Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
G

girlbuon10594

- Máu côn trùng có màu xanh vì trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng.

- Máu của động vật bậc cao có màu đỏ vì máu động vật bậc cao đều có hồng cầu chứa huyết sắc tố
 
M

marucohamhoc

theo tớ côn trùng có máu màu xanh là vì sắc tố hô hấp của côn trùng là hemoxianin( có chưa đồng)
= > màu xanh
còn của động vật là sắc tố hemoglobin( chủ yếu là cái này, hình như còn có 1 loại sắc tố nữa, nhưng em quên mất, hì)
= > màu đỏ
ý nghĩa: máu có chứa sắc tố làm tăng khả năng vận chuyển O2( hì, em đoán thui ạ, ko biết đúng ko nữa)
 
Last edited by a moderator:
T

tranquyen_bmt

;)
Câu 1:Nếu bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao?
Câu 2:Hệ thống ống khí trao đổi khí đạt hiệu quả cao là do đâu?
Câu 3:Tại sao cá lên cạn sau 1 thời gain sẽ chết?
.....
câu 1 thì chắc các mem đã biết rồi mình xin trả lời tiếp
câu 2: hệ thống ống khí trao đổi khí đạt hiệu quả cao là do khi hít vào thì không khí giàu oxi sẽ vào túi khí phía sau và phổi, khi thở ra thì không khí giàu oxi từ túi khí phía trước và trong phổi sẽ đi ra ngoài . trong khi đó không khí giàu oxi từ túi khí phía sau sẽ đi vào phổi vì vậy khi hít vào hay thở ra thì cũng có không khí giàu oxi đi vào phổi để thực hiện quá trình trao đổi khí.
câu 3: vì cá thở bằng mang=> dòng nước qua mang giúp cá trao đổi oxi và cacbonic tot. Bên cạnh đó thì lực chảy của dòng nước làm xòe các lá mang-> tăng bề mặt trao đổi khí.
Nên khi lên cạn :
+các lá mang sẽ bị mất nước -> không trao đổi oxi cà cacbonic.
+không có lực đẩy của nước là xòe các lá mang nên chúng dính lại làm giảm diện tích tiếp xúc.
 
T

tranquyen_bmt

cho mình đăng câu hỏi nha^^

Câu 1: nhóm thực vật sống dưới tán rừng hoặc vùng nước sâu có thêm nhóm sắc tố quang hợp nào? vì sao?

Câu 2: vì sao gọi là hệ tuần hoàn hở?

Câu 3: vì sao tồn tại 2 nhóm vi khuẩn cố định nito: tự do và cộng sinh?

Câu 4: vì sao không sử dụng auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn?

Câu 5: trong hệ tiêu hóa người, khi bị cắt bỏ một trong các cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa : dạ dày, túi mật hay tụy? vì sao?

chừng đó thôi nha ^^
 
L

linh030294

Câu 2: vì sao gọi là hệ tuần hoàn hở?
(*) Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô , máu chảy dưới áp lực thấp và chảy chậm .
 
M

marucohamhoc

Tớ làm thử coi sao nhá:
Câu 1. Sắc tố xanh phicobilin( đoán thui, hì)
quang phổ hấp thụ của nhóm sắc tố này ở vùng ánh sáng lục và vàng
nhóm sắc tố này thích nước, trong tế bào chúng liên kết với protein.....
sự có mặt của nhóm sắc tố này trong tảo là một ưự thích nghi trong tiến hóa cuat thực vật ở ước
hơ, quên mất cái thực vật trong bóng râm roài, chắc cũng tương tự, hì
 
L

linh030294

Câu 4 :Vì sao không dùng auxin nhân tạo đối với nông sản thực phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn?
Giải quyết:
(*) Vì không có enzim phân giải nên được tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và động vật
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Câu 4 :Vì sao không dùng auxin nhân tạo đối với nông sản thực phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn?
Giải quyết:
(*) Vì làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.

Auxin nhân tạo ( 2,4D ) không có thể bị phân hủy bởi các hợp chất thông thường, và cũng không bị phân hủy theo thời gian. Vì vậy mà khi đưa vào cây trồng sử dụng trực tiếp sẽ làm động chất, có thể gây hại cho con người.
Đây là lí do mà auxin nhân tạo ít được sử dụng thay thế cho auxin tự nhiên.
 
A

anhvodoi94

Câu 3: vì sao tồn tại 2 nhóm vi khuẩn cố định nito: tự do và cộng sinh?

Câu 5: trong hệ tiêu hóa người, khi bị cắt bỏ một trong các cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa : dạ dày, túi mật hay tụy? vì sao?

chừng đó thôi nha ^^

Khiếp ! vừa mới post bài mà cả nhà đã xơi hết òi ! em vằu đi học về ^^
Câu 3 : Theo mình biết :
+ Để cố định được nito khí quyển thì cần phải có các điều kiện như : Lực khử, ATP, Enzym nitrogenaza .
( đặc biệt : enzim nitrogenaza hoạt động trong điều kiện yếm khí )
=> Vì vậy , nhóm vi khuẩn nào có đủ các điều kiện trên thì thuộc nhóm vi khuẩn cố định nito tự do . Còn lại , 1 nhóm vi khuẩn lại thiếu các điều kiện trên ( như thiếu ATP ) thì chúng phải sống cộng sinh với các loài khác ( như cây họ đậu ) . Khi sống cộng sinh , vi khuẩn lấy các chất cần cho nó từ cây để cố định nito khí quyển và tạo ra sản phẩm mà cây hấp thu được chứa nguyên tố nito .

Câu 5: Câu trả lời theo mình là tất cả vì cơ thể là 1 khối thống nhất ! nếu thiếu 1 bộ phận sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống của cơ thể , cụ thể trong trường hợp này là đối với tiêu hoá , mỗi bộ phận nắm 1 vai trò quan trọng như sau :
- Dạ dày :
+ Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị
+ Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

- Túi mật : Các muối mật (glycine và taurine) ở chừng mực nào đó đóng vai trò như chất tẩy giặt, kết hợp với các phospholipid làm vỡ các giọt mỡ trong quá trình nhũ tương hoá mỡ, tạo thành các hạt micelle, nhờ đó hỗ trợ hấp thu mỡ .

- Tụy : Chức năng ngoại tiết: tụy sản xuất và bài tiết các dịch tụy chứa các men tiêu hóa, hay enzyme tiêu hóa .Tuyến tụy sản xuất các men tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn. Cụ thể :
* Tuyến tụy nội tiết tiết ra các hormon: Glucagon, Insulin, Lipocain.
Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết. Nếu thiếu sẽ gây rối loạn trao đổi Gluxit, làm tăng đường huyết, gây bệnh *** đường.
Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết, tăng cường phân giải glycogen thành glucose.
Lipocain có tác dụng oxy hóa các chất đặc biệt là axit béo. Nếu nhiều mỡ được đưa về gan, không được oxy hóa, tích tụ gây nhiễm mỡ gan.

Hức ! nếu vậy theo bà con cái nào cắt đi được ! và gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất !

@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
 
T

tranquyen_bmt

là một khối thống nhất nhưng trong những trường hợp cụ thể thì vẫn phải cắt mà.
 
T

tranquyen_bmt

hỏi tiếp nha^^
câu 6: trình bày sự khác nhau giữa photphorin hóa vòng và không vòng?
Câu 7: nguyên nhân chính làm cho thực vật C4 và CAM không có hô hấp sáng?
 
T

trihoa2112_yds

theo tớ côn trùng có máu màu xanh là vì sắc tố hô hấp của côn trùng là hemoxianin( có chưa đồng)
= > màu xanh
còn của động vật là sắc tố hemoglobin( chủ yếu là cái này, hình như còn có 1 loại sắc tố nữa, nhưng em quên mất, hì)
= > màu đỏ
ý nghĩa: máu có chứa sắc tố làm tăng khả năng vận chuyển O2( hì, em đoán thui ạ, ko biết đúng ko nữa)

Câu trả lời khá tốt.
Đối với động vật bậc cao thì gồm có hemoglobin và myoglobin. Trung tâm của mỗi phần đều có nhân Hem, trung tâm nhân Hem lại có phức ion Fe, vì vậy chúng có màu đỏ.
Chính ion Fe là nhân tố chính giúp cho quá trình liên lết với oxi và cacbonic được dễ dàng và thuận tiện. Đây là một bước tiến hóa lớn.

Dựa vào những kiến thức trên các bạn có thể trả lời được câu hỏi này rồi:
- Tại sao mỗi phân tử hêmoglobin lại liên kết được với 4 phân tử oxi, trong khi đó myoglobin lại chỉ có thể liên kết với 1 oxi ?
- Tại sao khí CO lại gây độc khi vào cơ thể ?
 
G

girlbuon10594

- Tại sao khí CO lại gây độc khi vào cơ thể ?

Bởi vì CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với ôxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở ôxy đến tế bào. Ngoài ra CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim.
 
T

trihoa2112_yds

Bởi vì CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với ôxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở ôxy đến tế bào. Ngoài ra CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim.

Câu trả lời khá ổn. Làm rõ hơn về cơ chế đó là CO khi vào cơ thể, với ái lực lớn nó sẽ tiến đến các huyết sắc tố, tại đây nó sẽ tương tác với nhân Hem, hay chính xác hơn là các phức ion sắt, làm cho các phức sắt này thay đổi, không còn ái lực để có thể liên kết được với oxi. Khi đó máu kém lưu thông khí, làm cho cơ thể thiếu khí trầm trọng gây tổn thương và có thể dẫn đến tử vong.
 
C

camnhungle19

Câu 7: nguyên nhân chính làm cho thực vật C4 và CAM không có hô hấp sáng?

Nguyên nhân chính đó là quang hợp TV C4 và CAM có 2 giai đoạn cố định CO2
- Giai đoạn 1 : là giai đoạn TV lấy nhanh lượng CO2 ít ỏi của môi trường
- Giai đoạn 2: TV sử dụng CO2 để tham gia chu trình canvin
--> Lục lạp của tế bào ko bao giờ thiếu CO2 cho quá trình quang hợp --> ko có hô hấp sáng
 
T

trihoa2112_yds


Nguyên nhân chính đó là quang hợp TV C4 và CAM có 2 giai đoạn cố định CO2
- Giai đoạn 1 : là giai đoạn TV lấy nhanh lượng CO2 ít ỏi của môi trường
- Giai đoạn 2: TV sử dụng CO2 để tham gia chu trình canvin
--> Lục lạp của tế bào ko bao giờ thiếu CO2 cho quá trình quang hợp --> ko có hô hấp sáng

Các bạn cần phải hiểu nguyên nhân của hô hấp sáng ( hay quang hô hấp ) là gì ( quan trọng nhất vẫn là hoạt động của enzim RUBISCO).
Bám vào nó, giải thích chung, rồi sau đó với từng loại cây chúng ta phải giải thích riêng. Một loại C4 và CAM có cơ chế tránh quang hô hấp riêng ( không gian và thời gian ).
Các bạn nên sâu cơ chế hơn.

Thêm tiếp vào câu hỏi trên luôn nha: Tại sao thực vật CAM có năng suất thấp hơn so với thực vật C4?

(Câu 6 trên cũng khá hay, nằm trong đề thi HSG quốc gia 2009 đó, các bạn tham khảo)
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

Trích đề thi HSG (Tỉnh Quảng Bình) :
(*)
a. Trình bày những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3 ?
b. Sự thích nghi với môi trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM được thể hiện như thế nào ?
c. Theo em trong 3 nhóm thực vật C3 , C4,CAM . Nhóm nào có con đường quang hợp tiến hoá hơn ?Giải thích ?
 
L

lananh_vy_vp

Thêm tiếp vào câu hỏi trên luôn nha: Tại sao thực vật CAM có năng suất thấp hơn so với thực vật C4?

(Câu 6 trên cũng khá hay, nằm trong đề thi HSG quốc gia 2009 đó, các bạn tham khảo)
Vì :
-Điều kiện sống của chúng quá khắc nghiệt ,không thuận lợi cho quá trình quang hợp (quá nóng và khô hạn ,nồng độ C02 thấp )
-Do đặc điểm di truyền nên khả năng đồng hóa C02 của chúng kém hơn thực vật C4
-Pha sáng cần A/S nhưng chúng thường đóng lỗ khí vào ban ngày (Nên tạo được ít ATP và NADPH, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối.
 
T

trihoa2112_yds

Vì :
-Điều kiện sống của chúng quá khắc nghiệt ,không thuận lợi cho quá trình quang hợp (quá nóng và khô hạn ,nồng độ C02 thấp )
-Do đặc điểm di truyền nên khả năng đồng hóa C02 của chúng kém hơn thực vật C4
-Pha sáng cần A/S nhưng chúng thường đóng lỗ khí vào ban ngày (Nên tạo được ít ATP và NADPH, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối.

Thực chất của nguyên nhân là do cơ chế tránh hô hấp sáng của chúng.
Ban đêm thì chúng mở khí khổng để lấy CO2 dự trữ, tuy nhiên lượng dự trữ là có hạn. Vào ban ngày chúng đóng khí khổng và nhận ánh sáng để thực hiện pha sáng từ nguồn CO2 dự trữ được vào ban đêm.
Tuy chúng tránh được quang hô hấp nhưng quá trình đồng hóa CO2 của chúng bị hạn chế về nguyên liệu, vì vậy hiệu quả không được cao và thấp hơn C4.
 
1

1281994

Cho mình hỏi mấy câu nha:
1. Đốt nóng 2 lát đá hoa lên cùng 1 nhiệt độ. Sau đó thả vào 1 cốc đựng 100ml rượu và 1 cốc đựng 100ml nước. Hỏi nhiệt độ rượu tăng cao hơn hay bên nước tăng cao hơn, vì sao?
2) Bố trí thí nghiệm đề chứng minh sự tồn tại của động cơ hút nước và khoáng bị động ở rễ. Vì sao không nên tưới nước cho cây khi trời nắng to?
3) Tại sao tế bào "gác" kiểm soát tốc độ mất nước từ cây trong một ngày trời nóng khô.? Hiện tượng này có lợi hay có hại cho cây trồng? Tại sao?
4) Người ta cắm 1 cây đậu xanh còn nguyên rễ, thân, cành, lá vào trong 1 chai nước. Bịt kín miệng chai quanh gốc cây rồi đánh dấu mực nước trong chai và để vào chỗ râm, thoáng khí trong 3h thì thấy mực nước trong chai giảm.
a) Tn trên nhằm mục đích gì?
b) Giải thích cơ chế dẫn đến hiện tượng đó?
c) Nếu đặt cây ở nơi có nắng trong 3h thì kq sẽ ntn? Giải thích?
5. Cho 3 TB sống cùng loại vào: nước cất(A), dd KOH nhược trương B và dd Ca(OH)2 nhược trương C cùng nồng độ với KOH. Sau 1 thời gian cho cả 3 vào dd saccarozo ưu trương. Hỏi TB nào mất nước nhiều nhất, ít nhất? Giải thích?
Mong mọi người giúp đỡ, thứ tư mình phải nộp bài rùi!
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom