Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
D

d4nvjphb0

chi mình hỏi câu này nhé
phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi, loại có bao miêlin và loại trần???
 
G

girlbuon10594

+) Đặc điểm:
- trên sợi không có bao miêlin: Liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
- trên sợi có bao miêlin: Lan truyền theo cách “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
+) Cơ chế:
- trên sợi không có bao miêlin: Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác.
- trên sợi có bao miêlin: Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực chỉ xảy ra ở các eo.
+) Tốc độ:
- trên sợi không có bao miêlin: Chậm (1m/s)
- trên sợi có bao miêlin: Nhanh (100m/s)
 
L

lananh_vy_vp

Tiếp tục với các câu hỏi trắc nghiêm.;)
Câu 1. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là:
A. Xanh lơ và đỏ B. Xanh lục và vàng C. Đỏ và xanh tím D. Vàng và xanh tím
Câu 2. Trình tự tiêu hóa đặc trưng của động vật nhai lại là:
A.Biến đổi sinh học - biến đổi cơ học - biến đổi hóa học
B. Biến đổi cơ học - biến đổi hóa học - biến đổi sinh học
C. Biến đổi cơ học -biến đổi sinh học -biến đổi hóa học
D. Biến đổi hóa học - biến đổi cơ học - biến đổi sinh học
Câu 3. Ở 1 số loài ăn thực vật có dạ dày đơn, bộ phận nào được coi là dạ dày thứ 2?
A. Manh tràng B. Đại tràng C. Diều D. Mề
Câu 4. Nhận xét về cơ quan tiêu hóa điều không đúng là:
A. Các loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzim tiêu hóa giống nhau
B. Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển
C. So với loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn
D. Các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép
Câu 5. Khi oxi hóa glucozơ, hệ số hô hấp là:
A. 0 B. 1 C. < 1 D. > 1
Câu 6. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối cần nguyên liệu:
A. ATP, CO2, NADPH B. ATP, O2, NADPH,H2O
C. NADPH, CO2, H2O, ánh sáng D. H2O, ATP, CO2, H+
Câu 7. Năng suất cây trồng tỉ lệ thuận với:
A. Điểm bù ánh sáng B. Điểm bù CO2 C. Cường độ quang hợp D. Cường độ hô hấp
Câu 8. Diều của chim ăn hạt không có tác dụng:
A. Tiêu hóa thức ăn B. Làm mềm thức ăn
C. Chỉ cho thức ăn xuống dạ dày từng ít một D. Chứa thức ăn
Câu 9. Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng trong khoảng:
A. Dưới điểm bù ánh sáng B. Trên điểm bão hòa ánh sáng
C. Từ điểm bù ánh sáng đến điểm bão hòa ánh sáng D. Chỉ tỉ lệ thuận khi điểm bù ánh sáng rất thấp
Câu 10. Có 3 nhóm thực vật khác nhau nhưng ở giai đoạn khử CO2 trong pha tối đều phải trải qua chu trình..........:
A. CAM B. Can Vin C. Cố đinh CO2 D. Hatch - Slack
Câu 11. Thực vật C4 và thực vật CAM có quá trình cố định CO2 tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở:
A. Thời điểm xảy ra quá trình cố định CO2 B. Chất nhận CO2 đầu tiên
C. Các giai đoạn tổng hợp gluco D. Sản phẩm đầu tiên được tạo thành
Câu 12. Hô hấp hiếu khí sẽ chuyển sang phân giải kị khí nếu:
A. Nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 5% B. Độ ẩm không khí bão hòa
C. Nồng độ CO2 trong không khí cao quá 0,05% D. Nhiệt độ môi trường đạt mức 45- 500C
Câu 13. Nhiều loài chim ăn hạt thường ăn thêm sỏi đá nhỏ là vì:
A. Sỏi đá giúp cho việc nghiền các hạt có vỏ cứng
B. Chúng không phân biệt được sỏi, đá với các hạt có kích thước tương tụ
C. Bằng cách này chúng thải bã được dễ dàng
D. Để bổ sung chất khoáng cho cơ thể
Câu 14. Hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và xanh tím sau đó chuyển thành hóa năng trong ATP là vai trò của:
A. Carôten B. Diệp lục b C. Xantophyl D. Diệp lục a
Câu 15. Hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp vì:
A. Nó phân giải APG nên tổng hợp glucozơ giảm B. Nó chiếm chỗ của lục lạp
C. Quá trình này ức chế enzim cacboxilaza D. Tích lũy nhiều sản phẩm độc trong tế bào
Câu 16. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở:
A. Màng trong của lục lạp và luôn cần ánh sáng B. Chất nền và luôn cần ánh sáng
C. Các hạt grana và không cần ánh sáng D. Các hạt grana và cần ánh sáng
Câu 17. Trong số các loài động vật ăn cỏ sau đây, loài có dạ dày đơn là:
A. Hươu, nai B. Trâu, bò C. Thỏ, ngựa D. Dê, cừu
Câu 18. Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa của loài ăn thịt diễn ra theo trình tự:
A. Biến đổi hóa học - Biến đổi cơ học + hóa học -Biến đổi hóa học
B. Biến đổi cơ học - Biến đổi cơ học + hóa học - Biến đổi sinh học
C. Biến đổi cơ học - Biến đổi cơ học + hóa học - Biến đổi hóa học
D. Biến đổi hóa học - Biến đổi cơ học - Biến đổi sinh học
Câu 19. Chu trình CAM thường gặp ở:
A. Thực vật lá cứng ở vùng hoang mạc B. Thực vật bậc thấp
C. Các cây mọng nước ở vùng khô hạn sa mạc D. Thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới
Câu 20. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit của màng tế bào lông ruột là:
A. Glucozơ, các axit béo, vitamin B. Axit amin và các vitamin tan trong mỡ
C. Axit béo, glixêrin, các vitamin tan trong mỡ D. Axit nuclêic và glixêrin
 
