[ Vật Lí 12 ] Dòng điện xoay chiều^^

G

giangln.thanglong11a6

Mọi nguời làm hết đề này chưa?? mà làm đc đến đâu thì post lên đến đấy nha

Câu 14. Đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trơ thuần R và tụ C. Khi dòng điện có tần số góc [TEX]\frac{1}{\sqrt{LC}}[/TEX] thì hệ số công suất của mạch này:
A. bằng 0.
B. bằng 1.
C. phụ thuộc điện trở thuần của đoạn mạch.
D. phụ thuộc tổng trở của đoạn mạch.

Câu 21. Nếu trong 1 đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh, i trễ pha so với u thì đoạn mạch gồm:
A. tụ điện và biến trở.
B. điện trở thuần và cuộn cảm.
C. Cuộn dây thuần cảm và tụ điện với cảm kháng nhỏ hơn dung kháng.
D. Điện trở thuần và tụ điện.

Câu 23. Cho đoạn mạch gồm R nt C. Khi dùng điện xoay chiều có tần số góc [TEX]\omega[/TEX] chạy qua thì tổng trở là:
A. [TEX]\sqrt{R^2+(\omega C)^2}[/TEX]
B. [TEX]\sqrt{R^2+(\frac{1}{\omega C})^2}[/TEX]
C. [TEX]\sqrt{R^2-(\omega C)^2}[/TEX]
D.[TEX]\sqrt{R^2-(\frac{1}{\omega C})^2}[/TEX]

Câu 30. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh [TEX]u=220 \sqrt{2} cos{(\omega t -\frac{\pi}{2})}[/TEX] thì cường độ dòng điện qua mạch là [TEX]i=2 \sqrt{2}cos(\omega t -\frac{\pi}{4})[/TEX].
Công suất tiêu thụ của mạch là
A. [TEX]220 \sqrt{2} W[/TEX]
B. 440W.
[TEX]C.440 \sqrt{2}W[/TEX]
D. 220W

Câu 31. Đoạn mạch xoay chiều gồm R, L, C. Thay đổi R đến [TEX]R_0[/TEX] để công suất tiêu thụ của mạch đạt [TEX]P_{max}[/TEX], khi đó:

A. [TEX]R_0=\frac{Z_L^2}{Z_C}[/TEX]

B. [TEX]R_0=\mid Z_L-Z_C \mid[/TEX]

C. [TEX]P_{max}=\frac{U^2}{R_0}[/TEX]

D. [TEX]R_0=Z_L+Z_C[/TEX].
 
Q

quocthuong

Cac ban thu bai nay xem

Mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp , Tụ C thay đổi Ur =60V , UL= 120V, Uc=60V.Thay đổi tụ C để điện áp hiệu dụng 2 đầu C là U'c=40V thì điện áp hiệu dụng 2 đầu R là ?
A 13.33 V B 53.09V C 80V D 180V
 
C

ctsp_a1k40sp

bạn có thể giải chi tiết dc ko
mình chưa hiểu rỏ lắm

C biến thiên,R,L cố định
Ta có
[TEX]\frac{R}{Z_L}=\frac{1}{2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{U'_R}{U'_L}=\frac{1}{2}(1)[/TEX]
Mặt khác
[TEX]U^2=(U'_L-U'_C)^2+U'^2_R=(U_L-U_C)^2+U^2_R=7200[/TEX]
nên [TEX]\sqrt{(U'_L-40)^2+U'^2_R}=7200(2)[/TEX]
từ (1) và (2) suy ra [TEX]U'R=53.09[/TEX]
 
Q

quocthuong

Một đèn ống được mắc vào mạng điện xoay chiều 220V - 50Hz, điện áp của mỗi đèn là 110 V. Biết trong 1 chu kì đèn sáng 2 lần và tắt 2 lần. khoangr thời gian 1 lần đèn tắt là bao nhiêu

giúp mình bài nay nha
 
Q

quocthuong

Bài 4 dòng điện đổi chiều 2f lần trong mỗi giây
Nếu pha ban đầu [TEX]\varphi_i = 0[/TEX] hoặc [TEX]\varphi_1 = \pi [/TEX]thì chỉ giây đầu tiên đổi chiều 2f - 1 lần
Bài 2 cT tính nhanh khoảng thời gain đèn huỳnh quang sáng trong 1 T:
[TEX]\Delta t = \frac{4\Delta \varphi}{\omega}[/TEX] với [TEX]\cos\Delta\varphi = \frac{U_1}{U_o}[/TEX]
-> đèn sáng trong khoảng thời gian [TEX]t = \frac{2}{150} [/TEX]
-> t đèn tắt[TEX] t' = \frac{1}{50} - \frac{2}{150} = \frac{1}{150}[/TEX]
t mỗi đèn tắt 1 lần [TEX]= t'/2 = \frac{1}{300}[/TEX]
-> chọn C

mình hiểu ko rỏ mong tác giả giải thích hộ .mình cảm ơn
 
T

trinhngocdat18

cho mình đóng góp một bài nhé

Một đèn ống sử dụng hiệu điện thế co gái trị hiệu dụng 220V,biết đèn sáng khi hiệu điện thế đặt vào đèn là 155V,tỷ số giữa thời gian đèn sáng và đèn tắt trong một chu kì là:
A,0,5 lần
B.2 lần
C.\sqrt{2}lần
D.\sqrt{3}lần
 
T

thinhtran91

Mình cũng góp 1 bài chủ đề này ^^,

Một đèn mắc với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng là 220V, f=50Hz. Biết đèn sáng khi điện áp giữa 2 cực ko nhỏ hơn 155V.
a) TRong 1s , bao nhiêu lần đèn sáng, bao nhiêu lần đèn tắt?
b)tính tỉ số của thời gian đèn sáng và thời gian đèn tắt trong mỗi chu kỳ của dòng điện.

Nếu các bạn không phiền, vui lòng giải chi tiết cho mình bài này với, tại lần đầu gặp dạng này.
P/S to PQNGA :bạn làm ơn chứng minh cho mình công thức tính nhanh thời gian đèn sáng trong T đc ko ? mình ko biết sao cm ra đc nó :((
 
H

hoangtrungneo

Máy quét nhà tớ cũ quá rùi !

Mình cũng góp 1 bài chủ đề này ^^,

Một đèn mắc với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng là 220V, f=50Hz. Biết đèn sáng khi điện áp giữa 2 cực ko nhỏ hơn 155V.
a) TRong 1s , bao nhiêu lần đèn sáng, bao nhiêu lần đèn tắt?
b)tính tỉ số của thời gian đèn sáng và thời gian đèn tắt trong mỗi chu kỳ của dòng điện.

Nếu các bạn không phiền, vui lòng giải chi tiết cho mình bài này với, tại lần đầu gặp dạng này.
bạn làm ơn chứng minh cho mình công thức tính nhanh thời gian đèn sáng trong T đc ko ? mình ko biết sao cm ra đc nó :((



Tớ xin chứng minh công thức như sau:

Đầu tiên vẽ cái đường tròn lượng giác như sau:



Khi đặt điện áp : [TEX]u= U_o cos (\omega .t + \varphi)[/TEX]
vào 2 đầu bóng đèn, biết đèn chỉ sáng lên khi [TEX]u\geq U_1.[/TEX]
ta nhìn ngay đc thời gian đèn sáng trong một chu kì là:

\Rightarrow [TEX]\Delta t = \frac{4\Delta\varphi}{\omega}[/TEX] với [TEX]cos\Delta\varphi = \frac{U_1}{U_O} [/TEX]

( [TEX]0< \Delta\varphi < \frac{\pi}{2} [/TEX])


Có công thức chứng minh rùi. Hi vọng bạn thinhtran91 sẽ yên tâm mà áp dụng. :D
 
Q

quoc12t

Chú ý cái cos là cùng hiệu dụng cùng cực đại đó
Bạn nào giải bài dạng này trong SBT LÍ 12 NC chưa hình như câu tỉ lệ thời gian sáng và tối của đèn ĐA là 2/3 có vấn đề!
 
T

t2m_91

Một đèn ống sử dụng hiệu điện thế co gái trị hiệu dụng 220V,biết đèn sáng khi hiệu điện thế đặt vào đèn là 155V,tỷ số giữa thời gian đèn sáng và đèn tắt trong một chu kì là:
A,0,5 lần
B.2 lần
C.\sqrt{2}lần
D.\sqrt{3}lần

Đáp án là B.2 lần.
Bài này hình như có trong sáck BT của Ban Tự nhiên lớp 12.|-)
 
Q

quoc12t

Một đèn ống sử dụng hiệu điện thế co gái trị hiệu dụng 220V,biết đèn sáng khi hiệu điện thế đặt vào đèn là 155V,tỷ số giữa thời gian đèn sáng và đèn tắt trong một chu kì là:
A,0,5 lần
B.2 lần
C.\sqrt{2}lần
D.\sqrt{3}lần

Cái này chưa có omega sao mà tính được với lại theo mình thì cái hiệu điện thế đặt vào đèn là 155V phải là hiệu dụng chú sao SBT nó lại hiểu là U cực đại nhỉ?:eek::eek:
 
H

harry18

Mình cũng góp 1 bài chủ đề này ^^,

Một đèn mắc với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng là 220V, f=50Hz. Biết đèn sáng khi điện áp giữa 2 cực ko nhỏ hơn 155V.
a) TRong 1s , bao nhiêu lần đèn sáng, bao nhiêu lần đèn tắt?
b)tính tỉ số của thời gian đèn sáng và thời gian đèn tắt trong mỗi chu kỳ của dòng điện.

Nếu các bạn không phiền, vui lòng giải chi tiết cho mình bài này với, tại lần đầu gặp dạng này.
P/S to PQNGA :bạn làm ơn chứng minh cho mình công thức tính nhanh thời gian đèn sáng trong T đc ko ? mình ko biết sao cm ra đc nó :((

Tớ xin chứng minh công thức như sau:

Đầu tiên vẽ cái đường tròn lượng giác như sau:





Nhờ Hoangtrungneo cái hình nha.

Gọi góc giữa [TEX]U_o[/TEX] và [TEX]M_1[/TEX] là [TEX]\varphi [/TEX].

Khi đó [TEX]cos\varphi = \frac{155}{220\sqrt[]{2}}[/TEX] (chú ý: 220V là U hiệu dụng, ta cần lấy [TEX]U_0[/TEX])

.....[TEX] \Rightarrow \varphi \approx 60^o[/TEX]

Suy ra tỉ số giữa thời gian đèn sáng và tắt là:[TEX] \frac{4\varphi }{360^o - 4\varphi } = 2.[/TEX]

Vậy kết quả là 2 lần.

Một đèn ống sử dụng hiệu điện thế co gái trị hiệu dụng 220V,biết đèn sáng khi hiệu điện thế đặt vào đèn là 155V,tỷ số giữa thời gian đèn sáng và đèn tắt trong một chu kì là:
A,0,5 lần
B.2 lần
C.\sqrt{2}lần
D.\sqrt{3}lần
Cái này chưa có omega sao mà tính được với lại theo mình thì cái hiệu điện thế đặt vào đèn là 155V phải là hiệu dụng chú sao SBT nó lại hiểu là U cực đại nhỉ?:eek::eek:

Không cần [TEX]\omega [/TEX] cũng có thể tính được mà, đã trình bày ở trên rồi đó. Đề chỉ bắt tính tỉ lệ chứ không bắt tính số lần sáng - tắt.
 
Last edited by a moderator:
E

eternal_fire

Cái này chưa có omega sao mà tính được với lại theo mình thì cái hiệu điện thế đặt vào đèn là 155V phải là hiệu dụng chú sao SBT nó lại hiểu là U cực đại nhỉ?:eek::eek:

Sao lại là hiệu dụng nhỉ,đó là phải là tức thời chứ :-?,theo mình ở đây là cứ khi nào u tức thời vượt quá 155 thì nó sáng
Không cần omega vì cậu chỉ cần xét nó trong 1 chu kì đầu tức là [TEX]0\leq t \leq T[/TEX]
 
T

thinhtran91

bài tớ post là bài trong sbt vl nc đó ^^, cám ơn hoangtrungneo nha ^^, cho mình hỏi, bạn mua sách nào mà hay thế, hic, chỉ tớ tên với ^^,
 
Q

quoc12t

Nhờ Hoangtrungneo cái hình nha.

Gọi góc giữa [TEX]U_o[/TEX] và [TEX]M_1[/TEX] là [TEX]\varphi [/TEX].

Khi đó [TEX]cos\varphi = \frac{155}{220\sqrt[]{2}}[/TEX] (chú ý: 220V là U hiệu dụng, ta cần lấy [TEX]U_0[/TEX])

.....[TEX] \Rightarrow \varphi \approx 60^o[/TEX]

Suy ra tỉ số giữa thời gian đèn sáng và tắt là:[TEX] \frac{4\varphi }{360^o - 4\varphi } = 2.[/TEX]

Vậy kết quả là 2 lần.



Không cần [TEX]\omega [/TEX] cũng có thể tính được mà, đã trình bày ở trên rồi đó. Đề chỉ bắt tính tỉ lệ chứ không bắt tính số lần sáng - tắt.

uh vậy là mình nhầm rồi cái bài trong SBT ác thiệt hèn gì giải mãi mà không lí giải được sao lại là 2/3 cứ tin vào SBT lúc nào cũng đúngb-(b-(b-(b-(b-(
 
Top Bottom