Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lananh_vy_vp

sinh học đâu có giống toán.Hơn nữa những câu hỏi này đều thuộc phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật đấy chứ.thế có gọi là chủ đề ko?
Còn bài ko liên quan đến sinh 11, chỉ thấy mỗi bài của cậu là ko liên quan thôi.

Câu tiếp:Đặc điểm hỉnh thái và cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp ntn?
 
G

girlbuon10594

- Hình thái của lá:
+) Diện tích bề mặt lớn,có đặc tính hướng quang ngang nên luôn vận động sao cho mặt phẳng của lá vuông góc vs tia sáng ,mặt trời giúp hấp thụ được nhiều tia sáng
+) Phiến lá mỏng thuận lời cho khí khuyếch tán vào và ra dễ dàng
- Cấu tạo của lá: Đi từ ngoài vào trong thì chúng ta thấy rằng bao phủ bên ngoài là lớp cutin,bên dưới lớp cutin là lớp tế bào biểu bì trên và ngay sát dưới lớp tế bào biểu bì trên là lớp tế bào mô giậu. Lớp tế bào mô giậu chứa rất nhiều diệp lục và chúng phân bố ngay sát dưới tế bào biểu bì trên. Lớp tế bào này có rất nhiều tế bào xếp xít nhau thuận lợi cho việc hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời. Ngay sát dưới lớp tế bào mô giậu là lớp tế bào mô xốp gồm rất nhiều các khoảng trống gian bào (là kho dự trữ CO2 phục vụ cho quá trình quang hợp cũng nư là nơi trao đổi khí trong quang hợp). Ngoài ra trong lá còn có 1 hệ thống dày đặc mạch gỗ và mạch rây giúp vận chuyển nước và khoáng để cung cấp cho quang hợp cũng như vận chuyển các sản phẩm của quá trình quang hợp tới các cơ quan khác. Và cuối cùng cũng là 1 hệ thống dày đặc của khí khổng ở tế bào: ở lớp tế bào biểu bì trên và đặc biệt là lớp tế bào biểu bì dưới để thuận lợi cho khí CO2 và O2 và nước có thể khuyếch tán 1 cách dễ dàng
 
D

duongtuyetson

câu tiếp nè!
nêu cơ chế thích nghi của thực vật CAM đối với môi trường sống của chúng!.vd minh hoạ vài cây lun!
__________________________________________________ __________________

quá khứ mãi mãi vẫn là lịch sử.... còn tương lai là một phép nhiệm màu...và hiện tại là một món quà của cuộc sống! hãy trân trọng những gì ta đang có! đừng để mất rồi mới trân trọng!vì quá khứ đã là lịch sử...
__________________________________________________ _______________________________________
chúc ni mãi mãi hạnh phúc bên người!
và cầu trời cho người đó ai ni hơn chính tôi ai ni
nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn!
ni thầm thì hãy gọi tên tôi
và hãy tin: còn đây một trái tim
một trái tim ni mãi mãi trường tồn!
gen(DTS)
 
Last edited by a moderator:
D

duongtuyetson

cẩn thận đọc kỷ đề!

câu1:vì sao thực vật C4 có tên gọi là thực vật C4@-):p
câu2: hãy nêu lên Sự tiến hóa và ưu thế của cơ chế ở thực vật C4 đễ thích nghi với mt ?.vd vài cây chơi lun/:)/:)/:)
__________________________________________________ __________________

quá khứ mãi mãi vẫn là lịch sử.... còn tương lai là một phép nhiệm màu...và hiện tại là một món quà của cuộc sống! hãy trân trọng những gì ta đang có! đừng để mất rồi mới trân trọng!vì quá khứ đã là lịch sử...
__________________________________________________ _______________________________________
chúc ni mãi mãi hạnh phúc bên người!
và cầu trời cho người đó ai ni hơn chính tôi ai ni
nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn!
ni thầm thì hãy gọi tên tôi
và hãy tin: còn đây một trái tim
một trái tim ni mãi mãi trường tồn!
gen(DTS)
 
Last edited by a moderator:
H

herrycuong_boy94

cÁC BẠN HÃY SO SÁNH ( đầy đủ ) giữa ho hấp hiếu khí và hô hấp kị khí

p/s : Hình như có ai xoá câu hỏi này của mình :|
 
G

girlbuon10594

Tớ làm câu này rồi mà:)
Lại nè:(
+) Điều kiện xảy ra:
- Hô hấp hiếu khi: đủ oxi
- Hô hấp kị khí: thiếu oxi
+) Nguyên liệu tham gia:
- Hô hấp hiếu khí: Đường glucozo
- Hô hấp kị khí: Đường glucozo
+) Sản phẩm khi phân giải 1 phân tử glucozo:
- Hô hấp kị khí :2 Êtanol; 2CO_2; 2ATP hoặc 2 axit lactic; 2ATP
- Hô hấp hiếu khí: 6CO_2; 36-38 ATP
+) Giai đoạn:
- Hô hấp hiếu khí: Gồm 3 giai đoạn
- Hộ hấp kị khí: Gồm 2 giai đoạn
 
D

duongtuyetson

tip nè!

tại sau nồng độ CO2 ảnh hưởng đến cường độ quang hợp!?:)|
một âu dễ thoi!
__________________________________________________ __________________

quá khứ mãi mãi vẫn là lịch sử.... còn tương lai là một phép nhiệm màu...và hiện tại là một món quà của cuộc sống! hãy trân trọng những gì ta đang có! đừng để mất rồi mới trân trọng!vì quá khứ đã là lịch sử...
__________________________________________________ _______________________________________
chúc ni mãi mãi hạnh phúc bên người!
và cầu trời cho người đó ai ni hơn chính tôi ai ni
nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn!
ni thầm thì hãy gọi tên tôi
và hãy tin: còn đây một trái tim
một trái tim ni mãi mãi trường tồn!
gen(DTS)
 
L

lananh_vy_vp

Sự ảnh hưởng của ánh sáng đến cường độ quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2 và đặc trưng sinh thái của loài cây. Xem hình 10.1 SGK
Khi CO2 thấp: ánh sáng tăng --> quang hợp tăng ít
Khi CO2 cao: ánh sáng tăng --> quang hợp tăng mạnh
Khi CO2 thích hợp: quang hợp tăng tỉ lệ thuận với ánh sáng

Ảnh hưởng vì CO2 là nguyên liệu của quá trình quang hợp.
Ngoài ra [CO2] còn ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim rubisco trong quang hợp
 
Last edited by a moderator:
D

duongtuyetson

sau không ai gữi bài lên tip nhỉ

tip nè!: nêu quá trình quang hợp của cây xương rồng!/:)giãi thích cơ chế quang hợp đó!
suy nghĩ kỷ kẻo bị lừa:p!
______________________________________________

có hay không hai chữ
" Định Mệnh" ?.

 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

1.http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-29466.html
2.

Chúng ta biết rằng cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật không tách rời khỏi nước. Không có nước, thực vật dễ úa tàn, thậm chí là chết. Nhưng khi nước trong đất quá nhiều hoặc ngâm mình trong nước thì không khí trong lỗ hở của đất sẽ bị nước đẩy ra, làm cho đất trở thành thiếu oxy, cũng sẽ đe doạ đến cuộc sống của thực vật. Có người đã đo đạc, khi oxy trong đất giảm xuống 10% thì cơ năng bộ rễ của đại đa số các loài thực vật sẽ có thể bị thoái hoá. Khi giảm xuống 2% thì hệ rễ phải đối diện với cái chết. Bãi biển và đầm lầy là thuộc về môi trường sinh thái thiếu oxy, thường xuyên ngập nước.

Nhưng thực vật trong quá trình tiến hoá cũng tạo ra được một loạt chủng loại để thích ứng sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy, được gọi là thực vật đầm lầy hoặc thực vật bãi biển. Những thực vật này có một đặc điểm chung đó là có bộ rễ tiến hành hô hấp từ trong đất tới khi lộ dần ra trong không khí, được gọi là rễ hô hấp. Rễ hô hấp có các lỗ ngoài to lớn, bên trong có các khe hở tế bào rất phát triển, có thể dự trữ không khí. Đây là tổ chức thông khí rất đặc biệt của thực vật bãi biển và thực vật đầm lầy, chúng có thể làm cho thực vật đầm lầy và thực vật bãi biển có thể sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy. Đương nhiên, những bộ rễ hô hấp của các thực vật bãi biển và thực vật đầm lầy khác nhau thì hình dạng của chúng cũng khác nhau, như dạng quỳ gối, dạng vòng, dạng ngón tay và dạng gậy.

Có rất nhiều thực vật có rễ hô hấp như các thực vật sinh trưởng ở bãi biển như cây vẹt thuộc họ vẹt và cây hải điệp thuộc họ cỏ roi ngựa, cây dây biển thuộc họ dâu biển.

Rễ hô hấp của thực vật ngoài dùng để hô hấp ra còn có thể có tác dụng bảo vệ đê và chống sóng.
( Trích dẫn ôn thi)
1.

Câu 2 thiếu ý:)
Thực vật có cơ chế để tồn tại trong môi trường thiếu ôxi tạm thời là:Nếu thiếu ỗi nó sẽ xảy ra quá trình hô hấp kị khí (lên men)
- Axit piruvic [TEX]\to C_2H_5OH + 2ATP + CO_2[/TEX]
- Axit piruvic [TEX]\to C_3H_6O_3 + 2ATP[/TEX]
Một số thực vật sống ở vùng đầm lầy có khả năng sống trong điều kiện môi trường thiếu ôxi là:
- Các tế bào ít "mẫn cảm" với thiếu ôxi và các chất độc rượu êtilic [TEX](C_2H_5OH)[/TEX] và axit lactic [TEX](C_3H_6O_3)[/TEX]
- Có hệ thống gian bào nối liền vs nhau tạo thành 1 ống dẫn ôxi từ trên xuống dưới đất
- Rễ ngoi lên khỏi bùn
 
L

lananh_vy_vp

-Giống:+đều tạo ATP nhờ chuỗi truyền điện tử.
+Tổng hợp ATP đều theo thuyết hoá thẩm
-Khác:+Thành phần chuỗi truyền khác nhau
+Năng lượng cung cấp cho chuỗi truyền
+Nguồn gốc H+
.....................
 
A

anhvodoi94

ai làm! làm ji`

Ai giỏi làm hộ ( tui chưa bít đáp án)
câu 1 trc' nha!
a. vì sao nói tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất? ( câu này dễ)
b.hãy cho biết trong vỉ thuốc tránh thai có chứa những loại hoocmon nào? Nêu cơ chế tác dụng của các loại hoocmon đó để tránh được thai.
(kỳ thi chọn ĐT dự thi HSG quốc gia lớp 12 THPT - nghệ an)
 
L

lananh_vy_vp

b.Nếu nhớ ko nhầm thì là ostrogen và progesteron thì phải.^^
Hình như tác động làm ức chế sự tiết FSH và LH của tuyến yên-->ức chế rụng trứng
 
A

anhvodoi94

mình bít sơ sơ

bạn nêu rõ hơn vế vấn đề: tại sao ko nên bón nhiều phân vào gốc cây. ở trên cón sơ sài wa ah??????

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ rễ và áp suất thẩm thấu của dung dịch đất,do đó ảnh hưởng nhiều đến quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng của hệ rễ. Ngay sau khi bón phân , cây sẽ khó hấp thụ nước vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. =>> nếu bón quá nhìu em cây sẽ die. hix hix..
bạn học lớp 11 hả ( nếu học mua quyển sinh học nâng cao về mà xem n` câu hỏi có trong đó đấy . hay lắm.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom