[Sinh 12] Tính toán trong ADN.

T

tkb2013

Tính số nu (Khó)

Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080 (ănstrong)
, alen B có t ỉlệ A/G = 9/7, alen bcó tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen của cặp. Số nu mỗi loạivề gen này trong giao tử là:
 A.A=T=675,G=X=525.  B.A=T=1650,G=X=750.
 C.A=T=975,G=X=225. D.A=T=2325,G=X=1275.
 
H

haichaustudy

Ở gen B ta co A +G=1200 và A/G =9/7 =>G=525 va A= 675
Ở gen b ta lai co A+G=1200 và A/G =13/3=>G=225 va A=975
=> khi rối loạn tao ra Bb co A= 675+975=1650 va G=525+225=750
 
N

ngobuongbinh

[sinh 12] đột biến gen

1.Xét 2 cặp Alen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng . Cặp Alen Aa dài 4080 angtron trong đó gen A có tỉ lệ A/G =1/1.5 . Alen a có hiệu số giữa T với 1 loại Nu khác bằng 20%. Cặp gen Bb dài 2652 ăngtron
trong đó gen B có 2028 lk H, gen b có tỉ lệ các Nu bằng nhau
a, viết kí hiệu các gen trên khi tế bào trải qua các kì của nguyên phân
b, xác định số Nu mỗi loại thuộc các gen trên trong tế bào vào kì sau và kì cuối của quá trình
2.phân tử hemôglôbin trong hồng cầu người gồm 2 chuỗi pôlipeptit anpha và 2 chuỗi pôlipeptit beta. gen quy định tổng hợp chuỗi anpha ở người bình thường có G = 186 và có 1068 lk H. gen đột biến gây bệnh thiếu máu ( do hồng cầu hình lưỡi liềm) hơn gen bình thường 1 lk H nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau
a, đột biến liên quan đến mấy cặp Nu? thuộc dạng đột biến gen nào? giải thích
b, số Nu mỗi loại trong gen bình thường và gen đột biến là bao nhiêu?
c, tính số lượng các axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen bình thường và gen đột biến.
 
V

vanducthanhtoan

sinh học 12

Bài 1: Qúa trình nhân đôi của 1 gen (có chiều dài 1040A- 2550A) đã được môi trường cung cáp 9954 nu tự do thuộc các loại, trong đó có 3045 nu tự do loại T
a. Khối lượng ban đầu của gen
b. Số nu mỗi loại của gen
c. Số lượng mỗi loại nu cần cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen
d. Nếu trong lần nhân đôi thứ nhất, môt trường cung cấp cho mạch thứ nhất của gen 120 nu tự do loại A và mạch thú 2 là 150 nu tự do loại G. Số nu mỗi lọi trên mạch 1 (A1; T1; G1; X1) là?
Bài 2: Một phân tử ADN của nấm men có tổng số 2.10^11 cặp nu tiến hành nhân đôi 3 lần. Nếu trên phân tử này có 35 đơn vị nhân đôi và mỗi đoạn Okazaki dài 200 nu thì tổng số đoạn mồi được tổng hợp là?
Bài 3:Trong 1 tế bào, xét một gen thực hiện một số lần sao mã bằng số nu loại A của gen đó. Tổng số nu của gen và số ribonu của các phân tử mARN là 27600. Trên phân tử mARN các ribonu A:U:G:X lần lượt phân bố theo tỉ lệ 1:2:3:4
a. Số lần sao mã của gen là?
b. Số lượng từng loại ribonu A:U:G:X trên phân tử mARN ?
c. Chiều dài của mARN ?
 
V

vanducthanhtoan

sinh học 12

Bài 1: Qúa trình nhân đôi của 1 gen (có chiều dài 1040A- 2550A) đã được môi trường cung cáp 9954 nu tự do thuộc các loại, trong đó có 3045 nu tự do loại T
a. Khối lượng ban đầu của gen
b. Số nu mỗi loại của gen
c. Số lượng mỗi loại nu cần cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen
d. Nếu trong lần nhân đôi thứ nhất, môt trường cung cấp cho mạch thứ nhất của gen 120 nu tự do loại A và mạch thú 2 là 150 nu tự do loại G. Số nu mỗi lọi trên mạch 1 (A1; T1; G1; X1) là?

Bài 2: Một phân tử ADN của nấm men có tổng số [tex]2.10^11[/tex] cặp nu tiến hành nhân đôi 3 lần. Nếu trên phân tử này có 35 đơn vị nhân đôi và mỗi đoạn Okazaki dài 200 nu thì tổng số đoạn mồi được tổng hợp là?

Bài 3:Trong 1 tế bào, xét một gen thực hiện một số lần sao mã bằng số nu loại A của gen đó. Tổng số nu của gen và số ribonu của các phân tử mARN là 27600. Trên phân tử mARN các ribonu A:U:G:X lần lượt phân bố theo tỉ lệ 1:2:3:4
a. Số lần sao mã của gen là?
b. Số lượng từng loại ribonu A:U:G:X trên phân tử mARN ?
c. Chiều dài của mARN ?
GIÚP TỚ NHA MỌI NGƯỜI ! (^_^)
 
Last edited by a moderator:
O

osinthuythuy

Câu 3:

a)N+RN=27600<=>2RN+RN=27600<=>RN=9200<=>RA+RU+RG+RX=9200
<=>A+2A+3A+4A=9200<=>RA=920,RU=1840
A=RA+RU=2760=K
b)RA vớ RU mình tính ở câu trên rồi ,RG=3*920=2760,RX=4*RA=3680
c)LmARN=L gen=9200*2*3,4/2=31280 A
 
N

ngobaochauvodich

Bài 2: Một phân tử ADN của nấm men có tổng số [tex]2.10^1^1[/tex] cặp nu tiến hành nhân đôi 3 lần. Nếu trên phân tử này có 35 đơn vị nhân đôi và mỗi đoạn Okazaki dài 200 nu thì tổng số đoạn mồi được tổng hợp là?


Gợi ý:
+ Số nu : 4x 10^11
1 đoạn okazaki có 200 nu => số đoạn = ................................

Cần nhớ công thức:

Số đoạn mồi = Số đoạn Okazaki + 2. Số đơn vị tái bản = ..................................
 
V

vanducthanhtoan

a)N+RN=27600<=>2RN+RN=27600<=>RN=9200<=>RA+RU+RG+RX=9200
<=>A+2A+3A+4A=9200<=>RA=920,RU=1840
A=RA+RU=2760=K
b)RA vớ RU mình tính ở câu trên rồi ,RG=3*920=2760,RX=4*RA=3680
c)LmARN=L gen=9200*2*3,4/2=31280 A

Hình như hok đúng rồi bạn ơi, vì mình tính đi tính lại theo cách của bạn thì nó hok có đáp án
 
T

thaophuongnguyenxinh

[sinh 12] mARN

Câu 1. Phân tử mARN có A=480, G-X=U. Gen tổng hợp mARN có A=3/2G. MẠch đơn của gen có G=30% số nu của mạch
a) gen tổng hợp mARN có chiều dài là ?
b) Số lượng mỗi loại ribonucleotit A, U, G, X của mARN lần lượt là ?

Câu 2. Gen dài 5100 Ao có hiệu giữa X với loại nu khác là 10% số nu của gen. mạch thứ nhất của gen có A=3/2X=450. Vận tốc phiên mã của gen là 10 ribonu/ 0.01s. Quá trình phiên mã cần 600U và xảy ra liên tục.
1) thời gian tổng hợp 1 phân tử mARn là ?
2) Thời gian của cả quá trình phiên mã là ?
3) Thời gian lắp ghép từng loại ribonu A, U, G, X vào mạch khuôn lần lượt tính theo giây là ?

Câu 3. Ở lần sao mã đầu tiên của 1 gen, người ta thấy khi mARN rời khỏi mạch gốc thì giữa gen và mARN có 3645 liên kết H phá vỡ, MTNB cung cấp 351 rG, 594 rX
Khi gen sao mã chưa được 5 lần, người ta nhận thấy số rUtd là 432. Khi quá trình sao mã hoàn tất, các phân tử mARN hoàn thành thì nhu cầu về rU là 540.

a) tính số nu từng loại của gen
b) Số rN tự do mỗi loại của mARN
c) Số rN tự do còn lại MTNB khi quá trình sao mã thực hiện xong là 10000 rN với 4 loại có tỉ lệ bằng nhau. Tính rN tự do mỗi loại của MTNB lúc ban đầu ?

Mong mọi người giúp e nha. E đang cần gấp . Cám ơn nhiều ạ :)
 
D

duyzigzag


Bài 1:
Coi mARN là mạch bổ sung của ADN
ADN:
mạch 1 A1 T1 G1 X1
mạch 2 T2 A2 X2 G2
Và U của mARN là T2
Từ đề bài:
*) A= 3/2G => A1 + A2=3/2(G1+G2)
*) G=30% số nu của mạch:
100G2=30(A2 + T2 + X2 + G2)
<=> 70G2 -30X2 -30T2=30A2
*) dùng tiếp cái G2 -X2 = U2
Thay A2=480 (đề cho)
Ta có hệ pt sau:
G2 - X2 = T2
3/2(G2 + X2) - T2 = 480 (VÌ G1=X2, A1=T2)
70G2 - 30X2 - 30T2= 30x480=14400
Giải hệ trên ta được:
G2 = 360
G1 = 120
T2 = 240
*) Đến đây thì phần còn lại quá đơn giản.
L = 4046Ao
số lượng nu từng loại theo NTBS suy ra thui.
Cách khác
Có thế giải hệ
A =3/2G
A + G =50%
(ở chổ G=30% cong 1 trường hợp nữa các bạn tự tính tương tự nhưng hình như có nghiệm âm nên mình không ghi vao với buồn ngủ nên đến đây thui)
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

Cần trợ giúp

1. Gen A có [TEX]L=1530 A^o[/TEX] và số liên kết [TEX]H_2 = 1169[/TEX] bị biến đổi thành gen a. Cặp Aa nhân đôi 1 lần tại các gen con. Tất cả gen con tiếp tục nhân đôi lần 2, trong 2 lần nhân đôi môi trg` nội bào cung cấp 1083 Nu loại A và 1617 Nu lại G. Cho biết dạng đbiến xảy ra với gen A

2. Gen có [TEX]L=0,51 \mu m[/TEX] có liên kết [TEX]H_2=3900[/TEX]. Gen tự sao liên tiếp 2 lần tạo ra số gen con với tổng số 15601 liên hết Hidro
a. Có hiện tượng gì xảy ra trong quá trình tự sao nói trên? Giải thích cơ chế của hiện tượng đó.
b. Xác định số Nu từng loại trong mỗi gen mới đc hình thành

3. Gen B bị đbiến trong 2 trường hợp khác nhau
- Gen B bị mất đi 1 đoạn gồm 2 mạch bằng nhau tạo gen b. Đoạn mất đi mã hoá đc 1 polipeptit gồm 10aa, đoạn còn lại có [TEX]G=30%[/TEX] và đoạn mất đi có [TEX]G=20%[/TEX] số đơn phân của đoạn. Khi gen Bb tự tái bản 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 2340 Nu
a. Xđịnh [TEX]L_B; L_b[/TEX]
b. Xđịnh số lượng Nu từng loại của gen B
c. Nếu tự sao 3 lần thì cặp gen Bb sẽ lấy bao nhiêu Nu từng loại của môi trường nội bào

- Gen B bị đbiến tại thành gen [TEX]B_1[/TEX] có tỉ lệ [TEX]\frac{A}{G} = 69,01%[/TEX]
a. Đbiến này thuộc kiểu nào của đbiến gen
b. Số liên kết [TEX]H_2[/TEX] của gen [TEX]B_1[/TEX] và B khác nhau ntn?

Mình cần giúp đỡ :)
 
Last edited by a moderator:
D

duyzigzag

Câu 2:
N = 3000 nu
a,
1 phân tử mARN có 1500 nu
v= 1000(nu/s)
=> t= 1,5s
b.
Hiệu giữa X và 1 nu loại khác là A or T là 10%=300 nu
Và A+X = 1500
=> A=T= 600
......G=X=900
Cả quá trình phiên mã dùng 600 rU => tạo 2 mARN theo 2 mạch => thời gian phiên mã là 2t = 3s
3,
Thời gian lắp ghép thì cứ lấy số nu từng loại nhân với vận tốc phiên mã.
 
D

ducdao_pvt

Câu 3. Ở lần sao mã đầu tiên của 1 gen, người ta thấy khi mARN rời khỏi mạch gốc thì giữa gen và mARN có 3645 liên kết H phá vỡ, MTNB cung cấp 351 rG, 594 rX
Khi gen sao mã chưa được 5 lần, người ta nhận thấy số rUtd là 432. Khi quá trình sao mã hoàn tất, các phân tử mARN hoàn thành thì nhu cầu về rU là 540.

a) tính số nu từng loại của gen
b) Số rN tự do mỗi loại của mARN
c) Số rN tự do còn lại MTNB khi quá trình sao mã thực hiện xong là 10000 rN với 4 loại có tỉ lệ bằng nhau. Tính rN tự do mỗi loại của MTNB lúc ban đầu ?


Bài giải:
a.Ta có: \begin{cases}2A + 3G = 3645 \\ G = 945 \end{cases}
<=> \begin{cases} A = 405 \\ G = 945 \end{cases}
<=> \begin{cases} A = T = 405 \\ G = X = 945 \end{cases}

b.Gọi x là số lần sao mã không vượt quá 5 lần: rU.x = 432
Gen sao mã y lần: rU.y = 540
x, y, rU là số nguyên dương, x<= 5
=> \begin{cases} rU.y = 108.5 \\ rU.x = 108.4 \end{cases}
<=> \begin{cases} x = 4 \\ y = 5 \\ rU = 108 \end{cases}
=> rA= 297
Gen sao mã 5 lần:
rA= 5.297
rU= 5.108
rG= 5.351
rX= 5.594

c. rA= rU= rG=rX= 2500
Bạn lấy kq câu b cộng lại => KQ cuối cùng.
 
Y

yuper

- Các bài này chỉ cần nắm vững phần xác suất lớp 11 là ok


1.một gen có chứa 5 đoạn intron, trong các đoạn exon chỉ có 1 đoạn mang bộ ba AUG và 1 đoạn mang bộ ba kết thúc. Sau quá trình phiên mã từ gen trên, phân tử mARN trải qua quá trình biến đổi, cắt bỏ intron, nối các đoạn exon lại để trở thành mARN trưởng thành. Biết rằng các đoạn exon được lắp rắp lại theo các thứ tự khác nhau sẽ tạo nên các phân tử mARN khác nhau. Tính theo lý thuyết, tối đa có bao nhiêu chuỗi polypeptit khác nhau được tạo ra từ gen trên?
A.10 loại B. 120 loại C. 24 loại D. 60 loại

- Theo bài ra sẽ có 6 đoạn exon

- Trừ 2 exon mang đoạn mở đầu và kết thức thì ta còn lại 4 vị trí, nên sẽ có: [TEX]4.3.2.1=24[/TEX] loại \Rightarrow C


2.một đoạn polypeptit có 6 axitamin gồm 4 loại trong đó có 2 axitamin loại Pro, 1 aa loại Cys, 1 aa loại Glu và 2 aa loại His. Cho biết số loại bộ mã tương úng để mã hóa các axitamin trren lần lượt là: 4, 2, 2, 2.
a) Có bao nhiêu trình tự các bộ mã khác nhau để mã hóa cho một trình tự nhất định các aa của đoạn polypeptit nói trên?
A. 48 B. 14 C. 64 D. 256
b) nếu trình tự các aa trong đoạn mạch thay đổi thì có bao nhiêu cách mã hóa khác nhau?
A. 14400 B. 57600 C. 46080 D. 11520

a.
[TEX]4.4.2.2.2.2=256[/TEX] \Rightarrow D


b.

- [TEX]\frac{6!}{1!.1!.2!.2!}.256=46080[/TEX] \Rightarrow C

3. trong thực nghiệm người ta tạo ra một loại mARN chỉ có 2 loại nu là A và U với tỉ lệ tương ứng là 4:3. Xác định tỉ lệ các bộ ba có 1 nu loại A và 2 nu loại U trên tổng số các bộ ba có thể có của mARN trên?
A. 27/343 B. 1/64 C. 64/343 D. 108/343

- [TEX]C^2_3. \frac{4}{7}. ( \frac{3}{7})^2 = \frac{108}{343}[/TEX] \Rightarrow D
 
D

ducdao_pvt

Bài 2: Một phân tử ADN của nấm men có tổng số 2.10^11 cặp nu tiến hành nhân đôi 3 lần. Nếu trên phân tử này có 35 đơn vị nhân đôi và mỗi đoạn Okazaki dài 200 nu thì tổng số đoạn mồi được tổng hợp là?
Bài 3:Trong 1 tế bào, xét một gen thực hiện một số lần sao mã bằng số nu loại A của gen đó. Tổng số nu của gen và số ribonu của các phân tử mARN là 27600. Trên phân tử mARN các ribonu A:U:G:X lần lượt phân bố theo tỉ lệ 1:2:3:4
a. Số lần sao mã của gen là?
b. Số lượng từng loại ribonu A:U:G:X trên phân tử mARN ?
c. Chiều dài của mARN ?


Bài giải:

Bài 2:

N = 2.2.[TEX]10^11[/TEX]= 4.[TEX]10^11[/TEX]
\Rightarrow Số đoạn okazaki = [tex]\frac{N}{200}[/tex] = 2.[TEX]10^9[/TEX]
Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2.Số đơn vị nhân đôi
= 2.[TEX]10^9[/TEX] + 70
1 phân tử ---3 lần nhân đôi--> 8 phân tử
\Rightarrow Số đoạn mồi = 8.(2.[TEX]10^9[/TEX] + 70)

Bài 3:

a. Gọi x là số nu của Am, a là số lần sao mã, theo tỉ lệ đề cho ta có:
20x + 10ax = 27600
\Leftrightarrow 2x + ax = 2760
mà a = 3x (do a = A, A= Am + Um)
\Rightarrow 2x + 3[TEX]x^2[/TEX] - 2760 = 0
Giải pt ta tìm được: x = 30
\Rightarrow Số lần sao mã của gen là: 90

b. Số lượng từng loại ribonu A:U:G:X trên phân tử mARN
Am = 30, Um = 60, Gm = 90, Xm = 120

c. Chiều dài của mARN:
L = (30 + 60 + 90 + 120).3,4 = 1020 [TEX]A^o[/TEX]
 
D

ducdao_pvt

1.Xét 2 cặp Alen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng . Cặp Alen Aa dài 4080 angtron trong đó gen A có tỉ lệ A/G =1/1.5 . Alen a có hiệu số giữa T với 1 loại Nu khác bằng 20%. Cặp gen Bb dài 2652 ăngtron
trong đó gen B có 2028 lk H, gen b có tỉ lệ các Nu bằng nhau
a, viết kí hiệu các gen trên khi tế bào trải qua các kì của nguyên phân
b, xác định số Nu mỗi loại thuộc các gen trên trong tế bào vào kì sau và kì cuối của quá trình
2.phân tử hemôglôbin trong hồng cầu người gồm 2 chuỗi pôlipeptit anpha và 2 chuỗi pôlipeptit beta. gen quy định tổng hợp chuỗi anpha ở người bình thường có G = 186 và có 1068 lk H. gen đột biến gây bệnh thiếu máu ( do hồng cầu hình lưỡi liềm) hơn gen bình thường 1 lk H nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau
a, đột biến liên quan đến mấy cặp Nu? thuộc dạng đột biến gen nào? giải thích
b, số Nu mỗi loại trong gen bình thường và gen đột biến là bao nhiêu?
c, tính số lượng các axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen bình thường và gen đột biến.

Bài giải:

Câu 1:

a. Kí hiệu các gen trên khi tế bào trải qua các kì của nguyên phân:
Kì đầu, Kì giữa: AAaa
......................BBbb
Kì sau: Aa....Aa
...........Bb....Bb
Kì cuối: Aa
............Bb

b. Số Nu mỗi loại thuộc các gen trên trong tế bào vào kì sau và kì cuối của quá trình:
[TEX]N_A[/TEX] = [TEX]N_a[/TEX] = [tex]\frac{4080.2}{3,4}[/tex] = 2400
Gen A:
[TEX]\left{\begin{3A - 2G = 0\\{A + G = 1200} [/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]\left{\begin{A=480}\\{G=720} [/TEX]
\Rightarrow[TEX]\left{\begin{T=480}\\{X=720} [/TEX]
Gen a:
[TEX]\left{\begin{A + G = 50%\\{A - G = 20%} [/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]\left{\begin{A=840}\\{G=360} [/TEX]
\Rightarrow[TEX]\left{\begin{T=840}\\{X=360} [/TEX]
[TEX]N_B[/TEX] = [TEX]N_b[/TEX] = [tex]\frac{2652.2}{3,4}[/tex] = 1560
Gen B:
[TEX]\left{\begin{2A + 3G = 2028\\{A + G = 780} [/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]\left{\begin{A=312}\\{G=468} [/TEX]
\Rightarrow[TEX]\left{\begin{T=312}\\{X=468} [/TEX]
Gen b:
[TEX]\left{\begin{A= T = 390\\{ G = X = 390} [/TEX]

Kì sau:
Gen A: [TEX]\left{\begin{A=T= 960}\\{G=X = 1440} [/TEX]
Gen a: [TEX]\left{\begin{A=T= 1680}\\{G=X= 720} [/TEX]
Gen B: [TEX]\left{\begin{A=T= 624}\\{G=X= 936} [/TEX]
Gen b: [TEX]\left{\begin{A= T = 780\\{ G = X = 780} [/TEX]
Kì cuối:
Gen A: [TEX]\left{\begin{A=T= 480}\\{G=X = 720} [/TEX]
Gen a: [TEX]\left{\begin{A=T= 840}\\{G=X= 360} [/TEX]
Gen B: [TEX]\left{\begin{A=T= 312}\\{G=X= 468} [/TEX]
Gen b: [TEX]\left{\begin{A= T = 390\\{ G = X = 390} [/TEX]

Câu 2:

a. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu ( do hồng cầu hình lưỡi liềm) hơn gen bình thường 1 lk H nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau
Đột biến liên quan đến 1 cặp nu
Thuộc dạng đột biến gen: thay thế 1 cặp nu

b. Số nu mỗi loại trong gen bình thường và gen đột biến là:
Theo đề, ta có:
[TEX]\left{\begin{G = 186\\{2A + 3G = 1068} [/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]\left{\begin{A= 255}\\{G=186} [/TEX]
Số nu mỗi loại trong gen bình thường là:
[TEX]\left{\begin{A= T = 255}\\{G=X = 186} [/TEX]
Số nu mỗi loại trong gen đột biến là:
[TEX]\left{\begin{A + G = 441\\{2A + 3G = 1069} [/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]\left{\begin{A= 254}\\{G=187} [/TEX]

c. Số lượng các axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen bình thường và gen đột biến:
N = 441 => Số aa là: [tex]\frac{441}{3}[/tex] - 2 = 145


@-)@-)@-)@-)@-)
 
H

huyentrang1996

[sinh12]BT về gen

Mọi người giúp mik nhé! Thanks nhìu nhìu!
Câu1:Gen A có 90 vòng xoắn và có tỉ lệ $\dfrac{A+T}{G+X}=\dfrac{2}{3}$.Trên mạch thứ nhất của gen có 35% ađênin và trên mạch thứ 2 của gen có 15%guanin .Gen B có cùng số liên kết hiđrô với gen thứ nhất nhưng có số timin ít hơn số timin của gen A là 180 nuclêôtit.Mạch thứ nhất của gen B có 120 timin và 320 xitôrin.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen và của mỗi mạch đơn của gen A
Câu 2:
Trên mạch thứ nhất của gen có 3000 xitôrin, hiệu số giữa tỉ lệ số nuclêôtit loại X với loại A bằng 10% và hiệu số giữa tỉ lệ số nuclêôtit loại G với loại X bằng 20% số nuclêôtit của mạch .Trên mạch thứ hai của gen có hiệu số giữa tỉ lệ số nuclêôtit loại A với loại G bằng 10% số nuclêôtit của mạch .
Tính tỉ lệ và số lượng từng loại nuclêôtit ở ừng mạch đơn và của cả gen.
 
