Thông cảm nha, mình vẽ kém quá, nhưng hình như trong SGK có hình này thì phải.
Nguyên lí: khi đã cắt bỏ lá và phần trên, sau một thời gian, nước cùng những áp lực vẫn được tạo ra phía trên mặt cắt, chứng tỏ rễ có một áp lực đấy nước và khoáng thụ động lên phía trên.
Thí nghiệm: ( trình bày như hình vẽ trên).
Lúc đầu mức thủy ngân của ống thông nhau là bằng nhau, sau một thời áp lực đã đẩy mức thủy ngân thay đổi.
( Có thắc mắc mong hồi âm ).
hỏi tiếp nha^^
câu 6: trình bày sự khác nhau giữa photphorin hóa vòng và không vòng?
photphorin hóa không vòng
- Sử dụng 2 trung tâm quang hóalà P680 (PSII) và P700 (PSI)
- Điện tử không quay lại mà tiến đến NADP tạo thành NADPH.
- Có xảy ra quang phân li nước để bù điện tử cho trung tâm quang hóa PSII.
- Tạo ra nhiều ATP, NADPH, Oxi:
12H2O +18ADP + 18Pv + 12NADP => 18ATP + 12NADPH2 +6O2
- Diễn ra trong môi trường đủ nước.
photphorin hóa vòng
- Chỉ sử dụng một trung tâm quang hóa duy nhất là P700 (PSI)
- Điện tử sau khi loại bỏ trạng thái kích thích sẽ quay về trung tâm quang hóa.
- Không xảy ra hiện tượng quang phân li nước
- ATP tạo ra ít, không tạo ra NADPH, Oxi.
- Diễn ra trong môi trường cạn kiệt nước, khô hạn.
- Photphorin hóa không vòng là tiến hóa hơn, tuy nhiên cả 2 quá trình vẫn tồn tại song song nhằm bổ sung nhau trong những điều kiện khác nhau của quá trình sống, cung cấp ATP cho cơ thể trong trường hợp thiếu và đủ nước.
5. Cho 3 TB sống cùng loại vào: nước cất(A), dd KOH nhược trương B và dd Ca(OH)2 nhược trương C cùng nồng độ với KOH. Sau 1 thời gian cho cả 3 vào dd saccarozo ưu trương. Hỏi TB nào mất nước nhiều nhất, ít nhất? Giải thích?
Tế bào 1 cho vào nước là mội trường đẳng trương nên sẽ không có hiện tượng gì.
Tế bào 2 cho vào dd KOH aM nhược trương \Rightarrow tế bào căng lên do hút nước từ ngoài vào.
Tế bào 3 cho vào dd Ca(OH)2 nhược trương \Rightarrow tế bào cũng căng lên do áp suất thẩm thấu, tuy nhiên sẽ ít hơn so với tế bào 2, do áp suất thẩm thấu của Ca(OH)2 lớn hơndd KOH.
Vì vậy khi cho vào môi trường ưu trương ( sau một thời gian ngắn ):
Tế bào 1 sẽ mất nước nhiều nhất ( do không có lượng nước dư ).
Tế bào 2 sẽ mất nước ít nhất ( do hấp thu một lượng nước khá lớn).
Tuy nhiên lúc đầu trong môi trường nhược trương, các thành phần, ion trong tế bào đã ra môi trường một phần cho nên nếu để một lúc lâu sẽ có hiện tượng khác.
Tế bào 1 sẽ mât nước ít nhất ( do ít mất chất tan nội bào )
Tế bào 2 sẽ mất nước nhiều nhất ( do lượng chất tan hòa vào môi trường là nhiều ).
Đó là hướng suy luận của mình, không biết ý của bài toán và cũng không được tiếp xúc với giáo viên nên mình không thể đi theo ý đồ bài toán được, bạn nên tham khảo rồi đưa ra câu trả lời cho mình.