- 27 Tháng hai 2017
- 2,140
- 4,212
- 644
- 19
- Cần Thơ
- THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hú, lâu quá không gặp nè. Cũng đã một thời gian khá dài box Lý không làm lại series ôn bài đêm khuya như thế này . À mặc dù bảo là ôn bài đêm khuya nhưng mà lại đăng lúc 20h30, sợ khuya quá mọi người lại ngủ mất .
Ok sau đây là sơ lược về topic:
I. Mục đích
Vậy là các bạn đã đọc xong giới thiệu + nội dung topic rồi nhỉ? Mình sẽ mở hàng topic bằng lý thuyết lớp 8 nhé
Vật lý 8
Phần 1: Chuyển động cơ học
I. Chuyển động cơ học
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
1/ Tính tương đối của chuyển động.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc:
+ Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó so với vật làm mốc không thay đổi theo thời gian. VD: Cái cây đang đứng yên trong sân vườn so với một con chim đang đậu trên nó.
+ Tùy theo vật chọn làm mốc mà một vật có thể chuyển động hoặc đứng yên so với vật khác. VD: So với một con chim đang bay thì cái cây đang chuyển động nhưng so với một ông lão đang ngồi đọc sách gần đó thì cái cây đứng yên.
2/ Các dạng chuyển động cơ học thường gặp
- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
- Tùy theo hình dạng quỹ đạo mà chia ra thành các dạng chuyển động:
+ Chuyển động thẳng
+ Chuyển động cong
+ Chuyển động tròn
II. Vận tốc – Chuyển động đều và không đều.
1/ Vận tốc
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc: [tex]v=\frac{S}{t}[/tex]
2/ Chuyển động đều và không đều
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Công thức tính vận tốc trung bình của quãng đường không đều: [tex]v_{tb}=\frac{S_1+S_2+…}{t_1+t_2+…}[/tex]
Nếu S1=S2: [tex]v_{tb}=\frac{ 2.v_1.v_2}{v_1+v_2}[/tex]
Nếu t1=t2: [tex]v_{tb}=\frac{v_1+v_2}{2}[/tex]
3/ Chuyển động của thuyền , cano trên sông( biển,..), máy bay,...:
Gọi:[tex]v_t,v_n[/tex] lần lượt là vận tốc của thuyền và nước
[tex]v_1,v_2[/tex] lần lượt là vận tốc thực của thuyền khi xuôi dòng và ngược dòng
-Xét khi thuyền đi xuôi dòng:
[tex]v_1=v_t+v_n[/tex]
-Xét khi thuyền đi ngươc dòng:
[tex]v_2=v_t-v_n[/tex]
Xong phần lý thuyết rồi các bạn nhớ đọc thật kỹ nhé. Ngày mai mình sẽ post phần bài tập lên. Cùng nhau đón chờ nào
Ghé thăm topic [THPT] Ôn tập đêm khuya nhé
Ok sau đây là sơ lược về topic:
I. Mục đích
- Ôn tập lại lý thuyết và bài tập ở mức độ nhận biết [TEX]\Rightarrow[/TEX] vận dụng.
- Tạo thói quen học bài mỗi tối ở mức nhẹ nhàng.
- Cung cấp những mẹo làm bài kèm câu hỏi.
- Kiến thức đưa ra trọng tâm và câu hỏi/ bài tập điển hình.
- Hàng ngày từ T2 [TEX]\Rightarrow[/TEX] T7 (Chủ nhật nghỉ).
- Vào buổi tối từ 20h30p [TEX]\Rightarrow[/TEX] 22h.
- Các buổi 2/4/6 cung cấp lý thuyết còn 3/5/7 cho câu hỏi lý thuyết và bài tập ở dạng trắc nghiệm.
- Thành viên đưa ra câu trả lời ở dạng "BẤM VÀO ĐÂY".
- Nội dung thảo luận theo chương/ chuyên đề.
- Số lượng câu hỏi/ bài tập : Thảo luận đề xuất.
- Ngoài cung cấp đáp án, BQT cung cấp các mẹo làm bài (nếu có).
- Tất cả thành viên HMF không giới hạn lớp và BQT.
- Lớp 8,9,10,11,12 chia làm 2 topic tập trung là THCS và THPT.
Vậy là các bạn đã đọc xong giới thiệu + nội dung topic rồi nhỉ? Mình sẽ mở hàng topic bằng lý thuyết lớp 8 nhé
Vật lý 8
Phần 1: Chuyển động cơ học
I. Chuyển động cơ học
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
1/ Tính tương đối của chuyển động.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc:
+ Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó so với vật làm mốc không thay đổi theo thời gian. VD: Cái cây đang đứng yên trong sân vườn so với một con chim đang đậu trên nó.
+ Tùy theo vật chọn làm mốc mà một vật có thể chuyển động hoặc đứng yên so với vật khác. VD: So với một con chim đang bay thì cái cây đang chuyển động nhưng so với một ông lão đang ngồi đọc sách gần đó thì cái cây đứng yên.
2/ Các dạng chuyển động cơ học thường gặp
- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
- Tùy theo hình dạng quỹ đạo mà chia ra thành các dạng chuyển động:
+ Chuyển động thẳng
+ Chuyển động cong
+ Chuyển động tròn
II. Vận tốc – Chuyển động đều và không đều.
1/ Vận tốc
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc: [tex]v=\frac{S}{t}[/tex]
2/ Chuyển động đều và không đều
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Công thức tính vận tốc trung bình của quãng đường không đều: [tex]v_{tb}=\frac{S_1+S_2+…}{t_1+t_2+…}[/tex]
Nếu S1=S2: [tex]v_{tb}=\frac{ 2.v_1.v_2}{v_1+v_2}[/tex]
Nếu t1=t2: [tex]v_{tb}=\frac{v_1+v_2}{2}[/tex]
3/ Chuyển động của thuyền , cano trên sông( biển,..), máy bay,...:
Gọi:[tex]v_t,v_n[/tex] lần lượt là vận tốc của thuyền và nước
[tex]v_1,v_2[/tex] lần lượt là vận tốc thực của thuyền khi xuôi dòng và ngược dòng
-Xét khi thuyền đi xuôi dòng:
[tex]v_1=v_t+v_n[/tex]
-Xét khi thuyền đi ngươc dòng:
[tex]v_2=v_t-v_n[/tex]
Xong phần lý thuyết rồi các bạn nhớ đọc thật kỹ nhé. Ngày mai mình sẽ post phần bài tập lên. Cùng nhau đón chờ nào
Ghé thăm topic [THPT] Ôn tập đêm khuya nhé