P

phamlinha2

Câu 1:
Tổng số nu trong gen A là:
N= C .20 = 90.20=1800
theo bài ra ta có: A+G=N/2=900 (1)
(A+T)/(G+X)=2/3 <=> A/G=2/3 (2)
Từ (1) và (2) => A=360 (nu)
G=540 (nu)
Tính được: %A= 20%, %G= 30%
%A1 =%T2 =35% => A1=T2 = 315 (nu)
%G2=%X1 = 15% => G2=X1 = 135 (nu)


%A=(%A1+%A2)/2 =>%A2 = 5% =%T1
=> A2=T1= 45 (nu)
%G=(%G1+%G2)/2 => %G1=45% =%X2
=>G1=X2= 405 (nu)

Câu 2:
Ta có:
%X1 - %A1 =10% (1)
%G1 - %X1 = 20% (2)
%A2 -%G2 =10% <=> %T1 - %X1 = 10% (3)

Lấy (2)+(3) - (1) ta được : %A1 + %T1 +%G1 - 3. %X1 = 20%
<=> 100% - %X1 - 3. %X1 = 20%
=> %X1 = 20% = %G2
=> N/2 = 3000/ 20% = 15000 (nu)
=> N= 30000 (nu)
thay %X1 vào (1), (2), (3) thu được kết quả : %A1=%T2=10% = 1500 (nu)
%G1=%X2=40% = 6000 (nu)
%T1=%A2=30% = 4500 (nu)



~ Chú ý: không chia nhỏ bài viết

~ Chú ý LATEX
 
Last edited by a moderator:
C

cobemuadong1102

[Sinh 12] Bài tập sinh

1. F1 chứa 1 cặp gen dị hợp, mỗi gen đều dài 5100 [TEX]A^o[/TEX] Gen B có 15% A, gen b có 30%.
1. Tính số lượng nu (Làm rồi)
2. Cho F1 có KG nói trên lai phân tích:
a) Viết sơ đồ lai về KG trong trường hợp F1 xảy ra đột biến dị bội khi giảm phân tạo giao tử.
b) Tính số lượng từng loại nu trog mỗi loại hợp tử nhận được từ phép lai trên.

2. 1 ptử ADN chứa H=11000 và có M= 27.10^5 dVC. ADN này chứa 5 gen có L lần lượt dài hơn nhau 255 [TEX]A^o[/TEX]. Số nu loại A của 5 gen đều bằng nhau.
_ Trong mạch thứ nhất của gen 1 có: A= 10%, G=20%
_ ................................................2 có: A= 200, G=300
_ ................................................3 có: A= 300, G= 400
_ ................................................4 có: A= 350, G= 400
_ ................................................5 có: A= 500, G= 450

Biết L của gen 1< gen 2< gen 3< gen 4< gen 5 và M của 1 nu là 300 đVC.
a) Tính L của mỗi gen.
b) Tính số nu mỗi loại của từng gen.

3. Có 2 gen M và N nằm trong cùng 1 tế bào. L của gen M dài hơn L của gen N là 326,4 [TEX]A^o[/TEX]. H của gen M nhiều hơn H của gen N là 150. 2 gen M và N đều wa 3 đợt tự sao liên tiếp đã đòi hỏi mt nội bào cung cấp 26544 nu tự do, trong số nu này có 7266 G.
1. Tìm L của gen.
2. Tính số nu tự do mỗi loại cần dùng cho wá trình tự sao nói trên.
3. Trong số gen con tạo thành từ gen M và gen N, có bn gen con có 2 mạch đều dc cấu thành từ cá nu tự do mt nội bào cung cấp? Tính số nu từng loại của các gen đó.

Nhờ mọi người chỉ cho em giải mấy bài này, em yếu môn sinh lắm nên mong mọi người viết kĩ càng hay hoặc là chỉ cách giải và viết công thức. em cám ơn.

[Chú ý: Chính tả]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom