[Toán 7]Rung chuông vàng

B

braga_2

Bài 24:
a, [TEX]A=2^{12}.5^8[/TEX]
Ta thấy: [TEX]2^{12}=4096[/TEX] tận cùng là 6

[TEX]5^8 = \overline{....5}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]A=2^{12}.5^8=\overline{....0}[/TEX]

b, Ta thấy: [TEX]3^{1001}=3^{1000}.3=(3^2)^{500}.3=\overline{....1}.3=\overline{....3}[/TEX]

[TEX]7^{1002}=(7^2)^{501}=49^{501}=\overline{....9}[/TEX]

[TEX]13^{1003}=13^{1000}.13=(13^2)^{501}.13=169^{501} .13=\overline{....1}.13=\overline{....3}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow 3^{1001}.7^{1002}.13^{1003}=\overline{....3}\times \overline{....9}\times \overline{....3}=\overline{....1}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

harrypham

Về bài 24 braga à, đề là tìm số chữ số của biểu thức A mà, đâu phải chữ số tận cùng.
Hơn nữa, về cách tìm chữ số tận cùng của B, mình nghĩ bạn đã có một khẳng định sai.
Không hẳn số nào tận cùng là 9 thì lũy thừa bậc mấy cũng tận cùng là 9. (lấy ví dụ cụ thể như [TEX]9^2=81[/TEX] tận cùng là 1).
 
B

braga_2

Về bài 24 braga à, đề là tìm số chữ số của biểu thức A mà, đâu phải chữ số tận cùng.
Hơn nữa, về cách tìm chữ số tận cùng của B, mình nghĩ bạn đã có một khẳng định sai.
Không hẳn số nào tận cùng là 9 thì lũy thừa bậc mấy cũng tận cùng là 9. (lấy ví dụ cụ thể như [TEX]9^2=81[/TEX] tận cùng là 1).


Cái đó thì mình biết, nếu luỹ thừ của 9 chẵn thì chứ số tận cùng là 1, lẻ tận cùng là 9, trong trường hợp này 501 lẻ \Rightarrow chữ số tận cùng là 9
 
D

daovuquang

Số chữ số của A thì cũng dễ thôi.
[tex]A=2^12.5^8 =16.10^8[/tex]
Nhận xét:10^10>A>10^9
\rightarrow A có 10 chữ số.
 
N

nhatok

Bài 26.

c) Tìm GTNN của [TEX]C=|x-70|+|x-50|[/TEX]
bài này ta chỉ cần xét từng giá trị thôi
nhưng mà khá dài
*với x<50\RightarrowC=70-x+50-x=120-2x
ta có x<50\Leftrightarrow-2x>-100\Leftrightarrow120-2x>20
*với 50\leqx<70\RightarrowC=70-x+x-50=20
*với x\geq70\RightarrowC=x-70+x-50=2x-120
ta có x\geq70\Leftrightarrow2x\geq140\Leftrightarrow2x-120\geq20
vậy GTNN của C là 20 tại 50\leqx\leq70
 
H

harrypham

Bài 26.

c) Tìm GTNN của [TEX]C=|x-70|+|x-50|[/TEX]
bài này ta chỉ cần xét từng giá trị thôi
nhưng mà khá dài
*với x<50\RightarrowC=70-x+50-x=120-2x
ta có x<50\Leftrightarrow-2x>-100\Leftrightarrow120-2x>20
*với 50\leqx<70\RightarrowC=70-x+x-50=20
*với x\geq70\RightarrowC=x-70+x-50=2x-120
ta có x\geq70\Leftrightarrow2x\geq140\Leftrightarrow2x-120\geq20
vậy GTNN của C là 20 tại 50\leqx\leq70

Sao không nghĩ một hướng giải hay hơn cho bài toán này.

[TEX]A=|x-50|+|x-70|=|x-50|+|70-x| \ge |x-50+x-70|=20[/TEX]

Đẳng thức xảy ra khi [TEX](x-50)(70-x) \ge 0 \Leftrightarrow 50 \le x \le 70[/TEX].
 
B

braga

Chứng minh rằng:
[TEX]\frac{1.2-1}{2!}+\frac{2.3-1}{3!}+\frac{3.4-1}{4!}+....+\frac{99.100-1}{100!} < 2[/TEX]
 
S

soicon_boy_9x

Chứng minh rằng:
[TEX]\frac{1.2-1}{2!}+\frac{2.3-1}{3!}+\frac{3.4-1}{4!}+....+\frac{99.100-1}{100!} < 2[/TEX]
phân tích ra thôi
[TEX]\frac{1.2-1}{2!}+\frac{2.3-1}{3!}+\frac{3.4-1}{4!}+....+\frac{99.100-1}{100!}[/TEX]
=[TEX]\frac{1.2}{2!}-\frac{1}{2!}+\frac{2.3}{3!}-\frac{1}{3!}+...+\frac{99.100}{100!}-\frac{1}{100!}[/TEX]
=[TEX](\frac{1.2}{2!}+\frac{2.3}{3!}+...+\frac{99.100}{100!})-(\frac{1}{2!}+\frac{1}{3!}+...+\frac{1}{100!})[/TEX]
=[TEX](1+1+\frac{1}{2!}+...+\frac{1}{98!})-(\frac{1}{2!}+\frac{1}{3!}+...+\frac{1}{100!})[/TEX]
=[TEX]2-\frac{1}{99!}-\frac{1}{100!}<2(dpcm)[/TEX]
thưởng mình cái thanks công gõ với
 
Last edited by a moderator:
B

braga

Chứng minh:


mathtex.png.cgi
mathtex.png.cgi
 
Last edited by a moderator:
S

soicon_boy_9x

mathtex.png.cgi
mathtex.png.cgi

đề của bạn sai rồi
số hạng thứ 3 ko phải là[TEX]\frac{1}{4+5}[/TEX]mà phải là [TEX]\frac{1}{5+6}[/TEX]
chứ
mình ko chứng minh sai được
 
S

soicon_boy_9x

bây giờ thì đúng rồi
đề bài ra sẽ bằng
[TEX]1-\frac{1}{2}+\frac{1}{3}-\frac{1}{4}+...+\frac{1}{49}-\frac{1}{50}[/TEX]
=[TEX](1+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{49})-(\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+...+\frac{1}{50}[/TEX]
=[TEX](1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{49}+\frac{1}{50})-2(\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+...+\frac{1}{50})[/TEX](các bạn tự xem nó thay đổi chỗ nào)
=[TEX](1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{49}+\frac{1}{50})-(1+\frac{1}{2}+...+\frac{1}{25})[/TEX]
trừ 2 vế sẽ được bằng [TEX]\frac{1}{26}+\frac{1}{27}+...+\frac{1}{50}[/TEX]
thanks đó nha
 
Last edited by a moderator:
H

hiensau99

Cho Hiền đóng góp với:

Bài 29: CMR: 1 số chia hết cho 13 khi và chỉ khi tổng của số chục và 4 lần chữ số hàng đơn vị của số đó chia hết cho 13.

Bài 30: Cho a,b,c,d là các số nguyên. CMR:
[TEX](b-a)(c-a)(d-a)(c-b)(d-b)(d-c) \vdots 12[/TEX]
 
S

soicon_boy_9x

Giả sử N đã cho gồm a chục, b đơn vị , tức N = 10a+b trong đó a,b là các chữ số
và a≠0 . Ta phải chứng minh số N chia hết cho 13 khi và chỉ khi số M = a+4b chia hết cho 13.
Ta có:
10 M – N =10(a+4b) - (10a+b) =10a+40b-10a- b =39 b là số chia hết cho 13.
Do đó :
-Nếu M chia hết 13 thì 10Mchia hết13 mà 10M- Nchia hết13 nên Nchia hết13.
-Nếu N chia hết 13 mà 10M- N chia hết 13 thì 10M chia hết 13 nhưng ( 10,13) =1 nên M chia hết 13.
Vậy N chia hết 13 khi và chỉ khi M chia hết 13.
 
N

nhatok

bài 30 đặt S=
latex.php


*1 số tự nhiên khi chia cho 3 chỉ có 3 trường hợp dư(0;1;2)
mà có 4 số a,b,c,d nên theo nguyên lí ĐI-RIT-LÊ
thì tồn tại ít nhất hai số có cùng số dư khi chia cho 3
khi đó hiệu hai số đó chia hết cho 3\RightarrowS[TEX]\vdots3[/TEX]
*xét tích (b-a)(c-a)(c-b)
1 số tự nhiên khi chia cho 2 chỉ có 2 trường hợp dư(0;1)
mà có 3 số tự nhiên a,b,c nên theo nguyên lí ĐI-RIT-LÊ
thì tồn tại ít nhất hai số có cùng số dư khi chia cho 2
khi đó hiệu hai số đó chia hết cho 2
không mất tính tổnq quát(vì các số a,b,c,d có vai trò như nhau)
giả sử [TEX](b-a)\vdots2[/TEX]......................(1)
thì còn lại 5 thừa số (c-a),(d-a),(c-b),(c-b),(d-b),(d-c)
*xét tích (c-a)(d-a)(d-c)
1 số tự nhiên khi chia cho 2 chỉ có 2 trường hợp dư(0;1)
mà có 3 số tự nhiên a,c,d nên theo nguyên lí ĐI-RIT-LÊ
thì tồn tại ít nhất hai số có cùng số dư khi chia cho 2
khi đó hiệu hai số đó chia hết cho 2...........(2)
\Rightarrowtừ (1),(2) ta có S[TEX]\vdots4[/TEX]
mà (3,4)=1
\RightarrowS[TEX]\vdots12[/TEX]
 
H

harrypham

Hiện tại trong topic vẫn có một số bài toán chưa có lời giải, đề nghị mọi người hãy tiếp tục hoàn thiện.

Bài 32. Chứng minh rằng [TEX]A=333^{555}+555^{777}+777^{333}[/TEX] không là số chính phương.
 
J

jimmy_sj

Bài 32

Ta có:333 là số lẻ[TEX]\Rightarrow333^{555}[/TEX]là một số lẻ(1)
555 là số lẻ [TEX]\Rightarrow555^{777}[/TEX]là một số lẻ(2)
777 là số lẻ [TEX]\Rightarrow777^{333}[/TEX]là một số lẻ(3)
Từ(1),(2)và(3)[TEX]\Rightarrow333^{555}+555^{777}+777^{333}[/TEX] là một số lẻ[TEX]\Rightarrow333^{555}+555^{777}+777^{333}[/TEX]không chia hết cho 2
Vậy [TEX]333^{555}+555^{777}+777^{333}[/TEX]không là số chính phương
(Mình làm bài này không biết có đúng không.Nếu sai thì mình rất mong được sự góp ý của các bạn;):D)
 
Last edited by a moderator:
H

harrypham

Ta có:333 là số lẻ[TEX]\Rightarrow333^{555}[/TEX]là một số lẻ(1)
555 là số lẻ [TEX]\Rightarrow555^{777}[/TEX]là một số lẻ(2)
777 là số lẻ [TEX]\Rightarrow777^{333}[/TEX]là một số lẻ(3)
Từ(1),(2)và(3)[TEX]\Rightarrow333^{555}+555^{777}+777^{333}[/TEX] là một số lẻ[TEX]\Rightarrow333^{555}+555^{777}+777^{333}[/TEX]không chia hết cho 2
Vậy [TEX]333^{555}+555^{777}+777^{333}[/TEX]không là số chính phương
(Mình làm bài này không biết có đúng không.Nếu sai thì mình rất mong được sự góp ý của các bạn;):D)

Lời giải thế này vô lí quá sức. (không biết bạn học ở đâu). Thử với [TEX]25[/TEX] là số lẻ nhưng cũng chính phương đó thôi.
 
B

braga_2

Có tồn tại hay không số nguyên dương [TEX]a,b[/TEX] , sao cho:

[TEX]\frac{1}{a}-\frac{1}{b}=\frac{1}{a-b}[/TEX]


Giải kĩ cách làm ra nhé:
 
Top Bottom