[văn 12]Kho tài nguyên của box văn

C

congchualolem_b

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Box Văn là một vùng đất trù phú với nhiều nguồn tài nguyên quý giá, tuy nhiên thời gian đã làm cho nó mờ đi theo năm tháng. Để góp phần giúp các mem tiết kiệm thời gian cũng như các mod đỡ phần bực mình với các topic trùng lặp :D mình đã tổng hợp các đường link của những topic hay ở đây. Mọi ý kiến và thắc mắc xin post lại tại đây, chú ý là không được spam nhé, tất cả các bài spam sẽ bị xoá mà không cần thông báo.

Phương pháp làm văn nghị luận xã hội

Tư liệu cho văn nghị luận xã hội

Toàn bộ bài viết số 1 (văn 12)

NLXH:tình thương là hạnh phúc của con người

Các đề văn nghị luận xã hội

Bài viết số 5 (văn 12)

Bài viết số 5 và 6(văn 12)

Bài viết số 3 (văn 12)

Một số bài viết về các tác phẩm văn 12

(LLVH) Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học

(NLXH) Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng


Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"


http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=38182
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=13000
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=14830
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=13456
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=38492

"Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=34584
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=12749

"Bên kia sông Đuống"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=11705

"Tây tiến"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=15697
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=27290
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=48491
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=69265

Tố Hữu
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=47832
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=19769
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=18735

"Việt Bắc"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=30206
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=65470
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=28642

"Vợ nhặt"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=39248
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=39356
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=38789
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=38814
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=50094
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=50873

"Tiếng hát con tàu"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=19029
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=27544
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=60547

"Đất nước" (Nguyễn Khoa Điềm)
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=19684
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=16386
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=32455
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=75679

"Sóng" và thơ Xuân Quỳnh
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=38897
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=78991
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=35726
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=7010

"Người lái đò sông Đà"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=21404
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=49253

"Những đứa con trong gia đình"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=50203
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=39550
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=39517

"Rừng xà nu"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=80938
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=39448
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=89718
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=50205

"Đàn ghi ta của Lor-ca"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=35608
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=38620
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=35622
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=30563
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=72041

"Một người Hà Nội"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=12176
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=91799
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=45965

"Chiếc thuyền ngoài xa"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=91543
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=44752
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=61373
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=41049
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=39944
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=49689
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=47339
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=28299

"Ai đã đặt tên cho dòng sông"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=34581
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=50093
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=38911
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=38891

"Hồn Trương Ba da hàng thịt"
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=44751
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=48614
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=28905
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=80890


Nguyễn Đình Chiểu-ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Tóm tắt các tác phẩm nước ngoài

Số phận con người (Sô-lô-khốp)

"Thuốc" - Lỗ Tấn
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=41734
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=45147

Lí luận văn học:

Tìm hiểu về nhân vật trong tác phẩm văn học

Tìm hiểu về giá trị văn học

Văn học có tính nhân đạo hoá con người

Cách tiếp nhận văn học

Tài nguyên sách của box Văn

Tổng hợp các đề văn xã hội (V2)

Tài liệu ngữ văn

Download một số bài văn 12
Một số bài giảng hay

p/s: mỏi tay + mỏi cổ _.__!
 
Last edited by a moderator:
V

vjtran

:)>-Thanks Thuý nhìu nhá!!! rất có ích!!! chứ bây h tìm cũng khó khăn :D
:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-* :D
 
C

congchualolem_b

dĩ nhiên là đc rồi bạn :) rất ủng hộ bạn cùng đóng góp cho tài nguyên box văn.
 
T

thuy_078

đây là một số tư liệu được cô giáo môn văn của mình cung cấp,khi mình bị ốm nặng và đi học lại.nó gồm nhiều chủ đề.tuy kiến thưc khôg mớii nhưng mong nó sẽ giúp mọi người.nếu có trùng lặp thì nhắc nhở mình nhé.đừng chê bai vì nó là những tài liệu rất có ý nghĩa với mình:
Tài lieu:(có chỉnh sửa và bổ sung)
-chủ đề 1:khái quát văn học việt nam 1945-hết thế kỉ XX
-chủ đề 2:hai tác gia lớn: Hồ Chí Minh và Tố Hữu
-chủ đề 3:Tuyên ngôn độc lập
-chủ đề 4:Việt Bắc
đang cập nhật tiếp



Chủ đề 1:khái quát văn học việt nam 1945-hết thế kỉ XX
*chú ý 1:chứng minh văn học việt nam 1945-1975 chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Khuynh hướng sử thi:
+ văn học thời kì này đã phản ánh từng chặng đường đấu tranh của lịch sử đân tộc việt nam :văn học chống pháp là bức tranh rộng lớn về cuộc kháng chiến của dân tộc thể hiện dáng hình đất nước đau thương,máu lửa nhưng cũng đầy hào hung,quật khởi:đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,việt bắc của Tố Hữu và cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng rất đỗi tự hào: rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành,những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi…
+ Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của nhân dân ta là những cuộc kháng chiến vệ quốc.Văn học thể hiện sức mạnh vĩ đại của cả dân tộc,nhân vật trung tam là hình ảnh anh bộ đội nhân công,nhân dân.Họ tiêu biểu cho ý chí phẩm chất,khí phách cho toàn dân tộc.
• Bức tranh Việt Bắc ra quân tiêu biểu cho sức mạnh tinh thần đoàn kết của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (“những đường Việt Bắc của ta…. Đèn pha bbaatj sang như ngày mai lên”-Việt Bắc của Tố Hữu).
• Hình ảnh những chiến sĩ từ chiến hào xông lên tiêu diệt quân thù,làm nên 1 đất nước chói lòa ánh sang:
“ Nước Việt Nam từ máu lửa
……………………………..
Rũ bùn đứng dậy sang lòa..”
(Đất Nước-Nguyễn Đình Thi)
• Hình ảnh chiến sĩ bộ đội dù đói rét, nguy hiểm vẫn không làm nản chí mà ngược lại tư thế vẫn hiên ngang anh hung,:
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”
(Tây tiến-Quang dũng)
• Xây dựng được nhân vật mang cốt cách của cả cộng đồng, nhân vật chinhs thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tọc,gắn bó số phận mình với số phận đất nước.thể hiện và kết tinh từ những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng:như nhân vật Tnú (Rừng Xà Nu-Nguyễn Trung Thành),tiêu biểu cho khí phách hiên ngang tinh thần bất khuất của đồng bào Tây Nguyên hay nhân vật Việt,Chiến (Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi),mang khí phách anh hùng của người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ.
• Ngôn ngữ sử thi mang giọng điệu ca ngợi trang trọng như Cụ Mết (Rừng xà nu-Nguyễn Trung Thành).Trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).

- Cảm hứng lãng mạn:
+ Tạo nên chủ nghĩa làng mạn anh hùng cho văn học giai đoạn này,khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống và vẻ đép của con người mới,ca ngợi chủ nghĩa yêu nước.chủ nghĩa anh hùng.Sống trong gian khổ thiếu thốn nhưng con người vẫn hướng vào tương lai tươi sang và ti vào cách mạng với 1 ý chí nghị lực phi thường.
“ở đâu u ám quân thù….
...........…………………………
Trông về việt bắc mà nuôi chí bền
( Việt Bắc-Tố hữu)
- Cảm hứng lãng mạn khiến cho các nhà văn nhà thơ nhìn hiện tại bằng con mắt hy vọng về tương lai.thể hiện qua hai câu thơ:
“Trán cháy rực nghĩ trời đất nước
Lòng ta bát ngát ánh bình minh”
(Đất nước-Nguyễn Đình Thi)
Chú ý2:những thành tựu nổi bật của VHVN từ cách mạng tháng tám 1945-1975.
- đã hoàn thành xứ mệnh cao cả của nền văn học trong thời kì mới.Đó là nền văn học cách mạng,chủ yếu hướng về đại chúng nhân dân,1 nền văn học vì Trung Quốc,vì CNXH.thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu.giải phóng dân tộc trong cuộc kháng chiến chông Pháp và Mĩ.
- Xây dựng đội ngũ nhà văn đông đảo thuộc nhiều thế hệ trong đó có nhiều tài năng thực sự đã được rèn luyện và thử thách có những trải niệm vô giá trong cuộc sống,chiến đấu.
- Đã tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc.Như chủ nghĩa nhân đạo,đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước,chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Phát triển mạnh mẽ và đồng bộ các thể loại, đặc sắc hơn là thơ trữ tìh và truyện ngắn.


nếu đọc thấy được thì cho ý kiến mình sẽ boss tiếp,:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
T

thuy_078

*chủ đề 2: hai tác gia lớn:Hồ Chí Minh và Tố Hữu.
- Hồ Chí minh :

90N5CACE26VYCAPI3SSUCAD0J7RLCAWDDQQ.jpg

+ Chủ ý 1:quan điểm sáng tác:
Sinh thời HCM không tự nhận mình là nhà văn nhà thơ,mà chỉ coi mình là người bạn của văn nghệ,người yêu văn nghệ với tấm lòng yêu nước thương dân cháy bỏng,sinh ra trong cảnh nước mất,nhân dân cơ cực,lầm than.Người đặc ra nhiệm vụ là phải tìm đường cứu nước cứu dân “suốt đời tôi chỉ có 1 ham muốn tột bật là sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập dân tộc ta hoàn toàn tự do,đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành”.Trong quá trình hoạt động cách mạng,Người nhận ra văn chương là vũ khí sắc béng để đấu tranh cách mạng từ đó,Người sử dụng văn chương như một vũ khí cần thiết hữu ích quan trọng để công phá và tiêu diệt kẻ thù.Người trở thành nhà văn,nhà thơ lớn.Với 1 số quan điểm sáng tác :
+/ Hồ Chí Minh coi văn chương là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.Nhà văn cũng có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.:
“Nay ở trong thơ phải có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(cảm tưởng đọc thiên gia thi)​
Quan điểm này được kế thừa và phát huy từ truyền thống của dân tộc.Nguyễn Trài có quân trung từ mệnh tập,Nguyễn Đình chiểu nổi tiếng với hai câu thơ
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”​
Phan Bội Châu lấy văn chương tuyên truyền cách mạng,Sóng hồng “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ-Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”,Tố Hữu,Hồ chí Minh,…………..
+/ Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc trong văn học.Văn chương phải phản ánh cuộc sống 1 cách chân thực, hấp dẫn,hình thức văn học giản dị,tránh cầu kì,ngôn ngữ trong sáng phát huy sự sáng tạo của người nghệ sĩ.Đây là quan niệm đúng đáng tiến bộ không chỉ có giá trị hiện thời mà cả mai sau.
+/ Hồ Chí Minh luôn xuất paths từ mục đích đối tượng để quyết định nôi dung và hình thức của tác phẩm.Người luôn đặt câu hỏi “viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào? Và viết để làm gì?”.Vì thế tác phẩm củ Người không chỉ có tư tưởng sâu sắc,nội dung thiết thực mà hình thức nghệ thuật ,sinh động,đa dạng.
 Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay,đây là nguyên lí sống và làm việc của bất cứ 1 người nghệ sĩ chân chính nào trong cuộc đấu tranh hiện nay của dân tộc ta,cho côg cuộc đổi mới đất nước,
+ chú ý 2: phong cách nghệ thuật
Ở mỗi thể loại,Bác đều thể hiện phong cách riêng,độc đáo,hấp dẫn.
* Văn chính luận của Người thường ngắn gọn,súc tích,lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng đầy thuyết phục,giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.Văn chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm,giàu hình ảnh.Giongj văn chính luận cũng đa dạng:khi ôn tồn thấu tình đạt lí.khi đanh thép mạnh mẽ hùng hồn.
* Truyện và kí của Người rất hiện đại,thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc béng.Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Aí Quốc tuy nhẹ nhàng hốm hỉnh nhưng thâm thuye sâu cay.
* Thơ Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng
+/ Thơ tuyên truyền thường giản dị,mang màu sắc dân gian hiện đại.
+/ Thơ nghệ thuật thường kết hợp hài hòa chất cổ điển với tinh thần hiện đại,hòa quyện giữa tâm hồn thi nhân và tư thế chiến sĩ.
Nhìn chung,ở thể loại nàm,phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh đều hết sức phong phú,đa dạng mà thống nhất.Đó là cách viết ngắn gọn,trong sáng,giản dị,sử dụng limh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng của người cầm bút.
+chú ý 3:tính cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.
• Tính cổ điển:
+/ thường sử dụng những thể loại cổ xưa truyền thống:thất ngôn tứ thuyệt.
+/ Đề tài: thiên nhiên
+/ Nhân vật trữ tình có phong thái ung dung tự tại,hòa hợp với thiên nhiên,coi thiên nhiên là người bạn tâm tình.
+/ Sử dụng bút pháp nghệ thuật quen thuộc,đối lập ước lệ tượng trưng,tả cảnh ngụ tình chấm phá.
• Tính hiện đại:
+/ Thiên nhiên không tĩnh lặng như trong thơ xưa mà vui tươi,khỏe khoắn,vươn tới sự sống con người,trong thơ không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ.
+ Chú ý 4:những bài học rút ra
• Tấm long yêu thương con người,đất nước,thiên nhiên
• Ý chí kiên cường,đấu tranh không mệt mỏi về quyền con người,vì nền độc lập dân tộc.
• Tinh thần lạc quan tin tưởng vào sức mạnh của con người đang vươn tới chân thiện kĩ.
+ chú ý 5: 1 số chú ý về tập nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
• Hoàn cảnh ra đời : Vào tháng 8-1942 Hồ Chí Minh lên đường sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của TQ.Sau nửa tháng đi bộ đến Túc Vinh-Quảng Tây,Người bị chính quyền Tưởng Giơí Thạch bắt giam vô cớ,trong suốt 13 tháng tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu năm 1943)tuy bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng Người vần làm thơ.Người đã sáng tác 133 bài bằng chữ Hán tập trung trong 1 cuốn sổ tay mà Người đặt tên “Ngục trung nhật kí”(Nhật kí trong tù).
• Nội dung:
+/ Phản ánh chân thực bộ mặt đen tối của chế đọ nhà tù cũng như của xã hội TQ thời Tưởng Giới Thạch ( đánh bạc, Lai tân,…)
+/ thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tù vĩ đại,có thể xem đây là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh .
 một tâm hồn yêu thương thiết tha và trân trọng những kiếp người đang bị đày đọa đau khổ(Phu làm đường,vợ người tù đến thăm chồng,…)
 Một con người hết lòng yêu nước thương dân,luôn khắc khoải lo âu cho vận mệnh nước nhà (không ngủ được, ốm nặng,tức cảnh,………..)
 một tâm hồn nhạy cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sự sống( Ngắm trăng, trên đường đi,mới ra tù tập leo núi,chiều tối,………….)

mỏi tay quá mai boss tố hữu.hix
 
Last edited by a moderator:
T

thuy_078

-Tố Hữu
+chú ý 1: sự nghiệp sáng tác
Tố Hữu (1920-2002) là lá cờ đầu cho thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.Ở Tố Hữu,con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ,sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng và trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mang.
Trước cách mạng tháng Tám,”Từ ấy” (1937-1946) thể hiện một cái tôi cá nhân trẻ trung, yêu đời,say mê lí tưởng cộng sản.
Trong kháng chiến chống Pháp,tập thơ Việt Bắc (1947-1954) là bẳn hùng ca của cuộc kháng chiến chông Pháp,phản ánh những chặng đường gian lao anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi.
Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,tập thơ “gió lộng” (1955-1961) là tiếng ca vui nhà thơ ca ngợi cuộc sống mới trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa và thể hiện tình cảm thiết tha,sâu đậm với miền Nam ruột thịt.
Cả nước đánh Mỹ,tập thơ “Ra trận” (1962-1971) thể hiện hình tượng con người thời đại mới và nỗi căm giận quân xâm lược Mỹ.Cuộc kháng chiến chống Mỹ đến hồi quyết liệt và giành được chiến thắng lợi,tập thơ “Máu và hoa” (1972-1977) ra đời đã tổng kết một chặng đường đấu tranh của dân tộc.
Cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,Tố Hữu có tập thơ: “một tiếng đờn” (1992-giải thưởng ASEAN) và tập thơ “Ta với ta” (1999)
Thơ Tố hữu đã đi sâu vào đời sống sinh hoạt tinh thần của nhân dân trong suốt mấy chục năm cuối thế kỉ XX.

+ chú ý 2: phong cách nghệ thuật
1.Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản.Ông làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng,cho lí tưởng của Đảng.
- Đề tài và nội dung cảm hứng trong thơ Tố Hữu phong phú và đa dạng nhưng tất cả đều bắt nguồn từ các sự kiện,vấn đề lớn của đời sống cách mạng,từu lí tưởng chính trị,tình cảm chính trị.Tố Hữu là nhà thơ của lữ sống lướn,của những tình cảm lớn,niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng
2.Thơ Tố Hữu có giọng thơ tâm tình ngọt ngào,tha thiết-giọng của tình thương mến.
Tất cả những tình cảm chính trị đều trở thành nhưgx cảm xúc chân thật,biến thành cái riêng,được biểu hiện qua ngôn từ của tình cảm cá nhân và giọng thơ ngọt ngào.
3.Thơ Tố Hữu sáng tác theo khuynh hướng sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn.
- viết về những vẫn đề lớn của đời sống cách mạng và dân tộc,thơ tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi.Cái “tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu ngày càng hòa nhập với đất nước và dân tộc.Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp,của dân tộc,đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vócthời đại và lịch sử,nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa.
- ngợi ca lí tưởng,ngợi ca dan tộc và thời đại ,thơ Tố Hữu dạt dào cảm hứng lãng mạn.Thơ Tố Hữu trẻ trung,sôi nổi,say mê lí tưởng hướng đến tương lai,khơi dậy niềm vui,lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng ,ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng,
4.Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện.
-về nội dung: Hiện thực đời sống cách mạng,những tình cảm chính trị,đạo lí cách mạng ….qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu,đã gắn bó,hòa nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc,làm phong phú them cho truyền thống ấy.
- về nghệ thuật:
+ Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thưo dân tộc và có những sáng tạo làm phong phú them các hình thức thơ ca này.
+ Tố Hữu thường dùng những lối so sánh,các phép chuyển nghĩa,các cách diến đạt trong thơ ca dân gian và thơ cổ điển đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt Nam.
+ Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố hữu là ở nhiệp điệu,đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bổng nhịp nhàng.
Nghệ thuật thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi đổi mới hướng hiện đại.
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Và đây là bài viết về hai con sông mà T sưu tầm đc, là bài của một Tiến sĩ nhưng tiếc là T quên tên và nguồn r`, chỉ xin trích dẫn ra để các bn tham khảo.

Nếu con sông Đà phải cảm ơn Nguyễn Tuân vì nhờ nhà văn mà nó mới được ghi tên trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại như một đối tượng thẩm mĩ, thì giống vậy, dòng sông Hương cũng phải cảm ơn nhà viết ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Có thể nói hai con sông ấy chảy trong lịch sử hai vùng đất nước đã được hai nhà văn bắt mạch khơi dòng cho chúng chảy tiếp, uốn lượn bồng bềnh trôi trong miền đất văn chương đầy chất thơ, chất họa, chất nhạc... để rồi mãi tha thiết chảy trong tâm thức bạn đọc.
Đúng là chúng ta sẽ thiếu sót với xứ Huế, với học sinh nếu không đưa Ai đã đặt tên cho dòng sông? vào chương trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Bởi đây là một bút ký đặc sắc mà qua đó học sinh sẽ vừa được làm quen với một thể loại văn học, vừa được biết đến một phong cách bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường tinh tế tài hoa kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và tính trữ tình, chất nghị luận sắc sảo và sự hiểu biết uyên bác được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, địa lý, lịch sử, hội hoạ, âm nhạc, thơ ca… Đoạn trích trong sách Ngữ văn 12 là đoạn miêu tả từ bắt đầu nơi rừng già, dòng sông xuôi về miền đất Châu Hoá, uốn mình qua kinh thành Huế rồi đi về với biển cả. Thế cho nên có một cách tiếp cận tác phẩm là căn cứ vào hình tượng dòng sông để phân tích với các luận điểm: sông Hương - mãnh liệt nơi rừng già vùng thượng nguồn; sông Hương - êm đềm nơi đồng bằng và ngoại vi thành Huế; sông Hương - thơ mộng soi bóng kinh thành Huế; sông Hương - day dứt chia tay Huế để về với biển cả. Tôi xin giới thiệu một cách khác căn cứ vào chính cách tiếp cận từ nhiều góc độ của tác giả.

1. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ lại địa đồ của dòng sông Hương mà đặc điểm địa lý đầu tiên là nó thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế. Khởi nguồn từ rừng già, cường tráng và mãnh liệt vượt qua những cánh rừng Trường Sơn, uốn lượn quanh co qua miền Châu Hoá, theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén vòng qua đất bãi Nguyệt Biều ôm lấy chân đồi Thiên Mụ rồi xuôi về Huế, gặp thành phố ở cồn Giã Viên rồi uốn sang Cồn Hến, ra khỏi kinh thành dòng sông liền chếch về phía Bắc trôi đi trong sắc màu vùng ngoại ô Vĩ Giạ, như lưu luyến với kinh thành mà nó lại rẽ theo hướng đông tây để gặp thành Huế lần nữa ở thị trấn Bao Vinh rồi mới trôi ra biển. Sự xuất hiện một loạt các địa danh văn hoá vốn gắn liền với xứ Huế thực không vô tình, như muốn nói với bạn đọc: sông Hương chính là hiện thân, là bộ mặt, là linh hồn của xứ Huế. Sông Hương là lịch sử của đất cố đô. Từ thuở xa xưa nó là dòng sông biên thuỳ của nước Đại Việt, trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi nó là dòng sông thiêng với tên Linh Giang cổ kính. Đến thế kỷ XVIII nó ưỡn ngực đưa những đoàn quân Tây Sơn hùng dũng tiến ra Bắc đuổi quân Thanh xâm lược. Từ thế kỷ XIX dòng sông lại in bóng những lăng tẩm đồ sộ chôn vùi giấc ngủ nghìn năm của vua chúa nhà Nguyễn. Xuân Mậu Thân 1968 dòng sông lại mở lòng đón nhận những dòng máu anh hùng của những người con xứ Huế, yêu xứ Huế đã ngã xuống bảo vệ mảnh đất anh hùng. Phác thảo lại lịch sử cũng là một cách để nhà văn làm sống dậy dòng sông Hương trong lịch sử, nó như được chảy ra từ lịch sử, mang ý thức của lịch sử. Con sông Hương đã trở thành huyền thoại, thành dấu ấn của lịch sử.

Dòng sông Hương mang trong mình nó nét văn hoá đậm đà xứ Huế. Đó có thể là một sắc tím Huế đã trở thành biểu tượng riêng của xứ này mà sắc tím ấy có từ rất xưa, vốn là "màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện". Đấy là sắc áo cưới của xứ Huế ngày xưa, trong những ngày nắng được đem ra phơi và luôn in bóng trên mặt sông Hương trữ tình. Đó có thể là một đêm hội hoa đăng những rằm tháng bảy với hàng trăm nghìn ngọn đèn bồng bềnh trên mặt sông; là âm thanh của "người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya"… Đó là giọng hò dân gian cũng là tâm hồn người xứ Huế lan xa và âm vang khắp mặt sông. Giả sử nếu không có mặt nước Hương giang thì dứt khoát không thể có những điệu hò, nhịp hò ấy.
2. Từ cổ chí kim, cái đẹp luôn là đối tượng thẩm mỹ, luôn là chuẩn mực thẩm mỹ để các nhà văn nhà thơ hướng tới khám phá, sáng tạo, so sánh, đối chiếu. Nhưng nếu không khéo sẽ rất dễ rơi vào sự khuôn sáo nhàm chán. Khi miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Hương nhà văn Hoàng Phủ đã tránh được điều ấy nhờ ông luôn nhìn nó như nhìn một con người mà cụ thể là một cô gái đẹp trong mối liên hệ tự nhiên và có cơ sở. Nơi thượng nguồn, sông Hương như "một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại". Di-gan còn có tên gọi khác là Bô-hê-miêng chỉ một tộc người thích sống tự do, lang thang mưu sinh bằng múa hát. Đặc tính của cô gái Di-gan cũng là đặc tính của dòng sông Hương nơi rừng già, lang thang, tự do và luôn ồn ào hát múa. Chảy giữa cánh đồng Châu Hoá, dòng sông "như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng". Không chỉ ngủ say mà chỉ "mơ màng", có lẽ giống như người con gái trong thơ Xuân Quỳnh "Cả trong mơ còn thức", nghĩa là vẫn thao thức chảy, thao thức bên trong cái êm đềm nhẹ nhàng. Về đến kinh thành "sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya" đầy tâm trạng. Những uốn lượn mềm mại của dòng chảy được nhà văn nhìn đó như là hành động yêu của nàng Kiều tài sắc trong đêm tình tự. Ở thời hoà bình sông Hương lại "làm một người con gái dịu dàng của đất nước". Tôi lại liên tưởng về dòng sông Đuống của Hoàng Cầm, thời đánh giặc Pháp cũng được nhà thơ thổi vào một linh hồn con người mà tôi cứ tưởng tượng đó là người gái đẹp, xứ Kinh Bắc "đa tình": "Sông Đuống trôi đi / Một dòng lấp lánh / Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ".

3. Sông Hương như trầm mặc và cổ kính hơn khi mặt nước phẳng lặng loang ngân tiếng chuông chùa Thiên Mụ và như dân giã bình yên hơn khi mặt nước vốn êm đềm lại xao động mỗi khi tiếng gà gáy cất lên ở hai triền sông thanh bình nơi vùng trung du Huế. Chảy tới Huế thì mặt nước sông Hương đã trở thành không gian nhã nhạc cung đình. Trong công tác bảo tồn nghệ thuật âm nhạc cổ truyền, có lẽ là ở bất kỳ quốc gia nào thì việc làm sống lại từng điệu nhạc và phục dựng lại không gian diễn xướng đều quan trọng như nhau. Chả thế mà trong hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Nhã nhạc cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hoá thế giới chúng ta đã rất chú ý tới không gian nhã nhạc cung đình Huế- chính là mặt nước dòng Hương giang thân yêu và không gian Cồng chiêng Tây Nguyên đầy quyến rũ. Đấy có lẽ là một nguyên lý trong tiếp nhận âm nhạc cổ truyền. Và Hoàng Phủ Ngọc Tường, chắc là người rất hiểu âm nhạc xứ Huế, trong thiên bút ký này đã gợi ý cho chúng ta làm tốt việc đưa nhã nhạc xứ Huế lên hàng kiệt tác văn hoá nhân loại.

Nhà văn cũng "vẽ" sông Hương bằng ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình với những động từ chỉ hoạt động: "vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một đường cung thật tròn…"; "vòng nhiều khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm…". Rất nhiều những từ láy tạo hình dồn dập xuất hiện: lặng lờ, lững lờ, bồng bềnh, ngập ngừng, lô xô, sừng sững, xúm xít, lập loè… và những so sánh tạo hình: "dòng sông như thành quách", "mềm như tấm lụa", "những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi", "nhỏ nhắn như những vành trăng non"…. có cả những so sánh với cái trừu tượng để khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc về dòng sông Hương cổ kính: "như triết lý, như cổ thi"… Rồi là những ẩn dụ tạo hình: "sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ", "kéo một nét thẳng thực yên tâm"… Nhờ sự hoà sắc của ngôn ngữ mà dòng sông như sống động hẳn lên, tươi vui, ấm áp; "những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng", "sắc nước trở nên xanh thẳm", "phản quang nhiều màu sắc "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím", "những biền bãi xanh biếc", "chiếc cầu trắng", "màu xanh biếc của tre trúc"…

Sông Hương còn là đối tượng thẩm mỹ, là nguồn cảm hứng của các thi nhân, do vậy mà còn có cả một dòng thi ca về sông Hương. Trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, là "dòng sông trắng - lá cây xanh", trong cái "hùng tâm tráng chí" của Cao Bá Quát, dòng sông "như kiếm dựng trời xanh"; trong nỗi "quan hoài vạn cổ" của Bà Huyện Thanh Quan, Hương giang luôn in "trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn"; trong cái nhìn lạc quan, cái nhìn "phục sinh" của Tố Hữu, "sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều"…

4. Bút ký là tiếng nói của "cái tôi" chủ thể nên "cái tôi" càng thể hiện đậm nét bao nhiêu bài viết càng dễ đi vào lòng người bấy nhiêu. Chắc rằng nhà văn đã rất ý thức điều ấy nên "cái tôi" Hoàng Phủ luôn xuất hiện: "tôi thường nghe nói đến…", "tôi nghĩ rằng…", "… đánh thức trong tâm hồn tôi…", "tôi thất vọng…" , "tôi hi vọng...", như để trò chuyện, tâm sự và nhiều khi thuyết minh lý giải cho bạn đọc hiểu rõ hơn về dòng sông. Giá trị hàng đầu của bút ký là giá trị nhận thức. Một bài bút ký hay sẽ nâng nhận thức của bạn đọc lên một tầm cao mới. Ai đã đặt tên cho dòng sông? xứng đáng là một tác phẩm như vậy. Người đọc được hiểu thêm về dòng sông Hương, hiểu thêm về kinh đô Huế, về xứ Huế, qua đó mà thêm yêu quê hương đất nước mình và người đọc còn được hiểu sâu hơn sức mạnh và giá trị của ngôn từ nghệ thuật. Ngôn ngữ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? là ngôn ngữ cảm xúc, tuân theo quy luật cảm xúc. Dưới góc độ lời văn, nét độc đáo của thiên bút ký này là sự liên tưởng, một sự liên tưởng hợp lý mà lại phóng túng, tinh tế, tài hoa. Miêu tả những khúc quanh bất ngờ đầy cảm xúc của dòng sông, nhà văn gọi đó là "nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu", miêu tả những ngả rẽ đột ngột, nhà văn nghĩ về mối tình Kim Kiều để liên tưởng và gọi đó là hành động của nàng Kiều đã "chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề…". Đấy là những phát hiện nghệ thuật chỉ có ở những người biết nhiều, hiểu rộng và có khả năng quan sát mạnh cùng trí liên tưởng phong phú, bén nhạy. Liên tưởng của nhà văn còn đưa bạn đọc tới cả dòng sông Nêva bên nước Nga xa xôi để cùng chiêm ngưỡng những con hải âu xứ lạnh mà ông muốn "nhập thân" vào chúng để mà "đứng co một chân trên con tàu thủy tinh" là phiến băng nhấp nháy ánh sáng để mà đi ra biển. Nhưng dòng Nêva nước chảy nhanh quá nên chúng ta lại cùng nhau trở về với dòng Hương giang "đi chậm, thực chậm" với "điệu slow tình cảm" để cùng ngắm "trăm nghìn ánh hoa đăng đang bồng bềnh trôi…".

Dựa trên căn cứ vào thứ ngôn ngữ có nhịp điệu vốn là đặc trưng thứ nhất của ngôn ngữ thơ ca mà ta có thể ví bài bút ký như một bài thơ. Thứ nữa là ngôn từ của tác phẩm rất giàu giá trị tạo hình được biểu hiện qua một thế giới tính từ được dùng hết sức phóng túng. Có cảm tưởng Hoàng Phủ Ngọc Tường là một ông chủ ngôn ngữ vừa sở hữu một lượng tính từ giàu có lại vừa giầu có vốn cảm xúc vốn đã tinh tế. Có câu văn đầy tính từ, những tính từ vừa lấp lánh sắc mầu vừa ấm áp cảm xúc: "Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở lại dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng". Vì tuân theo quy luật cảm xúc mà câu văn thường dài, nhiều mệnh đề, nhiều bổ ngữ như những lớp sóng ngôn từ xao động để diễn đạt những lớp sóng hưng phấn cảm xúc mà tôi cứ hình dung đó là những lớp sóng của dòng Hương giang đang dập dềnh trong tâm trí bạn đọc
 
Top Bottom