Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lananh_vy_vp

Tại sao khi uống thuốc kháng sinh thì nước bọt lại tiết ít hơn bình thường?
Mọi người biết thông tin gì liên quan thì cung share và bàn bạc nha
 
Last edited by a moderator:
H

herrycuong_boy94

tiếp nha>
hãy nêu vai trò của việc làm tới tơi xốp đất trước khi trồng cây. ( cái này đầy đủ thì có khoảng 3 nguyên nhân, nên các bạn phải nêu được cả 3 nguyên nhân nha :D )
 
L

lananh_vy_vp

-Không khí hoà tan trong đất nhiều hơn-->giúp rễ hô hấp tốt.
-Ức chế sự phát triển của các vi khuẩn phản nitrat hoá.
-Phá vỡ tầng oxi hoá khử.
ko bít có đúng ko^^
 
L

lananh_vy_vp

Trắc nghiệm đê^^

1.Những từ khoá nào sau đây giải thích về sự vận chuyển nước trong mạch gỗ?
A.Lông rễ, nồng độ cation, thoát hơi nước.
B.Thoát hơi nước, sức căng bề mặt, sự ứ giọt ở lá cây.
C.Thoát hơi nước, lực gắn kết nước và áp suất rễ.
D.Sức căng bề mặt, sủi bong bóng trong nước, sự ứ giọt ở lá.
E.Thoát hơi nước, lớp cutin, thế nước.

2.Những câu nào sau đây là đúng với cơ chế mở lỗ khí?
A.Nồng độ của axit abxixic trong tế bào khí khổng tăng lên.
B.Nồng độ K+ cao làm giảm thế nước của tế bào khí khổng.
C.Mức độ của CO2 trong các khoảng trống ở lá tăng cao.
D.Nồng độ K+ thấp làm giảm thế nước của tế bào khí khổng.
E.Các K+ khuyếch tán 1 cách thụ động ra khỏi tế bào khí khổng.

3.Mỗi thành viên ống rây hoạt động có đặc điểm là:
A.Thành tế bào thứ cấp, thoái hoá nhân, nhiều ống rây.
B.Thành tế bào sơ cấp, không bào trung tâm, một nhân.
C.Thành tế bào thứ cấp, có số lượng lớn chất callozo, nhiều tấm rây.
D.Thành tế bào sơ cấp, các lỗ có viền, một nhân.
E.Thành tế bào sơ cấp, nhiều tấm rây, nhân và màng không bào thoái hoá.

4.Lớp aloron (vỏ nội nhũ) trong quả thóc có liên quan tới chức năng:
A.Bảo vệ phôi
B.Sản sinh và giải phóng enzim phân giải tinh bột và protein nội nhũ.
C.Sản sinh giberelin.
D.Tổng hợp cacbonhidrat.
E.Tích trữ nước

5.Củ khoai tây có đặc điểm là:
A.Do thân ngầm dưới đất biến đổi thành.
B.Tích luỹ lượng lớn tinh bột.
C.Là một kiểu sinh sản vô tính.
D.Có 1 số chồi.
E.Tất cả đều đúng.

6.Trong các nốt sần ở rễ, các vật chất cố định nito lấy từ cây chủ:
A.Nito hoà tan trong nhựa cây.
B.Oxi hoà tan trong nhựa cây.
C.NO3-
D.Đường.
E.Ko có chất nào trong chất trên.

7.Khi đất thiếu photpho thì cây sẽ gặp khó khăn trong việc tổng hợp nhóm chất nào?
A.ADN.
B.Protein.
C.Xenlulozo.
D.axit béo
E.đường

8.Dd trong mạch rây gồm 10-15% chất hoà tan.Đó là:
A.protein.
B.ATP.
C.tinh bột
D.lipit
E.saccarozo

9.Cơ thể tự dưỡng chính ở môi trường nước là:
A.thực vật và động vật.
B.thực vật và nấm.
C.động vật và tảo.
D.tảo và vi khuẩn.
E.thực vật và vi khuẩn.

10.Một quả kép được cấu tạo từ
A.Nhiều hoa tập hợp thành cụm trên 1 đế.
B.một hoa với 1 vài lá noãn và 1 nhuỵ với lá noãn hợp.
C.một hoa với nhuỵ có lá noãn hợp và đính noãn trụ
D.một hoa với một vài lá noãn tách rời.
E.một số hoa xếp vòng tròn quanh 1 trục.
 
T

traitimbang_3991

2.Những câu nào sau đây là đúng với cơ chế mở lỗ khí?
A.Nồng độ của axit abxixic trong tế bào khí khổng tăng lên.
B.Nồng độ K+ cao làm giảm thế nước của tế bào khí khổng.
C.Mức độ của CO2 trong các khoảng trống ở lá tăng cao.
D.Nồng độ K+ thấp làm giảm thế nước của tế bào khí khổng.
E.Các K+ khuyếch tán 1 cách thụ động ra khỏi tế bào khí khổng.




5.Củ khoai tây có đặc điểm là:
A.Do thân ngầm dưới đất biến đổi thành.
B.Tích luỹ lượng lớn tinh bột.
C.Là một kiểu sinh sản vô tính.
D.Có 1 số chồi.
E.Tất cả đều đúng.

6.Trong các nốt sần ở rễ, các vật chất cố định nito lấy từ cây chủ:
A.Nito hoà tan trong nhựa cây.
B.Oxi hoà tan trong nhựa cây.
C.NO3-
D.Đường.
E.Ko có chất nào trong chất trên.





9.Cơ thể tự dưỡng chính ở môi trường nước là:
A.thực vật và động vật.
B.thực vật và nấm.
C.động vật và tảo.
D.tảo và vi khuẩn.
E.thực vật và vi khuẩn.
 
L

lucky_star114

tớ có một số câu hỏi về bài hô hấp ở thực vật mà hok hiểu mong các bạn giải thik giúp
1/ Tại sao trong chuỗi truyền e tạo ra nhiều ATP nhất?
2/ Tại sao trong sgk ghi 1 phân tử glucozo khi hô hấp hiếu khí tạo ra 38 ATP mà tớ thấy trong hình 11.1 chỉ có 36 ATP thôi?
thanks!
 
H

herrycuong_boy94

1. Đây là điều đương nhiên rồi bạn ạ, giai đoạn đường phân, chu trình crep chỉ là hai quá trình tạo ra sản phẩm là nguyên liệu chính

cho chuỗi chuyền e. Ở chuỗi truyền e, tất cả điện tử từ NADH và FADH2 từ 2 quá trình trước sẽ được chuyển đến O2 thông qua một chuỗi các phản ứng

ôxi hoá kế tiếp nhau, rồi giải phóng ra ATP.

2. Bở vì trong sách nói đến hô hấp tạo ra 36 ATP là nói đến năng lượng được tạo ra khi chưa tính quá trình đường phân, nếu cộng cả đường phân thì

quá trình hô hấp hiếu khi tạo ra cả thảy là 38 ATP, xem lại đi bạn nha :
 
L

lananh_vy_vp

2.Đúng là tạo ra 38 ATP nhưng 2 ATP trực tiếp tạo ra từ đường phân đã được sử dụng để vận chuyển 2 axit piruvic qua màng vào ti thể nên chỉ còn 36 ATP.
Mà hình 11.1 là hình nào?tớ xem cả sgk cơ bản và nâng cao đâu thấy hình liên quan đến hô hấp tế bào đâu.chỉ thấy sgk nâng cao là hình 23.1 cơ
 
L

lananh_vy_vp

Tiếp tục với những câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1:Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt bị ngừng trong trường hợp nào sau đây?
A.Trời quá nóng.
B.Trời quá lạnh.
C.Trong đật có clorofooc,KCN hoặc đất bị giảm độ thoáng.
D.Đất thiếu nito.

Câu 2:Quá trình vận chuyển nước xảy ra qua các con đường nào?
A.Con đường qua bó mạch gỗ của rễ, bó mạch gỗ của thân và bó mạch gỗ của lá.
B.Con đường rễ-thân-lá.
C.Con đường qua tế bào của cây và qua khí khổng.
D.Con đường qua tế bào sống và qua tế bào chết (bó mạch gỗ rẽ, thân, lá).

Câu 3:Thành phần nào của tế bào TV hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu?
A.Lưới nội chất
B.Vách tế bào
C.Không bào
D.Keo nguyên sinh

Câu 4:Nguyên tố khoáng đại lượng có vai trò chung nào sau đây?
A.Kiến tạo cơ thể vì là thành phần chủ yếu cấu tạo protein, lipit, axit nucleic.
B.Ảnh hưởng lớn đến tính chất của hệ keo nguyên sinh.
C.Tham gia xây dựng các hệ thống enzim, các vitamin.Do vậy, điều hoà cường độ và chiều hướng trao đổi chất.
D.Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5:TV hấp thụ nito dưới dạng:
A.Nito phân tử.
B.Dạng ion NH4-, NO3+
C.Dạng ion NH4+, NO3-
D.Dạng NH4 và NO3

Câu 6:Để bổ sung nguồn nito cho cây, con người thường sử dụng phân nào?
A.Sinvinit, cainit, cacnalit
B.Supe photphat, apatit
C.Phân hữu cơ
D.Phân ure và photphorit

Câu 7:TV hấp thụ kali dưới dạng:
A.Hợp chất chứa kali
B.Nguyên tố K
C.K2SO4 hoặc KCl
D.K+

Câu 8:Để bổ sung nguồn kali cho cây, con người thường sử dụng dạng phân nào?
A.Tro đốt của TV
B.Phân apatit
C.Sunfat kali, clorua kali hoặc quặng thô chứa kali
D.Phân tổng hợp NPK

Câu 9:Trong các nguyên tố khoáng nito, photpho, kali, canxi, sắt, magie. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a và b?
A.Nito, photpho
B.Nito, magie
C.Kali, nito, magie
D.Magie, sắt

Câu 10:Khi trồng cây lấy củ và hạt, con gười cần sử dụng nhiều nguyên tố khoáng đại lượng nào sau đây?
A.Kali và canxi
B.photpho và kali
C.Canxi và photpho
D.Nito vag kali
 
G

girlbuon10594

Câu 1:Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt bị ngừng trong trường hợp nào sau đây?
A.Trời quá nóng.
B.Trời quá lạnh.
C.Trong đật có clorofooc,KCN hoặc đất bị giảm độ thoáng.
D.Đất thiếu nito.

Câu 2:Quá trình vận chuyển nước xảy ra qua các con đường nào?
A.Con đường qua bó mạch gỗ của rễ, bó mạch gỗ của thân và bó mạch gỗ của lá.
B.Con đường rễ-thân-lá.
C.Con đường qua tế bào của cây và qua khí khổng.
D.Con đường qua tế bào sống và qua tế bào chết (bó mạch gỗ rẽ, thân, lá).

Câu 3:Thành phần nào của tế bào TV hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu?
A.Lưới nội chất
B.Vách tế bào
C.Không bào
D.Keo nguyên sinh

Câu 4:Nguyên tố khoáng đại lượng có vai trò chung nào sau đây?
A.Kiến tạo cơ thể vì là thành phần chủ yếu cấu tạo protein, lipit, axit nucleic.
B.Ảnh hưởng lớn đến tính chất của hệ keo nguyên sinh.
C.Tham gia xây dựng các hệ thống enzim, các vitamin.Do vậy, điều hoà cường độ và chiều hướng trao đổi chất.
D.Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5:TV hấp thụ nito dưới dạng:
A.Nito phân tử.
B.Dạng ion NH4-, NO3+
C.Dạng ion NH4+, NO3-
D.Dạng NH4 và NO3

Câu 6:Để bổ sung nguồn nito cho cây, con người thường sử dụng phân nào?
A.Sinvinit, cainit, cacnalit
B.Supe photphat, apatit
C.Phân hữu cơ
D.Phân ure và photphorit

Câu 7:TV hấp thụ kali dưới dạng:
A.Hợp chất chứa kali
B.Nguyên tố K
C.K2SO4 hoặc KCl
D.K+

Câu 8:Để bổ sung nguồn kali cho cây, con người thường sử dụng dạng phân nào?
A.Tro đốt của TV
B.Phân apatit
C.Sunfat kali, clorua kali hoặc quặng thô chứa kali
D.Phân tổng hợp NPK

Câu 9:Trong các nguyên tố khoáng nito, photpho, kali, canxi, sắt, magie. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a và b?
A.Nito, photpho
B.Nito, magie
C.Kali, nito, magie
D.Magie, sắt

Câu 10:Khi trồng cây lấy củ và hạt, con gười cần sử dụng nhiều nguyên tố khoáng đại lượng nào sau đây?
A.Kali và canxi
B.photpho và kali
C.Canxi và photpho
D.Nito vag kali
 
L

lananh_vy_vp

Đáp án:
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: D
Câu 5: C
Câu 6: C
Câu 7: D
Câu 8: C
Câu 9: B
Câu 10: B
 
L

lananh_vy_vp

Câu 1:Ánh sáng và axit abxixic(AAB) hoạt động như 1 tác nhân điều chỉnh sự thoát hơi nước qua khí khổng.Cơ chế hoạt động ntn?
Câu 2:Trình bày các con đướng vận chuyển nước ở thân.Cơ chế đảm bảo cho sự vận chuyển 1 chiều từ rễ lên lá?
 
D

duongtuyetson

câu hỏi đơn giản nhưng không phải ai cũng bit nà! tất cả sinh vật trên trái đất này điều có một điểm chung?
 
L

lananh_vy_vp

Chắc là đều được cấu tạo từ cấp tế bào- đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống.
Có các đặc tính cơ bản của 1 cơ thể sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản...
 
G

girlbuon10594

Câu 1:Ánh sáng và axit abxixic(AAB) hoạt động như 1 tác nhân điều chỉnh sự thoát hơi nước qua khí khổng.Cơ chế hoạt động ntn?


Câu 1:
+) Khi có ánh sáng sẽ xảy ra PƯ mở quang chủ động: Khi đưa cây ra ánh sáng nó sẽ tiến hành quá trình quang hợp \Rightarrow [TEX]P_{tt} [/TEX]cao trong tế bài khí khổng \Rightarrow Tiến hành quá trình hút nước \Rightarrow tế bào trương nước \Rightarrow mở khí khổng:)

+) Pư đóng thủy chủ động: là hiện tượng đóng khí khổng chủ động vào giữa trưa khi chế độ thoát hơi nước cao. Vì khi vào thời điểm ấy axit abxixic (AAB) nhiều kích thích các kênh ion mở ra \Rightarrow Khuyếch tán từ trong tế bào khí khổng ra ngoài \Rightarrow[TEX]P_{tt} [/TEX]trong tế bào khí khổng giảm \Rightarrownước từ trong tế bào khí khổng ra ngoài \Rightarrow khí khổng mất nước \Rightarrow Khí khổng đóng lại

Câu 2:Trình bày các con đướng vận chuyển nước ở thân.Cơ chế đảm bảo cho sự vận chuyển 1 chiều từ rễ lên lá?


Các con đường vận chuyển nước ở thân:
- Nước được vận chuyển chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá ( gọi là dòng mạch gỗ_dòng đi lên: vẩn chuyển nước và các chất khoáng hòa tan từ đất [TEX]\to [/TEX]mạc gỗ của rễ [TEX]\to [/TEX]dâng lên theo mạch gỗ của thân để lan tỏa đến lá và những phần khác của cây)

- Ngoài ra,nước có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hay vận chuyển ngang từ mạch gỗ này sang mạch rây và ngược lại ( gọi là dòng mạch rây _dòng đi xuống : vận chuyển các chất hữa cơ từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hay dự trữ như rễ,hạt,củ,quả........)

Cơ chế đảm bảo cho sự vận chuyển 1 chiều từ rễ lên lá là: do sự phối hợp giữa
- Lực hút của lá ( Do quá trình thoát hơi nước ) _Là lực đóng vai trò chính
- Lực đẩy của rễ ( Do quá trình hấp thụ nước)
- Lực trung gian ( Lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước vs thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục)
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Cho mấy bài nha:)
1) Trong 3 nhóm thực vật [TEX]C_3 ; C_4[/TEX] và [TEX]CAM[/TEX] nhóm nào có con đường quang hợp tiến hóa hơn? Giải thích?;))

2) Thực vật có cơ chế nào để tồn tại trong điều kiện thiếu oxy tạm thời? Vì sao 1 số thực vật sống ở vùng đầm lây có khả năng sống trong điều kiện môi trường thiếu oxy?

Không khó đâu,nhưng chưa chắc đã trả lời được đầy đủ,chính xác 100% đâu nha:)
 
T

thuyan9i

Cho mấy bài nha:)
1) Trong 3 nhóm thực vật [TEX]C_3 ; C_4[/TEX] và [TEX]CAM[/TEX] nhóm nào có con đường quang hợp tiến hóa hơn? Giải thích?;))

2) Thực vật có cơ chế nào để tồn tại trong điều kiện thiếu oxy tạm thời? Vì sao 1 số thực vật sống ở vùng đầm lây có khả năng sống trong điều kiện môi trường thiếu oxy?

Không khó đâu,nhưng chưa chắc đã trả lời được đầy đủ,chính xác 100% đâu nha:)

1.http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-29466.html
2.

Chúng ta biết rằng cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật không tách rời khỏi nước. Không có nước, thực vật dễ úa tàn, thậm chí là chết. Nhưng khi nước trong đất quá nhiều hoặc ngâm mình trong nước thì không khí trong lỗ hở của đất sẽ bị nước đẩy ra, làm cho đất trở thành thiếu oxy, cũng sẽ đe doạ đến cuộc sống của thực vật. Có người đã đo đạc, khi oxy trong đất giảm xuống 10% thì cơ năng bộ rễ của đại đa số các loài thực vật sẽ có thể bị thoái hoá. Khi giảm xuống 2% thì hệ rễ phải đối diện với cái chết. Bãi biển và đầm lầy là thuộc về môi trường sinh thái thiếu oxy, thường xuyên ngập nước.

Nhưng thực vật trong quá trình tiến hoá cũng tạo ra được một loạt chủng loại để thích ứng sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy, được gọi là thực vật đầm lầy hoặc thực vật bãi biển. Những thực vật này có một đặc điểm chung đó là có bộ rễ tiến hành hô hấp từ trong đất tới khi lộ dần ra trong không khí, được gọi là rễ hô hấp. Rễ hô hấp có các lỗ ngoài to lớn, bên trong có các khe hở tế bào rất phát triển, có thể dự trữ không khí. Đây là tổ chức thông khí rất đặc biệt của thực vật bãi biển và thực vật đầm lầy, chúng có thể làm cho thực vật đầm lầy và thực vật bãi biển có thể sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy. Đương nhiên, những bộ rễ hô hấp của các thực vật bãi biển và thực vật đầm lầy khác nhau thì hình dạng của chúng cũng khác nhau, như dạng quỳ gối, dạng vòng, dạng ngón tay và dạng gậy.

Có rất nhiều thực vật có rễ hô hấp như các thực vật sinh trưởng ở bãi biển như cây vẹt thuộc họ vẹt và cây hải điệp thuộc họ cỏ roi ngựa, cây dây biển thuộc họ dâu biển.

Rễ hô hấp của thực vật ngoài dùng để hô hấp ra còn có thể có tác dụng bảo vệ đê và chống sóng.
( Trích dẫn ôn thi)
1.
 
H

herrycuong_boy94

Mọi người hãy so sánh đầy đủ (không thiếu gì :D ) về hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí !
 
G

girlbuon10594

+) Điều kiện xảy ra:
- Hô hấp hiếu khi: đủ oxi
- Hô hấp kị khí: thiếu oxi
+) Nguyên liệu tham gia:
- Hô hấp hiếu khí: Đường glucozo
- Hô hấp kị khí: Đường glucozo
+) Sản phẩm khi phân giải 1 phân tử glucozo:
- Hô hấp kị khí :2 Êtanol; 2CO_2; 2ATP hoặc 2 axit lactic; 2ATP
- Hô hấp hiếu khí: 6CO_2; 36-38 ATP
+) Giai đoạn:
- Hô hấp hiếu khí: Gồm 3 giai đoạn
- Hộ hấp kị khí: Gồm 2 giai đoạn
 
D

duongtuyetson

yêu cầu cải tiến topic sinh học

yêu cầu cải tiến topic sinh học

tui thấy spam bài một cách lung tung không theo chủ đề gì hết! không giống như bên topic toán của duynam1! người ta phân ra từng chủ đề một.../:)có nhìu bài không lêin quan gì đến nội dung sinh11 @-)@-).tui nghỉ nên tạo nhìu chủ đề cho topic sinh này!vd như chủ đề bám sát trên lớp! giải bài tập theo lý thuyết sao đó thì mờ rộng ra!...:mad::mad: và một chủ đề cho sinh tự do vô đó hỏi j thì hỏi:)>-:)>-...vvvv cứ như thế này thì.... thua lun... chẳng có... logic gì cả...:-SS
____________________________________________________________________

quá khứ mãi mãi vẫn là lịch sử.... còn tương lai là một phép nhiệm màu...và hiện tại là một món quà của cuộc sống! hãy trân trọng những gì ta đang có! đừng để mất rồi mới trân trọng!vì quá khứ đã là lịch sử.../:)
_________________________________________________________________________________________

chúc ni mãi mãi hạnh phúc bên người!
và cầu trời cho người đó ai ni hơn chính tôi ai ni
nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn!
ni thầm thì hãy gọi tên tôi
và hãy tin: còn đây một trái tim
một trái tim ni mãi mãi trường tồn!
gen(DTS)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom