[Toán 10] Tổng hợp

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nguyenphucthucuyen

Câu 2: Cho mệnh đề:
Q= " Có ít nhất 1 số thực mà bình phương nó bằng 5"
Dùng kí hiệu [TEX]\exists[/TEX]để phát biểu mệnh đề trên và lập mệnh đề phủ định của Q.

{[TEX]\exists[/TEX]x thuộc Q/x^2=5}:D
Bạn meocon ơi , tớ nghĩ phải là :{ [TEX]{\exists x \in R / x^2=5 }[/TEX] }chứ :D.
Mệnh đề phủ định : {[TEX]{\forall x \in R / x^2 \neq 5} [/TEX]}
 
Last edited by a moderator:
C

chauviet1997nt

Viết mệnh đề đảo

Viết mệnh đề đảo của câu sau đây và cho biết mệnh đề đảo đúng hay sai ? vì sao ?
Nếu a , b chia hết cho c thì ( a + b) chia hết cho c
. Mệnh đề đảo : nếu ( a + b) chia hết cho c thì a , b chia hết cho c ( sai )
Chứng minh : Ai giải thích giùm em ?? Nếu như thế số vào thì biết nó sai nhưng chứng minh bằng phản chứng thì nó lại đúng ? em không biết sai chỗ nào ? em giải ra mọi người chỉ lỗi sai giùm nhé ?
Giả sử a không chia hết cho c hoặc b không chia hết cho c
=>[ a = ck + r
[b = ck' + r'
=> a +b = ck + r + ck' + r'
= c ( k + k' ) + r + r'
=> a + b không chia hết cho c . ( mâu thuẩn với gt )
=> dpcm .Như vậy là Đúng mà thế số vào lại sai .
Nếu mình lấy ví dụ c = 2 thì r = r' = 1 => r + r' = 2
c = 3 thì r = r' = { 1;2} => r + r' ra 4 trường hợp = { 2 ; 3; 3; 4} . "Có 2 lần số 3 thì nó chia hết cho 3 nhưng vì có 2 4 nó không chia hết cho 3 nên r + r' không chia hết cho 3 " . Tóm lại thắc mắc của e có 2 vấn đề :
1 . Giúp em chứng minh mệnh đề đảo
2 . Nếu như r + r' hoặc r.r' mà có 1 số nào đó = c thì (a + b ) và các số khác không bằng thì có chia hết cho c không hay không chia hết cho c . Biết (a + b) = c(k +k') + r+ r'?
 
Last edited by a moderator:
H

hn3

Chào em

cac ban chung minh gium minh :)
n\geq 0
[TEX]n^3+2n [/TEX]chia het cho 3

Giả thiết $A_k=k^3+2k$ chia hết cho 3 đúng với k .

Ta đi chứng minh $A_{k+1}=(k+1)^3+2(k+1)$ chia hết cho 3 đúng với $k+1$ .

Ta có : $(k+1)^3+2(k+1)$

$=k^3+3k^2+3k+1+2k+2$

$=(k^3+2k)+3(k^2+k+1)$

Nó chia hết cho 3 . Vậy , bài toán chứng minh xong ^^ Viết chữ có dấu , em nhé ^^
 
V

vy000

đề cần bổ sung n nguyên

Ta có:
$n^3+2n$
$=n(n^2+2)$


$n^2\equiv 1(mod 3)$
$ \Rightarrow n^2+2 \equiv 3(mod 3)$
$\Rightarrow n(n^2+2) \equiv 0(mod 3)$

Chứng tỏ ...
 
B

bosjeunhan

Nếu $m < 0$, thì PT vô nghiệm.
Nếu $m=0$ thì $2|x| = x^2$ ---> $x=0$ hoặc $x=2$ hoặc $x=-2$
Nếu $m > 0$ thì PT tương đương $|x|^2 - 2.|x| + m^2$. Tiếp tục đánh giá pt bậc 2 theo $m$ ^^
 
P

pqowieuryt

[Toán 10] Chứng minh hình

ai cm giùm e bài này bằng phản chứng cho tam giác ABC 2 phân giác trong BB' và CC' bằng nhau cm [TEX]\hat{B}[/TEX]=[TEX]\hat{C}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

hthtb22

Mình xin trả lời với 2 vấn đề:
1. Mệnh đề đảo là mệnh đề sai
Chứng minh mệnh đề sai bằng cách lấy trường hợp cụ thể:
$4+5 \vdots 3$
Nhưng$4\not\vdots 3; 5\not\vdots 3$.
2. Một mệnh đề chứa biến coi là mệnh đề đúng nếu như mệnh đề đúng trong mọi giới hạn của biến.
VD: Mệnh đề $\sqrt{x} \ge 0$
là mệnh đề sai với $x \le 2012$
Là mệnh đề đúng với $x \ge 0$
 
