Thử sức với những bài trắc nghiệm Hóa học.

S

soosdden

bài 4 thì chỉ tính dc tổng số mol e thôi
chắc chắn bạn thiếu khối lượng ban đầu :D
 
C

conu

Bài 4 làm theo đinh luật bảo toàn điện tích thì lại ko ra đâu bạn ạ. Bài 4 mình nghĩ là nên viết hẳn phương trình ra, nhận thấy: nếu viết tách 2 pt của Cu2S và FeS2 td với HNO3 thì pt của FeS2 sẽ ko thể cân bằng được, phải viết gộp cả 2 chất vào chung một pt vào thì mới cân = được, khi đó ta sẽ dễ dàng tính được khối lượng của từng chất trong hỗn hợp đầu sau khi đã cân = xong.
 
S

soosdden

conu said:
Bài 4 làm theo đinh luật bảo toàn điện tích thì lại ko ra đâu bạn ạ. Bài 4 mình nghĩ là nên viết hẳn phương trình ra, nhận thấy: nếu viết tách 2 pt của Cu2S và FeS2 td với HNO3 thì pt của FeS2 sẽ ko thể cân bằng được, phải viết gộp cả 2 chất vào chung một pt vào thì mới cân = được, khi đó ta sẽ dễ dàng tính được khối lượng của từng chất trong hỗn hợp đầu sau khi đã cân = xong.
bạn làm hẳn ra xem nào
cân bằng dc sao lại ra luôn là sao :D
 
S

soosdden

bạn bảo gộp 2 chất là bạn tự nghĩ ra thôi
nếu gộp 2 chất thì bạn đã biết tỉ lệ số mol 2 chất là bao nhiêu đâu mà cân bằng
phương trình FeS2 + HNO3 cân bằng dc mà
 
C

conu

soosdden said:
bạn bảo gộp 2 chất là bạn tự nghĩ ra thôi
nếu gộp 2 chất thì bạn đã biết tỉ lệ số mol 2 chất là bao nhiêu đâu mà cân bằng
phương trình FeS2 + HNO3 cân bằng dc mà

Đây mình làm ra nhé. Chất khí ko màu hoá nâu trong k2 ở đây chính là NO. Cho bạn cân = pt: FeS2 + HNO3=>Fe2(SO4)3 + NO + H2O mà được đấy, thử cân = xem nào, tỉ lệ nguyên tử Fe trong FeS2 và Fe2(SO4)3 khác nhau, ko thể cân = được, chỉ khi viết gộp vào mới cân = được:
Ta có pt như sau:
3Cu2S + 6FeS2 + 40HNO3=> 3Fe2(SO4)3 +6CuSO4 + 40NO + 20H2O.
0,1875---0,375<------------------------------------------------2,5mol
nNO=56:22,4=2,5 (đưa lên pt)
=>nCu2S=0,1875 mol => mCu2S=0,1875*160=30g
=>nFeS2=0,375 mol => mFeS2=0,375 mol*120=45g
=>%mCu2S=30:(30+45)*100%=40%
=>%mFeS2=100% - 40%= 60%.
---> Đáp án D đúng.
Bài này ko khó phần tính toán, mà khó ở phần pt. Pt của mình bạn cứ ngồi đếm lại xem xem có đủ và cân bằng ko, rồi bạn thử lại theo cái mình đã nói xem pt Fé2 với HNO3 ---> muối sunfat và khí NO xem có cân = được ko, sẽ thấy ngay. Dạng này tương tự một bài thi ĐH.
 
A

ancksunamun

ptrình này thiếu , tôi bổ xung thêm:
2FeS2 + 10HNO3=>Fe2(SO4)3 + 10NO + 4H2O + H2SO4
 
A

ancksunamun

như vậy Cu2S tham ra pứ với H2SO4 và HNO3, xem chừng ptr này thiếu khí SO2 rồi
 
C

conu

ancksunamun said:
như vậy Cu2S tham ra pứ với H2SO4 và HNO3, xem chừng ptr này thiếu khí SO2 rồi
Bạn xem lại đề bài nha, đề đã giới hạn sẵn sản phẩm tạo thành, chỉ có: muối sunfat và 1 khí NO (ko màu hoá nâu trong ko khí), bạn xem lại trong đề thi ĐH khối A năm nay có 1 bài cũng tương tự và nếu viết pt bài ấy ra cũng giống y hệt như thế này, làm khác sẽ ko ra kết quả, chỉ có điều bài này thay đổi số liệu mà thôi, để cho rõ hơn nữa, mình xin nhấn thêm ở đề bài chỉ tạo ra 2 muối sunfat và 1 khí NO duy nhất mà thôi, ngoài ra ko còn sản phẩm phụ nào hết (tức là ko có tạo ra H2SO4 gì hết), đầu bài đã nói rõ thế cơ mà, mình phải tuân thủ theo điều kiện đề bài đã giao cho. Các bạn có thể xem trong đề ĐH sẽ rõ hơn. Mình xin cam đoan về độ chính xác đấy.
 
C

conu

levis said:
post lại toàn bộ nhá
Bạn yên tâm, mình đã kiểm tra lại độ chính xác của đề rồi, ngoài 1 vài lỗi nhỏ thì ko còn sai sót gì nữa, mình cũng đã xem lại rất kỹ cả phần đáp án, nếu có gì thắc mắc, các bạn cứ nói ra, mình sẽ cố gắng giải quyết thấu đáo trong khả năng. Mong các bạn hưởng ứng nhiệt tình và mình hi vọng bọn mình sẽ trao đổi được nhiều kiến thức bổ ích trong những dịp như thế này. Xin chân thành cảm ơn! Mình Post lại đề này:

Câu 1: Cho 25,2 g Fe tác dụng với 40g dung dịch H2SO4 49% thu được hỗn hợp B. Cho B phản ứng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc, nung kết tủa ở nhiệt độ cao ngoài không khí thu được ag chất rắn C. Tính a?
A. 28,4g C. 27g
B. 30g D. 32,2g
Câu 2. Hỗn hợp khí A gồm SO2 và CO2 có tỉ khối so với metan = 3,25. Tính % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A?
A. 60%:40% C. 50%:50%
B.80%:20% D. 65%:35%
Câu 3: Cho 16,8 g Fe p/ứ với Oxi, sau 1 thời gian thu được h2 A gồm 4 chất: 3 oxit và 1 KLoại dư. Cho lượng A trên p/ứ với HNO3 dư thu được 11,2 lít NO2 (đktc). Nếu lấy lượng h2 A pứ với H2SO4 đặc, nóng thì thu được ? lít khí.
A. 5,6 lít C. 8,96 lít
B. 4,48 lít D. 11,2 lít
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất: Cu2S và FeS2 đi qua bình đựng d2 HNO3 loãng dư, sau p/ứ chỉ thu được 1 hỗn hơp muối sunfat và 56l khí ko màu hoá nâu trong k2. Hỏi % khối lượng của mỗi chất trong h2 X?
A. 50%:50% C. 70%:30%
B. 25%:75% D. 40%:60%
Câu 5. Hãy tính V lít dung dịch gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 2M p/ứng vừa đủ với 200ml d2 gồm HCl 2M và H2SO4 1M?
A. 0,56 lít C. 0,14 lít
B. 0,16 lít D. 0,23 lít
Câu 6: Cho 5,22 g 1 muối cacbonat Kloại X tác dụng hoàn toàn với d2 HNO3, p/ứ tạo ra 1,008 lít NO2 và V lít CO2 (đktc). Tìm m muối trên tạo thành sau p/ứng?
A. 10,89 g C. 7,75 g
B. 10,62 g D. 15,27 g
Câu 7. Hoà tan hoàn toàn 1 lượng FexOy = d2 H2SO4 đặc nóng, dư thu được 240 g một kim loại muối sắt duy nhất và 4,48 l khí SO2 (đktc). Tìm CT FexOy ?
A. Fe2O3 C. Fe3O4
B. FeO D. Fe
Câu 8. Trong h2 N2 & H2 được lấy vào bình p/ứ có nhiệt độ = const. Sau 1 t/gian p/ứ, áp suất của các khí trong bình giảm 5% so với áp suất lúc đầu, biết tỉ lệ số mol N2 đã p/ứ = 10%. Tính %V của mỗi khí trong h2 đầu?
A. 60%:40% C. 45%:55%
B. 25%:75% D. 70%:30%
Câu 9. Hoà tan hoàn toàn mg h2 Ag & Cu = một lượng vừa đủ d2 HNO3 thu được d2 A và 1,12 lít khí NO. Cho 0,48 g Mg vào, pứ xong thu được 3,56 g h2 2 Kloại. Tính m?
A. 8,8 g C. 7,08 g
B. 15,25 g D. 11,43 g
Câu 10. Cho mg Kloại A p/ứ với d2 HCl dư thu được V lít H2 (đktc) và m1g muối. Cho mg Kloại A p/ứng với d2 HNO3 dư cũng thu được V lít NO (đktc) và m2g muối. Tìm tên Kloại A biết: m1:m2=1,9005.
A. Ca C. Al
B. Mg D. Fe
 
S

soosdden

Câu 6: Cho 5,22 g 1 muối cacbonat Kloại X tác dụng hoàn toàn với d2 HNO3, p/ứ tạo ra 1,008 lít NO2 và V lít CO2 (đktc). Tìm m muối trên tạo thành sau p/ứng?
A. 8,53 g C. 7,75 g
B. 10,62 g D. 15,27 g
bài này tôi lại thấy có vấn đề:
số mol NO2 = 0,045 --> số mol e = 0,045 --> số mol CO3 2- = 0,045/2=0,0225
bảo toàn khối lượng --> m= 5,22-0,0225.60 + 0,045.62 = 6,66 g?
chả biết tôi sai chỗ nào nữa :D
 
C

conu

soosdden said:
Câu 6: Cho 5,22 g 1 muối cacbonat Kloại X tác dụng hoàn toàn với d2 HNO3, p/ứ tạo ra 1,008 lít NO2 và V lít CO2 (đktc). Tìm m muối trên tạo thành sau p/ứng?
A. 8,53 g C. 7,75 g
B. 10,62 g D. 15,27 g
bài này tôi lại thấy có vấn đề:
số mol NO2 = 0,045 --> số mol e = 0,045 --> số mol CO3 2- = 0,045/2=0,0225
bảo toàn khối lượng --> m= 5,22-0,0225.60 + 0,045.62 = 6,66 g?
chả biết tôi sai chỗ nào nữa :D
Mình cũng đang thắc mắc ko hiểu tại sao bạn làm được bài 10 mà lại ko làm được bài này. Xem cách giải của bạn mình thấy khó hiểu. Chắc là có vấn đề, mình nghĩ một lỗi hay mắc ở dạng bài này là pứ OXH - K có khả năng kim loại cacbonat ở đây là Fe có 2 hoá trị, ban đầu là hoá trị II nhưng khi pứ với 1 chất OXH mạnh như HNO3 sẽ thay đổi từ Fe+2 ---> Fe+3, và hệ số cân = của pt muối cacbonnat với HNO3 lại ảnh hưởng tới kết quả tính toán nếu rơi vào THợp như mình đã nói ở trên.Cách làm của mình như sau:
nNO2=1,008:22,4=0,045 mol
Vì muối cacbonat Kim loại pứ với HNO3 tạo khí NO2, vậy có thể kim loai trong muối sẽ tăng số OXH. Như vậy, ta sẽ đặt CTTQ của 2 muối trước và sau pứ là: A2(CO3)n, A(NO3)m.
Vì KL có hoá trị thông thường là 1, 2, 3 nên: 3>=m>n>=n>=n
A tăng (m-n)
N giảm 1
cân = pt sau:
A2(CO3)n + HNO3 => 2A(NO3)m + 2(m-n)NO2 + CO2 + H2O
0,0225:(m-n)<----------------------------0,045mol
=>Ta có hệ thức: nA2(CO3)n = 0,0225:(m-n)=5,22:(2A+60n) (cái này mình áp dụng công thức: n=m:M)
=>2A+60n=232m-232n
A=116m-146n (1)
Ta có hệ thức (1), xét các cặp nghiệm m, n:
n=1, m=2=>A(loại)
n=1, m=3=>A(loại)
n=2, m=3=>A=56
=> A là Fe
=> muối cacbonnat kim loại trên: FeCO3
 
Top Bottom