác 0
$x+y+z=0 \rightarrow x^2+y^2-z^2=-2xy ; y^2+z^2-x^2=-2yz ; x^2+z^2-y^2=-2xz$

Thay vào biểu thức:
$N=\dfrac{-1}{2xy}+\dfrac{-1}{2yz}+\dfrac{1}{2xz}=\dfrac{-(x+y+z)}{2xyz}=0$


Còn 3 bài hình chịu khó làm nhé, cũng k khó đâu.!
 
Last edited by a moderator:
C

chonhoi110

Cơ bản coi như cũng xong rùi nhỉ :D
Giờ thì đến nâng cao thôi :Mjogging: (thật ra thì cũng toàn cơ bản cả :)) )

Bài 12: Cho $x=by+cz; y=ax+cz; z=ax+by$ và $x+y+z \not= \, 0; xyz \not= \, 0$
Chứng minh $\dfrac{1}{1+a}+\dfrac{1}{1+b}\dfrac{1}{1+c}=2$

Bài 13: Cho $xy=a; yz=b; zx=c (a,b,c \not= \, 0)$
Tính $x^2+y^2+z^2$

Bài 14: Cho $x^3+y^3+z^3=3xyz$ Tính $P=\dfrac{xyz}{(x+y)(y+z)(z+x)}$

Bài 15: Cho: $a^2+b^2+c^2=25$
__________ $x^2+y^2+z^2=81$
__________ $ax+by+cz=45$
Tính: $\dfrac{a+b+c}{x+y+z}$

Bài 16:
Cho $\dfrac{a}{b^2}+\dfrac{b}{c^2}+\dfrac{c}{a^2}= \dfrac{b^2}{a}+\dfrac{c^2}{b}+\dfrac{a^2}{c}$ và $abc=1$
Chứng minh 3 số a,b,c có 1 số bằng bình phương của 1 số

Bài 17: Cho x, y, z đôi một khác nhau và $\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}=0$
Tính $Q=\dfrac{yz}{x^2+2yz}+\dfrac{xz}{y^2+2xz}+\dfrac{xy}{z^2+2xy}$

Nếu bạn nào không giỏi những bài nâng cao có thể làm những bài này ;)

Phân tích đa thức thành nhân tử:
a, $(x-2)(x-4)(x-5)(x-10)-54x^2$
b, $2x^4-5x^3-27x^2+25x+50$
c, $(12x+7)^2(3x+2)(2x+1)-3$
d, $x^8+x+1$
e, $(x^2-11x+28)(x^2-7x+10)-72$
 
H

hoamattroi_3520725127

Để tui chém câu a) cho sai thì thui nha (học lớp 8 mà cho bài lớp 9):)|
$(\frac{x+3}{x-9} + \frac{1}{\sqrt{x} + 3}):\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x} + 3}$

$=\frac{x+3}{(\sqrt{x})^2-3^2} + \frac{1}{\sqrt{x} + 3}):\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x} + 3}$

$=(\frac{x+3}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x} + 3)} + \frac{1}{\sqrt{x} + 3}):\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x} + 3}$

$=\frac{x+3+\sqrt{x}-3}{(\sqrt{x} - 3)(\sqrt{x} + 3}$ . $\frac{\sqrt{x}-3}{\sqrt{x}}$

$=\frac{x+\sqrt{x}}{\sqrt{x}(\sqrt{x}+3)}$

$=\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x} + 1}{\sqrt{x}(\sqrt{x}+3)}$

$=\frac{\sqrt{x} + 1}{\sqrt{x} + 3}$

Sai chỗ in đỏ rồi bạn ơi :D
Chắc bạn gõ nhầm dấu :D
 
Last edited by a moderator:
H

hoamattroi_3520725127

Cơ bản coi như cũng xong rùi nhỉ :D
Giờ thì đến nâng cao thôi :Mjogging: (thật ra thì cũng toàn cơ bản cả :)) )

Bài 12: Cho $x=by+cz; y=ax+cz; z=ax+by$ và $x+y+z \not= \, 0; xyz \not= \, 0$
Chứng minh $\dfrac{1}{1+a}+\dfrac{1}{1+b}\dfrac{1}{1+c}=2$

Bài 13: Cho $xy=a; yz=b; zx=c (a,b,c \not= \, 0)$
Tính $x^2+y^2+z^2$

Bài 14: Cho $x^3+y^3+z^3=3xyz$ Tính $P=\dfrac{xyz}{(x+y)(y+z)(z+x)}$

Bài 15: Cho: $a^2+b^2+c^2=25$
__________ $x^2+y^2+z^2=81$
__________ $ax+by+cz=45$
Tính: $\dfrac{a+b+c}{x+y+z}$

Bài 16:
Cho $\dfrac{a}{b^2}+\dfrac{b}{c^2}+\dfrac{c}{a^2}= \dfrac{b^2}{a}+\dfrac{c^2}{b}+\dfrac{a^2}{c}$ và $abc=1$
Chứng minh 3 số a,b,c có 1 số bằng bình phương của 1 số

Bài 17: Cho x, y, z đôi một khác nhau và $\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}=0$
Tính $Q=\dfrac{yz}{x^2+2yz}+\dfrac{xz}{y^2+2xz}+\dfrac{xy}{z^2+2xy}$

Mình làm vắn tắt chút nhá! Đến giờ mình phải đi học rồi :D

Bài 12 :

$x + y = 2cz + z \rightarrow x + y - z = 2cz \rightarrow c = \dfrac{x + y - z}{2z} \rightarrow c + 1 = \dfrac{x + y + z}{2z} \rightarrow \dfrac{1}{c + 1} = \dfrac{2z}{x + y + z}$

Bằng cáhc hoán vị x → y → z → x ta dc :

$\dfrac{1}{a + 1} = \dfrac{2x}{x + y + z}; \dfrac{1}{b + 1} = \dfrac{2y}{x + y + z}$

Cộng vào thì ra dpcm nhé!

Bài 13 :

Từ gt suy ra $x^2y^2z^2 = abc \leftrightarrow x^2.b^2 = abc \rightarrow x^2 = \dfrac{ac}{b}$

Tg tự có : $y^2 = \dfrac{ab}{c}; z^2 = \dfrac{bc}{a}$

$\longrightarrow x^2 + y^2 + z^2 = \dfrac{a^2b^2 + b^2c^2 + a^2c^2}{abc}$
 
0

0973573959thuy



Bài 14: Cho $x^3+y^3+z^3=3xyz$ Tính $P=\dfrac{xyz}{(x+y)(y+z)(z+x)}$

$x^3 + y^3 + z^3 = 3xyz \rightarrow (x + y + z)(x^2 + y^2 + z^2 - xy - yz - xz) = 0$

$\leftrightarrow \dfrac{1}{2}(x + y + z)[(x - y)^2 + (y - z)^2 + (z - x)^2] = 0$

$\longrightarrow x + y + z = 0 \rightarrow x + y = - z; y + z = - x; x + z = - y$ hoặc $(x - y)^2 + (y - z)^2 + (z - x)^2 = 0 \rightarrow x = y = z$

○ Nếu x + y + z = 0 thì :

$P = \dfrac{xyz}{(x + y)(y + z)(z + x)} = \dfrac{xyz}{-xyz} = - 1$

○ Nếu $(x - y)^2 + (y - z)^2 + (z - x)^2 = 0$ thì :

$P= \dfrac{x^3}{2^3.x^3} = \dfrac{1}{8}$


Bài 17: Cho x, y, z đôi một khác nhau và $\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}=0$
Tính $Q=\dfrac{yz}{x^2+2yz}+\dfrac{xz}{y^2+2xz}+\dfrac{xy}{z^2+2xy}$

$\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} = 0 \rightarrow \dfrac{xy + yz + xz}{xyz} = 0 \rightarrow xy + yz + xz = 0$

$\rightarrow yz = - xy - xz$

$\rightarrow x^2 + 2yz = x^2 + yz - xy - xz = x(x - y) - z(x - y) = (x - z)(x - y)$

$\rightarrow \dfrac{yz}{x^2 + 2yz} = \dfrac{yz}{(x - z)(x - y)}$

Bằng cách hoán vị vòng quanh $x \rightarrow y \rightarrow z \rightarrow x$ có :

$\dfrac{xz}{y^2 + 2xz} = \dfrac{xz}{(y - x)(y - z)}; \dfrac{xy}{z^2 + 2xy} = \dfrac{xy}{(z - y)(z - x)}$

$\rightarrow Q = 1$ (mn quy đồng mẫu rồi tự rút gọn nhá)

 
V

vipboycodon


Thử 1 bài khá thú vị nha mọi người (bài này mình lục trong đám đề thi HSG ra =)) )
Bài tập: Cho $A= (\dfrac{x+3}{x-9}+\dfrac{1}{\sqrt{x} +3}) :\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3} (x>0; x \ne 9)$

a. Rút gọn A
b. Tính A khi $x= \sqrt{27+10\sqrt{2}} - \sqrt{18+8\sqrt {2}}$
c. Tìm x nguyên để A nguyên
d. Chứng minh $A > \dfrac{1}{3}$

Câu b) $x = \sqrt{27+10\sqrt{2}} - \sqrt{18+8\sqrt {2}}$
= $\sqrt{5^2+2.5.\sqrt{2}+\sqrt{2}^2}-\sqrt{4^2+2.4.\sqrt{2}+\sqrt{2}^2}$
= $\sqrt{(5+\sqrt{2})^2}-\sqrt{(4+\sqrt{2})^2}$
= $|5+\sqrt{2}|-|4+\sqrt{2}|$
=> $x = 1$
=> Thay vào $\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}+3}$.
 
Last edited by a moderator:
V

vipboycodon

Câu c) $\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}+3} = \dfrac{\sqrt{x}+3-2}{\sqrt{x}+3} = 1-\dfrac{2}{\sqrt{x}+3}$
Để $A \in Z => \dfrac{2}{\sqrt{x}+3} \in Z => \sqrt{x}+3 \in Ư(2)$
.......
 
S

supperdragon9510

Bài 1: Cho $\triangle \; ABC, \widehat{A}=90^0$, đường cao AH. M,N lần lượt đối xứng với H qua AB, AC.
a) CMR: M đối xứng với N qua A
b) Tứ giác MNCB là hình gì? Tại sao?
c) CMR: BC=BM+CN

a)Có M đ/xứng với H qua AB (gt)
=> AM=AH và $\widehat{A_1}=\widehat{A_2}$ (t/c đ/xứng trục) (1)
Có N đ/ xứng với H qua AC (gt)
=> AN=AH và $\widehat{A_3}=\widehat{A_4}$ (t/c đ/xứng trục) (2)
Từ (1),(2) => AM=AN (=AH)
=> $\widehat{A_1}+\widehat{A_2}+ \widehat{A_3}+\widehat{A_4}=2\widehat{A_2}+2 \widehat{A_3}$
=>$ \widehat{MAN}=2(\widehat{A_2}+ \widehat{A_3})=2\widehat{BAC}=180^0(\widehat{BAC}=90^0)$
M,A,N thẳng hàng
AM= AN(cmt)
=> A là trung điểm của MN
=> M đ/xứng với N qua A(đ/nghĩa)
b) Có M đ/xứng với H qua AB (gt)
=> $\widehat{BMA}$ đ/ xứng với $\widehat{BHA}$ qua AB
Mà $\widehat{BHA}=90^0$ (AH là đường cao)
=> $\widehat{BMA}=90^0$
Có N đ/ xứng với H qua AC (gt)
=> Mà $\widehat{ANC}$ đ/ xứng với $\widehat{AHC}$ qua AC
Mà $\widehat{AHC}=90^0$ (AH là đường cao)
=> $\widehat{ANC}=90^0$
Ta có: $BM \perp \; MN$ = {M} (cmt)
$CN \perp \; MN $ ={N} (cmt)
=> BM // CN
=> BMNC là hình thang vuông ($\widehat{BMN}=90^0$)
c) Có N đ/xứng với H qua AC (gt)
=> CN=CH (t/c đ/xứng trục)
Tương tự , ta có: BM=BH
Ta có: H nằm giữa BC
=> BH+HC=BC
Mà CN=CH (cmt)
BM=BM(cmt)
=>BC=BM+CN(đpcm)
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412


Bài 13: Cho $xy=a; yz=b; zx=c (a,b,c \not= \, 0)$
Tính $x^2+y^2+z^2$

Chém bài 13 cái nào
Ta có : xy = a ; yz = b ; zx = c
Suy ra : [LaTEX]x^2y^2z^2 = abc[/LaTEX]
[LaTEX]x^2y^2 = a^2 [/LaTEX]
[LaTEX]y^2z^2 = b^2 [/LaTEX]
[LaTEX]z^2x^2 = c^2 [/LaTEX]
Do đó : [LaTEX]x^2b^2 = abc [/LaTEX]
[LaTEX]a^2z^2 = abc [/LaTEX]
[LaTEX]y^2c^2 = abc [/LaTEX]
Hay [LaTEX]x^2=\frac{ac}{b}[/LaTEX], [LaTEX]z^2=\frac{bc}{a}[/LaTEX], [LaTEX]y^2=\frac{ab}{c} [/LaTEX]
Vậy [TEX]x^2+y^2+z^2= \frac{ac}{b}+\frac{bc}{a}+\frac{ab}{c} = \frac{a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2}{abc}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

hoamattroi_3520725127

Bài 15: Cho: $a^2+b^2+c^2=25$
__________ $x^2+y^2+z^2=81$
__________ $ax+by+cz=45$
Tính: $\dfrac{a+b+c}{x+y+z}$

Bài 16:
Cho $\dfrac{a}{b^2}+\dfrac{b}{c^2}+\dfrac{c}{a^2}= \dfrac{b^2}{a}+\dfrac{c^2}{b}+\dfrac{a^2}{c}$ và $abc=1$
Chứng minh 3 số a,b,c có 1 số bằng bình phương của 1 số

Ai làm nốt 2 bài trên đi. Không thì bạn chồn cho đáp án nhá! :D

Vài câu đề cương ôn tập hk 1 trường mình, các bạn cùng làm nhé!

Bài 1 : Cho $M = \dfrac{a^2 + b^2 - c^2}{2ab} + \dfrac{b^2 + c^2 - a^2}{2bc} + \dfrac{c^2 + a^2 - b^2}{2ca}$

CMR : Nếu M = 1 thì 2 trong 3 p/ thức đã cho bằng 1, phân thức còn lại bằng - 1.
Bài 2 : Cho a,b,c, x,y,z $\not= 0$, thỏa :

a + b + c = 0; x + y + z = 0; $\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} + \dfrac{z}{c} = 0$

CMR : $a^2x + b^2y + c^2z = 0$

Bài 3 : Cho x,y,z $\not= 0$; x + y + z = 0. CMR :

$(\dfrac{x - y}{z} + \dfrac{y - z}{x} + \dfrac{z - x}{y})(\dfrac{z}{x - y} + \dfrac{x}{y - z} + \dfrac{y}{z - x}) = 9$
 
H

hoamattroi_3520725127

Thêm một bài quy nạp này :
CMR : Với mọi số nguyên dương n có : $\dfrac{1}{1.4} + \dfrac{1}{4.7} + \dfrac{1}{7.10} + ... + \dfrac{1}{(3n - 2)(3n + 1)} = \dfrac{n}{3n + 1}$

Các bạn chứng minh bằng cách khác cũng dc, nhưng theo mình áp dụng quy nạp là nhanh và dễ nhất.
 
H

hoamattroi_3520725127

Bài 4 : $\dfrac{x}{y - z} + \dfrac{y}{z - x} + \dfrac{z}{x - y} = 0$ (x,y,z thoả ĐKX Đ)

Tính giá trị A = $\dfrac{x}{(y - z)^2} + \dfrac{y}{(z - x)^2} + \dfrac{z}{(x - y)^2}$

Bài 5 : Tìm A,B, C biết :

$\dfrac{x^2 + x + 4}{(x + 2)^3} = \dfrac{A}{x + 2} + \dfrac{B}{(x + 2)^2} + \dfrac{C}{(x + 2)^3}$

Thôi nhá!
Chúc các bạn Giáng Sinh $z^2$ :D
 
P

phuong_july

Cơ bản coi như cũng xong rùi nhỉ :D
Giờ thì đến nâng cao thôi :Mjogging: (thật ra thì cũng toàn cơ bản cả :)) )
Bài 16: Cho $\dfrac{a}{b^2}+\dfrac{b}{c^2}+\dfrac{c}{a^2}= \dfrac{b^2}{a}+\dfrac{c^2}{b}+\dfrac{a^2}{c}$ và $abc=1$
Chứng minh 3 số a,b,c có 1 số bằng bình phương của 1 số

Đặt $x=\frac{a}{b^2}$ , $y=\frac{b}{c^2}$, $z=\frac{c}{a^2}$.

\Rightarrow $\frac{b^2}{a}=\frac{1}{x}$, $\frac{c^2}{b}=\frac{1}{y}$, $\frac{a^2}{c}=\frac{1}{z}$

\Rightarrow $xyz=1$ và $x+y+z=\frac{1}{x}+\frac{}{y}+\frac{1}{z}$

\Rightarrow $x+y+z=\frac{xy+yz+zx}{xyz}=xy+yz+zx$

Xét:

$(x-1)(y-1)(z-1)=(xy-x-y+1)(z-1)$

$=xyz-xy-xz-yz+x+y+z-1=0$

\Rightarrow
$x-1=0$ \Rightarrow $x=1$ \Rightarrow $a=b^2$

$y-1=0$ \Rightarrow $y=1$ \Rightarrow $b=c^2$

$z-1=0$ \Rightarrow $z=1$ \Rightarrow $c=a^2$.
 
V

vipboycodon

Trường em nào học bất đẳng thức rồi thì làm thử nhé.
Bài 1 :
Cho $a,b,c > 0$ và $abc \le 1$ . Chứng minh rằng :
$\dfrac{a}{c}+\dfrac{b}{a}+\dfrac{c}{b} \ge a+b+c$

Bài 2:
Cho $ab \ge 1$ . Chứng minh :
$\dfrac{1}{1+a^2}+\dfrac{1}{1+b^2} \ge \dfrac{2}{1+ab}$
 
Top Bottom