G

girlbuon10594

Tiếp tục với các câu hỏi trắc nghiêm.;)
Câu 1. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là:
A. Xanh lơ và đỏ B. Xanh lục và vàng C. Đỏ và xanh tím D. Vàng và xanh tím
Câu 2. Trình tự tiêu hóa đặc trưng của động vật nhai lại là:
A.Biến đổi sinh học - biến đổi cơ học - biến đổi hóa học
B. Biến đổi cơ học - biến đổi hóa học - biến đổi sinh học
C. Biến đổi cơ học -biến đổi sinh học -biến đổi hóa học
D. Biến đổi hóa học - biến đổi cơ học - biến đổi sinh học
Câu 3. Ở 1 số loài ăn thực vật có dạ dày đơn, bộ phận nào được coi là dạ dày thứ 2?
A. Manh tràng B. Đại tràng C. Diều D. Mề
Câu 4. Nhận xét về cơ quan tiêu hóa điều không đúng là:
A. Các loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzim tiêu hóa giống nhau
B. Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển
C. So với loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn
D. Các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép
Câu 5. Khi oxi hóa glucozơ, hệ số hô hấp là:
A. 0 B. 1 C. < 1 D. > 1
Câu 6. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối cần nguyên liệu:
A. ATP, CO2, NADPH B. ATP, O2, NADPH,H2O
C. NADPH, CO2, H2O, ánh sáng D. H2O, ATP, CO2, H+
Câu 7. Năng suất cây trồng tỉ lệ thuận với:
A. Điểm bù ánh sáng B. Điểm bù CO2 C. Cường độ quang hợp D. Cường độ hô hấp
Câu 8. Diều của chim ăn hạt không có tác dụng:
A. Tiêu hóa thức ăn B. Làm mềm thức ăn
C. Chỉ cho thức ăn xuống dạ dày từng ít một D. Chứa thức ăn
Câu 9. Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng trong khoảng:
A. Dưới điểm bù ánh sáng B. Trên điểm bão hòa ánh sáng
C. Từ điểm bù ánh sáng đến điểm bão hòa ánh sáng D. Chỉ tỉ lệ thuận khi điểm bù ánh sáng rất thấp
Câu 10. Có 3 nhóm thực vật khác nhau nhưng ở giai đoạn khử CO2 trong pha tối đều phải trải qua chu trình..........:
A. CAM B. Can Vin C. Cố đinh CO2 D. Hatch - Slack
Câu 11. Thực vật C4 và thực vật CAM có quá trình cố định CO2 tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở:
A. Thời điểm xảy ra quá trình cố định CO2 B. Chất nhận CO2 đầu tiên
C. Các giai đoạn tổng hợp gluco D. Sản phẩm đầu tiên được tạo thành
Câu 12. Hô hấp hiếu khí sẽ chuyển sang phân giải kị khí nếu:
A. Nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 5% B. Độ ẩm không khí bão hòa
C. Nồng độ CO2 trong không khí cao quá 0,05% D. Nhiệt độ môi trường đạt mức 45- 500C
Câu 13. Nhiều loài chim ăn hạt thường ăn thêm sỏi đá nhỏ là vì:
A. Sỏi đá giúp cho việc nghiền các hạt có vỏ cứng
B. Chúng không phân biệt được sỏi, đá với các hạt có kích thước tương tụ
C. Bằng cách này chúng thải bã được dễ dàng
D. Để bổ sung chất khoáng cho cơ thể
Câu 14. Hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và xanh tím sau đó chuyển thành hóa năng trong ATP là vai trò của:
A. Carôten B. Diệp lục b C. Xantophyl D. Diệp lục a
Câu 15. Hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp vì:
A. Nó phân giải APG nên tổng hợp glucozơ giảm B. Nó chiếm chỗ của lục lạp
C. Quá trình này ức chế enzim cacboxilaza D. Tích lũy nhiều sản phẩm độc trong tế bào
Câu 16. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở:
A. Màng trong của lục lạp và luôn cần ánh sáng B. Chất nền và luôn cần ánh sáng
C. Các hạt grana và không cần ánh sáng D. Các hạt grana và cần ánh sáng
Câu 17. Trong số các loài động vật ăn cỏ sau đây, loài có dạ dày đơn là:
A. Hươu, nai B. Trâu, bò C. Thỏ, ngựa D. Dê, cừu
Câu 18. Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa của loài ăn thịt diễn ra theo trình tự:
A. Biến đổi hóa học - Biến đổi cơ học + hóa học -Biến đổi hóa học
B. Biến đổi cơ học - Biến đổi cơ học + hóa học - Biến đổi sinh học
C. Biến đổi cơ học - Biến đổi cơ học + hóa học - Biến đổi hóa học
D. Biến đổi hóa học - Biến đổi cơ học - Biến đổi sinh học
Câu 19. Chu trình CAM thường gặp ở:
A. Thực vật lá cứng ở vùng hoang mạc B. Thực vật bậc thấp
C. Các cây mọng nước ở vùng khô hạn sa mạc D. Thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới
Câu 20. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit của màng tế bào lông ruột là:
A. Glucozơ, các axit béo, vitamin B. Axit amin và các vitamin tan trong mỡ
C. Axit béo, glixêrin, các vitamin tan trong mỡ D. Axit nuclêic và glixêrin

Không biết đúng không nữa,có gì mong cả nhà chỉ bảo,lớp tớ chưa học đến phần này:(
 
T

thucuc_kute

mình xin đưa câu hỏi sau tại sao các động vật to lớn lại có nhịp tim đập chậm(voi 25-40 nhip/phút...) và ngược lại nếu khối lượng của nó nhỏ lại có nhịp tim đập nhanh(chuột 720-780 nhịp/phút....)
 
L

lananh_vy_vp

•Tỉ lệ nghịch vì : ngày càng xa tim thì áp lực máu càng nhỏ =>cơ thể lớn thì máu về tim càng chậm => nhịp tim càng chậm. + do cơ thể lớn thi bộ phận của nó càng phức tạp, càng nhiều nên trao đổi chất sẻ chậm => nhịp tim sẻ chậm.
•Nhịp tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. ĐV càng nhở thì nhịp tim càng cao và ngược lại.
•* Giải thích : Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài ĐV có vú nêu trên là do tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể khác nhau. ĐV càng nhỏ thì tỷ lệ này càng lớn, càng tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hóa cao nên nhu cầu ôxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao
 
G

girlbuon10594

Tớ cho một vài câu nè;));;)
Câu 1: Tại sao tiêu hóa ruột non là quan trọng nhất?
Câu 2: Phân tích những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Câu 3: Nguyên nhân và hậu quả khi ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng kém?
Câu 4: Khi bạn uống một cốc sữa,quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra như thế nào?
Câu 5: " Đời cha ăn mặn,đời con khát nước,đời cháu đi tiểu". Trong sinh lí cơ thể động vật em hiểu như thế nào về mối quan hệ trên?
Câu 6: Tại sao động vật ăn thịt ăn lượng thức ăn ít hơn rất nhiều so với động vật ăn cỏ cùng trọng lượng? Tại sao động vật ăn cỏ chỉ ăn cỏ mà vẫn sinh trưởng phát triển bình thường

Vậy thôi nhỉ;;);))
 
A

anhvodoi94

Tớ cho một vài câu nè;));;)
Câu 1: Tại sao tiêu hóa ruột non là quan trọng nhất?
Câu 2: Phân tích những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Câu 6: Tại sao động vật ăn thịt ăn lượng thức ăn ít hơn rất nhiều so với động vật ăn cỏ cùng trọng lượng? Tại sao động vật ăn cỏ chỉ ăn cỏ mà vẫn sinh trưởng phát triển bình thường

Vậy thôi nhỉ;;);))

Câu 1 : Quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non là quan trọng nhất vì:

- Thức ăn vào trong hệ tiêu hoá được biến đổi ở miệng, dạ dày và ruột non.

- ở miệng thức ăn được biến đổi về mặt cơ học, về hoá học chỉ có tinh bột bước đầu được biến đổi.

- ở dạ dày vẫn tiếp tục biến đổi cơ học, về hoá học cũng chỉ có Protein được biến đổi bước đầu thành các pôlypéptít.

- ở ruột non với rất nhiều các enzym được tụy, gan (túi mật) và thành ruột non tiết ra, các chất có trong thức ăn được biến đổi hoá học thành các chất đơn giản nhất.

- Hầu hết thức ăn đã được biến đổi được hấp thụ qua màng của các tế bào biểu mô ruột để đi vào máu.

Câu2: Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng là:

Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.

- Ruột non rất dài(tới 2,8- 3mở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hoá.

- Mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

Câu 6:
* Động vật ăn thịt ăn lượng thức ăn ít hơn rất nhiều so với động vật ăn cỏ cùng trọng lượng, vì: thức ăn của động vật ăn thịt giàu dinh dưỡng dễ tiêu hóa , còn thức ăn của động vật ăn cỏ là cỏ _ thức ăn nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hóa => đpcm.

* Động vật ăn cỏ chỉ ăn cỏ mà vẫn sinh trưởng phát triển bình thường ,vì cỏ được tiêu hóa triệt để trong đường tiêu hóa , và 1 lượng lớn vi sinh vật có trong cỏ đem lại cho động vật ăn cỏ 1 nguồn prôtêin đủ để động vật ăn cỏ phát triển bình thường.

Tớ cho một vài câu nè;));;)

Câu 3: Nguyên nhân và hậu quả khi ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng kém?

Vậy thôi nhỉ;;);))

Câu 3: Nguyên nhânvà hậu quả:
Quá trình tiêu hóa biến chất dinh dưỡng từ thức ăn thành những phần nhỏ, đi qua thành ruột vào máu, nơi mà chúng được chuyển đến các tế bào khác trong cơ thể. Nếu thành ruột bị tổn thương gây ra bởi virus, vi khuẩn hay kí sinh trùng, bề mặt ruột trở nên không toàn vẹn và quá trình hấp thu chất dinh dương sẽ không diễn ra như bình thường. Khi đó, chất dinh dưỡng sẽ theo phân ra ngoài. => cơ thể còi cọc kém phát triển , giảm sức sống , sức chống chịu với bệnh tật ........ => lâu dài sẽ die lun đó!!!!@-) :pl
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Câu 1 : Quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non là quan trọng nhất vì:

- Thức ăn vào trong hệ tiêu hoá được biến đổi ở miệng, dạ dày và ruột non.

- ở miệng thức ăn được biến đổi về mặt cơ học, về hoá học chỉ có tinh bột bước đầu được biến đổi.

- ở dạ dày vẫn tiếp tục biến đổi cơ học, về hoá học cũng chỉ có Protein được biến đổi bước đầu thành các pôlypéptít.

- ở ruột non với rất nhiều các enzym được tụy, gan (túi mật) và thành ruột non tiết ra, các chất có trong thức ăn được biến đổi hoá học thành các chất đơn giản nhất.

- Hầu hết thức ăn đã được biến đổi được hấp thụ qua màng của các tế bào biểu mô ruột để đi vào máu.

Có thể nói câu này sai vì không trả lời đúng trọng tâm của câu hỏi;)
Đáp án: Vì
- Đặc điểm cấu tạo (ruột rất dài)
- Có đầy đủ các enzim do các tuyến tiết ra
- Có cấu tạo 3 tầng bậc (bề mặt niêm mạc có nhiều nếp gấp,có lông ruột,trên lông ruột có vi nhung mao) để hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng
;;);));)

Còn câu 2 + câu 6 theo tớ thế là ổn,nhưng câu 2 thì cần bổ sung thêm là có đầy đủ các loại enzim do các tuyến tiết ra;)

Còn câu 3 thì sai:)
Nguyên nhân:
- Lông ruột bị tổn thương
- Chứng tỏ tuyến tiêu hóa có vấn đề
Hậu quả:
- Sút cân nhanh
- suy dinh dưỡng.....
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

câu hỏi tiếp:
Câu 1:Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng của tế bào lông ruột?
Câu 2:Các con đường vận chuyển các chất hấp thụ?
 
A

anhvodoi94

câu hỏi tiếp:
Câu 1:Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng của tế bào lông ruột?
Câu 2:Các con đường vận chuyển các chất hấp thụ?

Câu 1: Qua màng tế bào lông ruột, sự hấp thụ các chất theo cơ chế:
+ Khuếch tán như: glixêrin, axít béo..
+ Vận chuyển chủ động như: aa, mônô saccarit,nuclêôtit..
Các chất này theo con đường máu(đi qua gan) và đường
bạch huyết trở về tim để phân phối tới các tế bào.


Câu 2 : Cậu phải nói rõ con đường vận chuyển của các chất hấp thụ trong cái nào chứ ( cây, ruột_động vật.........) không thì tớ biết trả lời ra sao? :p
 
L

lananh_vy_vp

Câu 2:các con đường vận chuyển như đường huyết và đường bạch huyết
-Đường huyết vận chuyển nước, muối khoáng, các loại vitamin tan trong nước, đường glucozo, axit amin.
-Con đường bạch huyết:các axit béo, glixerol, vitamin tan trong lipit
 
G

girlbuon10594

Mình ra câu hỏi nha;));;)
Các câu sau đúng hay sai. Hãy giải thích?
1. Các lỗ khí để [TEX]CO_2[/TEX] lọt vào lá và [TEX]O_2[/TEX] thoát ra khỏi lá
2. Vai trò của [TEX]O_2[/TEX] trong hô hấp tế bào là tổ hợp với cácbon từ nguồn glucozo để tạo ra [TEX]CO_2[/TEX]
3. [TEX]CO_2[/TEX] vào lá qua lỗ khí dưới dạng ion
4. Lá có màu xanh vì nó hấp thụ ánh sáng
5. Hầu hết nguyên liệu khô trong quang hợp được lấy từ đất trồng
6. Nguyên tử [TEX]Mg[/TEX] có trong diệp lục; carotenoit;phicobilin

Tạm thời thế thôi nha;));;)
 
G

girlbuon10594

Mình ra câu hỏi nha;));;)
Các câu sau đúng hay sai. Hãy giải thích?
1. Các lỗ khí để [TEX]CO_2[/TEX] lọt vào lá và [TEX]O_2[/TEX] thoát ra khỏi lá
2. Vai trò của [TEX]O_2[/TEX] trong hô hấp tế bào là tổ hợp với cácbon từ nguồn glucozo để tạo ra [TEX]CO_2[/TEX]
3. [TEX]CO_2[/TEX] vào lá qua lỗ khí dưới dạng ion
4. Lá có màu xanh vì nó hấp thụ ánh sáng
5. Hầu hết nguyên liệu khô trong quang hợp được lấy từ đất trồng
6. Nguyên tử [TEX]Mg[/TEX] có trong diệp lục; carotenoit;phicobilin

Tạm thời thế thôi nha;));;)

Cả nhà đâu cả rồi,sao không ai trả lời vậy
Hay đề mình ra không hay? Hay là đề dễ quá:(
Dù mem hay mod cùng trả lời nào!;):-*@};-
 
A

anhvodoi94

Mình ra câu hỏi nha;));;)
Các câu sau đúng hay sai. Hãy giải thích?
1. Các lỗ khí để [TEX]CO_2[/TEX] lọt vào lá và [TEX]O_2[/TEX] thoát ra khỏi lá
2. Vai trò của [TEX]O_2[/TEX] trong hô hấp tế bào là tổ hợp với cácbon từ nguồn glucozo để tạo ra [TEX]CO_2[/TEX]
3. [TEX]CO_2[/TEX] vào lá qua lỗ khí dưới dạng ion
4. Lá có màu xanh vì nó hấp thụ ánh sáng
5. Hầu hết nguyên liệu khô trong quang hợp được lấy từ đất trồng
6. Nguyên tử [TEX]Mg[/TEX] có trong diệp lục; carotenoit;phicobilin

Tạm thời thế thôi nha;));;)

hì! mình ko để í nên ko biết bạn post bài để giải!!! sr! mình xin làm 1 vài câu nha!

1. Đúng . Nhờ thoát hơi nước nên khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp , và O2 từ lá đi ra không khí!

2.Sai. Toàn bộ quá trình hô hấp tế bào thì oxi có nhiêm vụ là tác nhân oxi hóa cực manh các nguyên liêu như glucôzơ hoạt hóa enzym để giả phóng ATP cho tế bào và
H+ sau khi bị "hấp thu" hết cơ năng sẽ kết hợp với Oxi, ý nghĩa của nó là để trung hòa Oxi (vì hoạt tính oxi hóa của Oxi rất mạnh và có thể phá hủy tế bào) ---> H2O

3.Sai. CO2 vào lá qua khí khổng dưới dạng phân tử khí : CO2 .

4.Sai. Do mắt ta thấy đc màu sắc là do màu đó (tia sáng có bước sóng nằm trong vùng ánh sang khả kiến) truyền từ vật đến mắt ta. Ban ngày ánh sáng mặt trời hội tụ tất cả ánh sáng màu (thí nghiệm của Niu ton về lăng kính). Ánh sáng thấy được, được sử dụng trong hiện tượng quang hợp có bước sóng giữa 380 nm (ánh sáng tím) và 750 nm (đỏ sậm). Trong đó, ánh sáng đỏ (bước sóng 650nm) và xanh lam (bước sóng 450 nm) là hữu hiệu cho quang hợp, còn ánh sáng lục bị phản chiếu lại, cây không hấp thu được hoặc truyền xuyên qua lá.
Do ko hấp thụ dc nên nó phạn xạ ánh sáng lục đến mắt ta. Và thế là...

5.Tớ nhường cho mọi người có việc làm!!!

6. Mg có trong diệp lục .
http://thuviensinhhoc.com/Baigiang/SLTV/images/C5m2.h2.gif

+) Mg không có trong carotenoit.
http://thuviensinhhoc.com/Baigiang/SLTV/images/C5m2.h3.gif

+) Mg không có trong phicobilin.
http://thuviensinhhoc.com/Baigiang/SLTV/images/C5m2.h4.gif

=> Sai.
 
G

girlbuon10594

Làm rất tốt!
Nhưng mình bổ sung chút ít

Câu 2: Sai. Vì oxi là chất nhận điện tử cuối cùng để tạo thành nước (theo mình chỉ giải thích thế này là đủ)

Câu 3: Đúng. Vì
[TEX]CO_2 + H_2O \to HCO_3^-+H^+[/TEX]

Câu 5: Làm luôn
Sai. Vì [TEX]CO_2,H_2O[/TEX] được lấy từ không khí
 
G

girlbuon10594

Tiếp nè:D
1. Sản phẩm quang hợp được vận chuyển ra khỏi lá đi vào mạch rây là glucozo
2. Hô hấp sáng là quá trình xảy ra đồng thời cới quá trình quang hợp
3. Một số thực vật tích lũy CO_2 vào ban ngày và sử dụng CO_2 để tạo đường vào ban đêm

Thế thôi ha;));;)
 
H

herrycuong_boy94

1. Sản phẩm quang hợp được vận chuyển ra khỏi lá đi vào mạch rây là glucozo ===>đúng
2. Hô hấp sáng là quá trình xảy ra đồng thời cới quá trình quang hợp ===> Sai
3. Một số thực vật tích lũy CO_2 vào ban ngày và sử dụng CO_2 để tạo đường vào ban đêm ==> Sai
 
G

girlbuon10594

1. Sản phẩm quang hợp được vận chuyển ra khỏi lá đi vào mạch rây là glucozo ===>đúng
2. Hô hấp sáng là quá trình xảy ra đồng thời cới quá trình quang hợp ===> Sai
3. Một số thực vật tích lũy CO_2 vào ban ngày và sử dụng CO_2 để tạo đường vào ban đêm ==> Sai


Nếu đúng thì vì sao đúng,nếu sai thì vì sao sai? (Giải thích ấy;;))
Câu 1,câu 2 xem lại:D
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom