F
flytoyourdream99
Luyện viết đoạn văn
A, Kiến thức cơ bản cần nắm
I, Thế nào là đoạn văn?
Về mặt nội dung: Đoạn văn là một ý tương đối hoàn chỉnh
+ Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề văn bản.
+ Mỗi đoạn văn trong văn bản có một chức năng riêng được sắp xếp theo trình tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, đoạn thân bài của văn bản, đoạn kết thúc của văn bản.
+ mỗi đoạn văn khi tách ra vẫn có tính độc lập.
- Về mặt hình thức:
+ liên kết với nhau bằng các phép liên kết (phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nối,..)
+ mỗi đoạn văn khi mở đầu bằng chữ cái viết hoa và lùi vào một chữ, kết thúc đoạn văn bằng bằng dấu chấm câu.
II, Kết cấu đoạn văn
1, Đoạn diễn dịch
Là một đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại
triển khai ý của câu chủ đề mang ý nghĩa minh họa cụ thể được thực hiện bằng giải thích,
chứng minh, phân tích, bình luận kèm nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của người viết.
2, Đoạn quy nạp
Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng đến ý khái quát nằm ở
cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng lập luận, cảm nhận, rút ra nhận xét, đánh giá
chung.
2, Đoạn tổng- phân- hợp
Là đoạn phối hợp giữa diễn dịch với quy nạp, câu mở đoạn mang ý khái quát bậc 1, các câu
tiếp theo triển khai ý khái quát bằng giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét.
Câu kết đoạn là ý khái quát bậc 2 mang tính nâng cao, mở rộng.
III, Các dạng đoạn văn
1. Đoạn văn giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác giả- tác phẩm.
2. Đoạn văn tóm tắt tác phẩm.
3. Đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
4. Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng, từ ngữ đặc sắc của tác phẩm.
5. Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật.
6. Đoạn văn phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ.
7. Đoạn văn cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ
A, Kiến thức cơ bản cần nắm
I, Thế nào là đoạn văn?
Về mặt nội dung: Đoạn văn là một ý tương đối hoàn chỉnh
+ Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề văn bản.
+ Mỗi đoạn văn trong văn bản có một chức năng riêng được sắp xếp theo trình tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, đoạn thân bài của văn bản, đoạn kết thúc của văn bản.
+ mỗi đoạn văn khi tách ra vẫn có tính độc lập.
- Về mặt hình thức:
+ liên kết với nhau bằng các phép liên kết (phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nối,..)
+ mỗi đoạn văn khi mở đầu bằng chữ cái viết hoa và lùi vào một chữ, kết thúc đoạn văn bằng bằng dấu chấm câu.
II, Kết cấu đoạn văn
1, Đoạn diễn dịch
Là một đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại
triển khai ý của câu chủ đề mang ý nghĩa minh họa cụ thể được thực hiện bằng giải thích,
chứng minh, phân tích, bình luận kèm nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của người viết.
2, Đoạn quy nạp
Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng đến ý khái quát nằm ở
cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng lập luận, cảm nhận, rút ra nhận xét, đánh giá
chung.
2, Đoạn tổng- phân- hợp
Là đoạn phối hợp giữa diễn dịch với quy nạp, câu mở đoạn mang ý khái quát bậc 1, các câu
tiếp theo triển khai ý khái quát bằng giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét.
Câu kết đoạn là ý khái quát bậc 2 mang tính nâng cao, mở rộng.
III, Các dạng đoạn văn
1. Đoạn văn giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác giả- tác phẩm.
2. Đoạn văn tóm tắt tác phẩm.
3. Đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
4. Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng, từ ngữ đặc sắc của tác phẩm.
5. Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật.
6. Đoạn văn phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ.
7. Đoạn văn cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ
Last edited by a moderator: