trắc ngiệm
câu 1:ý nào không nói đúng về Nguyễn Du,tác giả ''truyện Kiều
A.là nhà văn của tầng lớp thượng lưu
B.từng trải và có vốn sống phong phú
C.có trái tim giàu lòng yêu thương
D.có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài
câu 2:nhận định nào nói đúng ,đủ nhất về giá trị nội dung của truyện Kiều
A.truyện Kiều có giá trị hiện thực
B.truyện Kiều có giá trị nhân đạo
C.truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước
D.kết hợp cả A và B
câu 3: nhân vật chính của truyện Người con gái Nam Xương là ai?
A.Trương Sinh và Phan Lang
B.Vũ Nương và Trương Sinh
C.Phan Lang và Linh Phi
D.Linh Phi và mẹ Trương Sinh
câu 4: cụm từ ''khóa xuân'' trong câu''trước lầu Ngưng Bích khóa xuân''được hiểu là gì?
A.mùa xuân đã hết
B.khóa kín tuổi xuân
C.bỏ phí tuổi xuân
D.tuổi xuân đã tàn phai
câu 5:sắp xếp tên tác phẩm với thể loại cho phù hợp
tên tác phẩm
1.Hoàng lê nhất thống chí
2.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
3.truyện Kiều
4.Chuyện người con gái Nam Xương
thể loại
a.truyền kì
b.cổ tích
c.tùy bút
d.tiểu thuyết lịch sử chương hồi
e.truyện nôm
tự luận
viết bài văn ngắn phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương trong''Chuyện ngưòi con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ.
:khi (109)::khi (109)::khi (109):
câu 1 ;ý D
câu 2; D
CÂU 3; B
câu 4:B
CÂU 5:
1=>c
2=>c
3=>e
4=>e
câu cuối:TRong văn học trung đại, cũng đã có biết bao nhiêu nhà văn viết về cuộc đời, số phận của những người phụ nữ xã hội phong kiến. Họ luôn sống cam chịu và không có tiếng nói riêng. Sự bất lực đó có thể sẽ dẫn đến đau khổ khôn lường.
" Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Lời thơ của Nguyễn Du không chỉ là tiếng khóc riêng cho Thúy Kiều mà còn là tiếng khóc chung cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và nhân vật Vũ Nương của nhà văn Nguyễn Dữ trong TRuyện người con gái Nam Xương cũng không phải ngoại lệ.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã giới thiệu rành rọt về Vũ Nương với một tấm chân thành " Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương. Tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Như vậy nàng vừa đẹp người lại đẹp nết. " TRong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ trăm lạng vàng cưới về". Vũ Nương là người phụ nữ tinh tế, lại biết tính chồng nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép " không từng để vợ chồng phải đến thất hòa". Tình cảm của nàng càng được thể hiện sâu sắc hơn trong hoàn cảnh li biệt " nàng rót chén rượu đầy tiễn ck". Tình cảm của nàng cũng đầy đặn, vẹn nguyên, nồng nàn và ăm ắp như chén rượu này vậy. Nàng chu đáo dặn dò ck. Những lời nhắn nhủ mới tha thiết làm sao " chàng đi chuyến này, thiếp không dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Với nàng, bổng lộc cao sang, áo gấm nhung lụa nàng không vời tới, chỉ mong được sớm đoàn tụ, hạnh phúc ấm no.
Ck đi lính, Vn phải một mình gánh lấy trách nhiệm chăm sóc mẹ già, nuôi dưỡng con thơ. Đặt trong hoàn cảnh như vậy, tấm lòng của VN mới được khẳng định. Nàng " hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo để khuyên lơn" khi mẹ ck ốm đau. TRong xã hội phong kiến, quan hệ giữa mẹ ck nàng dâu vốn không phải thân thiện. Nhưng rồi, bà cũng phải ghi nhận tấm lòng chân thành của VN trong phút chăng chối " sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn. Xanh kia sẽ chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Nói xong bà ra đi, VN " hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình". Như vậy đủ thấy tấm lòng hiếu thảo, nghĩa tình của VN.
Xa ck, mỗi khi chơi với bé Đản, nàng thương chỉ tay vào bóng m` mà bảo là cha Đản. Đó là cách thể hiện tình yêu chung thủy của nàng với ck, như hình với bóng. Nàng luôn chăm sóc ân cần, chu đáo cho con, hết mực yêu thương nó. Không muốn con chịu cảnh bơ vơ không cha, nàng chỉ muốn cho con thấy rằng cha luôn ở bên con.
Từng ngày như thế cho đến khi ck trở về. Tưởng rằng gia đình nang sẽ được đoàn tụ, ấm êm. Nhưng người phụ nữ bất hạnh đâu có ngờ rằng, cái ngày ck trở về là ngày mà gia đình nàng tan vỡ. Cái mái ấm mà nàng hết sức vun vén sụp đổ chỉ vì lời nói của môt đứa trẻ thơ dại. Bé Đản không biết rằng nó đã vô tình đẩy VN vào cái chết. Chỉ vì nghe lời nói về cái bóng mà TS một mực nghi oan cho VN, ruồng rẫy nàng và đuổi nàng đi. Dù bị ruồng bỏ, nàng vẫn khẳng định trinh tiết của mình " cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liểu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói". Nhưng vốn dĩ TS đa nghi, đâu chịu tin lời VN.. Vậy nên bi kịch thương tâm mới xảy ra. Có lẽ sẽ không thế nếu TS đừng giấu chuyện kia do ai nói ra. Và có lẽ VN sẽ không phải chết nếu TS tỉnh táo hơn. Khi đùa con, nàng đâu có ngờ rằng cái bóng đó lại trở thành nỗi oan trong đời nàng?!! Không tưởng đc cái bóng mong manh ấy lại có thể lấy đi hp gđ nàng, đẩy nàng vào cái chết. Thế mới biết hạnh phúc của người phụ nữ thời xưa thật mong manh. Số phận bi thương của VN có giá trị tố cáo lớn.
Qua đây, hẳn ai cũng sẽ thương cảm cho số phận nghiệt ngã, éo le của VN. Nàng là hiện thân của những người phụ nữ xã hội phong kiến. Nhưng bên cạnh đó, ta vẫn thấy những vẻ đẹp phi thường trong con người họ.
mk trả lời vậy có gì sai mong bạn chỉ cho nha