C

chauviet1997nt

Mình xin trả lời với 2 vấn đề:
1. Mệnh đề đảo là mệnh đề sai
Chứng minh mệnh đề sai bằng cách lấy trường hợp cụ thể:
$4+5 \vdots 3$
Nhưng$4\not\vdots 3; 5\not\vdots 3$.
2. Một mệnh đề chứa biến coi là mệnh đề đúng nếu như mệnh đề đúng trong mọi giới hạn của biến.
VD: Mệnh đề $\sqrt{x} \ge 0$
là mệnh đề sai với $x \le 2012$
Là mệnh đề đúng với $x \ge 0$

Cái vd2 em chưa rõ lắm ??? anh chỉ rõ hơn xíu được không ? giờ em có thắc mắc thế này : Nếu như a + b = c( k + k' )+ r+r' . Mà r + r' có khi = c , có khi không = c thì a + b có được xem như chia hết cho c không ???
 
D

ducnumberone

minh co quyen bai tap nang cao va mot so chuyen de dai so va btnang cao va mot so chuyen de hinh hoc (lop 10)o=>@-)
 
M

messivippro

[Toán 10] Tập hợp

1)xác định tập hợp bằng cách nêu tính chất các phần tử
A={3;7;11;15}
B={2;3;5;9;17;33}
C={1;3;7;15;31}
D={-1;1;-3;3}
2)Cho A={X thuộc Z/ X là bội của 15}
B={X thuộc Z/ X là bội của 3 và 5}
CM:A=B
 
Last edited by a moderator:
F

flytothesky_219

[Toán 10]số học: nguyên lý diricle

Bài 1: Trên mặt phẳng cho 9 đường thẳng song song nằm ngang và 9 đường thẳng song song nằm dọc. Người ta đánh dấu các giao điểm của các đường thẳng trên bằng 2 màu xanh và đỏ. CMR: Tồn tại 2 đường thẳng ngang và 2 đường thẳng nằm dọc mà 4 giao điểm tô cùng màu.

Bài 2: Trong hình vuông có cạnh là 1, vẽ 1 số đường tròn có tổng C=10. CMR: Tồn tại 1 đường tròn cắt ít nhất 4 đường tròn trong các đường tròn vừa vẽ.

Bài 1: Trong hình tròn đường kính 5, lấy 10 điểm. CMR: Trong đường tròn đó có 2 điểm có khoảng cách nhỏ hơn 2.


giúp mình với nha!!!
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan

gộp

:khi (184)::khi (184)::khi (184)::khi (184):
1) A={3 +4k/k$\in$Z/1\leqk\leq3}
B={$2^x+1/x thuoc Z/0\leqX\leq5}
C={$2^x-1/x thuoc Z/0\leqX\leq5}
D={x $\in$ Z/ x là ước của 3}


A={X$\in$Z/X=15k/k$\in$N}
B={Y$\in$Z/Y=5G\bigcup_{}^{}3k/G$\in$N}
dễ thấy 15 là bội chung nhỏ nhất của 5 và 3
vậy A=B không biết đúng không nữa
 
Last edited by a moderator:
M

magic_kaito2012

Sách toán tham khảo nào hay?

Cho mình hỏi tên các cuốn sách tham khảo toán hay nhé
Cả hình học và đại số luôn :)
Nâng cao và cơ bản Luốn nhé các bạn, có đáp án hướng dẫn cụ thể cho tự học
Cảm ơn các bạn nhìu :)
Mấy cuốn nào hiện tại đang còn bán ở nhà sách nhé. Do bây giờ nhiều sách quá , mấy sách chép lẫn nhau lộn xộn lắm
 
C

chauviet1997nt

Cho mình sửa lại câu A của bạn alex....
A = {x [TEX]\in[/TEX] N / x =3 + 4k và k [TEX]\in[/TEX] N và 0 \leq k \leq 3 }
 
M

minhtuyb

Đối với những dạng bài cho trước một BPT không chứa tham số thì bạn nên giải BPT đó trước, đưa về dạng cơ bản rồi kết hợp với BPT chứa tham số và biện luận. Mình làm mẫu một con:
$$\left\{\begin{matrix}m\ge x\\x^2-4>0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x\le m\\\left[ \begin{matrix}x>2\\x<-2 \end{matrix}\right. \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix}\left\{\begin{matrix}x\le m\\x>2 \end{matrix}\right.(I)\\\left\{\begin{matrix}x\le m\\x<-2 \end{matrix}\right.(II) \end{matrix}\right.$$
*Biện luận $(I)$:
+) Với $m\le 2 $ thì $(I)$ vô nghiệm
+) Với $m>2$ thì $(I)$ có nghiệm $2<x\le m$
*Biện luận $(II)$:
+) Với $m\ge -2 $ thì $(I)$ có nghiệm $x<-2$
+) Với $m<-2$ thì $(I)$ có nghiệm $x<m$
Kết hợp hai trường hợp lại ra nghiệm của hệ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom