Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
H

herrycuong_boy94

theo bài ra ta có:

gif.latex


từ giả thiết==> số Nu từng loại của gen a là

gif.latex


ý B :)
 
C

canhcutndk16a.

Tham khảo cái này ( trên SHVN ):d
1. thuat ngu này được đưa ra bởi Stanley Prusmer năm 1982. prion bản chất là protein, nó có trong cơ thể sinh vật, nhưng ở động vật và người thì các protein trở thành gây bệnh cho chính cơ thể đó thường được gọi prion:
2. mộ số bênh ở người như, Creutfeldt-jackob (MCT), bệnh này do prion hình thành nên phá hoại hệ thần kinh trung ương, giai đoạn u bệnh khá lâu, tư mất cân bằng đến dễ kích thích và điên. bệnh SGSS? bệnh kuru được giải nobel 1976, một số bệnh lên quan đến thần kinh như alzeimer, parkinson cũng liên quan đến prion,
3. cơ chế, nó cũng thùy thuộc loại bệnh nhưng cơ chế chung là do sự gập sai bất thường của các protein trong cơ thể sinh vật, và sự tích lủy nhiều protein này sẽ phát sinh bệnh, đặc biệt thường xảy ra với các protein truyền đạt thông tin trong hệ thần kinh,
 
G

girlbuon10594

Mình đưa ra một câu hỏi nha,không khó lắm nhưng chưa chắc làm đã được đầy đủ ý:D;))

So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp;))
 
L

lananh_vy_vp

Dựa vào những chỉ tiêu sau để so sánh nha:p
Dạng cây
Nơi sinh trưởng
Đặc điểm bó mạch
Kích thước thân
Dạng sinh trưởng
Thời gian sống
 
T

trihoa2112_yds

Một số câu hỏi thường gặp:
- Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao.
- Tại sao nhiều người mắc bệnh về gan đồng thời có biểu hiện máu khó đông?
- Giải thích nguyên nhân gây nên hiện tượng phù nề ?
- (Nâng cao) Tại sao người bị bệnh béo phì lại dễ bị tiểu đường ?
 
G

girlbuon10594

Dựa vào những chỉ tiêu sau để so sánh nha:p
Dạng cây
Nơi sinh trưởng
Đặc điểm bó mạch
Kích thước thân
Dạng sinh trưởng
Thời gian sống



Theo ck làm như vk là bị nhầm

Đề bài bảo là so sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp mà;))
Nếu làm như vk thì nó bị nhầm sang cấu tạo rồi;))
Mà đã là so sánh thì nó phải có giống nhaukhác nhau chứ:D;)
 
M

marucohamhoc

- Giải thích nguyên nhân gây nên hiện tượng phù nề ?
do rối loạn chức năng gan= > giảm protein huyết tương= > giảm áp suất thẩm thấu= > nước bị ứ lại trong các mô= > hiện tượng phù nề
hic, quên hết roài, làm bừa, honk biết đúng ko nữa:D
coi hộ maru nhá
 
L

lananh_vy_vp

Câu 1:Cây xanh sẽ huy động các nguyên tố trong lá ntn trong các trường hợp sau và giải thích?
a.Đất thiếu Mg
b.Đất thiếu N
c.Đất thiếu Ca
d.Đất thiếu Fe

Câu 2:Tại sao khi tiêm cho bệnh nhân, bác sĩ phải bơm bỏ 1 lượng thuốc ở đầu kim tiêm?
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

Biểu hiện thiếu dinh dưởng ở cây trồng

Biểu hiện thiếu dinh dưởng ở cây trồng

Khi phân tích thành phần của thực vật, người ta đã tìm ra sự có mặt của khoảng 60 nguyên tố hóa học. Tuy nhiên, chỉ một số nguyên tố là tối cần thiết cho cây, gọi là các nguyên tố thiết yếu.

Năm 1980, Galston đã tìm ra 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng là: C,H,O, N, S, L, P, Mg, Mn, Ca, Fe, Cu, Zn, Mo, B, Cl. Đến năm 1998, Lincoln Taiz đã bổ sung thêm 3 nguyên tố thiết yếu nữa là Na, Si, Ni. Tổng số có 19 nguyên tố thiết yếu. Đây đều là những nguyên tố rất quan trọng và cần thiết với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, mà chỉ cần thiếu một trong số chúng thì cây trồng không thể hoàn thành chu kỳ sống của mình.

Mỗi một nguyên tố nêu trên, mặc dù là nguyên tố thiết yếu, nhưng chúng chỉ phát huy tốt vai trò của mình với đời sống cây trồng khi chiếm một hàm lượng nhất định, phù hợp với từng loại cây. Còn khi quá thừa, hay quá thiếu, chúng thường gây rối loạn sinh trưởng của cây và có những biểu hiện đặc trưng. Bài viết này xin giới thiệu những biểu hiện khi cây thiếu hụt một số nguyên tố, để người trồng trọt có thể phân biệt giữa triệu chứng thiếu dinh dưỡng với các triệu chứng bệnh do vi sinh vật gây ra. Từ đó có sự điều chỉnh việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trong quá trình canh tác:

Nitơ (N): Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng, có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây.

- Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.
- Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công. Ngoài ra sự dư thừa N trong sản phẩm cây trồng (đặc biệt là rau xanh) còn gây tác hại lớn tới sức khỏe con người. Nếu N dư thừa ở dạng NO3- thì khi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin (của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của tế bào. Còn nếu ở dạng NO2- chúng sẽ kết hợp với axit amin thứ cấp tạo thành chất Nitrosamine - là một chất gây ung thư rất mạnh.

Photpho (P): Photpho cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõ rệt nhất là với cây họ đậu vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
- Khi thiếu P, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây lúa thiếu P làm lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép. Cây ngô thiếu P sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển màu huyết dụ.
- Thừa P không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.

Kali (K): Kali cần thiết cho mọi loại cây trồng, nhưng quan trọng nhất đối với nhóm cây chứa nhiều đường hay tinh bột như lúa, ngô, mía, khoai tây ... Bón K sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng N và P
- Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Cây lúa thiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. Ngô thiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt dần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng. Điều đặc biệt là K có vai trò quan trọng trong việc tạo lập tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm những chức năng này suy giảm đi.

Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh tham gia trong thành phần protein, axit amin, vitamin, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi lipit và sự hô hấp của cây.
- Biểu hiện đặc chưng khi cây thiếu S cũng có hiện tượng vàng lá như khi thiếu N, tuy nhiên khác với thiếu N là hiện tượng vàng lá xuất hiện ở các lá non trước các lá trưởng thành và lá già. Khi cây thiếu S, gân lá chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng. Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết.

Canxi (Ca): Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ quan của cây. Chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc trung hòa độ chua của đất cũng như việc khử độc do sự có mặt của các cation (Na+, Al3+ ...) trong nguyên sinh chất của tế bào. Cùng với P, Ca là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng cây họ đậu.
- Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết. Ca là chất không di động trong cây nên biểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở các lá non trước.

Magiê (Mg): Magiê là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp của cây. Đây cũng là chất hoạt hóa của nhiều enzym rất quan trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Mg rất cần đối với các cây ngắn ngày như lúa, ngô, đậu, khoai tây... Mg sẽ làm tăng hàm lượng tinh bột trong sản phẩm.

Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già.

Sắt (Fe): Vai trò quan trọng nhất của sắt là hoạt hóa các enzym của quá trình quang hợp và hô hấp. Nó không tham gia vào thành phần diệp lục nhưng có ảnh hưởng quyết định tới sự tổng hợp diệp lục trong cây. Hàm lượng sắt trong lá cây có quan hệ mật thiết đến hàm lượng diệp lục trong chúng.
- Sự thiếu hụt Fe thường xảy ra trên nền đất có đá vôi. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vì Fe không di động từ lá già về lá non.

Mangan (Mn): Mn là nguyên tố hoạt hóa rất nhiều enzym của các quá trình quang hợp, hô hấp và cố định nitơ phân tử.
- Triệu chứng điển hình khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Nếu thiếu nghiêm trọng sẽ gây khô và chết lá. Triệu chứng thiếu Mn có thể biểu hiện ở lá già hay lá non tùy theo từng loại cây.

Đồng (Cu): Đồng là nguyên tố hoạt hóa nhiều enzym của quá trình tổng hợp protein, axit nucleic và dinh dưỡng nitơ của cây.
- Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộng lầy thụt. Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả. Với cây họ hòa thảo, nếu thiếu đồng sẽ làm mất màu xanh ở phần ngọn lá.

Bo (B): B là một trong những nguyên tố vi lượng có hiệu quả nhất với cây trồng. B tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.
- Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên .

Molypden (Mo): Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ, tổng hợp Vitamin C và hình thành lục lạp của cây.
- Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung, đặc biệt của các cây họ đậu.

Kẽm (Zn): Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây.
- Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng.

Để khắc phục những triệu chứng thiếu dinh dưỡng nêu trên thì giải pháp bón phân đầy đủ ngay từ đầu vụ giữ vai trò quyết định. Nhưng cần lưu ý đến sự cân đối giữa các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, giữa phân hóa học và phân hữu cơ. Khi phát hiện thấy cây thiếu dinh dưỡng, thì giải pháp sử dụng phân bón lá để phun cho cây thường có hiệu quả tức thì và cao hơn hẳn phân bón qua gốc, nhưng cần chú ý tới thành phần của phân bón lá, để đảm bảo cung cấp đúng những nguyên tố mà cây đang cần./.
 
L

linh030294

Câu 2:Tại sao khi tiêm cho bệnh nhân, bác sĩ phải bơm bỏ 1 lượng thuốc ở đầu kim tiêm?
Đẩy hết bọt khí ra khỏi bơm tiêm.
 
T

trihoa2112_yds

Câu 2:Tại sao khi tiêm cho bệnh nhân, bác sĩ phải bơm bỏ 1 lượng thuốc ở đầu kim tiêm?
Đẩy hết bọt khí ra khỏi bơm tiêm.
có còn ý nào nữa ko cậu?hay chỉ mỗi 1 ý này?mình cần 1 câu trả lời đầy đủ:D

Câu trả lời vậy là đủ rồi đó, nhưng đó là mục đích thôi còn nguyên nhân liên quan tới vật lý - lý sinh.

Bỏ phần thuốc có hòa lẫn không khí nằm ở đầu ống tiêm giúp cho phần còn lại là một dòng thuốc liên tục không chứa các bóng khí, nó giúp cho việc tiêm vào thuận tiện hơn và tránh những ngoại áp lực không cần thiết.

Việc suất hiện bọt khí trong dòng chảy tạo nên sức căng bề mặt của các bọt khí. Khi các bọt khí này tồn tại trong dòng máu hoặc trong ống tiêm, nó cần một lực lớn hơn lực thông thường nhằm chống lại áp suất của lực căng bề mặt bọt khí tạo ra, như vậy sẽ làm lực đẩy tay sẽ không đều. Khi xâm nhập vào máu chúng có thể gây nên hiện tượng nghẽn máu làm cho máu kém lưu thông.
Sơ lược nguyên nhân là vậy.
 
G

girlbuon10594

Câu 1: Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, có rất nhiều ong lính xông ra đốt nó. Sau đó có rất nhiều ong bị chết. Hãy cho biết
a. Tập tính của gấu là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được? Vì sao?

b. Tập tính của ong thuộc loại tập tính nào? Ý nghĩa của nó?

Câu 2: Ở các động vật như giun đất, cá voi, thủy tức, sâu bướm và tinh tinh thường có loại tập tính nào? Vì sao?

Câu 3: Sử dụng thuyết quang chu kì để giải thích các trường hợp sau:
Tại sao phải thắp đèn vào ban đêm vào mùa đông ở các vườn thanh long, mùa thu ở vườn hoa cúc và mùa đông ở các vùng trồng mía

Câu 4: Tại sao 1 số cây như khoai tây sau khi thu hoạch xong phải để 1 thời gian, sau đó mới đem trồng

Câu 5: Tại sao khi ngập úng lá và quả của cây lại bị rụng?
 
T

tranquyen_bmt

tớ xí câu này ^^

Câu 3: Sử dụng thuyết quang chu kì để giải thích các trường hợp sau:
Tại sao phải thắp đèn vào ban đêm vào mùa đông ở các vườn thanh long, mùa thu ở vườn hoa cúc và mùa đông ở các vùng trồng mía
- cúc là cây ngày ngắn, vào mùa thu thu thắp đèn ban đêm để chia đêm dài thành hai đêm ngắn nhằm ức chế sự ra hoa của cúc. Đến mùa đông cúc sẽ ra hoa.
-Mía là cây ngày nắgn ra hoa vào mùa đông, khi mía ra hoa sẽ tiêu tốn một lượng đường rất lớn. Để mía ko ra hoa vào mùa đông sẽ phải thắp đèn vào ban đêm để chia đêm dài thành hai đêm ngắn.
- Thanh long là cây ngày dài ra hoa vào màu hè . mùa đông thanh long ko thể ra hoa. để thanh long ra hoa trái vụ vào mùa đông phải thắp đèn vào ban đêm để chia đêm dài thành hai đêm ngắn
 
M

marucohamhoc

Câu 1: Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, có rất nhiều ong lính xông ra đốt nó. Sau đó có rất nhiều ong bị chết. Hãy cho biết
a. Tập tính của gấu là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được? Vì sao?
theo tớ đây là tập tính vừa bẩm sinh vừa học được, vì khi sinh ra thì loài gấu nào cũng thích ăn mật, nhưng để biết cách kiếm mật thì chúng phải qua quá trính học tập lâu dài
b. Tập tính của ong thuộc loại tập tính nào? Ý nghĩa của nó?
hình như là tập tính xã hội( cùng chống lại kẻ thù để bảo vệ tổ) , vì nọc của ong gắn liền vs ruột của nó, khi đốt ong cắm nọc của mình vào đối tượng bị đốt, nọc có dạng hình móc, khi đốt xong thì cả nọc và ruột của ong đều gắn vào vật bị đốt= > ong hi sinh:((( cái này trích:D)
hic, câu này nhớ in cái hồi 11, kiểm tra 15p đúng phần này, hic, làm thiếu cái chỗ tập tính:((
 
C

congaicuatuthan6394

1.Thế nào là độ dài ngày tới hạn?
2,Trong điều kiện đêm dài, ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại có tác dụng gì tới sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài?
 
G

girlbuon10594

Câu 1: Độ dài ngày tới hạn là thuật ngữ dùng trong Thuyết quang chu kì . Đó là số giờ sáng cực đại (hay số giờ tối cực tiểu) để cây ngày ngắn có thể ra hoa và ngược lại đó là số giờ sáng cực tiểu (hay số giờ tối cực đại) để cây ngày dài có thể ra hoa .

Ví dụ : Một cây ngày dài sẽ ra hoa khi độ dài ngày > 14 giờ ( độ dài đêm < 10 giờ ) thì có nghĩa là 14 giờ là số giờ sáng cực tiểu và 10 giờ là số giờ tối cực đại . Một cây ngày ngắn sẽ ra hoa khi độ dài ngày < 10 giờ ( độ dài đêm > 14 giờ ) thì 10 giờ là số giờ sáng cực đại và 14 giờ là số giờ tối cực tiểu

Câu 2: Nếu ck đoán không nhầm;;)
Thì khi đó cây ngày ngắn không ra hoa, còn cây ngày dài vẫn ra hoa bình thường;))
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom