Thầy Phạm Ngọc Sơn hỗ trợ luyện thi môn Hóa học.

  • Thread starter hocmai.phamngocson
  • Ngày gửi
  • Replies 201
  • Views 66,723

M

manudatinh_15594

thầy ơi thầy có thể dời đề 20 lên ngày 29 đc ko thầy bởi vì 30 e đi thi rồi làm sao mà học đc hả thầy /...mong thầy hiểu ....
 
T

truongquocdinh

đề 11
Câu 23: Rót 300 ml dung dịch KOH 1,2M vào cốc chứa 100 ml dung dịch AlCl3 xM. Khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 0,12 mol kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 0,3 M vào cốc thì số mol kết
tủa thu được là 0,09 mol. Giá trị của x là
A. 2,0. B. 1,5. C. 1,6. D. 1,0

thầy giúp em xem lại câu này có sai không ak
 
Q

quangsaigon

Bài tập tổng hợp?

Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z và este T.đôt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng vừa đủ 0,625 mol O2 thu đc 0,525 mol co2 và 0,525 mol H2O.số mol của anđehit Y chứa trong 0,2 mol X là?
A.0,025 mol
B. 0,075 mol
C. 0,1 mol
d. 0,05 mol
 
P

phuongcovanlop12c2

thầy ơi nhiệt độ sôi của muối axit cacboxylic cao hơn hay là thấp hơn so với axit cacboxylic tương ứng ạ.mong thầy giải đáp
 
D

drthanhnam

thầy ơi nhiệt độ sôi của muối axit cacboxylic cao hơn hay là thấp hơn so với axit cacboxylic tương ứng ạ.mong thầy giải đáp
Theo mình là thấp hơn.
Trong muối liên kết H kém hơn so với axit ( Do còn nguyên tử H linh động)
Có thể lấy 1 ví dụ là nước muối có nhirtj độ sôi thấp hơn so với nước nguyên chất ( DO làm giảm liên kết H của H2O)
Thân!
 
N

nguyen_112

Thưa thầy trong đề thi số 12 câu 3 là câu số cặp chất tạo kết tủa chứ không phải là phản ứng OXH khử
 
H

hocmai.phamngocson

đề 11
Câu 23: Rót 300 ml dung dịch KOH 1,2M vào cốc chứa 100 ml dung dịch AlCl3 xM. Khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 0,12 mol kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 0,3 M vào cốc thì số mol kết
tủa thu được là 0,09 mol. Giá trị của x là
A. 2,0. B. 1,5. C. 1,6. D. 1,0

thầy giúp em xem lại câu này có sai không ak
Không sai đâu em ạ, thêm tiếp vào cốc có nghia là lượng kết tủa 0,09 mol là chung cho cả 2 phản ứng. Cộng tổng lượng OH rồi tính theo CT OH max là được.
 
N

ngobaochauvodich

Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là
A. 0,24 mol. B. 0,36 mol. C. 0,60 mol. D. 0,48 mol.


Đây là đề khối B 2011
Em không hiểu là 0,6 mol X này có liên quan đến câu đầu ko
Hay giả sử thu hh X là 1,2 mol chả hạn, sau đó chỉ lấy 0,6mol X vào dd brom dư, đề ko rõ, gây cho em việc khó khăn, mong thầy giúp đỡ
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.phamngocson

em chào thầy. e có xem bài giảng luyện đề số 15 của khoá luyện đề. hình như từ câu 13 đến câu 39 không trùng với đề mà e dowload về. mong thầy post lại để tụi e có thể có lời giải cho đề đó để ôn luyện ạ
Cảm ơn em. Thầy đã sửa lại rồi. Chúc em thi tốt. Chú ý làm các đề từ 16 - 20 nhé.
 
H

hocmai.phamngocson

thầy cho em hỏi là ; mấy đề đầu có câu thấy nói là Cu(OH)2 la chat luong tinh. nhung sao trong đề số 6 câu 1 lại không tính Cu(OH)2 la chất lưỡng tính a. thầy cho em hỏi thêm là CuO có là oxit lưỡng tính không a?
Chỉ Cu(OH)2 có tính lưỡng tính thôi em nhé.
-------------------------------------------------------
 
N

nhoc123xinh

Mong thầy chỉ giúp e 3 bài này, cảm ơn thầy
1/ X có công thức phân tử C4H12O3N2, khi cho X tác dụng với NaOH dư, đun nóng thì phần hơi thu được 1 chất hữu cơ no, đơn chức, bậc 1, mạch hở, và phần rắn chỉ chứa chất vô cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A 4 B 8 C 7 D 10
2/ cho các chất : etandiol, axit propenoic, axit hexanoic, hexan-1,6-diamin, axit etanoic. có thể điều chế tối đa bao nhiêu polime từ các chất trên?
A 2 B 3 C 5 D4
3/ TRộn hơi hiđrocacbon A với lượng oxi vừa đủ để đốt cháy hết A trong 1 bình kín ở 120 độ C. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết A, Sau phản ứng, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất trong bình ko thay đổi so với trước phản ứng . Vậy A có đặt điểm là:
A Phải có số C =4
B chỉ có thể là ankan
C chỉ có thể là anken
D phải có số H= 4
 
D

drthanhnam

Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là
A. 0,24 mol. B. 0,36 mol. C. 0,60 mol. D. 0,48 mol.


Đây là đề khối B 2011
Em không hiểu là 0,6 mol X này có liên quan đến câu đầu ko
Hay giả sử thu hh X là 1,2 mol chả hạn, sau đó chỉ lấy 0,6mol X vào dd brom dư, đề ko rõ, gây cho em việc khó khăn, mong thầy giúp đỡ
Mình thấy không có vấn đề gì cả.
Ta chỉ dùng công thức:
$\frac{n_t}{n_s}=\frac{M_s}{M_t}$
Là tính được số mol butan=0,4.0,6=0,24 mol
Số mol khí tăng lên chính là số mol H2 tách ra=0,6-0,24=0,36 mol
Vậy số mol Br2 có thể cộng vào cũng bằng 0,36 mol=> B
 
D

drthanhnam

Chỉ Cu(OH)2 có tính lưỡng tính thôi em nhé.
-------------------------------------------------------
Thầy ơi, thầy Ngọc bảo là Cu(OH)2 có tính bazo thôi. Nhưng theo em biết Cu(OH)2 vẫn td với dd kiềm ở điều kiện khó khăn. Tuy nhiên năm nay bộ sẽ không hỏi vào phần này vì là phần "đang còn tranh cãi" ^^.
CuO thì chắc chắn là oxit bazo rồi ^^
 
N

ngobaochauvodich

Thầy ơi, thầy Ngọc bảo là Cu(OH)2 có tính bazo thôi. Nhưng theo em biết Cu(OH)2 vẫn td với dd kiềm ở điều kiện khó khăn. Tuy nhiên năm nay bộ sẽ không hỏi vào phần này vì là phần "đang còn tranh cãi" ^^.
CuO thì chắc chắn là oxit bazo rồi ^^

Thầy mình nói Cu(OH)2 tác dụng với dd kiềm thì NH3, chứ không tác dụng NaOH
 
N

nganbka

Cám ơn thầy

Em vừa Down đề tự luyện số 16 của thầy về, em thấy đề khá hay và độc đáo, hơn hẳn các đề trước. Rất cám ơn thầy ạ. Mong thầy sẽ có nhiều đề hay hơn.
Chúc thầy mạnh khỏe !
 
1

160693

Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 52,58 gam chất rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là:
A. 44,89 B48,19 C. 40,57 D. 36,28
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 110,75 gam một chất béo trong môi trường axit thu được 11,5 gam glixerol và hỗn hợp 2 axit A,B trong đó mA:mB>2. Hai axit A,B lần lượt là:
A. C17H35COOH và C17H33COOH B. C17H35COOH và C17H31COOH
C C17H35COOH và C15H31COOH D. C17H31COOH và C15H31COOH
Câu 8: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2(đkc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí(đkc). Mặt khác, 100ml X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4g kết tủa. Giá trị của x là:
A. 0,15 B. 0,2 C. 0,05 D. 0,1
câu 9: mắc nối tiếp 2 bình điện phân. bình 1 chứa MCl2 và bình 2 chứa AgNO3
sau 3 phút 13 giây đp thì catot b1 có 1,6 g kim loại còn catot b2 có 5,4 g kim loại được tạo ra
sau 9 phut 39 giây thì catot b1 có 3,2 g kim loại còn catot b2 có 16,2g kim loại được tạo ra
biêt I không đổi H=100%
khối lượng nguyên tử lậ/59/65/64
 
Last edited by a moderator:
B

baongoc_htp

Câu 15. Tổng số liên kết σ trong 1 phân tử ankin có công thức tổng quát CnH2n-2 là
A. 3n – 2. B. 3n – 3. C. 3n – 5. D. 3n – 4.
neu ma thay 1 cong thuc nao do vd nhu C2H2 , khong giong voi dap an cong thuc tong quat ma thay dua ra ,trong goc ankin co 1 lien ket 3 thy chi co 1pi va 1 xich ma thoi chu a
 
B

baongoc_htp

day la cau 15 de so 12, Câu 15. Tổng số liên kết σ trong 1 phân tử ankin có công thức tổng quát CnH2n-2 là
A. 3n – 2. B. 3n – 3. C. 3n – 5. D. 3n – 4.
neu ma thay 1 cong thuc nao do vd nhu C2H2 , khong giong voi dap an cong thuc tong quat ma thay dua ra ,trong goc ankin co 1 lien ket 3 thy trog lk 3 chi co 1pi va 1 xich ma thoi chu a
 
Top Bottom