[ Vật Lí 12 ] Dòng điện xoay chiều^^

T

thinhtran91

cám ơn mọi người ha, vậy còn số lần đèn sáng, đèn tắt trong 1s, mấy bạn làm cách nào tính zạ ?
>"<, điện chỉ còn mỗi cái này ko biết làm thế nào :((
 
A

anh2612

cám ơn mọi người ha, vậy còn số lần đèn sáng, đèn tắt trong 1s, mấy bạn làm cách nào tính zạ ?
>"<, điện chỉ còn mỗi cái này ko biết làm thế nào :((

cái này theo mình dựa vào f

Vd f=50Hz nhé
trong 1 s thực hiện dc 50 dao động tương đương với 50 chu kì
mà 1 chu kì thì hai lầm đèn sáng hai lần đén tắt
=> trong 1 s thì 100 lần đèn tăt và 100 lần đèn sáng


mình có sai chỗ nào thì moi người chỉ dùm nha

Thanks:):);)
 
H

hoangtrungneo

cái này theo mình dựa vào f

Vd f=50Hz nhé
trong 1 s thực hiện dc 50 dao động tương đương với 50 chu kì
mà 1 chu kì thì hai lầm đèn sáng hai lần đén tắt
=> trong 1 s thì 100 lần đèn tăt và 100 lần đèn sáng


mình có sai chỗ nào thì mọi người chỉ dùm nha

\Rightarrow Nói sai thì theo tớ bạn ko sai. Nhưng chưa đc đầy đủ.
Vì Những bài tập dạng này người ta thường cho PT cường độ của i= gì gì đó. :D
hoặc cho PT của u thì ta phải chuyển sang tìm pha của i để chú ý cái này nè: :)
Ta cần chú ý một điều: Dòng điện xoay chiều
* Mỗi giây đổi chiều 2f lần.
* Nếu pha ban đầu [TEX]\varphi _i = 0 [/TEX]hoặc [TEX]\varphi_i = \pi [/TEX] thì chỉ giây đầu tiên
đổi chiều 2f-1 lần.

Từ đó mà chúng ta sẽ tính số lần đèn tắt và sáng.
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtrungneo

Bài tập...... buồn!

Tớ Online muôn quá! Thế là ko đc thảo luận cùng các cậu. buồn.....!
Tớ xin đóng góp bài tập mới.
Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ :


Mạch có [TEX]L_{r}[/TEX] mắc nối tiếp với R. [TEX]u_{AB} = 100\sqrt[]{2,5}cos(100\omega.t+\frac{\pi}{6})[/TEX]
[TEX]L= \frac{1}{\pi}[/TEX] (H); [TEX]u_{AM} = 102 [/TEX](V) ; [TEX]u_{BM} = 30 [/TEX] (V)
\Rightarrow Tính r
(r của cuộn cảm nhé!:D)
 
H

harry18

Tớ Online muôn quá! Thế là ko đc thảo luận cùng các cậu. buồn.....!
Tớ xin đóng góp bài tập mới.
Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ :


Mạch có [TEX]L_{r}[/TEX] mắc nối tiếp với R. [TEX]u_{AB} = 100\sqrt[]{2,5}cos(100\omega.t+\frac{\pi}{6})[/TEX]
[TEX]L= \frac{1}{\pi}[/TEX] (H); [TEX]u_{AM} = 102 [/TEX](V) ; [TEX]u_{BM} = 30 [/TEX] (V)
\Rightarrow Tính r
(r của cuộn cảm nhé!:D)
[TEX]Z__L = 100 \Omega [/TEX]

Goi [TEX]\varphi [/TEX] là góc lệch pha giữa [TEX]U__{AB}[/TEX] và [TEX]I[/TEX]

Theo định lí hàm số cos và theo giản đồ véc tơ ta có.( xin lỗi tui không biết post ảnh)

[TEX]cos \varphi = \frac{U^2__{AB} + U^2__{BM} - U^2__{AM}}{2U__{BM}U__{AB}}[/TEX]

..........[TEX]= 0,4466[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \varphi \approx 63,47^o[/TEX]

Khi đó ta có:

[TEX]U__L = U__{AB}Sin\varphi = 100 (V) \Rightarrow I = \frac{U__L}{Z__L} = 1 (A)[/TEX]

[TEX]U__r = U__{AB}cos\varphi - U_R = 20 V[/TEX]

[TEX]\Rightarrow r = \frac{U__r}{I} = 20 \Omega [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
E

eternal_fire

Tớ Online muôn quá! Thế là ko đc thảo luận cùng các cậu. buồn.....!
Tớ xin đóng góp bài tập mới.
Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ :


Mạch có [TEX]L_{r}[/TEX] mắc nối tiếp với R. [TEX]u_{AB} = 100\sqrt[]{2,5}cos(100\omega.t+\frac{\pi}{6})[/TEX]
[TEX]L= \frac{1}{\pi}[/TEX] (H); [TEX]u_{AM} = 102 [/TEX](V) ; [TEX]u_{BM} = 30 [/TEX] (V)
\Rightarrow Tính r
(r của cuộn cảm nhé!:D)

Ta có [TEX]U_r^2+U_L^2=102^2;U_R=30[/TEX]
Lại có [TEX](U_r+U_R)^2+U_L^2=(\frac{100.\sqrt{2,5}}{\sqrt{2}})^2[/TEX]
[TEX]\to 2U_R.U_r+U_R^2+(U_r^2+U_L^2)=12500[/TEX]
[TEX]\to U_r=\frac{299}{15}[/TEX]
[TEX]\to U_L=100,03[/TEX] (xấp xỉ)
Lại có [TEX]Z_L=100[/TEX]
[TEX]\to I=1,0003[/TEX]
[TEX]\to r=19,93[/TEX](xấp xỉ)
 
T

trinhngocdat18

Một đèn ống sử dụng hiệu điện thế co gái trị hiệu dụng 220V,biết đèn sáng khi hiệu điện thế đặt vào đèn là 155V,tỷ số giữa thời gian đèn sáng và đèn tắt trong một chu kì là:
A,0,5 lần
B.2 lần
C.\sqrt{2}lần
D.\sqrt{3}lần
Bài này đề đúng mà,đâylaf hiệu điện thế hiệu dụng phải tính hiẹu điện thế cực đại sau đó vẽ đường tròn lượng giác giống như bạn hoangtrungneo đã trình bày đấy,kết quả là đáp án B
 
T

trinhngocdat18

mình đóng góp thêm bài nữa nha,hì

.
Cho mạc điện ko phân nhánh RLC,cuộn dây thuần cảm kháng,đặt vào 2 đàu mạch điện một hiệu điện thế xoay chiều ổn định u=120\sqrt{2}cos120pit(V),biết rằng ứng với hai giá trị của biến trở R1=18om,R2=32om,thì công suất tiêu thụ trên đoạn mach là như nhau,công suất cực đại trên đoạn mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau
A.300w
B.600w
C.288w
D.280w
hic bnaj nào giải được thì làm chi tiết hộ mình nhé :)
 
G

giangln.thanglong11a6

.
Cho mạc điện ko phân nhánh RLC,cuộn dây thuần cảm kháng,đặt vào 2 đàu mạch điện một hiệu điện thế xoay chiều ổn định u=120\sqrt{2}cos120pit(V),biết rằng ứng với hai giá trị của biến trở R1=18om,R2=32om,thì công suất tiêu thụ trên đoạn mach là như nhau,công suất cực đại trên đoạn mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau
A.300w
B.600w
C.288w
D.280w
hic bnaj nào giải được thì làm chi tiết hộ mình nhé :)

[TEX]P=\frac{RU^2}{R^2+(Z_L-Z_C)^2} \Leftrightarrow PR^2-U^2R+P(Z_L-Z_C)^2=0[/TEX]

PT trên là PT bậc 2 có 2 nghiệm [TEX]R_1[/TEX], [TEX]R_2[/TEX].

[TEX]\Rightarrow R_1.R_2=(Z_L-Z_C)^2 \Leftrightarrow \left|Z_L-Z_C \right|=\sqrt{R_1.R_2}=24 \Omega[/TEX].

Do đó [TEX]P_{max}=\frac{U^2}{2\left|Z_L-Z_C \right|}=300W[/TEX].
 
Last edited by a moderator:
T

trinhngocdat18

bạn ơi bài này đáp án ko phải là như thế,đáp án là kết quả khác cơ,nhung mình vẫn chưa hiểu đoạn cuối,sao khi tính được hiệu của Zl vaZC rồi thay vào công thức thì phải tínhP theo 1 trong 2 cái R kia chứ
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

bạn ơi bài này đáp án ko phải là như thế,đáp án là kết quả khác cơ,nhung mình vẫn chưa hiểu đoạn cuối,sao khi tính được hiệu của Zl vaZC rồi thay vào công thức thì phải tínhP theo 1 trong 2 cái R kia chứ

Xin lỗi tại tớ quên chia 2. Đáp án là 300W.

Theo định lí Viete với PT bậc 2 thì [TEX]x_1.x_2=\frac{c}{a}[/TEX]

Do đó [TEX]R_1.R_2=\frac{P. (Z_L-Z_C)^2 }{P}=(Z_L-Z_C)^2[/TEX]
 
P

pqnga

.
Cho mạc điện ko phân nhánh RLC,cuộn dây thuần cảm kháng,đặt vào 2 đàu mạch điện một hiệu điện thế xoay chiều ổn định u=120\sqrt{2}cos120pit(V),biết rằng ứng với hai giá trị của biến trở R1=18om,R2=32om,thì công suất tiêu thụ trên đoạn mach là như nhau,công suất cực đại trên đoạn mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau
A.300w
B.600w
C.288w
D.280w
hic bnaj nào giải được thì làm chi tiết hộ mình nhé :)

Bài này chỗ chữ đỏ ấy theo tớ phải là công suất cuỵăc đại là như nhau
Dựa vào đầu bài tính đc (Z_L - Z_C)^2 = 576
thay vào PT công suất
==> P =288
 
T

trinhngocdat18

Bài này chỗ chữ đỏ ấy theo tớ phải là công suất cuỵăc đại là như nhau
Dựa vào đầu bài tính đc (Z_L - Z_C)^2 = 576
thay vào PT công suất
==> P =288

Ý đúng rùi mình cũng làm ra kết quả như bạn nhưng trong sách đáp án lại là đáp án A mình ko biết đã tính sai chỗ nào nữa:(
 
P

pqnga

Cái bài này người ta cho mẹo rùi
P_1 = P_2
==> [TEX](Z_L -Z_C)^2 = 576 [/TEX]
[TEX]P = \frac{U^2}{R + \frac{(Z_L -Z_C)^2}{R}} [/TEX]
[TEX]P_{max} [/TEX]<=> [TEX]R = Z_L - Z_C = 24 \Om[/TEX] (cosi)
==> [TEX]P_{max} = 300 W[/TEX]
Cái
chỗ trên tớ nghĩ bài này chỉ tính công suất bt hoặc chỗ 2 công suất = nhau là công suất cực đại ==> sai
==> thế này mới đúng
 
P

pqnga

Câu 14. Đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trơ thuần R và tụ C. Khi dòng điện có tần số góc [TEX]\frac{1}{\sqrt{LC}}[/TEX] thì hệ số công suất của mạch này:
A. bằng 0.
B. bằng 1.
C. phụ thuộc điện trở thuần của đoạn mạch.
D. phụ thuộc tổng trở của đoạn mạch.

Câu 21. Nếu trong 1 đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh, i trễ pha so với u thì đoạn mạch gồm:
A. tụ điện và biến trở.
B. điện trở thuần và cuộn cảm.
C. Cuộn dây thuần cảm và tụ điện với cảm kháng nhỏ hơn dung kháng.
D. Điện trở thuần và tụ điện.

Câu 23. Cho đoạn mạch gồm R nt C. Khi dùng điện xoay chiều có tần số góc [TEX]\omega[/TEX] chạy qua thì tổng trở là:
A. [TEX]\sqrt{R^2+(\omega C)^2}[/TEX]
B. [TEX]\sqrt{R^2+(\frac{1}{\omega C})^2}[/TEX]
C. [TEX]\sqrt{R^2-(\omega C)^2}[/TEX]
D.[TEX]\sqrt{R^2-(\frac{1}{\omega C})^2}[/TEX]

Câu 30. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh [TEX]u=220 \sqrt{2} cos{(\omega t -\frac{\pi}{2})}[/TEX] thì cường độ dòng điện qua mạch là [TEX]i=2 \sqrt{2}cos(\omega t -\frac{\pi}{4})[/TEX].
Công suất tiêu thụ của mạch là
A. [TEX]220 \sqrt{2} W[/TEX]
B. 440W.
[TEX]C.440 \sqrt{2}W[/TEX]
D. 220W

Câu 31. Đoạn mạch xoay chiều gồm R, L, C. Thay đổi R đến [TEX]R_0[/TEX] để công suất tiêu thụ của mạch đạt [TEX]P_{max}[/TEX], khi đó:

A. [TEX]R_0=\frac{Z_L^2}{Z_C}[/TEX]

B. [TEX]R_0=\mid Z_L-Z_C \mid[/TEX]

C. [TEX]P_{max}=\frac{U^2}{R_0}[/TEX]

D. [TEX]R_0=Z_L+Z_C[/TEX].

Câu 2 : chỗ này mình còn thắc mắc..
Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên 1 sợi dây đàn hồi dài 1,2m vs 2 đầu cố định ng` ta quan sát thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 2 điểm # ko dao động. Biết khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp dây duỗi thẳng là 0.05s. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A 16m/s
B 4m/s
C 12m/s
D 8 m/s
Giải thích hộ tớ cái dòng màu đỏ
 
H

haiyencoilolem

theo giả thiết ta có khoảng thời gian giữa 2 lần tiên tiếp dây duỗi thẳng là 0,05s tức là 1/2T=0,05\RightarrowT=0,1
lại có...3lambda/2=1,2\Rightarrow lambda=0,8\Rightarrowv=8
còn vì sao lại có 1/2T=0,05 thì Nga có thể đọc sách lại phần này là sẽ rõ
Chúc Nga học tót
 
P

pqnga

Híc cái tớ cần hỏi là cái chỗ đó vì sao khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp dây duỗi thẳng là 0.05s ==> T = 0.1 kìa. Tớ ko biết nó ở phần nào trong SGK nữa
 
H

haiyencoilolem

thực ra cái đó trong SGK không có .....chỉ tự suy luận sa do sự hình thành sóng thôi/mà cô hay thầy dậy lí của Nga k vẽ hiện tượng này ra cho bọn cậu xem à.........
 
H

haiyencoilolem

có thể giải thích = giản đồ sóng .....nhưng tớ k vẽ đc đành nói suông vậy
hơi dài mét tí nhưng đầy đủ và k thể quên.........hj`
+/ Khi trên dây hình thành 1 sóng dừng thì trên dây ở mọi điểm đều nhận đc sóng tới và sóng phản xạ quay ngược lại , 2sóng này cùng f và cùng phương dao động nhưng ngược chiều , tại mõi điểm trên dây luôn phải thực hiện tỏng hợp 2 d đ do 2 sóng này truyền tới
+/ Chọn thời điểm t=0 li độ sóng và pha d đ của chúng ngược pha nhau, khi đó sợi dây ở trạng thái duỗi thẳng.....sau mät thời gian =T/4 sóng tới và sóng phản xạ truyền cho \forall điểm trên dây những d đ đồng pha( nhưng giá trị omêga k hoàn toàn như nhau). Khi đó tại mõi điểm trên dây sẽ thực hiện d đ tỏng hợp của 2 d đ truyền đến . Kết quả là làm cho dây bị biến dạng
+/Đồng thời t=T/2 2 sóng tới và sóng phản xạ lại làm sợi dây ở trạng thái biến dạng ngược nhau, sợi dây lại trở lại trạng thái duỗi thẳng
+/ đến thời điểm t=3T/4 d đ tỏng hợp làm cho \forall điểm trên dây d đ đồng pha nh­­ung trái ngược so vơi thời điểm t=T/4
+// Nếu khoảng tg đen ta t=3T/4-T/4=T/2 \leq thời gian lưu ảnh của mắt thì khi quan sát sóng dừng trên dây luôn có cảm giác sợi dây như bị tách đôi giữa 2 nút kế tiếp, trạng thái cân bằng của dây thường k quan sát ®c vì nó chỉ \exists ở mät thời điểm
***** Đó.........thử đọc xem có giúp j` đc k.tui chỉ có thể giải thích đc như vậy thui
 
Top Bottom