quay lại cái vụ đoản mạch và dây dẫn.
theo như đã nói ở trên, th1: là đoản mạch; th2 là chập 2 đầu của 1 dây dẫn khi vẽ lại mạch đơn giản.
điều cơ bản ở đây là:
- th1: không có dòng điện I đi qua mạch.
- th2: có dòng điện đi qua dây dẫn: có thể hiểu ở đây là ampe kế trong mạch. (tất nhiên phải có dòng điện thì ampe kế mới biết đường mà cho giá trị được chứ, phải không?

)
đễ rõ hơn, mình cho thêm vài ví dụ sau đây:
đoạn mạch R1 nt R2 nt R3 ở trên song song với ampe kế, vì vậy dòng điện chỉ chạy qua ampe kế từ cực dương về cực âm. trong mạch R1 nt R2 nt R3 không có dòng điện, lúc này đoạn mạch bị nối tắt hay đoản mạch.
ở ví dụ 2 sau đây:
lúc này đoạn mạch R1 nt R2 bị nối tắt, vì nó mắc song song với ampe kế lúc này chỉ có dòng điện chạy từ cực dương qua ampe kế qua R3 về cực âm, vậy đoạn mạch R1 nt R2 không có dòng điện đi qua hay bị đoản mạch (nối tắt)
ở ví dụ 3 sau đây:
2 nút B và C được nối bởi 1 dây dẫn (có thể mắc ampe kế vào đó củng được)
ta có thể nhập 2 điểm này thành 1 điểm BC khi vẽ lại mạch để đơn giản mạch điện. Nhưng có 1 điều cần chú ý là ở trường hợp này có dòng điện đi qua đoạn dây dẫn B,C có điều chưa biết nó đi từ B về C hay ngược lại. Cái này tùy theo mạch điện mà xác định chiều của dòng điện, nó phụ thuộc vào các giá trị của điện trở. việc này ta hoàn toàn không xác định được khi vẽ lại mạch, ta nhập 2 điểm B và C với nhau thì làm sao thấy được điều này
vì vậy việc vẽ lại mạch để đơn giản hóa mạch điện chỉ để ta xác định được mạch điện 1 cách chính xác, có thể tính được U,I nhưng đôi khi trong một vài bài toán ta cần dùng thêm cả mạch chính mới giải được.
chú ý: có trường hợp không có dòng điện qua BC mà ta sẽ gặp ở ví dụ tiếp theo.
ở ví dụ này, đây là một bài toán khá hay
hãy bỏ ra 5' dùng tất cả các cách mà bạn biết để đọc mạch điện này???
...........................................................................................
nếu bạn có câu trả lời thì chắc chắn là sai

vì sao? đây là 1 đoạn mạch đặc biệt, các điện trở không phải song song cũng chẳng phải nối tiếp. Có 1 vài sách nâng cao có thể có đề cập đến dạng bài này, nhưng chỉ để làm mẫu, học nâng cao củng chỉ để làm cảnh cho biết mà thôi, các dạng mạch hình sao, mạch tam giác... đó là các loại mạch không dùng trong chương trình C2,3.
nhưng một khi bạn gặp dạng này trong đề thi, thì chắc chắn 1 điều là VB = VC nghĩa là hiệu điện thế UBC = 0 tức dòng điện qua R5 bằng 0 hay không có dòng điện qua R5. Ta nói R5 bị đoản mạch (nối tắt).
còn về điều kiện để UBC = 0, thì các bạn thử suy nghĩ thử.
PS: hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn rõ hơn bản chất đoản mạch là gì, tại sao mạch bị nối tắt. Và quan trọng hơn là phân biệt việc nhập 2 điểm với nhau được nối bởi dây dẫn và mạch bị nối tắt.