[ Sinh 10] Các câu hỏi lý thuyết về ADN, ARN, Protein

G

girlbuon10594

+) Giống nhau:
- Đều được cấu tạo từ các axit amin

+) Khác nhau:
- Cấu trúc bậc 1: các axitamin liên kết với nhau nhờ liên kết peptit bền vững tạo thành chuỗi polipeptit có dạng mạch thẳng + xác định tính đặc thù, đa dạng của protein, đồng thời quy định cấu trúc bậc 2, 3 của protein
- Cấu trúc bậc 2: chuỗi polipeptit xoắn( anpha) hoặc gấp nếp ( B) nhờ các liên kết hidro giữa các axitamin gần nhau
- Cấu trúc bậc 3: do xoắn bậc 2 cuộn xếp tạo cấu trúc ko gian 3 chiều đặc trưng cho protein= > quyết định hoạt tính chức năng của protein. Cấu trúc này phụ thuộc tính chất các nhóm R= > cầu disunfit( S-S) hay liên kết hidro giữa các gốc axitamin xa nhau
- cấu trúc bậc 4: khi protein có 2 hay nhiều chuỗi polipeptit phối hợp. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, , độ pH có thể làm đứt các liên kết= > biến đổi cấu trúc ko gian= > protein mất chức năng
 
I

iloveyou247_tintin

Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản:

- Cấu trúc bậc một: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi polypepetide. Đầu mạch polypeptide là nhóm amin của axit amin thứ nhất và cuối mạch là nhóm cacboxyl của axit amin cuối cùng. Cấu trúc bậc một của protein thực chất là trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi polypeptide. Cấu trúc bậc một của protein có vai trò tối quan trọng vì trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptide sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptide, từ đó tạo nên hình dạng lập thể của protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của protein.

-Cấu trúc bậc hai: là sự sắp xếp đều đặn các chuỗi polypeptide trong không gian. Chuỗi polypeptide thường không ở dạng thẳng mà xoắn lại tạo nên cấu trúc xoắn α và cấu trúc nếp gấp β, được cố định bởi các liên kết hyđro giữa những axit amin ở gần nhau. Các protein sợi như keratin, Collagen... (có trong lông, tóc, móng, sừng)gồm nhiều xoắn α, trong khi các protein cầu có nhiều nếp gấp β hơn.

- Cấu trúc bậc ba: Các xoắn α và phiến gấp nếp β có thể cuộn lại với nhau thành từng búi có hình dạng lập thể đặc trưng cho từng loại protein. Cấu trúc không gian này có vai trò quyết định đối với hoạt tính và chức năng của protein. Cấu trúc này lại đặc biệt phụ thuộc vào tính chất của nhóm -R trong các mạch polypeptide. Chẳng hạn nhóm -R của cystein có khả năng tạo cầu đisulfur (-S-S-), nhóm -R của prolin cản trở việc hình thành xoắn, từ đó vị trí của chúng sẽ xác định điểm gấp, hay những nhóm -R ưa nước thì nằm phía ngoài phân tử, còn các nhóm kị nước thì chui vào bên trong phân tử... Các liên kết yếu hơn như liên kết hyđro hay điện hóa trị có ở giữa các nhóm -R có điện tích trái dấu.

-Cấu trúc bậc bốn: Khi protein có nhiều chuỗi polypeptide phối hợp với nhau thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của protein. Các chuỗi polypeptide liên kết với nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hyđro.
 
D

duongthuylinh_96

tại sao ARN lại tan được trong nước

tại sao ARN lại có thể tan được trong nước
các bạn giải thích giúp mình nhé
 
A

anhtraj_no1

là một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các vật chất hữu cơ bao gồm cả một số virus. ADN thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau cho lên nó có khả năng tan đc trong nước
 
L

lananh_vy_vp

Xem lại cấu trúc của phân tử ARN có thể thấy rõ:gốc đường nhóm OH phân cực, gốc photphat tích điện âm cùng với 1 số bazonito phân cực -->tan trong nước.
 
P

pe2_1996

[sinh 10] giải đáp thắc mắc

giữa các nucleootit kế tiếp nhau trong cung một mạch của ADN xuất hiện liên kết hóa học giữa :
A. Đường và axit
B. Axit và bazo
C. Đường và đường
D. Bazo và đường
chú ý:Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@).
***chủ đề : [sinh 10] +tên
----> đã sửa
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

giữa các nucleootit kế tiếp nhau trong cung một mạch của ADN xuất hiện liên kết hóa học giữa :
A. Đường và axit
B. Axit và bazo
C. Đường và đường
D. Bazo và đường


Để mình nói thêm một số thứ mà mình biết nhé ~O)

Trong ADN có 2 loại liên kết
- Liên kết Hidro: là liên kết nối 2 mạch của ADN ( A liên kết vs T bằng 2 liên kết Hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro và ngược lại ).

- Liên kết hóa trị : Là liên kết được hình thành giữa đường [TEX]C_5H_{10}O_4[/TEX] của nu này với phân tử [TEX]H_3PO_4[/TEX] của nu kế tiếp tạo thành chuỗi polinu (ADN)


Ngoài ra:
- Các nu trong ARN cũng tương tự của ADN nhưng thay bằng đường [TEX]C_5H_{10}O_5[/TEX]

- Liên kết peptit là liên kết được hình thành giữa nhóm axit amin này với nhóm cacboxyl kế tiếp giải phóng 1 phân tử nước
 
H

huynh_lovely

Câu 1: Nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống từ thấp đến cao và mối tương quan của các cấp tổ chức đó.
phân tử---->bào quan-----> tế bào-----> mô----> cơ quan-----> hệ cơ quan------> cơ thể----> quần thể-----> quần xã---->hệ sinh thái-----> sinh quyễn
Câu 10: Tại sao chúng ta phải ăn các nguồn thức ăn khác nhau?
để có đủ axit amin cho cơ thể, vì trong cơ thể có 1 số a.a ko thể tự tổng hợp được phải lấy từ bên ngoài
 
H

hmc1108

[sinh 10] ADN

Nuôi cấy E.coli trên môi trường có timin đánh dấu bằng tritium. Sau thời gian nuôi cấy khác nhau, đem li giải tế bào vi khuẩn đó bằng một phức hệ gồm enzim phân giải cùng 1 loại thuốc tẩy, ADN được giải phóng ra. Đem ADN đặt lên phiến kính mỏng. Phieens kính được để ở nơi khô và sau đó được phủ lên một lớp thuốc ảnh. Hai tháng sau bóc lớp ảnh chụp ra, đem quan sát thấy hiện tượng gì ?
Mong mọi người trả lời sớm




Chú ý tiêu đề bạn nhé: [sinh 10]+ tiêu đề
Đã sửa : cattrang2601
Thân !!!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.sinhhoc

Thí nghiệm của Cairns

Chào em!
Đây là thí nghiệm chứng minh cơ chế tự sao chép của sợi ADN của Cairns: Ông nuôi cấy E.coli trên một môi trường có timin đánh dấu bằng tritium. Timin trộn lẫn vào ADN, ADN trở thành chất có tính phóng xạ. Sau các thời gian nuôi cấy khác nhau, đem li giải tế bào vi khuẩn đó bằng một phức hệ gồm enzim phân giải cùng một loại thuốc tẩy, ADN được giải phóng ra. Đem ADN đặt lên phiến kính mỏng. Phiến kình này được đặt ở chỗ khô và sau đó được phủ lên nhờ hỗn dich thuốc ảnh. Hai tháng sau bóc lớp ảnh chụp ra quan sát sẽ thấy có những sợi bị gãy, nhưng có sợi độc nhất có hình vòng tròn chu vi 1400 mM. Phân tử ADN này có khối lượng là 2 tỉ. Nó được hình thành bởi một chuỗi polinucleotit kép, chuỗi này tự sao chép theo cách bán bảo toàn, mỗi sợi được dùng làm khuôn để hình thành sợi bên.
Chúc em học tốt!
 
S

songthuong_2535

[sinh 10] ADN
Nuôi cấy E.coli trên môi trường có timin đánh dấu bằng tritium. Sau thời gian nuôi cấy khác nhau, đem li giải tế bào vi khuẩn đó bằng một phức hệ gồm enzim phân giải cùng 1 loại thuốc tẩy, ADN được giải phóng ra. Đem ADN đặt lên phiến kính mỏng. Phiến kính được để ở nơi khô và sau đó được phủ lên một lớp thuốc ảnh. Hai tháng sau bóc lớp ảnh chụp ra, đem quan sát thấy hiện tượng gì ?

Giải:

- Cairns đã chứng minh sự kiện [FONT=&quot]sợi ADN tự sao chép theo sơ đồ Crick và Watson[/FONT] bằng thí nghiệm bạn đã nêu: + Ông nuôi cấy Esherichia Coli trên một môi trường có timin đánh dấu bằng tritium.Timin trộn lẫn vào ADN, ADN trở thành chất có tính phóng xạ.Sau các thời gian nuôi cấy khác nhau,đem li giải tế bào vi khuẩn đó bằng một phức hệ gồm enzym phân giải cùng một loại thuốc tẩy,ADN được giải phóng ra.Đem ADN đặt lên phiến kính mỏng.Phiến kính được đặt ở chỗ khô và sau đó được phủ lên nhờ hỗn dịch thuốc ảnh.Hai tháng sau bóc lớp ảnh chụp ra quan sát sẽ thấy có những sợi bị gãy,nhưng có những sợi độc nhất có hình vòng tròn chu vi 1400 micrômet.Phân tử ADN này có khối lượng phân tử là 2 tỉ.Nó được hình thành bởi một chuỗi polinuclêotit kép,chuỗi này tự sao chép theo cách bán bảo toàn,mỗi sợi được dùng làm khuôn để hình thành sợi bên.
 
H

hmc1108

Hỏi thêm ?

Chào em!
Đây là thí nghiệm chứng minh cơ chế tự sao chép của sợi ADN của Cairns: Ông nuôi cấy E.coli trên một môi trường có timin đánh dấu bằng tritium. Timin trộn lẫn vào ADN, ADN trở thành chất có tính phóng xạ. Sau các thời gian nuôi cấy khác nhau, đem li giải tế bào vi khuẩn đó bằng một phức hệ gồm enzim phân giải cùng một loại thuốc tẩy, ADN được giải phóng ra. Đem ADN đặt lên phiến kính mỏng. Phiến kình này được đặt ở chỗ khô và sau đó được phủ lên nhờ hỗn dich thuốc ảnh. Hai tháng sau bóc lớp ảnh chụp ra quan sát sẽ thấy có những sợi bị gãy, nhưng có sợi độc nhất có hình vòng tròn chu vi 1400 mM. Phân tử ADN này có khối lượng là 2 tỉ. Nó được hình thành bởi một chuỗi polinucleotit kép, chuỗi này tự sao chép theo cách bán bảo toàn, mỗi sợi được dùng làm khuôn để hình thành sợi bên.
Chúc em học tốt!

Vậy cho em hỏi, sau khi làm thí nghiệm ta có thể kết luận được gì?
Cơ sở nào có thể kết luận được như vậy >
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.sinhhoc

Vậy cho em hỏi, sau khi làm thí nghiệm ta có thể kết luận được gì?
Cơ sở nào có thể kết luận được như vậy >


Kết luận: ADN của vi khuẩn E.coli tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn, nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc nửa gián đoạn.
Vì Sau các thời gian nuôi cấy, li giải thì ADN được giải phóng ra. Các bước tiếp theo nhằm quan sát ADN sẽ thấy những sợi độc nhất có hình vòng tròn, chu vi dài 1400micromet. Đây chính là ADN của E.coli được hình thành bởi một chuổi pôlinuclêôtit kép, trong đó 1 sợi mới được hình thành (có Timin đánh dấu) trên khuôn sợi cũ.
 
T

thaibinh96dn

Sinh học 10

Em có vài câu cần mọi người giúp đỡ:
1) Mục đích của việc ADN liên kết với protein loại Histon là gì?
2) Cả hai đều có thành tế bào nhưng phân chia tế bào chất của thực vật và vi khuẩn có giống nhau ko?
 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

Em có vài câu cần mọi người giúp đỡ:
1) Mục đích của việc ADN liên kết với protein loại Histon là gì?
2) Cả hai đều có thành tế bào nhưng phân chia tế bào chất của thực vật và vi khuẩn có giống nhau ko?
[FONT=cd9800308d99869d0241a2a0#fc0500]1/ Loại protein histon làm nhiệm vụ nối có “2 cánh tay” xuất phát từ vùng trung tâmcủa quả cầu(do histon có hình cầu). Vùng trung tâmcủanối với thể nhân(nucleosome) của chính nó còn “2 cánh tay” nối với các nucleosome ở 2 bên cạnh, tuynhiên sự xếp sắp chính xác ra sao còn chưa rõ. Các histon tạo thành cấu trúc lõinucleosome có phần chính gồm khoảng 80 axit amin và một đầu tận cùng N có khoảng 20 axit amin nằm ở phía ngoài lõi. Mối tương tác do các đầu tận cùngtạo ra này được xem là quan trọng trong việc tập hợp các cấu trúc nucleosome [/FONT]
[FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500]Phần đuôi histon có một số đầu Lysine có thể được thêm vào hoặc loại đi nhóm[/FONT][FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500]acetyl. Tất cả [/FONT][FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500]4 loại histon lõi đều có [/FONT][FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500]thể bị acetyl ho[/FONT][FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500]á đặc biệt[/FONT][FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500]. Cấp độ [/FONT][FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500]acetyl hoá thường liên quan đến trạng thái khác nhau của nucleosome, và do đó ảnhhưởng đến sự biểu hiện của gen. Các histon không bị acetyl hoá hình thành nên cấu trúc cô đặc - dị nhiễm sắc trong khi các histon bị acetyl hoá hình thành các nhiễm sắc có mứcđộ cô đặc thấp hơn. Chú ý là các cấu trúc nucleosome không liên kết được với nhau khi bị acetyl hoá do đó sự kết cụm của chúng trở nên lỏng lẻo [/FONT]


[FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500]2/ Thành TB TV là xenlulozơ còn TB VK là peptidoglican[/FONT]
[FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500] \Rightarrow Phân chia TB chất ở tb TV: hìnht hành váchh ngăn đi từ trung tâm ra ngoài, còn ở vk là hình thành co thắt ở bụng giữa tb, bắt đầu co thắt từ ngoài vào trung tâm[/FONT]
 
T

thaibinh96dn

[FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500]2/ Thành TB TV là xenlulozơ còn TB VK là peptidoglican[/FONT]
[FONT=cd9800308d99869d0240d220#fc0500] \Rightarrow Phân chia TB chất ở tb TV: hìnht hành váchh ngăn đi từ trung tâm ra ngoài, còn ở vk là hình thành co thắt ở bụng giữa tb, bắt đầu co thắt từ ngoài vào trung tâm[/FONT]

Câu 2 của chị "Cụt" em chưa bị thuyết phục cho lắm, chị nói rõ hơn vì sao cấu trúc thành tế bào của hai loại tế bào này khác nhau lại dẫn đến phân chia tbc khác nhau
 
B

boy8xkute

Đương nhiên là cấu tạo của 2 thành tế bào khác nhau nên dẫn đến cách phân chia khác nhau

TB thực vật vì có thành xenlulôzơ nên phải hình thành vách ngăn từ bên trong ra bên ngoài

TB vi khuẩn không có thành xenlulôzơ (peptidoglican đương nhiên là không được cứng như xenlulôzơ) nên có thể co thắt để phân chia.

Hình như ở trường cô cũng có nói mà
 
C

canhcutndk16a.

Câu 2 của chị "Cụt" em chưa bị thuyết phục cho lắm, chị nói rõ hơn vì sao cấu trúc thành tế bào của hai loại tế bào này khác nhau lại dẫn đến phân chia tbc khác nhau
Hic, chị gợi ý rồi mà, em dựa vào cấu trúc của thành TB mà nói. Như của xenlulozơ thì có cấu túc đa phân mà đơn phân là glucozơ, các pửt glucozơ lk vs nhau = lk 1,4 beta -glicozit ( theo kiểu 1 sấp, 1 ngửa ) tạo thành 1 chuỗi thanửg ko phân nhánh. Đồng thời các ptử X ko cuộn xoắn mà duỗi thẳng. Cấu trúc này phát huy hiệu lực cảu các lk H giữa các ptử nằm // vs nhau. Mặt #, trong cấu trúc thành TB TV, các sợi X sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc, nên việc phân chai từ trong ra ngoài sẽ thuận lợi hơn rất rất nhiều so vs việc phân chia từ ngoài vào trong.
Còn peptidoglican thì cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđat có cấu trúc mền dẻo ( cấu trúc này khá phức tạp, chỉ cần biết là nó tương đối mền dẻo và linh động thui, ko cần tìm hiểu kĩ làm gì:p) lk vs nhau = các đoạn polipeptit ngắn \Rightarrow phù hợp vs sự phân chia bằng cách hình thành eo thắt từ ngoài vào trong :)

p/s: mỏi cả tay 8-}
 
Top Bottom