Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lananh_vy_vp

1.Sai,đường được vận chuyển thì thường là đường đôi, nếu là gluco thì chưa kịp vận chuyển đến cơ quan chứa đã bị tế bào sử dụng mất rồi.
2.Đ.
đấy là t nghĩ thế.^^,dù sai thì vẫn là ý kiến của t:p
 
A

anhvodoi94

Tiếp nè:D
1. Sản phẩm quang hợp được vận chuyển ra khỏi lá đi vào mạch rây là glucozo
2. Hô hấp sáng là quá trình xảy ra đồng thời cới quá trình quang hợp
3. Một số thực vật tích lũy CO_2 vào ban ngày và sử dụng CO_2 để tạo đường vào ban đêm

Thế thôi ha;));;)

1) S. Sản phẩm quang hợp được vận chuyển ra khỏi lá đi vào mạch rây chủ yếu là saccarozo .

2) S. Hô hấp sáng là quá trình xảy ra khi mà :
Điều kiện cường độ ánh sáng cao,tại lục lạp của thực vật C3,lượng CO2 bị cạn kiệt,O2 tích lũy quá nhiều. Enzim cacboxilaza chuyển thành enzim oxigenaza ooxxi hóa Rib-1,5-điP đến CO2 xảy ra kế tiếp nhau trong 3 bào quan : lục lạp --> peroxixom--> ti thể ( thải ra CO2).

3)S. theo SGK Sinh học 11:
+) việc sử dụng CO2 để tạo đường mà xảy ra tại 2 thời điểm (ngày ,đêm ) chỉ có ở thực vật CAM . Nhưng thực vật CAM lại mở khí khổng vào ban đêm để nhận CO2 (pha cố định CO2) , và tạo đường vào ban ngày ( pha tái cố định CO2).
xin í kiến của mod và member :)>-
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

1.Sai,đường được vận chuyển thì thường là đường đôi, nếu là gluco thì chưa kịp vận chuyển đến cơ quan chứa đã bị tế bào sử dụng mất rồi.
2.Đ.
đấy là t nghĩ thế.^^,dù sai thì vẫn là ý kiến của t:p

Hai câu đáp án đúng rồi,nhưng chưa giải thích được;))


1) S. Sản phẩm quang hợp được vận chuyển ra khỏi lá đi vào mạch rây chủ yếu là saccarozo .

2) S. Hô hấp sáng là quá trình xảy ra khi mà :
Điều kiện cường độ ánh sáng cao,tại lục lạp của thực vật C3,lượng CO2 bị cạn kiệt,O2 tích lũy quá nhiều. Enzim cacboxilaza chuyển thành enzim oxigenaza ooxxi hóa Rib-1,5-điP đến CO2 xảy ra kế tiếp nhau trong 3 bào quan : lục lạp --> peroxixom--> ti thể ( thải ra CO2).

3)S. theo SGK Sinh học 11:
+) việc sử dụng CO2 để tạo đường mà xảy ra tại 2 thời điểm (ngày ,đêm ) chỉ có ở thực vật CAM . Nhưng thực vật CAM lại mở khí khổng vào ban đêm để nhận CO2 (pha cố định CO2) , và tạo đường vào ban ngày ( pha tái cố định CO2).
xin í kiến của mod và member :)>-

@anhvodoi94: Cậu trả lời rất tốt! Cố gắng phát huy ha;))
Nhưng câu 2 xem lại đi,Đúng chứ không phải sai
Cho cậu suy nghĩ tiếp,nếu vẫn nói là sai mình sẽ giải thích;)
 
A

anhvodoi94

hix! câu 2: Đ. mình lại nhầm òi!!! :(:)(:)((
+) Tại lục lạp RiDP (C5) bị biến đổi thành :
- APG (C3) ---> bị khử thành AlPG----> C6H12O6
AlPG----> tái sinh chất nhận ban đầu Rib-1,5- ĐiP
- Axit Glicolic (C2)
+) Tại Peroxixom : Axit glicolic + O2 ---> Axit Glioxilic
+) Tại ti thể : Axit Glioxilic ---> CO2 + Serin .

sr các bạn mình nhầm!!!! =((=((=((
 
G

girlbuon10594

hix! câu 2: Đ. mình lại nhầm òi!!! :(:)(:)((
+) Tại lục lạp RiDP (C5) bị biến đổi thành :
- APG (C3) ---> bị khử thành AlPG----> C6H12O6
AlPG----> tái sinh chất nhận ban đầu Rib-1,5- ĐiP
- Axit Glicolic (C2)
+) Tại Peroxixom : Axit glicolic + O2 ---> Axit Glioxilic
+) Tại ti thể : Axit Glioxilic ---> CO2 + Serin .

sr các bạn mình nhầm!!!! =((=((=((


Không có ai là hoàn hảo cả,chỉ cần mình nhận ra lỗi và biết cách sửa lõi,thế là đủ;)

Câu hỏi tiếp nè:D;))
Câu 1: Hãy trình bày thí nghiệm chứng minh tính tự động của tim và cho biết
- Điều kiện để thí nghiệm thành công
- Yếu tố nào quyết định tính tự động của tim

Câu 2: Tại sao ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp,dãn đến suy tim

Câu 3: Tại sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật ít hoạt động? Tại sao côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có tuần hoàn hở

Cả nhà ơi,sôi nổi lên nào:-*
 
L

lananh_vy_vp

thử sức câu 3 tí:p
hệ tuần hoàn hở , máu chảy dưới áp lực thấp, khả năng vận chuyển đến các cơ quan thấp,... hoạt động nhiều thì hệ tuần hoàn hở ko đủ để đáp ứng -->động vật hoạt động nhiều là die;))
-Côn trùng có kích thước nhỏ-->máu trong hệ tuần hoàn hở có thể vận chuyển đến các cơ quan nhanh hơn.
Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí chứ ko = hệ tuần hoàn hở.
 
A

anhvodoi94

Không có ai là hoàn hảo cả,chỉ cần mình nhận ra lỗi và biết cách sửa lõi,thế là đủ;)

Câu hỏi tiếp nè:D;))
Câu 1: Hãy trình bày thí nghiệm chứng minh tính tự động của tim và cho biết
- Điều kiện để thí nghiệm thành công
- Yếu tố nào quyết định tính tự động của tim

Câu 2: Tại sao ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp,dãn đến suy tim

Câu 3: Tại sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật ít hoạt động? Tại sao côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có tuần hoàn hở

Cả nhà ơi,sôi nổi lên nào:-*

Câu 2: Trong mỡ động vật thô chứa cholesterol cao gấp 100-150 lần so với dầu thực vật thô. Do chứa nhiều cholesterol và các acid béo no nên khi ăn nhiều mỡ động vật có khả năng sẽ bị tăng cholesterol trong máu dẫn đến xơ cứng động mạch.=> suy tim!
b-(b-(
 
L

linh030294

Bài này khó mình đang giải nhưng khó quá cần mọi người gợi ý giúp !
Mười tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản , môi trường cung cấp 2480 NST đơn tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 NST đơn . Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử .Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong Giảm Phân . Hãy xác định :
a. Bộ NST 2n của loài và tên của loài đó ?
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái ? Giải thích ?
 
A

anhvodoi94

Bài này khó mình đang giải nhưng khó quá cần mọi người gợi ý giúp !
Mười tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản , môi trường cung cấp 2480 NST đơn tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 NST đơn . Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử .Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong Giảm Phân . Hãy xác định :
a. Bộ NST 2n của loài và tên của loài đó ?
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái ? Giải thích ?

Theo tớ :
a) Bộ NST lưỡng bội của 10 tế bào là 2560 - 2480 = 80
Bộ NST lưỡng bội của loài là : 80 : 10 = 8
b) Theo giả thiết :
Có 128 hợp tử => Số tế bào tham gia thụ tinh là : 128 / 10% = 1280(tế bào)
Số tế bào vào cùng chín của tế bào là : (2480 + 10 * 8) / 8 = 320 ( tế bào)
=> 1 tế bào vào vùng chín giảm phân tạo ra được số giao tử là : 1280 / 320 = 4 (giao tử)
=> Tế bào sinh dục sơ khai là đực .

:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
G

girlbuon10594

Tiếp nè;))
Giải thích các hiện tượng sau:
Câu 1: Sau khi ngâm bõ rau muống vào 1 chậu nước qua đêm ngọn rau sẽ như thế nào? Giải thích?

Câu 2:
Khi chạm vào lá cây xấu hổ,lá cây khép lại và cụp xuống. Giải thích? Sự cụp lá của cây có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng
 
A

anhvodoi94

Tiếp nè;))
Giải thích các hiện tượng sau:
Câu 1: Sau khi ngâm bõ rau muống vào 1 chậu nước qua đêm ngọn rau sẽ như thế nào? Giải thích?

Câu 2:
Khi chạm vào lá cây xấu hổ,lá cây khép lại và cụp xuống. Giải thích? Sự cụp lá của cây có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng

Mình thử trả lời nhá !!!
Câu 1 : Sau khi ngâm rau muống vào chậu nước qua đêm ngọn rau sẽ có những giọt nước đọng lại mà người ta vẫn hay gọi giọt sương ! nhưng thực ra đó là hiện tượng ứ giọt nước ở thủy khổng của lá cây vào nhưng hôm trời ẩm ướt . Do lá cây thoát hơi nước vào thời điểm không khí đã bão hòa hơi nước => nước thoát ra sẽ bị đọng lại ở đầu lá và nhờ lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau nên nước đọng lại ở đầu lá .

Câu2 : Khi chạm vào lá cây xấu hổ , lá cây khép lại và cụp xuống đây là hiện tượng cảm ứng ở thực vật thuộc loại ứng động không sinh trưởng . Lá khép lại và cụp xuống là do nửa dưới chỗ phình ở cuống lá bị mất nước khi va chạm ( khi bị vật khác chạm vào) , nước ở nửa dưới chỗ phình đó bị mất do nước đi sang các tế bào , mô lân cận.
*) Ý nghĩa của sự cụp lá : Do lá của cây xấu hổ thược loại lá chét, nhỏ nên nếu bị va chạm mạnh sẽ rất dễ bị làm tổn thương , vì vậy nếu có kích thích ( va chạm ) dù nhẹ lá cũng cụp lại ngay . ( VD : nước mưa rơi vào lá , lá cây cũng cụp lại ) => thích nghi với đời sống .
:D:D:D;););)
 
G

girlbuon10594

Mình thử trả lời nhá !!!
Câu 1 : Sau khi ngâm rau muống vào chậu nước qua đêm ngọn rau sẽ có những giọt nước đọng lại mà người ta vẫn hay gọi giọt sương ! nhưng thực ra đó là hiện tượng ứ giọt nước ở thủy khổng của lá cây vào nhưng hôm trời ẩm ướt . Do lá cây thoát hơi nước vào thời điểm không khí đã bão hòa hơi nước => nước thoát ra sẽ bị đọng lại ở đầu lá và nhờ lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau nên nước đọng lại ở đầu lá .

Câu2 : Khi chạm vào lá cây xấu hổ , lá cây khép lại và cụp xuống đây là hiện tượng cảm ứng ở thực vật thuộc loại ứng động không sinh trưởng . Lá khép lại và cụp xuống là do nửa dưới chỗ phình ở cuống lá bị mất nước khi va chạm ( khi bị vật khác chạm vào) , nước ở nửa dưới chỗ phình đó bị mất do nước đi sang các tế bào , mô lân cận.
*) Ý nghĩa của sự cụp lá : Do lá của cây xấu hổ thược loại lá chét, nhỏ nên nếu bị va chạm mạnh sẽ rất dễ bị làm tổn thương , vì vậy nếu có kích thích ( va chạm ) dù nhẹ lá cũng cụp lại ngay . ( VD : nước mưa rơi vào lá , lá cây cũng cụp lại ) => thích nghi với đời sống .
:D:D:D;););)


Câu 1: Sai:D
Câu 2: Chưa rõ ý:D

Cả nhà ơi cố lên nào

Gợi ý nè: câu 1 dựa vào sự phân bố auxin;);))
 
Last edited by a moderator:
M

marucohamhoc

cái này mình cũng ko rõ lắm vì hồi trước chỉ học có mỗi cái xinap hóa học mà còn lơ mơ, còn xinap điện thì trong sgk nó ko nhắc đến kĩ lắm nên ko để ý mấy, sau khi tham khảo ý kiến từ nhìu nguồn, tớ nói một vài đặc điểm bạn coi sao nhá:
Xinap điện có màng trước và màng sau dính liền nhau
khoảng cách giữa 2 xinap điện là ko có hoặc rất nhỏ, chỉ khoảng 2 nm
giữa 2 màng hình thành những kênh thông nhau= > xung điện có thể truyền trực tiếp từ noron này sang noron kế tiếp mà ko cần chất trung gian
truyền tin qua xinap điện ko được điều chỉnh, và theo 2 chiều
xinap điện ko phổ biến như xinap hóa học, chỉ có ở cơ tim và 1 vài loại cơ trơn
 
H

herrycuong_boy94

Mọi người tìm hộ mình các dạng bài tập ( có cách làm thì càng tốt) về Giảm phân đối với thực vật có hoa, mình đang rất cần :(
 
T

trihoa2112_yds

Tiếp nè;))
Giải thích các hiện tượng sau:
Câu 1: Sau khi ngâm bõ rau muống vào 1 chậu nước qua đêm ngọn rau sẽ như thế nào? Giải thích?

Câu 2:
Khi chạm vào lá cây xấu hổ,lá cây khép lại và cụp xuống. Giải thích? Sự cụp lá của cây có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng

Thấy để lâu rồi mà không ai trả lời nên mình thạm gia cho vui.
1. Sau một đêm, ngọn rau muống sẽ hướng lên trời. Đây là hiện tượng "hướng địa âm". Giải thích: khi để thân rau muống nằm ngang, các hạt tinh bột ( tĩnh thạch trọng lực ) sẽ từ phía trên tập trụng xuống dưới theo chiều trọng lực, qua đó kích thích làm giải phóng auxin. Ãuin giải phóng ra sẽ kích thích phần thân phía dưới tăng sinh, phân chia tế bào mạnh mẽ hơn, sự kéo dài nhanh hơn. Vì vậy phần dưới sẽ phát triển nhanh hơn phần phía trên, làm cho thân cây rau muống bị uốn lên trời.
2. Là do sự thay đổi áp suất thẩm thấu của nước tại các tế bào tại gối của các lá chét. Khi nhận kích thích, các ion Kali sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào, làm giảm áp suất thẩm thấu, vì vậy nước từ trong sẽ ra ngoài, làm cho tế bào mất sức trương, gối sẽ xẹp lại các lá chét cụp vào nhau, để lộ ra các gai nhọn dưới phiến là. Vì vậy ý nghĩa của chúng là tự bảo vệ bản thân bằng các gai nhọn trước những kích thích từ môi trường.
 
G

girlbuon10594

Câu 1: Sai:D
Câu 2: Chưa rõ ý:D

Cả nhà ơi cố lên nào

Gợi ý nè: câu 1 dựa vào sự phân bố auxin;);))


@trihoa2112_yds
trả lời khá đúng và đầy đủ:D ,lần sau phát huy nha;))
Câu trả lời nè:D
Câu 1: Ngọn mọc vống lên => Hấp thu nước => Có sự phân bố auxin không đồng đều giữa phía trên và phía dưới. Auxin tập trung nhiều ở phía trên nên ngọn bị vống lên (tác dụng: giữ rau tươi)

Câu 2: Giải thích: Thể gối mất nước
Khi có sự va chạm cơ học kênh [TEX]K^+[/TEX] mở ra,[TEX]K^+[/TEX] đi ra ngoài => áp suất thẩm thấu giảm,[TEX]H_2O[/TEX] tăng => mất nước sang các tế bào lân cận
Ý nghĩa: tự vệ,bảo vệ cơ thể
 
T

trihoa2112_yds

{Xin lỗi mấy Mod, nhưng cho mình hỏi các anh em một câu khá hay trong kiến thức sinh học 11}:

:-?Tại sao khi cắt bỏ tuyến Tụy, người ta vẫn đưa vào cơ thể insulin và glucagon. Tuy nhiên sau một thời gian cơ thể vẫn suy kiệt rồi chết. Tại sao lại xảy ra hiện tượng trên ?
 
L

linh030294

Vì lúc đó cơ thể không thể tự biến đổi insulin thành glucagon và ngược lại để cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể
Nên dẫn tới một thời gian cơ thể suy kiệt rồi chết !
:D :D :D @};-
 
T

trihoa2112_yds

Có thể bạn chưa học tới đúng không.
Mình nghĩ bạn nên tím hiểu thêm về hai loại hoocmon này đã nha.
Chỉ mới đúng có một tí thôi. Cố gắng thêm nữa nha.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom