Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
S

saodoingoi_baby2000

câu khác:D
cây bắt mồi tiêu hóa con mồi như thế nào?

Phần lớn các loài thực vật ăn thịt sử dụng men tiêu hoá giải thể con mồi. Venus flytraps, cây bình, honeydews và nepenthes khác bắt đầu tiết ra các loại nước ép tiêu hóa bên trong lá của nó ngay sau khi côn trùng một là bị mắc kẹt.
Các men này không gây hại lá, nhưng phá vỡ các protein trong cơ thể của côn trùng cho đến khi nó có thể được hấp thụ bởi cây.
Một số cây ăn thịt không sản xuất các enzym tự,nhưng có vi khuẩn sống trong lá của nó mà tiêu hóa con mồi. Giống như các vi khuẩn trong ruột của con người các vi khuẩn này giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng, trong khi nhà máy lần lượt mang đến cho nó một môi trường sống để sinh sống thực vật Một số thậm chí sử dụng cả hai men tiêu hoá và vi khuẩn để tiêu hóa thức ăn của nó,giống như các hệ thống tiêu hóa của con người






 
T

tuyetroimuahe_vtn

ủa không có câu hỏi à,post lên nha
Vì sao khi căng thẳng thần kinh thì nồng độ gluco trong máu và nhịp tim thay đổi? thay đổi ntn?
 
M

miumiu_emchuabityeu_94

ại vì khi bạn căng thẳng thì liên quan đến các vấn đề về hệ thần kinh trung ương làm gia tăng nội tiết tố bênh trong cơ thể của bạn thúc đẩy quá trình gluco trong máu cao mà bạn kg có phương pháp nào để hổ trợ sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch thế thôi .nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng kg tốt cho súc khỏe của bạn sao này đấy bạn ạ ,hậu quả kg lường khi đã bị tim mạch ,nếu cần gì bạn tham khẩu bạn nhé .đt.01269931682
 
H

herrycuong_boy94

topic sinh học chán quá, chẳng có gì liên quan đến chương trình học cả ... Hình như là đang đào tạo cho các bác sĩ tương lai D:D:D:D:D, các mem đa số lấy những bài seach trên google. ít có sự suy nghĩ. chán thật
 
3

3289

Vậy cho em post câu hỏi chưa ai trả nhời giúp vào topic nài nha
VÌ SAO O2 CUNG CẤP CHO HÔ HẤP NHÂN TẠO LẠI KHÔNG PHẢI LÀ O2 NGUYÊN CHẤT MÀ CẦN BỔ SUNG 1 LƯỢNG CO2 NHẤT ĐỊNH?
 
3

3289

Sao em thấy topic này vắng vẻ wá vậy ha!
Để em ra đáp án ha: Vì CO2 là 1 nhân tố gây ra kích thích trung khu hô hấp hoạt động nên phải bổ sung CO2 cho bệnh nhân hô hấp nhân tạo để kích thích trung khu hô hấp hoạt động bình thường.( Là câu trả lời của thầy giáo em đó)
(Em hơm có câu hỏi nào cả. Mọi người cho câu hỏi nha!)
 
H

herrycuong_boy94

Diễn đàn Sinh học 11

Xin chào mọi người !!! :):):)
Hiện tại mình đang chuẩn bị lên lớp 11, chắc các bạn cũng đã xác đinh cho mình khối thi. SInh học là một trong 3 môn quan trọng để thi vào khối B, và là một môn đòi hỏi nhiều kiến thức khoa học cũng như ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt sinh học lớp 11 cũng là một phần trọng tâm của chương trình sinh học trong chương trình THPT. VÌ thế, để đáp ứng nhu cầu cần hiểu biết cũng như trao đổi học tập, nhằm học tốt môn Sinh học, vì vậy mình xin lập topic sinh học 11 này mong mọi người sẽ tích cực tham gia.
Nộ dung gồm có là bám sát các câu hỏi trong Chương trình học của lớp 11, đồng thời, các bạn có thể đưa ra các câu hỏi mở có nội dung sát với chương trình học nhằm giải thích rõ hơn về chúng. Không nên đưa nhiều câu hỏi "lạc đề" với chương trình. Ngoài câu hỏi lý thuyết thì các bạn cũng có thể đưa ra những bài tập để mọi người cùng làm.
Cảm ơn tất cả mọi người :):)
 
Last edited by a moderator:
H

herrycuong_boy94

Bây giờ mình xin đưa ra một số câu hỏi đầu tiên :D:D
1. Trong quá trình vận chuyển nước trong thân, khi đường ống dẫn nước theo chiều dọc trong mạch gỗ bj tắc, nước vẫn được vận chuyển lên, đó là con đường nào ?? cơ chế ntn ?
2. (Câu hỏi mở ) Vì sao ăn khoai tây bị mọc mầm lại dễ bị ung thư ( gợi ý : liên quan đến sự biến đổi hợp chất của Nitơ trong cây)
3. Ở xương rồng, là bị biến thành gai, vậy gai đó có khả năng quang hợp như thế nào ?
4. Để hạn chế viêc mất NO3- do VK phản nitrat hoá thực hiện thì ta phải làm gì ?
 
L

lananh_vy_vp

2.Khoai tây là loại củ có rất nhiều tinh bột, men tiêu hóa và vitamin, là loại thực phẩm được dùng phổ biến ở nước ta. Nhưng nếu khoai tây đào khỏi mặt đất để lâu ngày hoặc để chúng tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang màu xanh thì hàm lượng solanin (chất gây độc) trong khoai tăng lên rất cao. Chất solanin này sinh ra là do khoai tây tiếp xúc nhiều với tia cực tím, ánh nắng mặt trời.
4. Xới xáo, làm cỏ, sục bùn
 
C

conbocuoi_tui

Bây giờ mình xin đưa ra một số câu hỏi đầu tiên :D:D
1. Trong quá trình vận chuyển nước trong thân, khi đường ống dẫn nước theo chiều dọc trong mạch gỗ bj tắc, nước vẫn được vận chuyển lên, đó là con đường nào ?? cơ chế ntn ?
2. (Câu hỏi mở ) Vì sao ăn khoai tây bị mọc mầm lại dễ bị ung thư ( gợi ý : liên quan đến sự biến đổi hợp chất của Nitơ trong cây)
3. Ở xương rồng, là bị biến thành gai, vậy gai đó có khả năng quang hợp như thế nào ?
4. Để hạn chế viêc mất NO3- do VK phản nitrat hoá thực hiện thì ta phải làm gì ?


câu 1 : trong wa' trình vẫn chuyển như vậy thì nước sẽ đi ngược lại wa mạch rây với cơ chế thẩm thấu , từ nồng độ nước thấp đến nước kao và tiêu tốn nhiều năng lượng.
MÌNH CŨNG KO CHẮC LẮM :D...HỌC LÂU\Rightarrow QUÊN =))
 
L

lananh_vy_vp

Một nhà sinh lý thực vật đã quan sát được một hiện tượng đặc biệt khi các cây bụi vùng nhiệt đới bị sâu bọ tấn công. Ông nhận thấy rằng con sâu có thể ăn bất kì lá nào đó trên cây, sau khi lá ấy bị ăn hết con sâu bò qua những lá ở bên cạnh để ăn tiếp một lá ở xa hơn. Nhà nghiên cứu nhận thấy khi một lá bị ăn, các lá bên cạnh bắt đầu tiết ra một chất khiến con sâu e ngại. Việc ngắt bỏ lá đó đã không gây ra sự thay đổi như vậy ở các lá xung quanh. Nhà sinh vật học giả thiết rằng lá bị hại đã tiết ra hoocmon để thông báo cho các lá khác. Có thể thực hiện loại thí nghiệm nào để biết được phỏng đoán đó đúng hay sai?
Câu này tớ hỏi trên diễn đàn mãi mà không ai chịu trả lời.Bạn nào biết thì giải thích hộ tớ nha
 
H

herrycuong_boy94

2.Khoai tây là loại củ có rất nhiều tinh bột, men tiêu hóa và vitamin, là loại thực phẩm được dùng phổ biến ở nước ta. Nhưng nếu khoai tây đào khỏi mặt đất để lâu ngày hoặc để chúng tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang màu xanh thì hàm lượng solanin (chất gây độc) trong khoai tăng lên rất cao. Chất solanin này sinh ra là do khoai tây tiếp xúc nhiều với tia cực tím, ánh nắng mặt trời.
4. Xới xáo, làm cỏ, sục bùn

Bổ sung nha, câu 2 có 2 nguyên nhân :
- Trong bóng tối, khi qua giai đoạn ngủ nghỉ, mầm khoai được tự đánh thức thông qua mật mã di truyền, dùng dinh dưỡng và nước chính trong phần củ đang dự trữ. Mầm dài dần ra, mầu trắng và không có độc tố.
Còn ở nơi có ánh sáng mặt trời, ngoài các quá trình diễn ra như trên, vỏ củ khoai tây do có khả năng quang hợp, nên xuất hiện các sắc tố xanh (Diệp lục) nhưng là quá trình không đầy đủ, nên thường tạo ra một số độc tố , đặc biệt là Aphơlôtôxin có tính độc rất cao, có thể gây chết người ....
- Trong khi khoai tây trong giai đoạn mọc mầm, trong chúng sẽ tích luỹ NH3, đây là một chất gây ung thư ( trang... sách Sinh học 11 cơ bản)

4, Dựa vào đặc điểm của vi khuẩn phản nitrat hoá chính là chúng chỉ thực hiện đưộc phản nitrat khi trong điều kiện kị khí --> để hạn chế, ta phải xới xáo cho đất có nhiều oxi và tơi xốp hơn.
 
H

herrycuong_boy94

Một nhà sinh lý thực vật đã quan sát được một hiện tượng đặc biệt khi các cây bụi vùng nhiệt đới bị sâu bọ tấn công. Ông nhận thấy rằng con sâu có thể ăn bất kì lá nào đó trên cây, sau khi lá ấy bị ăn hết con sâu bò qua những lá ở bên cạnh để ăn tiếp một lá ở xa hơn. Nhà nghiên cứu nhận thấy khi một lá bị ăn, các lá bên cạnh bắt đầu tiết ra một chất khiến con sâu e ngại. Việc ngắt bỏ lá đó đã không gây ra sự thay đổi như vậy ở các lá xung quanh. Nhà sinh vật học giả thiết rằng lá bị hại đã tiết ra hoocmon để thông báo cho các lá khác. Có thể thực hiện loại thí nghiệm nào để biết được phỏng đoán đó đúng hay sai?
Câu này tớ hỏi trên diễn đàn mãi mà không ai chịu trả lời.Bạn nào biết thì giải thích hộ tớ nha

MÌnh nghĩ, đây là một cảm ứng của cây trước các tác nhân bên ngoài, khi một lá bị ăn, cũng có thể sâu đã tiết một chất nào đó lên lá cây và chúng đã cảm ứng, đó là tiết hocmon thông báo cho các lá khác. Thí nghiệm chứng tỏ đó là : ta cho một con sâu ăn lá đó, ta thu đưộc kết quả như trê, nếu ta không dùng sâu mà ta cắt lá đó đi, rồi cho con sâu đến lá bên cạnh để ăn :
+ nếu sâu vẫn ăn, chứng tỏ, việc cắt lá đã không làm cho lá cây tiết hocmoon, mà chỉ có thể là khi sâu tiết một chất ra thì mới làm lá cây tiết hocmon
+ nếu sâu không ăn chứng tỏ, không những là sâu làm cho chúng tiết hocmon mà bất kì tác động ngoại cảnh khác cũng là chúng tiết hocmon./
 
L

lananh_vy_vp

Một học sinh nhận xét rằng: các cây bồ công anh trong vườn nhà xoè lá mỗi buổi sáng và khép tán lại mỗi buổi tối. Hãy mô tả thí nghiệm để xác định rằng hoạt động hằng ngày này được điều hành bởi 1 đồng hồ sinh học bên trong chứ không phải bởi sự có mặt hay không có mặt của ánh sáng.
 
H

herrycuong_boy94

Một học sinh nhận xét rằng: các cây bồ công anh trong vườn nhà xoè lá mỗi buổi sáng và khép tán lại mỗi buổi tối. Hãy mô tả thí nghiệm để xác định rằng hoạt động hằng ngày này được điều hành bởi 1 đồng hồ sinh học bên trong chứ không phải bởi sự có mặt hay không có mặt của ánh sáng.

cho cây đó vào bóng tối 24/24h thôi mà, nếu cây vẫn họat động đều đặn thì nó sẽ chứng tỏ đưộc điều đó. :)>-:)>-
 
L

lananh_vy_vp

Sơn bắt đầu nhận 1 công việc mới là chăm sóc hoa vào ban đêm. Ông chủ bảo Sơn hãy ở bên ngoài căn phòng có cây hoa cúc (một loại cây ngày ngắn) sắp trổ bông. Trong khi chăm sóc các phòng còn lại, anh ta đã vô tình mở cửa phòng hoa cúc và bật đèn 1 lúc vào quãng nửa đêm. Điều đó đã có thể ảnh hưởng như thế nào tới cây hoa cúc? Sơn phải làm gì để sửa chữa khuyết điểm của mình?
 
H

herrycuong_boy94

Bây giờ mình xin đưa ra một số câu hỏi đầu tiên :D:D
1. Trong quá trình vận chuyển nước trong thân, khi đường ống dẫn nước theo chiều dọc trong mạch gỗ bj tắc, nước vẫn được vận chuyển lên, đó là con đường nào ?? cơ chế ntn ?
2. (Câu hỏi mở ) Vì sao ăn khoai tây bị mọc mầm lại dễ bị ung thư ( gợi ý : liên quan đến sự biến đổi hợp chất của Nitơ trong cây)
3. Ở xương rồng, là bị biến thành gai, vậy gai đó có khả năng quang hợp như thế nào ?
4. Để hạn chế viêc mất NO3- do VK phản nitrat hoá thực hiện thì ta phải làm gì ?

Đáp án : câu 2 : Trong mạch gỗ của thân cây, gồm các lạoi tế bào chết là mạch ống và quản bào, mạch ống gồm các tế boà xếp sít nhau tạo thành ống thông tạo thành một cột nước , còn quản bào cũng giống như mạch ống, xếp sát nhau theo cách lỗ bên của tế bào này khớp với lỗ bên của tế bào kia ta thành mộ nối dòng vận chuyển nga, giúp cho nước vẫn vận chuyển bt khi bị tắc mạch ống. /
 
Last edited by a moderator:
H

herrycuong_boy94

đây là câu hỏi tiếp theo :
1. Giải thích vì sao, người có cấu tạo là hệ thần kinh hình ống, tuy nhiên khi bị cù (kỳ lôn) thì lại co rúm cả người vào, giống như sự phản ứng của thuỷ tức có cấu tạo hệ thần kinh là hình lưới.??
2. nhóm sắc tố phụ ngoài chức năng quang hợp còn có một chức năng quan trong khác mà không có nó, diệp lục khôg thể hoạt động được. đó là chức năng gì ?
3. ...
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

2.Hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn bảo vệ lục lạp không bị phá huỷ cấu trúc trước những tia sáng có mức năng lượng cao???
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom