Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
M

marucohamhoc

Theo maruco thì nó có liên quan đến van tĩnh mạch thì phải, ko biết đúng ko nữa ^^
ở tĩnh mạch thì máu chảy về tim nên huyết áp thấp, có van giữ cho máu ko chảy ngược
còn ở động mạch thì áp lực máu lớn do gần tim nên nếu tiêm vào đó thì ko thể kiểm soát
hì, đoán mò thui
 
L

lananh_vy_vp

-Động mạch nằm sâu trong cơ thể hơn tĩnh mạch nhiều nên chắc khó tiêm hơn.
-Động mạch có lớp cơ trơn dày, đường kính lòng mạch nhỏ-->khó tiêm hơn tĩnh mạch.:p
 
T

trihoa2112_yds

-Động mạch nằm sâu trong cơ thể hơn tĩnh mạch nhiều nên chắc khó tiêm hơn.
-Động mạch có lớp cơ trơn dày, đường kính lòng mạch nhỏ-->khó tiêm hơn tĩnh mạch.:p

Rất tốt !!!!!!!!!! Vậy là đầy đủ 4 ý cho câu trả lời:
- Tĩnh mạch nằm nỗi trên da, dễ thấy và dễ lấy đường tiêm.
- Lòng tĩnh mạch lớn nên mũi kim dễ lọt vào hơn.
- Máu chảy trong tĩnh mạch với áp lực thấp, thuận lợi cho việc tiêm thuốc vào cơ thể, đồng thời máu sẽ không phun ra khi rút kim.
- Quan trọng là tiêm vào tĩnh mạch thuốc sẽ được đưa về tim và hòa đều phân phối khắp cơ thể, tránh gây hiện tượng sốc thuốc cục bộ.

Câu 2 : Pepsin của dạ dày không phân hủy protein của chính nó vì:
Ở người bình thường, lớp trong lớp thành dạ dày có chất nhày bảo vệ. Chất nhày này có bản chất là glicoprotein và mucopolisacarit do cá tế bào cổ tuyến và tế bào niêm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra.=> không phân hủy được !

Có 2 lý do sau:
- Thứ nhất là điểm mà vodoi đã đề cập đến. Bề mặt dạ dày có sự bảo vệ cực kì hiệu quả bởi dịch nhầy, nó tạo nên một lớp màng tuyệt đối chống không cho sự tiếp xúc của hỗn hợp thức ăn đang tiêu hóa bên ngoài, vì vậy mà thành dạ dày an toàn tuyệt đối. Đây cũng chính là nguyên nhân khi chúng ta bị viêm loét dạ dày.
- Ngoài ra, trước khi đưa ra bên ngoài để tham gia tiêu hóa, enzim tiêu hóa là pepsin ở trạng thái không hoạt động ( bất hoạt ) dạng pepsinnogen. Chỉ khi nào chúng được đưa vào lòng túi thì chúng mới được kích hoạt chuyển hóa thành pepsin nhờ HCl.
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Thêm một câu hỏi kiến thức SGK cho các bạn tham khảo nè, khá hay đó nha, nhưng phải cẩn thận kẻo sai à !!!!

Hoàn thiện sơ đồ sau.

31109264.png
 
L

lananh_vy_vp

1:Vùng dưới đồi
2:Buồng trứng
3:Estrogen
4:progesteron
a,b,e,f,g,h:kích thích
c,d:ức chế
 
B

buzzing

- Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải protein của chính cơ quan tiêu hóa đó ?

- Lý do :
+ Lót trong lớp thành dạ dày có chất nhày bảo vệ .chất nhầy này có bản chất là glicopro và mucopolisaccarit do tế bào cổ tuyến và tế bào niêm mạc bề mặt dạ dày tiết ra.Lớp chất nhầy có 2 loại: hòa tan có tác dụng trung hòa pepsin và HCl
không hòa tan tạo thành 1 lớp dày 1-1,5mm bao phủ toàn bộ thành ,lớp này có độ dai cao,có khả năng ngăn chặn sự khuếch tán ngược của H+
+ Sự tiết chất nhầy cân bằng với sự tiết HCL và pepsin
+enzim ở dạng tiền hoạt động ,khi cần mới đc hoạt hóa
:D tui nghĩ thế là ổn khi trả lời câu hỏi này
 
T

trihoa2112_yds

1:Vùng dưới đồi
2:Buồng trứng
3:Estrogen
4:progesteron
a,b,e,f,g,h:kích thích
c,d:ức chế

Câu trả lời rất tốt, không sai một điểm nào.
Mình đưa câu hỏi này lên để đánh vào 2 vị trí đó là a và b. Rất nhiều bạn tưởng lầm đó là (-), nhưng thực ra đó là (+).
Chúng ta biết, khi chỉ riêng Estrogen thì nó có chức năng kích thích vùng hypothalamut và tuyến yên tăng cường tiết FSH và LH. Tuy nhiên khi nó kết hợp với Progesteron thì chức năng của nó ngược lại hoàn toàn. Nó có chức năng ức chế sự tiết đó, đảm bảo cho trứng không rụng trong thời gian tiếp theo.

Câu hỏi tiếp. Nguyên nhân chủ yếu để:
- Máu chảy liên tục trong hệ mạch?
- Máu chảy với tốc độ khác nhau trong hệ mạch?
- Tạo nên mạch đập.
 
Last edited by a moderator:
A

anhvodoi94

Câu trả lời rất tốt, không sai một điểm nào.
Mình đưa câu hỏi này lên để đánh vào 2 vị trí đó là a và b. Rất nhiều bạn tưởng lầm đó là (-), nhưng thực ra đó là (+).
Chúng ta biết, khi chỉ riêng Estrogen thì nó có chức năng kích thích vùng hypothalamut và tuyến yên tăng cường tiết FSH và LH. Tuy nhiên khi nó kết hợp với Progesteron thì chức năng của nó ngược lại hoàn toàn. Nó có chức năng ức chế sự tiết đó, đảm bảo cho trứng không rụng trong thời gian tiếp theo.

Câu hỏi tiếp. Nguyên nhân chủ yếu để:
- Máu chảy liên tục trong hệ mạch?
- Máu chảy với tốc độ khác nhau trong hệ mạch?
- Tạo nên mạch đập.

Viết chữ bé thế anh trihoa tí nữa em bỏ sót !
* Nguyên nhân
+ Máu chảy liên tục trong hệ mạch :
- Sự co bóp của tim
- Tính đàn hồi của thành ĐM
- Sự chênh lệch HA giữa đầu & cuối hệ mạch
- Sự hỗ trợ của van một chiều, sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch (đối với các tĩnh mạch phía dưới cơ thể) .

+ Máu chảy với tốc độ khác nhau trong hệ mạch:
- Vì mỗi loại mạch có tiết diện mạch , huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch khác nhau .Cụ thể :
_ Tốc độ máu ở động mạch chủ là 500-600 mm/s , ở mao mạch chỉ còn 0,5 mm/s ...

+ Tạo nên mạch đập :
- Mạch đập liên quan đến sự thay đổi có chu kỳ của áp lực máu trong lòng mạch. Sự thay đổi áp lực này là do sự co bóp tuần hoàn của tim .

;):p:D
 
T

trihoa2112_yds

Câu trả lời khá tốt.

Gợi ý làm bài.
Nguyên nhân chủ yếu để:
- Máu chảy liên tục trong hệ mạch: Do thành động mạch có nhiều sợi đàn hồi, nhờ tính đàn hồi của thành động mạch mà máu được vận chuyển liên tục trong mạch.
- Máu chảy với tốc độ khác nhau trong hệ mạch:
Do sự khác nhau về diện tích tiết diện mạch.
Do sự chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
- Mạch đập: Do tim gây nên nhờ tính đàn hồi của thành động mạch.
 
L

lananh_vy_vp

Cùng làm thử câu trong đề QG 2011 này xem:p
1,Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?
2,Đặc điểm của mao mạch phù hợp vs chức năng của chúng?Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua?
 
A

anhvodoi94

Tớ làm thử câu 2 nhá :
+ Các tiểu động mạch phân nhánh thành các mao mạch, các mao mạch phân nhánh thành những mạch rất nhỏ đi tới từng cơ quan , mô ... Hệ mao mạch gồm các mao mạch thực sự , là những mạch máu dài và mỏng (thành dày 0,5mm, đường kính mao mạch 8mm ). Đầu mao mạch có cơ vòng tiền mao mạch, kiểm soát lượng máu đi vào mao mạch .

* Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua?
+ Lưu lượng máu qua mao mạch tùy thuộc vào sự hoạt động của tổ chức đó và được điều hòa bởi cơ thắt tiền mao mạch cũng như sức cản của động mạch nhỏ và tiểu động mạch đến tổ chức. Khi nghỉ ngơi, các cơ thắt này chỉ mở 5-10% các
mao mạch để cho máu đi qua, trái lại khi hoạt động, như co cơ chẵng hạn, máu tràn ngập mao mạch.Máu không chảy liên tục qua mạng mao mạch mà thường ngắt quãng, do sự co, giãn của cơ thắt tiền mao mạch và cơ trơn thành mao mạch. Máu chảy qua mao mạch rất chậm, tốc độ < 0,1 cm/giây, điều này thuận lợi cho sự trao đổi chất .
 
T

trihoa2112_yds

Cùng làm thử câu trong đề QG 2011 này xem:p
1,Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?

Theo anh thì có một vài lí do:
- Tại khe xinap điện thì thông tin có thể truyền theo 2 chiều, do chúng không có sự phân biệt đầu trước và sau xinap, cho nên rất khó để định hướng thông tin.
- Đa phần xinap điện được dùng trong hệ thần kinh thực vật ( tự động ) vì chúng khó kiểm soát đường truyền tín hiệu, nguồn tín hiệu, cũng như ngưỡng. Đồng thời sự truyền thông tin kích thích cũng như trả lời lại kích thích là không triệt để, khó điều chỉnh hơn so với chất hóa học.
- Xinap hóa có khả năng chuyển thông tin từ tín hiệu điện sang tín hiệu hóa học tốt hơn tại các cơ quan đáp ứng như cơ, tuyến, trong khi điều này đối với xinap điện là khá khó khăn.
- Nếu xinap điện nhận kích thích tại sợi trục thì chúng sẽ truyền tin theo 2 chiều, vì vậy làm cho thông tin bị rối loạn khi truyền, và khó ổn định khi đến được cơ quan cần thiết, vì vậy chúng chỉ sử dụng khi được gắn với một nguôn phát sung từ trước như các nút xoang.....

Sẽ còn nữa nhưng đợi đáp án của bộ mới rõ.:p
 
Last edited by a moderator:
A

anhvodoi94

Theo anh thì có một vài lí do:
- Tại khe xinap điện thì thông tin có thể truyền theo 2 chiều, do chúng không có sự phân biệt đầu trước và sau xinap, cho nên rất khó để định hướng thông tin.
- Đa phần xinap điện được dùng trong hệ thần kinh thực vật ( tự động ) vì chúng khó kiểm soát đường truyền tín hiệu, nguồn tín hiệu, cũng như ngưỡng. Đồng thời sự truyền thông tin kích thích cũng như trả lời lại kích thích là không triệt để, khó điều chỉnh hơn so với chất hóa học.
- Xinap hóa có khả năng chuyển thông tin từ tín hiệu điện sang tín hiệu hóa học tốt hơn tại các cơ quan đáp ứng như cơ, tuyến, trong khi điều này đối với xinap hóa là khá khó khăn.
Sẽ còn nữa nhưng đợi đáp án của bộ mới rõ.:p

nhầm chữ '' hóa '' kìa anh zai , em sửa lại là ''điên' nhá !^^:D
Em thấy vẫn chưa đủ thì phải ! phần này ko có trong SGK cô em nói qua nhưng quên béng mất .@-)
 
H

herrycuong_boy94

Tớ có một ý kiến : Có rất nhiều câu hỏi cũng như câu trả lời chúng ta chưa được học cũng chưa nghe thấy bao giờ :( nên những bạn trả lời cần có lời dẫn cụ thế của câu trả lời đó để câu trả lời thêm thuyết phục hơn. Thank!!
 
G

girlbuon10594

Mới có 1 ít bài tập,cả nhà vô làm nè;))

Câu 1: Các câu sau đúng hay sai? Giải thích?

a. Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh sẽ quyết định khả năng cảm ứng của động vật
b. Tất cả động vật đều trả lời các kích thích của môi trường bằng các phản xạ
c. Ớ động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng đơn giản nên đỡ tiêu tốn năng lượng hơn hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
d. Loài đỉa có hệ thần kinh dạng mạng lưới
e. Trong cung phản xạ hưng phấn được truyền theo nhiều chiều


Câu 2: So sánh tính cảm ứng ở thực vật và tính cảm ứng ở động vật về đặc điểm,các hình thức,cơ chế và điều hòa. Cho biết ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó
 
H

herrycuong_boy94

Mới có 1 ít bài tập,cả nhà vô làm nè;))

Câu 1: Các câu sau đúng hay sai? Giải thích?

a. Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh sẽ quyết định khả năng cảm ứng của động vật
b. Tất cả động vật đều trả lời các kích thích của môi trường bằng các phản xạ
c. Ớ động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng đơn giản nên đỡ tiêu tốn năng lượng hơn hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
d. Loài đỉa có hệ thần kinh dạng mạng lưới
e. Trong cung phản xạ hưng phấn được truyền theo nhiều chiều


Câu 2: So sánh tính cảm ứng ở thực vật và tính cảm ứng ở động vật về đặc điểm,các hình thức,cơ chế và điều hòa. Cho biết ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó

a> Đúng , vì hệ thần kinh càng tiến hoá thì càng có nhiều các nơron thần kinh tham gia vào quá trình cảm ứng , vì thế mức độ chính xác sẽ càng cao :D

b> Sai vì chỉ có có các động vật có tổ chức hệ thần kinh :)&gt;-

c> Sai vì đây là những loài ít di chuyển, đời sống hầu như cố định, khi bị kích thích, chúng co cơ thể lại nên tiêu tốn khá nhiều năng lượng đối với cơ thể chúng /:)

d> Sai vì đỉa có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch :D

e> Trong cung phản xạ, hưg phấn ( có thể coi là xung thần kinh :D ) được truyền theo 1 chiều vì đoạn noron mà xung thần kinh vừa đi qua sẽ bị trơ nên chúng không có khả năng dẫn truyền ngược lại. :-SS
 
T

trihoa2112_yds


Câu 1: Các câu sau đúng hay sai? Giải thích?

a. Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh sẽ quyết định khả năng cảm ứng của động vật
b. Tất cả động vật đều trả lời các kích thích của môi trường bằng các phản xạ
c. Ớ động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng đơn giản nên đỡ tiêu tốn năng lượng hơn hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
--> Sai. Vì với hệ thần kinh dạng lưới phản ứng đơn giản, khi nhận kích thích thì chúng sẽ truyền cho nhau, chúng sẽ đồng loạt trả lời kích thích mà không có sự xử lí hay cơ quan đáp ứng riêng biệt. Chúng đáp ứng một cách đơn giản, hiệu quả thấp và tiêu tốn nhiều năng lượng nhất.
d. Loài đỉa có hệ thần kinh dạng mạng lưới
e. Trong cung phản xạ hưng phấn được truyền theo nhiều chiều.
--> Sai. Định nghĩa: Cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quanthụcảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. Với một tín hiệu khác ( có thể với xinap điện ) thì mới xét đến khả năng nhiều chiều. Còn thông thường chúng ta chỉ có thể nói nhiều hướng.
Mình chỉnh lại một số điểm như vậy để bổ sung thêm cho câu trả lời trước.
 
L

linh030294

CÂU HỎI ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ SINH LÝ THỰC VẬT


Câu 1. a. Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét?
b. Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau?
Câu 2.a. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với nhóm thực vật nào? Tại sao?
b. Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây và xảy ra trong những bào quan nào của lá?
c. Những cây lá có màu đỏ có quang hợp được không ? tại sao?
Câu 3.a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao đất kiềm cây khó sử dụng được chất khoáng?
c. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp?
c. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng?
Câu 4.a. Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?
b. Có người nói: khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó đúng hay sai? Giải thích.
Câu 5. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5h
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá (bằng thuốc thử iot)
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước hai ngày?
- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả nư thế nào? Giải thích.
- Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp.
Câu 6. a. Khi nói đến áp suất rễ, có nói đến hiện tượng ứ giọt:
- Hiện tượng ứ giọt là gì?
- Hiện tượng này xảy ra ở đâu?
- Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao?
b. Tại sao khi trời nắng to ta không nên tưới nước cho cây?
Câu 7: Sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật ở 1 số giai đoạn được biểu diễn như sau:
EATP  EHCHC - EATP
a. Viết phương trình phản ứng cho mỗi giai đoạn
b. Giai đoạn 1 diễn ra từ bao nhiêu con đường khác nhau? Cho biết điều kiện dẫn đến mỗi con đường đó.
Câu 8: a. Nhà sinh lí thực vật người Nga Macximop cho rằng: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”. Em hãy giải thích tại sao?
Câu 9. a. RQ là gì và ý nghĩa của nó?
Xác định RQ của glucozo, glixerin (C3H8O3)
Câu 10. a. Năng suất sinh học là gì? Năng suất kinh tế là gì?
b. Sự tích lũy cacbon ở cây hướng dương (g/m2/ngày) như sau: rễ:0.2; lá: 0.3; thân: 0.6; hoa:8.8. Hãy tính năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây hướng dương?
c. nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết quang hợp.
Câu 10. a. Trình bày thí nghiệm chứng minh: nước, Ca2+ là thành phần của tế bào thực vật.
b. Trình bày thí nghiệm chứng minh quang hợp thải oxi
Câu 11. a. Nêu vai trò của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh.
b. Cây hút nước từ môi trường ngoài như thé nào, bằng cơ quan nào?
c. Khi trồng cây cảnh trong chậu nên chọn đất, xới xáo tưới nước và bón phân như thế nào?
Câu 12. a. Tại sao người ta xem các nốt sần trên rễ cây họ đậu là những nhà máy phân đạm nhỏ bé. Khi trồng cây họ đậu có cần bón phân đạm không? Giải thích.
b. tại sao tế bào lông hút có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu?
Câu 13. a. Vì sao phải bón CO2 cho cây trong nhà lưới phủ nilon sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn?
b. thế nào là hóa tổng hợp? nêu vai trò của các vi khuẩn hóa tổng hợp. Theo em vị trí của vi khuẩn hóa tổng hợp trong chuỗi thức ăn sẽ ở đoạn nào: đầu, giữa hay cuối.
c. Hô hấp tế bào là gì? Hô hấp tế bào chia làm mấy giai đoạn chính? Giai đoạn nào tạo nhiều ATP nhất.
Câu 14. a.Điểm khác nhau giữa con đường cố định CO2 ở thực vật C3, C4 CAM.
b. thế nào là phản ứng mở quang chủ động? phản ứng đóng thủy chủ động? giải thích.
c. Trình bày một thí nghiệm chứng minh quang hợp thải O2 và thu CO2.
Câu 15. Nước trong cây được vận chuyển như thê nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng trăm met?
b. Tại sao nói trao đổi nước và muối khoáng của cây có liên quan mật thiết với nhau và liên quan mật thiết với quá trình hô hấp ở rễ cây?
c. Trong điều kiện môi trường khô nóng, thực vật đã thích nghi như thế nào trong việc trao đổi nước và quang hợp?
Câu 16. a. diệp lục và các sắc tố phụ của cây xanh có vai trò như thế nào trong quang hợp?
b. giữa pha sáng và pha tối của quang hợp có mối liên hệ với nhau như thế nào? Vẽ sơ đồ thể hiện mối liên hệ đó.
c. Hoạt động quang hợp của cây xanh và vi khuẩn có gì khác nhau?
Câu 17. a. Vì sao đất trồng cây lâu năm thường bị chua và nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao chỉ những cây chịu mặn mới sống được ở loại đất mặn mà các loài khác không sống được.
c. những bằng chứng về sự hút và vận chuyển nước chủ động của rễ.
Câu 18. a Phân biệt đặc điểm của hai con đường vận chuyển nước trong thân. Hai con đường thoát hơi nước qua lá.
b. . nêu vai trò của nito đối với cây xanh
c. nêu các nguồn cung cấp nito cho thực vật
d. Dấu hiệu thiếu nito ở thực vật? các con đường đồng hóa nito ở thực vật. Ý nghĩa của sự hình thành amit.
Câu 19. a. Chứng minh sự đồng hóa cacbon trong quang hợp của cây xanh là một quá trình sinh lí thể hiện sự thích nghi của chúng đối với môi trường sống.
Câu 20. a. Sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật.
b. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm rau quả đều nhằm một mục đích là làm giảm tối thiếu cường độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
c. các ion muối khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cách chủ động và thụ động. Hãy phân biệt hai cách hấp thụ này.
Câu 21.a. quang hô hấp có ảnh hưởng gì đối với cây và xảy ra tại bào quan nào của lá?
b. Tại sao có thể nói quá trình chung của quang hợp là phản ứng oxi hóa khử?
Câu 22. xác định đúng sai và giải thích các câu sau đây:
a. độ ẩm của không khí càng cao thoát hơi nước càng mạnh.
b. Trong mô thực vật, cần phải có quá trình khử nitrat
c. Các loại đất chua thường rất giàu chất dinh dưỡng.
Câu 23. Khi thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh cây xanh thải CO2 trong quá trình hô hấp điều cần thiết bắt buộc là phải:
a. sử dụng một cây có nhiều lá.
b. Làm thí nghiệm trong buồng tối
c. Nhấn chìm cây trong nước
d. Sử dụng một cây con
Chon và giải thích câu trả lờ đúng
Thử đề xuất cách thực hiện thí nghiệm này và giải thích.
Câu 24. Năng lượng chứa trong các chất hữu cơ được chuyển thành năng lượng chứa trong ATP nhờ quá trình nào? Hãy trình bày cơ chế của quá trình này?
 
A

anhvodoi94

Khiếp ! post cả cái đề 24 câu hoa cả mắt chị ( anh ) ơi!
Em xơi 1 câu đầu :
a.
*Nước trong cây vận chuyển từ rễ lên lá qua 2 con đường:
- Qua tế bào sống:
+ Tế bào lông hút rễ -> tế bào nhu mô rễ -> mạch dẫn rễ.
+ Mạch dẫn lá -> tế bào nhu mô lá -> khí khổng
- Qua tế bào chết: qua mạch gỗ của rễ, thân, lá. Con đường này dài, nước vận chuyển nhanh.

* Nguyên nhân giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét là:
- Dòng nước liên tục qua lông hút vào rễ tạo áp suất rễ đẩy cột nước lên cao (động lực đầu dưới)
- Nhờ sự thoát hơi nước ở lá cây gây ra sự chênh lệch áp suất thẩm thấu: lá>thân>rễ tạo hực hút tận cùng trên.
- Nhờ lực liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch.

b. Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau?
Trả lời:
- Chất khoáng hòa tan trong nước, cây hút khoáng thông qua quá trình hút nước.
- Cây hút khoáng làm cho nồng đọ các chất trong cây tăng lên, thúc đẩy quá trình trao đổi nước càng mạnh.
- Trao đổi nước và trao đổi khoáng luôn gắn liền và thúc đẩy lẫn nhau.
 
T

trihoa2112_yds

CÂU HỎI ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ SINH LÝ THỰC VẬT
Cảm ơn bạn đã nhiệt tình tham gia với một tập hợp câu hỏi "Khủng".
Tuy nhiên đây là nơi chúng ta bồi dưỡng thêm kiến thức, thảo luận để cùng nhau biết thêm những cái mới.
Chúng ta cùng đưa ra những vấn đề một để giải quyết, thảo luận và rút kiến thức, tránh làm loãng bằng một loạt câu và sự ồ ạt hơi thái quá là cho nhiều câu chồng lên nhau.
Những câu bạn đưa ra khá hay, tuy nhiên một số câu đúng là dành cho chúng ta ôn tập, kiến thức thuần túy sách giáo khoa. Với những dạng như vậy bạn có thể lọc và đưa lên topic " Giải đề" này.
Một lần nữa xin cảm ơn bạn về những đóng góp trên và mong bạn tiếp tục đóng góp cho box thêm phát triển mạnh mẽ hơn.


Câu 12. a. Tại sao người ta xem các nốt sần trên rễ cây họ đậu là những nhà máy phân đạm nhỏ bé. Khi trồng cây họ đậu có cần bón phân đạm không? Giải thích.

Đó là vì thực chất các nốt sần trên rễ cây họ đậu là những nơi mà các loài VSV cố định đạm khí quyển sống cộng sinh như Rizobium.....
Vì vậy tại nơi đây chúng lấy chất DD từ cây trồng cho quá trình sống, ngược lại về phía chúng có nhiệm vụ cố định Nito trong khí quyển thành các hợp chất vô cơ chứa nito mà cơ thể thực vật có khả năng hấp thu được. Như vậy như một cái nhà máy, các nốt sần hay đúng hơn là VSV đã tổng hợp nên đạm cho cây sử dụng.

Vì lý do trên mà khi trồng các loại cây họ đậu chúng ta không cần bón thêm phân đạm cho cây, làm như vậy sẽ làm cho hệ VSV kém hoạt động. Ngoài ra chúng ta có thể rãi lên đất trồng các bào tử của VSV, chúng tạo nguồn VSV và giúp cây trồng phát triển tốt hơn trong giai đoạn đầu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom