Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
A

anhvodoi94

Xài típ câu 3 !!!
Câu 3.a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao đất kiềm cây khó sử dụng được chất khoáng?
c. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp?
d. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng?

Bài làm :
a. Đất có pH acid (đất chua) thường có ít các nguyên tố dinh dưỡng vì các nguyên tố này bị các ion hidro (H+) thay thế trên bề mặt keo đất và khi các nguyên tố dinh dưỡng này ở dạng tự do thì dễ bị rữa trôi. vì vậy: đất chua thì nghèo dinh dưỡng.

b. pH ảnh hưởng đến độ hoà tan và khả năng di chuyển của ion khoáng nên ảnh hưởng đến sự hút khoàng của rễ. Nếu mt quá kiềm, các ion OH- sẽ bám nhiều trên bề mặt keo đất, thay thế chỗ của các ion khoáng. Do đó, các ion khoáng sẽ ở dạng tự do nên dễ rửa trôi. Vì rứa nên khó trao đổi => khó hút ^^. Còn nữa, pH quá cao thì sinh lí bị hại và quá trình hút nước và muối khoáng bị ức chế.

c. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp vì không khí ở dưới gần mặt đất sẽ ẩm hơn , ở trên cao không khí thoáng đãng . ( Hiện tượng ứ giọt xảy ra vào những sáng sớm ngày ẩm ướt ) .

d. Những cây sống ở vùng nước ngọt khi chuyển đến những chỗ mặn (nồng độ muối cao) sẽ không sống được vì do nồng độ ion trong đất quá cao sẽ làm cho nước trong tế bào đi ra làm cho cây mất nước => không hút được nước => cây sẽ chết .
 
T

trihoa2112_yds

c. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp vì không khí ở dưới gần mặt đất sẽ ẩm hơn , ở trên cao không khí thoáng đãng . ( Hiện tượng ứ giọt xảy ra vào những sáng sớm ngày ẩm ướt ) .

Một phần lý do là vậy. Xin bổ sung thêm hiện tượng ứ giọt là do lực đẩy thụ động của rễ trong khi khí khổng đóng lại vào ban đêm làm cho nước không thoát ra dạng hơi mà dưới độ ẩm cao chúng ứ lại thành giọt trên thành lá.
Vì do nguyên nhân chính là lực đẩy của rễ, nó không đủ mạnh để đẩy nước lên lá với những cây cao, chúng chỉ có tác dụng với cái cây thấp hay các cây thân thảo.
 
G

girlbuon10594

Xài típ câu 3 !!!
Câu 3.a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao đất kiềm cây khó sử dụng được chất khoáng?
c. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp?
d. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng?

Bài làm :
a. Đất có pH acid (đất chua) thường có ít các nguyên tố dinh dưỡng vì các nguyên tố này bị các ion hidro (H+) thay thế trên bề mặt keo đất và khi các nguyên tố dinh dưỡng này ở dạng tự do thì dễ bị rữa trôi. vì vậy: đất chua thì nghèo dinh dưỡng.


c. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp vì không khí ở dưới gần mặt đất sẽ ẩm hơn , ở trên cao không khí thoáng đãng . ( Hiện tượng ứ giọt xảy ra vào những sáng sớm ngày ẩm ướt ) .


Mình bổ sung tí xíu,lâu lâu không vào,nhớ cả nhà quá,vào để kiếm ít thanks;))

a. Đất chua nghèo dinh dưỡng vì đất có pH axit thường ít các nguyên tố dinh dưỡng vì các nguyên tố này bị các ion[TEX]H^+[/TEX] thay thế trên bề mặt keo đất và khi ở dạng tự do dễ bị rửa trôi. Hơn nữa,trong môi trường axit lông hút bị gãy,tiêu biến \Rightarrow lông hút mới không được hình thành \Rightarrow đã nghèo dinh dưỡng lại càng nghèo;)

c. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra đối với những cây thân thảo,cây bụi vì những cây này nó thườngthaaop,dễ bị bão hòa hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên đến tận lá:D
 
G

girlbuon10594

Khiếp ! post cả cái đề 24 câu hoa cả mắt chị ( anh ) ơi!
Em xơi 1 câu đầu :

* Nguyên nhân giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét là:
- Dòng nước liên tục qua lông hút vào rễ tạo áp suất rễ đẩy cột nước lên cao (động lực đầu dưới)
- Nhờ sự thoát hơi nước ở lá cây gây ra sự chênh lệch áp suất thẩm thấu: lá>thân>rễ tạo hực hút tận cùng trên.
- Nhờ lực liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch.


:M38:Bổ sung,bổ sung;));;)

Nguyên nhân giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét là:
- Nhờ vào sự kết hợp của 3 lực
+) Lực đẩy (áp suất rễ)
+) Lực hút do việc thoát hơi nước ở lá (lực này đóng vai trò chính)
+) Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ)
- Nước được lấy theo cơ chế thẩm thấu (từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao)
- Cấu tạo của thành mạch gỗ (gồm quản bào và mạch ống là những tế bào chết \Rightarrowkhông gặp lực cản,chịu được áp lực của dòng nước)

P/S: Theo mình như thế này mới đầy đủ:D
 
Last edited by a moderator:
T

tranquyen_bmt


20. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm rau quả đều nhằm một mục đích là làm giảm tối thiếu cường độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
-Mục đích của bảo quản nông sản thực phẩm là giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của nông sản, thục phăm trong suốt quá trình bảo quản.
-Hô hấp làm phân giải chất hữu cơ có trong nông sản ,thực phẩm , rau củ làm giảm số lượng và chất lượng của nông sản, vì vậy việc khống chế cho cường độ hô hấp ở mức tối thiểu .
+Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng hô hấp của đối tượng bảo quản.
+Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản do đó làm tăng hô hấp của đối tượng bảo quản.
+Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí bảo quản : Oxi giảm, Co2 tăng quá mức thì hô hấp ở đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang hô hấp kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.

 
T

tranquyen_bmt

dạo này BDSH11 trầm thế nhỉ, mình cho một vài câu hỏi nhỏ chuẩn bị kết thúc năm cũ nha.^^

câu 1: phân biệt sắc tố Hemoglobin và myoglobin? <câu này mình cũng không hiêu lắm bạn nào biết chỉ giáo cho mình kĩ kĩ nha^^>

Câu 2:bằng cách nào nhận biết có sự Trao đổi khí ở phổi và mô tế bào?

Câu 3: giải thích tại sao AAb được xem như là một hoocmon của "stress" ở thực vật?

mình đã bị nockout tại chỗ khi có một em lớp 10 hỏi, hix chưa kịp chuẩn bị mà.
 
T

trihoa2112_yds

câu 1: phân biệt sắc tố Hemoglobin và myoglobin? <câu này mình cũng không hiêu lắm bạn nào biết chỉ giáo cho mình kĩ kĩ nha^^>

- Hemoglobin: là một sắc tố hô hấp ở động vật bậc cao. Cấu tạo của hemoglobin gồm 4 chuỗi 2 chuỗi anphal và 2 chuỗi beta. Trong mỗi chuỗi có chứa một nhân Hem có cậu tạo gồm những nguyên tố hoá học vô cơ, hữu cơ chứa nito, trung tâm của nó có chứa một phức sắt - Đây là nguyên nhân chính giúp hemoglobin có ái lực với oxi và vận chuyển được nó. Vì vậy mà chúng liên kết được một lúc với 4 oxi ( HbO8 )

- Myoglobin: Có cấu tạo chỉ từ một chuỗi protein và cũng chứa nhân Hem có phức sắt như Hemoglobin. Tuy nhiên chúng chỉ liên kết đựoc với 1 oxi duy nhất đồng thời ái lực của chúng với oxi cũng cao hơn nhiều so với Hemoglobin vì vậy trong cơ thể chúng chủ yếu đựơc dùng để dự trữ oxi và chỉ sử dụng khi cần thiết ( tại cơ là chủ yếu )
 
T

tranquyen_bmt

cho mình hoi "nhân hem " la gì vậy? mình hỏi cô rồi nhưng sang năm mới trả lời^^
 
A

anhvodoi94

cho mình hoi "nhân hem " la gì vậy? mình hỏi cô rồi nhưng sang năm mới trả lời^^

^^! tìm được thông tin này cho ... nè !
Hemoglobin, hay haemoglobin, (viết tắt Hb) - huyết sắc tố - là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ôxy trong cơ thể động vật hữu nhũ và một số động vật khác.
Thuật ngữ hemoglobin là sự kết hợp của heme và globin, để cho thấy rằng mỗi đơn vị con của hemoglobin là một protein cấu trúc hình cầu với nhóm heme (hay haem) đính kèm; mỗi nhóm heme chứa một phân tử sắt, và nó đảm nhiệm cho việc gắn kết với ôxyn. Các loại hemoglobin chung nhất đều chứa bốn đơn vị con, mỗi đơn vị kèm theo một nhóm heme.
Đột biến về gen với hemoglobin dẫn tới một nhóm các bệnh di truyền gọi là hemoglobinopathies, trong đó phổ biến nhất là bệnh tế bào hình liềm (sickle-cell disease) và thalassemia.

229px-Heme.svg.png


Heme là nhóm thay thế (prosthetic group) chứa nguyên tố sắt màu đỏ C34H32N4O4Fe của hemoglobin và myoglobin.
 
L

lananh_vy_vp

tranquyen_bmt said:
Câu 3: giải thích tại sao AAb được xem như là một hoocmon của "stress" ở thực vật?
Vì khi gặp các điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì hàm lượng của nó tăng lên và tăng tính chống chịu của cây.
VD:khi gặp hạn hàm lượng AAB trong lá tăng nhanh làm khí khổng đóng lại làm giảm sự thoát hơi nước của cây.Đây là 1 hình thức thích nghi của cây atrong điều kiện khô hạn.
Tham khảo ở thư viện sinh học
http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de...c-vat/508-axit-absisic-aba-cht-c-ch-sinh-trng
 
T

trihoa2112_yds

Câu 2:bằng cách nào nhận biết có sự Trao đổi khí ở phổi và mô tế bào?

Với câu học này tính thực tế không cao, một phần là câu hỏi không rõ ràng, chỉ là một thắc mắc nhưng chưa đưa ra được một câu hỏi chính thức.
Câu hỏi cần nêu ra cái cần thiết như: làm thí nghiệm kiểm tra hay là tìm cách nhận biết.
Nếu là tìm cách nhận biết thì người ta dựa vào độ pH của máu khi vào và ra khỏi phổi cũng như vào và ra khỏi tế bào. Bằng sự thay đổi độ pH đó người ta biết được sự thay đổi khí ở máu vào và ra. Như vậy nhận biết được có sự trao đổi khí.
 
T

tranquyen_bmt

cho mình hỏi tiếp nha^^. tại sao cho trẻ em tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển?
 
T

thucuc_kute

Câu 1:Nếu bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao?
Câu 2:Hệ thống ống khí trao đổi khí đạt hiệu quả cao là do đâu?
Câu 3:Tại sao cá lên cạn sau 1 thời gain sẽ chết?

[FONT=.VnTime]M×nh cã thÎ bæ sung thªm cho c©u 3 1 chót cho ®µy ®ñ ha[/FONT]
[FONT=.VnTime]®ã lµ khi c¸ ®­a lªn c¹n th× c¸c phiÕn mang dÝnh l¹i víi nhau khiÐn cho diÖn tÝch trao ®æi khÝ cña c¸ bi thu hep va Ýt dÇn ®iÒu ®ã khiÕn c¸ ko cã ®ñ l­îng âi cung cÊp cho qu¸ tr×nh h« hÊp va c¸ sÏ chÕt[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

nguyên nhân và cơ chế của đóng mở khí khổng là gì?


Cái câu hỏi nguyên nhân đóng mở khí khổng đã được thảo luận trên diễn đàn rất nhiều lần. Và có 2 đáp án được đưa ra chủ yếu:D
Một nửa cho rằng nguyên nhân của việc đóng mở khí khổng là ánh sáng
Nửa còn lại thì cho rằng do sự trương nước trong tế bào;;)
Vậy đâu mới là nguyên nhân?;))

Đó chính là do sự trương nước trong tế bào,100% luôn đó. Còn ánh sáng chỉ là nguyên nhân chủ động gây ra việc đóng mở khí khổng (Bởi vì khi đưa cây ra ngoài ánh sáng cây sẽ tiến hành quá trình quang hợp \Rightarrow áp suất thẩm thấu trong tế bào khi khổng cao \Rightarrow tiến hành quá trình hút nước \Rightarrow tế bào trương nước \Rightarrow mở khí khổng). Nhưng có phải khi nào đưa cây ra ngoài ánh sáng thì khí khổng cũng mở đâu đúng không?;;) Ví dụ giữa trưa trời năng gắt chẳng hạn,nếu khí khổng vẫn mở thì chắc nó chết:D

Cơ chế của việc đóng mở khí khổng:
- Khi cây đủ nước 2 tế bào này sẽ hút nước, trương lên làm cho 2 mặt lõm cong lại, khí khổng mở ra để hơi nước thoát ra ngoài
- Khi cây thiếu nước thì 2 tế bào đóng ít trương lỗ khí khép lại hơi nước bốc hơi chậm;)
 
T

tranquyen_bmt

hix, loạn hết cả đầu chẳng bik cái nào chính xác. nói đại là : mở quang chủ động và đóng thủy chủ động. mình cũng ko bik sai đúng thế nào, mọi người cứ bắt bẻ, mình xin lĩnh giáo^^
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Típ naz các tình yêu:-*
Câu 1:Vận động theo ánh sáng phụ thuộc vào đặc điểm nào của ánh sáng?
Câu 2:Vì sao có sự thay đổi hàm lượng oxi ở phía chiếu sáng và phía che tối của ngọn cây?
Câu 3:Một học sinh nhận xét rằng các cây bồ công anh trong vườn nhà xòe tán ra mỗi buổi sáng và khép tán lại mỗi buổi tối.Hãy mô tả 1 thí nghiệm để xác minh rằng hoạt động hàng ngày này được điều hành bởi một đồng hồ sinh học bên trong chứ không phải bởi sự có mặt hay không có mặt của ánh sáng?
(câu này nêu rõ cách tiến hành, nội dung, kết quả hộ t naz:x)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom