Tổng hợp các chuyên đề hóa lớp 11

H

hoabinh02

Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 76,755 B. 73,875 C. 147,750 D. 78,875


Giải:
cứ 1 mol O => 2 mol Cl- khối lượng tăng 55 g
với x mol O => khối lượng tăng 85,25-44 = 41,25 g
=> x = 41,25 / 55 = 0,75 mol. = n O (trong oxit ).
Khi khử 22 gam oxit bằng CO => n O = 0,75 / 2 = 0,375 mol.
BTNT:
BaCO3 = n CO2 = n CO = n O = 0,375 mol.
=> m = 73,875 g
=> B


Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là
A. 2,016 lít. B. 0,672 lít. C. 1,344 lít. D. 1,008 lít.
.
Giải:
gọi số mol mỗi kim loại là a mol.
=> muối thu được khi + HCL loãng là: [TEX]ZnCl_2 ; CrCl_2 ; SnCl_2 ; [/TEX] đều có số mol a mol.
=> 449a = 8,98
=> a = 0,02
=> n Zn = n Cr = n Sn = 0,02
BTe:
2n Zn + 3n Cr + 4 n Sn = 4 n O2.
=> n O2 = 0,045 mol
=> V = 1,008 lít
=> D
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Bài 17
Cho mg Cu tác dụng với 0,2l dung dịch AgNO3 , sau phản ứng thu đc dung dịch A và 49,6 g chất rắn B .ĐUn cạn dung dịch A rồi nung ở nhiệt độ cao vừa phải cho phân hủy hết đc 16g chất rắn C và hỗn hợp khí D .Nung C và cho dòng H2 đi qua được chất rắn E hấp thụ hoàn toàn khí D vào 171,8g nước rồi cho chất rắn E vào .Sau phản ứng thu đc V(l)NO) và dung dịch F
a, tìm m, V , nồng độ mol của AgNO3 và nồng độ phần trăm của dịch F

b, cho A tác dụng vs NaOh dư thu đc kết tủa .Lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng k dổi .Chất rắn thu đc cho tác dụng vừa đủ vs dung dịch H2SO4 20% nóng .Hỏi khi đưa nhiệt độ về [TEX]25^oC[/TEX] thì có bao nhiêu khối lượng CuSO4.5H2O kết tinh tách ra khỏi dung dịch .Biết độ tan của CuSO4 ở [TEX]25^oC[/TEX] là 25g
Câu b

ta có số mol của Cu bảo toàn và bằng số mol muối

Do chất rắn thu đc tác dụng vừa đủ vs dung dịch H2SO4 20% nóng

[TEX]\Rightarrow m_{dd H_2SO_4}=\frac{0,2.98.100}{20}=98g[/TEX]

[TEX]m_{dd /CuSO_4 sau phan ung}=m_{CuO}+m_{ddH_2SO_4}=0,2.80+98=114g[/TEX]

mà [TEX]m_{dd /CuSO_4 sau phan ung}=m_{CuSO_4}+m_{H_2O}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m_{H_2O}=114-32=98g[/TEX]

Gọi a là khối lượng [TEX]CuSO_4.5H_2O[/TEX] tách ra

Sau khi đưa nhiệt độ về [TEX]25^oC[/TEX] thì khối lượng dung dịch là

[TEX]m_{dd}=114-a [/TEX]

[TEX]m_{CuSO_4 tach ra }=\frac{160}{250}a[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m_{CuSO_4 tan}=32-\frac{160}{250}a[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m_{H_2O tach ra}=\frac{90a}{250}[/TEX]

[TEX]m_{H_2O con lai} =82- \frac{90a}{250}[/TEX]

độ tan của CuSO4 ở [TEX]25^oC[/TEX] là 25g

[TEX]\Rightarrow T= \frac{32-\frac{160}{250}a}{82- \frac{90a}{250}}=0,25[/TEX]

[TEX]\Rightarrow a=20,91[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Bài 21:
cho 23,52g hỗn hợp 3 Kl :Mg,Fe,Cu vào 200ml dd HNO3 3,4 M khuấy đều thấy thoát ra 1 khí duy nhất hơi nặng hơn không khí , trong dung dich còn dư 1 kim loại chưa tan hết , đổ tiếp từ từ dd H2SO4 5M vào , chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44 ml , thu đc dung dịch A .Lấy 1/2 dung dịch A Cho dd NaOh cho đến dư vào , lọc kết tủa , rủa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu đc chất rắn B nặng 15,6 g
a, tính % khối lượng của mỗi kim loại ban đầu
b, Tính nồng độ các ion (Trừ H+, OH-) trong ddA
 
Last edited by a moderator:
N

ngocthao1995

Nhóm mình không hoạt động nữa à?:|:|
Tớ cứ post thử mấy bài.mọi người cùng giải nhé!.Tiện thể ôn lại kiến thức cũ .ok;);)
Sử dụng pp quy đổi nha.

--------------------------------------------------------------------------------

Bài 1.Cho 11,36 g hh gồm Fe,FeO,Fe2O3,Fe3O4 tan hoàn toàn trong dd HNO3 dư thu được 1,344l Khí NO (spk duy nhất ở đktc) và dd X.Cô cạn dd X thì thu đc bao nhiêu g muối khan?
A: 49,09g
B:34,36g
C:24,2g
D72,6g

Bài 2) Cho tan hoàn toàn 3,76g hh X gồm S,FeS,FeS2 trong dung dịch HNO3 thu đc 0,48mol NO2 và dd D.Cho dd D tác dụng với Ba(OH)2 dư lọc và nung kết tủa đến m không đổi thu được m g hh chất rắn.m=
A:11,65g
B:19,875g
D:13,98g
D:17,545g

Bài 3 )Hh Y gồm FeO,Fe3O4,FeS có klg là m g.Hoà tan hoàn toàn Y trong HNO3 thu được dd Z và 67,2l khí NO2 ( đktc).Cho Z tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được kết tủa A.Nung A trong không khí đên klg không đổi đc 149,9g chất rắn.Mặt khác nếu cho Z tác dụng với NH3 dư thì thu đc kết tủa B.Nung B trong không khí thu được 80g chất răn.Gt của m là
A:80g
B:60g
C:90g
D:100g
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Nhóm mình không hoạt động nữa à?:|:|
Tớ cứ post thử mấy bài.mọi người cùng giải nhé!.Tiện thể ôn lại kiến thức cũ .ok;);)
Sử dụng pp quy đổi nha.

--------------------------------------------------------------------------------

Bài 1.Cho 11,36 g hh gồm Fe,FeO,Fe2O3,Fe3O4 tan hoàn toàn trong dd HNO3 dư thu được 1,344l Khí NO (spk duy nhất ở đktc) và dd X.Cô cạn dd X thì thu đc bao nhiêu g muối khan?
A: 49,09g
B:34,36g
C:24,2g
D72,6g

Quy đổi hỗn hợp oxit sắt thành Fe và O2
'
[TEX]\Rightarrow 56a+32b=11,36[/TEX]

[TEX]Fe^o -----<Fe^{+3}+3e[/TEX]
[TEX]a................................3a[/TEX]

[TEX]O_2^0+4e----->2O^{-2}[/TEX]
[TEX]b...........4b[/TEX]

[TEX]N^{+5}+3e----->N^{+2}[/TEX]
[TEX]..................0,18...........0,06[/TEX]

[TEX]3a-4b=0,18[/TEX]

[TEX]\Rightarrow a=0,16[/TEX]

[TEX]m_{muoi}=38,72 g[/TEX]

sao k trùng vs kq nào nhỉ :(
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 2) Cho tan hoàn toàn 3,76g hh X gồm S,FeS,FeS2 trong dung dịch HNO3 thu đc 0,48mol NO2 và dd D.Cho dd D tác dụng với Ba(OH)2 dư lọc và nung kết tủa đến m không đổi thu được m g hh chất rắn.m=
A:11,65g B:19,875g C:13,98gD:17,545g
Quy đổi hỗn hợp trên về hỗn hợp gồm : Fe và S, có số mol lần lượt là x,y
Ta có: 56x + 32y = 3,76(1) và 3x + 6y = 0,48 (2)
x = 0,03, y= 0,065
m chất rắn = mBaSO4 + mFe2O3= 233*0,065 + 160*0,03/2 = 17,545g.
Bài 3 )Hh Y gồm FeO,Fe3O4,FeS có klg là m g.Hoà tan hoàn toàn Y trong HNO3 thu được dd Z và 67,2l khí NO2 ( đktc).Cho Z tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được kết tủa A.Nung A trong không khí đên klg không đổi đc 149,9g chất rắn.Mặt khác nếu cho Z tác dụng với NH3 dư thì thu đc kết tủa B.Nung B trong không khí thu được 80g chất răn.Gt của m là
A:80g B:60g C:90g D:100g
Quy đổi hỗn hợp Y về Fe, O và S
nFe = 2nFe2O3 = 2*80/160 = 1 mol
m chất rắn (nung A)=mBaSO4 + mFe2O3 => mBaSO4 = 149,9 – 80 = 69,9
=>nS = nBaSO4 = 0,3 mol
Áp dụng ĐLBT e: 3nFe + 6nS = 2nO + nNO2 =>nO = 0,9 mol
=>m = 56 + 32*0,3 + 16*0,9 = 80 g.
 
T

thao_won

Bài 1.Cho 11,36 g hh gồm Fe,FeO,Fe2O3,Fe3O4 tan hoàn toàn trong dd HNO3 dư thu được 1,344l Khí NO (spk duy nhất ở đktc) và dd X.Cô cạn dd X thì thu đc bao nhiêu g muối khan?
A: 49,09g
B:34,36g
C:24,2g
D72,6g

Gọi x , y ,z , t là số mol [TEX]Fe , FeO , Fe_2O_3 , Fe_3O_4[/TEX]

[TEX]x + \frac{y}{3} + \frac{t}{3} = 0,06 \Rightarrow 3x + y + z =0,18[/TEX]

[TEX]56x + 72y + 160z + 232t = 11,36[/TEX]

[TEX]\Rightarrow 80 ( x + y + 2z +3t) - 8 ( 3x + y + z) = 11,36[/TEX]

[TEX]\Rightarrow nFe(NO_3)_3 = nFe = x + y + 2z + 3t = 0,16[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m =38,72 g[/TEX]


Đề sai oài :-?
 
D

dung_1995

Có mấy bài khai màn nhá!
bài 1 : Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 g dung dịch HNO3 theo phản ứng :
Fe3O4 + HNO3 -> NO2 + ...+...
FeS2 + HNO3 -> NO2 + ...+....+ H2O
Thể tích khí NO2 thu đc là 1,568 lít
Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M. lọc kết tủa đem nung đến khối lượng k đổi thu 9,76g rắn. Tính số g mỗi chất trong A và C% dung dịch HNO3
bài 2:Cho 1 dung dịch A chưa biết. Để tác dụng hoàn toàn với 270ml dung dịch A cần 5,94 g Al thu đc 6,72ml khí X (dktc) và dung dịch muối B. Để tác dụng dung dịch muối B tạo ra dung dịch trong suốt cần 200(g) dung dịch NaOH 18.5%. Xác định dung dịch A và CM dung dịch A
 
Last edited by a moderator:
T

tuan9xpro1297

bai 1
vì thanh Zn giảm 0,1 gam
=> mol Zn ( phản ứng) = mol Cu(tạo thành) = 0,1 mol

Vì td HNO3 ra 0,3 mol NO2

tổng mol e cho = mol e nhận

=> 2. mol Zn + 2. mol Cu = 0,3 => 2 . mol Zn + 2 . 0,1 = 0,3

=> mol Zn = 0,05 mol

=> tổng mol Zn = 0,05 + 0,1 = 0,15 mol

=>đáp án : c
bai 2
Chọn Câu
FeSO_4, SO_2, H_2
Theo anhsao thì Fe khi trong môi trường axit sunfuaric đặc nong ban đầu thành sắt ba nhưng do sắt ba tắc dụng với sắt về sắt 2 mà sắt dư nên pư chỉ có sắt hai kèm theo là hai sản phẩm do phản ứng đầu sinh ra
Với 2 phản ứng đầu thì ko thể sinh ra H2. Mà H2 tạo ra do trong quá trình Fe phản ứng với axit đặc nóng thì không làm mất nước mà còn tạo thêm nước, đồng thời axit ít dần đi nên trở thành loãng, không còn khả năng oxi hoá mạnh và chỉ tạo H2 khi phản ứng với KL.
Bai 3
Chất rắn đó là FeCl2 => mol FeCl2 = mol Fe = 0,0497 mol
(a) gam Fe và (b) gam Mg td HCl
có mol H2 = 0,044 => mol HCl = 0,088
=>theo định luật bảo toàn khối
=>khối lượng Fe và Mg= 7,348 + 0,088 - 0,088 . 36,5 = 4,244
=> khối lượng Mg = 4,244 - 0,0497 . 56 = 1,4406gam = > mol Mg = 0,06
Giải ra tính dc mol O2 = 0,067275
=> V = 1,507 (lít)
 
T

tuan9xpro1297

cau 1
cứ 1 mol O => 2 mol Cl- khối lượng tăng 55 g
với x mol O => khối lượng tăng 85,25-44 = 41,25 g
=> x = 41,25 / 55 = 0,75 mol. = n O (trong oxit ).
Khi khử 22 gam oxit bằng CO => n O = 0,75 / 2 = 0,375 mol.
BTNT:
BaCO3 = n CO2 = n CO = n O = 0,375 mol.
=> m = 73,875 g
=> B
cau 2
gọi số mol mỗi kim loại là a mol.
=> muối thu được khi + HCL loãng là: ZnCl_2 ; CrCl_2 ; SnCl_2 ; đều có số mol a mol.
=> 449a = 8,98
=> a = 0,02
=> n Zn = n Cr = n Sn = 0,02
BTe:
2n Zn + 3n Cr + 4 n Sn = 4 n O2.
=> n O2 = 0,045 mol
=> V = 1,008 lít
=> D
 
T

tuan9xpro1297

Câu b

ta có số mol của Cu bảo toàn và bằng số mol muối

Do chất rắn thu đc tác dụng vừa đủ vs dung dịch H2SO4 20% nóng

\Rightarrow m_{dd H_2SO_4}=\frac{0,2.98.100}{20}=98g

m_{dd /CuSO_4 sau phan ung}=m_{CuO}+m_{ddH_2SO_4}=0,2.80+98=114g

mà m_{dd /CuSO_4 sau phan ung}=m_{CuSO_4}+m_{H_2O}

\Rightarrow m_{H_2O}=114-32=98g

Gọi a là khối lượng CuSO_4.5H_2O tách ra

Sau khi đưa nhiệt độ về 25^oC thì khối lượng dung dịch là

m_{dd}=114-a

m_{CuSO_4 tach ra }=\frac{160}{250}a

\Rightarrow m_{CuSO_4 tan}=32-\frac{160}{250}a

\Rightarrow m_{H_2O tach ra}=\frac{90a}{250}

m_{H_2O con lai} =82- \frac{90a}{250}

độ tan của CuSO4 ở 25^oC là 25g

\Rightarrow T= \frac{32-\frac{160}{250}a}{82- \frac{90a}{250}}=0,25

\Rightarrow a=20,91
 
L

langtu_117

Bài 21:
cho 23,52g hỗn hợp 3 Kl :Mg,Fe,Cu vào 200ml dd HNO3 3,4 M khuấy đều thấy thoát ra 1 khí duy nhất hơi nặng hơn không khí , trong dung dich còn dư 1 kim loại chưa tan hết , đổ tiếp từ từ dd H2SO4 5M vào , chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44 ml , thu đc dung dịch A .Lấy 1/2 dung dịch A Cho dd NaOh cho đến dư vào , lọc kết tủa , rủa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu đc chất rắn B nặng 15,6 g
a, tính % khối lượng của mỗi kim loại ban đầu
b, Tính nồng độ các ion (Trừ H+, OH-) trong ddA

a)[TEX]nHNO_3=0,68(mol)[/TEX]
[TEX]nH_2SO_4=0,22(mol)[/TEX]
Theo đề , ta xác định được sản phẩm khử của [TEX]N^{5+}[/TEX] là [TEX]NO[/TEX]
[TEX]\\Mg^{0}\rightarrow Mg^{2+}+2e\\Fe^{0}\rightarrow Fe^{2+}+2e\\Cu^{0}\rightarrow Cu^{2+}+2e\\N^{5+}+3e\rightarrow N^{2+}\\4H^++NO_3^-+3e\rightarrow NO+2H_2O\\\sum nH^+=nHNO_3+2nH_2SO_4=1,12(mol)\\nNO_3^-=nHNO_3=0,68(mol)[/TEX]
Theo PTHH thì [TEX]H^+[/TEX] hết [TEX]NO_3^{-}[/TEX] dư và :[TEX]nNO=\frac{1}{4}nH^+=0,28(mol)[/TEX]
Trong B có : MgO, [TEX]Fe_2O_3[/TEX],CuO
Lấy 1/2 dd A ==> mB=15,6 (g)
Lấy dd A ==> mB=31,2 (g)
Đặt nMg= a(mol) ; nFe= b(mol) ; nCu = c(mol) , ta có hệ :
[TEX]\left\{\begin{matrix}24a+56b+64c=23,52\\ 2a+2b+2c=0,28.3\\ 40a+80b+80c=31,2\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix}a=0,06(mol)\\b=0,12(mol) \\ c=0,24(mol)\end{matrix}\right.[/TEX]
Dễ dàng tính được %
b) [TEX]nNO_3^-[/TEX] dư = [TEX]nHNO_3-nNO=0,4(mol)[/TEX]
[TEX]nSO_4^{2-}=nH_2SO_4=0,22(mol)[/TEX]
[TEX]nMg=Mg^{2+};nFe=nFe^{2+};nCu=nCu^{2+}\\V=244 (ml)\\\Rightarrow ..[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

triaiai

Trắc nghiệm kim loại

Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn V(l) CO2 (đktc) vào bình đựng 200ml dd X chứa NaOH 1M và Na2CO3 0,5 M. Kết tinh dd thu được sau pứ (chỉ làm bay hơi nước) thì thu 19,9g chất rắn khan. Giá trị V là:
A.1,12 B.3,36 C.2,24 D.5,6

Bài 2: Chia 400ml dd A chứa : H+, NH4+, Cu2+, Al3+, SO4 2- thành 2 phần bằng nhau. Thêm dd BaCl2 dư vào phần I thu 31,455g kt. Thêm từ từ Ba(OH)2 cho tới dư vào phần II , đun nóng thu 448ml khí (đkc), thấy xuất hiện kết tủa cực tiểu ban đầu là 33,415g sau đó tăng lên kt cực đại là 36,535g . Giá trị pH của dd A là:
A.0,5 B.1,2 C.0,346 D.2


Thân mời các bạn tham khảo thêm BÀI TẬP KIM LOẠI Fe tại đây :
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=163386&page=2
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn V(l) CO2 (đktc) vào bình đựng 200ml dd X chứa NaOH 1M và Na2CO3 0,5 M. Kết tinh dd thu được sau pứ (chỉ làm bay hơi nước) thì thu 19,9g chất rắn khan. Giá trị V là:
A.1,12 B.3,36 C.2,24 D.5,6

Bài 2: Chia 400ml dd A chứa : H+, NH4+, Cu2+, Al3+, SO4 2- thành 2 phần bằng nhau. Thêm dd BaCl2 dư vào phần I thu 31,455g kt. Thêm từ từ Ba(OH)2 cho tới dư vào phần II , đun nóng thu 448ml khí (đkc), thấy xuất hiện kết tủa cực tiểu ban đầu là 33,415g sau đó tăng lên kt cực đại là 36,535g . Giá trị pH của dd A là:
A.0,5 B.1,2 C.0,346 D.2


Thân mời các bạn tham khảo thêm BÀI TẬP KIM LOẠI Fe tại đây :

Bài 2:
Gọi x, y, z, t, u là số mol của [TEX]H^+, NH_4^+, Cu^{2+}, Al^{3+}, SO_4^{2-}[/TEX]
có trong 200 ml dd A.


Phần 1: tác dụng với [TEX]BaCl_2[/TEX] dư cho kết tủa [TEX]BaSO_4[/TEX]



[TEX]SO_4^{2-} + BaCl_2 ---> BaSO_4 + 2 Cl^-[/TEX]

u-------------------------------u

số mol kết tủa u = 31,455/233 = 0,135

Phần 2 : tác dụng [TEX]Ba(OH)_2[/TEX]:

[TEX]H^+ + OH^- ---> H_2O[/TEX]

x-------x

[TEX]NH_4^+ + OH^- ---> NH_3 + H_2O[/TEX]

y------------y------------y

số mol khí : y = 448/22400 = 0,02

[TEX]SO_4^{2-} + Ba^{2+} ---> BaSO_4 + 2 Cl^-[/TEX]

0,135----------------------------0,135

[TEX] Cu^{2+} + 2 OH^- --> Cu(OH)_2[/TEX]

z----------------------------z

Kết tủa cực tiểu gồm [TEX]BaSO_4[/TEX] và [TEX]Cu(OH)_2[/TEX]

khối lượng kết tủa cực tiểu: 31,455 + 98z = 33,415 ==> z = 0,02

[TEX]Al^{3+} + 3 OH^- ---> Al(OH)_3[/TEX]

t-----------------------------t

Kết tủa cực đại gồm [TEX]BaSO_4[/TEX], [TEX]Cu(OH)_2[/TEX] và [TEX]Al(OH)_3[/TEX]

khối lượng kết tủa cực đại: 31,455 + 98.0,02 + 78t = 36,535 ==> t = 0,04

Áp dụng định luật bảo toàn số mol điện tích dương = số mol điện tích âm:

[TEX]x + y + 2z + 3t = 2u[/TEX]

[TEX]x + 0,02 + 2.0,02 + 3.0,04 = 2.0,135 ==> x = 0,09[/TEX]

[TEX][H^+] = \frac{0,09}{0,2} = 0,45[/TEX]

==> pH = - lg(0,45) = 0,346 ===> câu C[/QUOTE]
 
C

chontengi

Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn V(l) CO2 (đktc) vào bình đựng 200ml dd X chứa NaOH 1M và Na2CO3 0,5 M. Kết tinh dd thu được sau pứ (chỉ làm bay hơi nước) thì thu 19,9g chất rắn khan. Giá trị V là:
A.1,12 B.3,36 C.2,24 D.5,6



+ NaOH dư và Na2CO3 (1) Hoặc NaHCO3và Na2CO3 (2)

Xét TH2

2 nCO32- = nH2O = nOH — nCO2 = 0,2-x

19,9 = 44x +0,2.40 +0,1.106-(0,2-x).18

x=0,08

t=0,2/0,08 >2 vậy ko thể xảy ra 2 pt

Xét TH1

. nCO2 = nH2O = x

19,9 = 44x +0,2.40 +0,1.106-18x

x = 0,05

V = 0,05.22,4 --> A.
 
Q

quynhquynhngo

mấy bạn ơi có ai đã đi học hè môn hoá lớp 11 chưa vậy.Nếu ai đã học tới bài độ pH của dung dịch thì mình xin chia sẻ với các bạn về CÔNG THỨC VẠN NĂNG.Công thức này thật ra lớp 12 mới học nhưng mình muốn các bạn làm bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận nhanh hơn.
CÔNG THỨC:
P=(a.Ca.Va-b.Cb.Vb)/(Va+Vb)
=([H+].Va-[OH-].Vb)/(Va+Vb)
Trong đó:
a là số H có trong phân tử axit
b là số nhóm OH có trong phân tử bazo
*p=0(pư vừa đủ)=>a.Ca.Va=b.Cb.Vb
<=>[H+].Va=[OH-].Vb
*p>0 =>[H+] dư=p(M)
*p<0 =>[OH-] dư=-p(M) À mấy bạn nhớ là V Tính theo ml nha!
BT áp dụng:
1)Cho 100ml dung dịch HCl tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,1M thì thu được dung dịch có pH=2.Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl ban đầu.
Giải
Áp dụng công thức vạn năng ta có:
[H+]=p=(a.Ca.V1-b.Cb.V2)/(V1+V2)
=( 1.Ca.100-1.0.1.100)/(100+100)=10^-2(vì pH=2 nên [H+]=10^-2)
=>Ca=0.12(M)
Do pH =2 nên p>0 cho nên ta khẳng định [H+] sẽ dư.
Với bài này nếu giải theo cách bình thường thì sẽ mất khoảng gần 1 trang giấy và còn mất nhiều thời gian nữa .Nhưng với công thức vạn năng này thì các bạn có thể làm bài nhanh chỉ trong vòng 30 giây mà thôi.
2)Trôn 3 dung dịch H2SO4 0.1 M;HNO3 0.2M và HCl 0.3M với nhũng thể tích bằng nhau thì thu được dung dịch A.lẤY 300ml dung dịch A cho tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0.2M và KOH 0.29M.Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi td với 300ml dung dịch A thì thu được dung dịch có pH=2.
Gỉải
Vì pH=2=>[H+]=10^-2>0=>[H+]dư
[H+]dư=p=((2.0,1.100+1.0,2.100+1.0,3.100-V(0.2+0.29))/(300+V)=106-2=0,01
=>V=134(ml)=0,134(l)
Mấy bạn thấy bài này nếu giải như cách bình thường thì sẽ rất mất thời gian nhưng nếu làm theo cách này sẽ rất thuân tiện.
Mình còn nhiều bài thuộc về dạng này lắm,để hôm nào mình cho thêm nữa nha.Xem xong nhớ thanks bởi vì mình phải thức đêm để đánh đó(2h).Mình muốn các bạn hãy cùng chia sẻ các cách làm bài nhanh gọn và dễ hiểu.Mình mong tất cả các thành viên trên hocmai.vn nhất là các mem995 đỗ đại học mà mình mong ước.Chúc các bạn học tốt.
 
Q

quynhquynhngo

Giúp mình làm bài này với các bạn ơi;
1)Cho 26,6g Ca(OH)2 vào 1,2 lít dung dịch gồm Na2CO3 0.25M và 0.075M.Tính khối lượng kết ủa và nồng độ mol /l của các chất trong dung dịch sau pư
2)cho 1.97g CaCO3 vào 200ml dung dịch H2SO4 có dư;sau khi loại bỏ kết tủa thì thu được dung dịch có thể tích 200ml.Muốn trung hoà hết ãít trong dung dịch này phải dùng 80g dung dịch NaOH 10%(D=1.15g/ml)
a)Tính nồng độ mol dung dịch H2SO4
b)Tính nồng độ mol dung dịch sau cùng (sự pha trôn không làm thay đổi thể tích)
 
D

dung_1995

Có mấy bài khai màn nhá!
bài 1 : Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 g dung dịch HNO3 theo phản ứng :
Fe3O4 + HNO3 -> NO2 + ...+...
FeS2 + HNO3 -> NO2 + ...+....+ H2O
Thể tích khí NO2 thu đc là 1,568 lít
Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M. lọc kết tủa đem nung đến khối lượng k đổi thu 9,76g rắn. Tính số g mỗi chất trong A và C% dung dịch HNO3
bài 2:Cho 1 dung dịch A chưa biết. Để tác dụng hoàn toàn với 270ml dung dịch A cần 5,94 g Al thu đc 6,72ml khí X (dktc) và dung dịch muối B. Để tác dụng dung dịch muối B tạo ra dung dịch trong suốt cần 200(g) dung dịch NaOH 18.5%. Xác định dung dịch A và CM dung dịch A

K ai làm bài này của mình ak!thử sức cái nào! bài đầu dùng bảo toàn e. bài sau lí luận tìm ra chất A. thế là làm đc thui. ai giải rùi post nhá
 
L

lequochoanglt

a/
Fe3O4 -->Fe2O3
a 3a/2 (mol)
Fe --> Fe2O3
b b/2 (mol)

nNO2 = 0,07 (mol) ==>ne nhận = 0,07 mol (N+5 +1e --> N+4) ==>ne nhường - 0,07 mol
nFe2O3 = 0,061 (mol)
3Fe(+8/3) - 1e->3Fe+3
a a/3 mol
Fe+2 - 1e ->Fe+3
b b mol
ta có hệ:
3a/2 + b/2 = 0,061
a/3 +b = 0,07
a= 0,0195 (mol)
b=0,0635 (mol)

mFe3O4 = 4,524 (g)
mFeS2 = 7,62 (g)

b/
nHNO3 = ntạo khí + n muối
ntạo khí = nNO2 = 0,07
ntạo muối:
Fe3O4 ==>Fe(NO3)3
0,0195 6,5.10^-3
FeS2 ==>Fe(NO3)3
0,0635 0,0635
==>nNO3(tạo muối) = 3.6,5.10^-3 + 3.0,0635 = 0,21 (mol)
=>nHNO3 = 0,21 +0,07 = 0,28 (mol)
=>C% = 0,28.63.100/63 = 28%
 
Top Bottom