Câu 5: Trong mặt phẳng với hệ toạ độ đề các vuông góc Oxy cho đường tròn:
(C): [TEX](x-1)^2[/TEX] + [TEX](y - 2)^2[/TEX] = 4 và đường thẳng d: x- y - 1 =0. Viết phương trình đường tròn (C') đối xứng với đường tròn (C) qua đường thẳng d. Tìm toạ độ các giao điểm của (C) và (C')
tìm tọa độ của (C)=> tọa độ (C') (vì (C') đối xứng với (C) qua (d) nên tâm kug đối xứng qua (d))
tính bán kính của (C) => bán kính (C') => đường tròn (C')
tọa độ giao điểm của (C) và (C') bằng cách giải hệ pt của 2 đường tròn
Câu 6: Trong mặt phẳng với hệ toạ độ đề các Oxy cho điểm A(0;2) và B(-[TEX]\sqrt{3}[/TEX];-1). Tìm toạ độ trực tâm và toạ độ tâm đường tròn ngoại tiếp [tex]\large\Delta[/tex] OAB.
có tọa độ O, A, B rồi, lập PTĐT OA, OB
đường cao từ A, B vuông góc với OA, OB => PT đường cao từ A, B. giao 2 đường cao chính là trực tâm tam giác OAB
tâm đường tròn ngoại tiếp là giao của 2 đường trung trực
Câu 7: Trong mặt phẳng với hệ toạ độ đề các Oxy cho hai điểm A(1;1) và B(4;-3). Tìm điểm C thuộc đường thẳng x- 2y - 1 =0 sao cho khoảng cách từ C đến đường thẳng AB = 6.
lập PT AB
C thuộc (d): x-2y-1=0 => C(2y+1;y)
áp dụng công thức khoảng cách=>y=>x=2y+1
Câu 8: Trong mặt phẳng với hệ toạ độ đề các Oxy cho [tex]\large\Delta[/tex] ABC có đỉnh A(-1;0), B(4;0), C(0;m), [TEX]m\neq0 [/TEX]. Tìm toạ độ trọng tâm G của [tex]\large\Delta[/tex] ABC theo m. Xác định m để [tex]\large\Delta[/tex] GAB vuông tại G.
gọi N, M là trung điểm AB, AC=>[TEX] N(\frac{3}{2};0)[/TEX]; [TEX]M(\frac{-1}{2};\frac{m}{2})[/TEX]
lập CM, BN theo m
ta đk: CN: -2mx-3y+3m=0; BM: mx+9y-4m=0
giao CN, BM là trọng tâm G
để GAB vuông tại G thì AG.GB=0
hic, bạn lập thêm AG xong tìm ẩn m là đk, hihi