Chà, còn mấy ngày nữa là thi đh rồi – 1 kì thi mà người ta thường coi là bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Ấy vậy mà khi thiên hạ đang đổ xô đi học, học như trâu, như bò, chỉ lo ko đủ thời gian thì mình lại ngồi đây gõ những dòng này mà chẳng có 1 cái gì gọi là “lo lắng”. Nghe các thầy các cô nói: các em lớn rồi, 18 tuổi rồi, phải biết lo cho mình mà gắng học. Mà sao mình thấy mông lung quá! Có lẽ mình còn quá trẻ con để có thể hiểu hết nỗi nhọc nhắn của bố mẹ mình khi nuôi mình to xác đến nhường này, mong mình có thể đỗ đh. Mình vô tư quá chăng, hay còn ham chơi mà thôi??? Càng này học càng kém. Nhớ hồi xưa mình chăm học bao nhiêu thì bây giờ, chẳng khác nào 1 con mèo lười!
Trong họ hàng mình, có lẽ mình là người thi đh sau cùng. Đứa em họ thua mình 1 tuổi, t9 này sang Anh vào học cấp 3 bên đó để sau học thẳng lên đh luôn, vs học bổng toàn phần ạ! Anh họ hơn mình 2 tuổi giờ đang là sv Ngoại thương khoa “gai” nhất là Quản trị kinh doanh. 1 chị họ vừa đang học tiến sĩ, vừa đang làm việc cho nước ngoài về môi trg` - cái ngành có thể nói là “khoai” hơn cả các ngành kinh tế là cái chắc. 1 chị từng đỗ 3 trường đh cùng lúc. 1 anh là kiến trúc sư nổi tiếng, 1 công trình ở trung tâm Hà Nội cũng có sự đóng góp thiết kế của anh. 1 bác thì làm kỹ thuật cho ngành điện ảnh, được phong NSND từng lên TV. 1 bác thì là 1 doanh nhân khá thành đạt. Chú thì làm ở đại sứ quán. Cô thì làm về nông nghiệp cho nc' ngoài, quen biết nhiều khỏi nói. Mẹ mình cũng thật giỏi khi làm về kỹ thuật – 1 ngành rất nặng đv phái nữ. Nhưng mẹ mình làm rất tốt, mấy lần công ty thưởng cho các chuyến du lịch nc' ngoài, khi mẹ sắp về hưu mà có công ty mẹ từng làm cho họ cách đây rất lâu liên lạc cho mẹ để làm cho họ 1 hợp đồng nữa. Bố mình thì am hiểu rất nhiều về lịch sử,… nói chung là kiến thức xh, biết nhiều chuyện hay cực, mà trí nhớ của bố cực tốt luôn. Nói chung là xung quanh mình ai cũng hoành tráng. Vậy mà đến thời điểm giờ, mình học như chơi, ngồi đây còn gõ những dòng này. Lúc nhỏ mình có lười đến thế này đâu. Bây giờ ai cũng bảo học hành thi cử vất vả nên phải cố lên. Vài hôm trước khi thi tn, chú gọi hỏi thăm sức khỏe, hỏi thi địa điểm có xa ko, này nọ, kúc đó mình đang ngồi xem phim. Rồi cách đây mấy hôm, đang ngủ cố buổi sáng, bác gọi điện hỏi thăm thi tn tốt ko, rồi dặn dò cố mà thi đỗ. Nghe xong dậy luôn. Từng nghe bạn mình kể, chị nó hồi trước thÝch học về thời trang nhưng gia đình ko đồng ý, bắt theo ngân hàng. Chị nó cũng vâng lời, thậm chí thi đh điểm rất cao, học đúng trg` mà ba mẹ chị muốn chị vào, giờ thì chị nó đã đi làm hơn 3 năm nhưng vẫn ko nguôi ngoai ý định học thời trang. Mình nghe xong mà phục lăn chị í, học hành giỏi giang, hiếu thuận, và giàu hoài bão. Cũng từng nghe câu chuyện “cá chép hóa rồng” của 1 chị học sinh nghèo ngay trên đất Hà Nội này. Mẹ chị í buôn bán rau ngoài chợ. Có 1 thời gian dài, chị bị bệnh, bác sĩ bảo phải đến cả tháng mới khỏi. Thế là người mẹ ko biết tí ti 1 chữ tiếng anh nào ấy, trong suốt 1,5 tháng ấy vẫn luôn đến lớp học thêm anh đều đặn. Người mẹ ấy chỉ nhờ những học sinh xung quanh để viết hộ những câu lý thuyết tiếng anh. Cô giáo ban đầu cũng rất ngạc nhiên khi thấy khi lại có 1 bác lớn tuổi như thế đi học anh, và cô cũng chỉ biết là bà học thay cho con gái mình đang ốm. Và cô giáo dạy thêm mới thực sự biết hoàn cảnh của chị con gái này khi chị đỗ đh Ngoại ngữ và 2 mẹ con cùng đến cảm ơn cô. Vào đh, ngay sau năm 1, chị í đã được đi du học ở Mỹ. Cô giáo cũng định đưa 1 số tiền gọi là tiền vé máy bay. Nhưng người mẹ đã tự lo đủ số tiền đó, cô giáo hỏi ra mới biết là bà mẹ ấy đã đem cầm sổ đỏ nhà của mình để lo cho con. Cô con gái du học về, được nhận trong 1 công ty với mức lương khá cao, và lúc này cô con gái mới có dịp đền đáp lại công ơn của mẹ ngần ấy năm ăn học, cuộc sống thực sự đổi đời. Cô con gái sau này cũng gặp được 1 anh chàng học giỏi + tốt bụng. 1 kết thúc thật có hậu cho những ai biết phấn đấu vươn lên! Câu chuyện được kể vào đúng ngày 8.3. Rồi có lần mình thoáng nghe đâu đó giọng 1 người mẹ nói chuyện với 1 chị sv về con mình với 1 giọng hãnh diện khi con bà đỗ đh ở Hà Nội. Nhớ 1 thg` ngồi cạnh mình hồi tiểu học. Điểm tóan thuộc top đầu của lớp (hí hí vậy mà khi thi hsg cấp quận mình lại hơn điểm nó ) Mà hồi trước mình ghét nó lắm vì nó chảnh mà, bạn bè cứ hay ghép mình với nó mới sợ chứ, cả 2 đứa chẳng ưa gì nhau. Nhưng khi nghe nó kể về gia đình nó, rằng nó học hành áp lực như thế nào. Rồi khi ra trường tiểu học, lớp 7 và lớp 9 đi thi học sinh giỏi cấp quận, gặp lại nó, thấy nó thay đổi như thể nào, mình cũng hiểu 1 phần những lời nó từng kể. Nhìn nó hồi tiểu học nói năng rất nhanh nhảu, liến thoắng, lại được các bạn gái “hâm mộ” vì đẹp trai. Vậy mà hồi lớp 9 lặp lại, eo ôi, ít nói hẳn, mắt càng ngày càng cận nặng nên dại đi trông thấy, mặt đầy mụn, tóc chẻ mái chứ ko để đầu đinh như hồi nhỏ, mình đi qua nó rồi mà 1 lúc sau mới quay lại, nhận ra nó. Nhớ hồi nào gặp mặt con bạn thân trước khi ra Hà Nội, kể cho nó chuyện này, mình mới biết là hồi đó nó thÝch thg` này. Ôi trời, choáng!
Nghĩ lại mình, hoàn cảnh nhà mình cũng ko phải là nghèo túng, nhưng cũng ko phải là khá giả, mình thì ko bị gia đình ép đến mức độ như chị của thg` bạn, lại được mọi người quan tâm, bố mẹ cũng tâm lý, bảo ko đỗ đh năm nay thì năm sau thi lại nhưng mình đã làm được gì cho bố mẹ. Mày quá ích kỷ!!! 3 hôm đi thi tn mà làm phiển bố mẹ quá trời. Mẹ phải giặt đồ, đến rửa bát mà mẹ cũng ko cho rửa. Bố thì hôm đầu vừa đưa đón mình, vừa đưa đón bà ngoại lên chơi nhà. Sáng hôm sau đi thi thì trời mưa, hôm đó mình xin tự đi, bố chỉ cần chở mình sáng hôm cuối cùng nữa thôi. Nhưng giờ học thì có kịp để đi thi đh nữa ko? Anh họ mình nai lưng ra học từ lớp 11 mà năm đầu vẫn bị vào hệ B của NT, năm sau tự anh í cố gắng mới thi lên được hệ A. Mình thì … đâu phải thần thánh gì đâu, sao mà thi nổi chứ. Vậy mà cũng có người nhìn mặt mình nói mình chắc học giỏi, mình chỉ cười . Cũng có người bảo mình chăm + ham học hỏi (???). Ai cũng nhầm >.< Thg` bạn mình cũng có lần gặp 1 anh sv chính cống, hỏi chuyện, bạn là sv ah. Nó cũng chém gió luôn là sv năm 2 1 trường nó biết khá nhiều. Thế mà ông sv năm 1 kia cứ tưởng thật, tự xưng hô là “em” ) Thg` này giỏi, cho vào Sân khấu điện ảnh! Hồi lớp 11, mình hỏi chỗ trung tâm học nọ, mấy bác nghe mình hỏi vậy mà cứ tưởng mình là sinh viên thực tập về trường chứ, mình há hốc mồm, cười, nhưng lòng phơn phởn, chao ôi, ước gì cũng được như thế. Ngồi trên xe bus hay ở bến chờ xe, thỉnh thoảng cũng có người tưởng mình là sv . Lỗi do mình, mình ko cố gắng ngay từ đầu, cũng có bao cơ hội để mình suy nghĩ lại mà chăm học nhưng mình ko cố gắng, trong khi mình có đk hơn ai hết.
Nghe mẹ mình phân tích: học đh -> phải ít nhất là cao học để lấy bằng thạc sĩ thì mới xin được việc, ko thì cho du học luôn ngay từ bây giờ. Mình nghe mẹ nói mà tính ra, để có được công ăn việc làm tốt + lương cao + ổn định + nhẹ nhàng thì phải tốn ngót 20 năm học + hành. Nghe muốn nản luôn. Trong khi ngành mình thÝch học, mới mở miệng ra là ko 1 ai tán thành, ai cũng khuyên này khuyên nọ. Trong khi đó, đọc báo, nhiều học sinh cố gắng học để vào đc đh nhưng sau đó lại lười học, ăn chơi, chuyện thi lại của sv là chuyện thường tình. Tự hỏi, thế khi xưa cố gắng thi vào đh để làm gì nhỉ? Cũng có những người sv luôn chỉ lo đi làm thêm ở ngoài nên xao lãng việc học. Rồi có người còn bảo hầu hết chả ai học đh mà ra làm đúng chuyên ngành của mình cả. Rồi ra trg`, ko quen biết ai cũng thất nghiệp như chơi. Hoang mang…… Chợt trong đầu hiện ra nơi mình đã từng sống trong 15 năm – 1 nơi rất bình dị và thân thương. Nhớ tới con em hàng xóm cũ kém mình 1 tuổi đã phải bỏ học nâm lớp 4, ngay giữa lòng 1 tp vô cùng năng động. Con em “lanh” khỏi nói, rủ mình đi chơi khắp nơi, chỉ mình cách tước cây mía, cách hái sen từ trong ao rồi bóc ăn hạt sen, rồi chỉ cả cây trứng cá để ăn, cách chạy xe đạp người lớn (lúc đó 2 đứa chỉ 8, 9t,chân ngắn chưa đi được xe đạp người lớn), làm diều, bật lửa, vài trò chơi chạy nhảy, có lần 2 đứa còn đi trên mái nhà, … nói chung là đủ trò. Hồi đó mình ko thÝch chơi búp bê lắm, nhưng cứ được mọi người cho quà, nó sang chơi, lúc nào cũng “chị sướng quá hà”, nó thì kể lúc nào cũng bị đánh khi làm sai việc gì nhỏ cũng bị đánh. Sau này mẹ nó ko cho nó đi học, vâng, nó bảo ko cho đi học, bắt về quê phụ bán hàng với mẹ nó. Hè mới gặp nó, nhưng cũng chỉ được 2 mùa hè rồi cũng ko thấy nó lên nữa. Lúc đó ko nghĩ ra cho nó mấy con búp bê hoặc thú nhồi bông. Còn 1 thg` hàng xóm bằng tuổi. Nó học đúp năm lớp 8 vì ko qua được môn hóa và sử. Vậy mà lúc đầu mình ko biết. Mọi khi nó vẫn mượn vở, mượn màu vẽ, mình đều cho, tự dưng hôm đó là hè rồi mà nó còn hỏi mượn vở, mình thấy lạ, ko cho, cứ hỏi tại sao. Sau đó mẹ nó qua nhà mình nói chuyện với mẹ mình nên mình mới biết và cho nó mượn vở + đề cương ôn tập. Lúc đó mình đúng là con dở hơi,tự dưng lại cứ hồn nhiên hỏi “tại sao” vô cớ. Năm đó nó ko qua được, khi mình học lớp 9 và chuẩn bị chuyển nhà thì nó ở nhà. 1 năm sau quay lại thì nó khác hẳn. Sáng thì đi làm ở chỗ sửa xe máy, tối thì học ở trung tâm, lại còn phụ trách đoàn, tổ chức vui chơi đập phá ngày hè cho các em (cũng tại khu tập thể mà mình từng sống có khoảng sân to đùng, to hơn đg` chính). Nhìn nó khác hẳn, ko nhận ra, chỉ tội vẫn bị mẹ đánh khi đi chơi về khuya . Nó có vẻ quyết tâm học hết cấp 3 nhưng ko có ý định học tiếp cao hơn. Đv xóm mình, việc học đh có vẻ “xa xỉ” đv 1 số người, mặc dù điểm vào đh ở đó ko cao. 1 anh thì tham gia đội bóng gì đó. 1 anh học xong cấp 3 cũng chỉ ở nhà phụ bán hàng ăn, nhưng ko may năm ngoái đã mất do bị chết đuối . 1 thg` em thì định ở nhà nối tiếp nhà bỏ mối thịt lợn, “cũng kiếm được khá”. Sự học dg` như có sự chênh lệch quá lớn, ko chỉ là giữa các vùng miền, mà còn là giữa các quận trong cùng 1 thành phố. Tự hỏi, ko hiểu những người học giỏi đi du học, sau này có còn quay lại ko? Nhớ tới hình ảnh anh hàng cơm đầu xóm nhà mình. Nhìn có phần “bụi” – quần đùi vải như vải áo lính, áo sơ mi hơi sờn, lúc nào cũng mũ lưỡi trai dù sáng hay tối, cũng vải như áo lính, nhưng có 1 đôi mắt sâu… Lúc nào anh cũng miệt mài xới cơm, chỉ đạo bố trí chỗ ngồi luôn miệng. Mình biết anh chỉ cũng chỉ là người “ăn lương” của 1 chủ nhà khởi đầu từ nghề bán hàng cơm nay cũng đã chuyển đi nhà khác rộng hơn nhưng vẫn còn giữ nhà ở đây để kinh doanh, nhưng cách anh làm việc, mình thấy 1 sự chăm chỉ thực sự, có lẽ vì miếng cơm manh áo (?) Có lẽ vì thế mà quán cơm lúc nào cũng đông khách, mình cũng hay ăn ở đây lúc hè về thăm lại mọi người trong xóm. Vì những người đến ăn ở đây, qua cách ăn mặc, mình biết họ cũng là dân lao động chân tay. Cơm ở quán ko ngon (vì là cơm tấm vụn và khá khô) nhưng được cái nhiều thức ăn, giá cả hợp lý, ăn no mà ko phải gọi thêm suất nữa như ở những quán ăn khác. Đúng là “Cơm Tấm bình dân” !